Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt dạng bài “Viết đoạn văn ngắn theo chủ đề"

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt dạng bài “Viết đoạn văn ngắn theo chủ đề"

Với tầm quan trọng như vậy ngay từ lớp 2, học sinh đã được học riêng phân

môn TLV. Hiện nay các nhà trường rất chú trọng đến phân môn này. Học xong

chương trình Tập làm văn ở Tiểu học các em sẽ có một lượng kiến thức cơ bản

để có thể tiếp tục học lên các lớp trên.

Hơn thế nữa kiến thức về TLV nếu các em lĩnh hội tốt thì đó sẽ là cái vốn

vô giá trong cuộc đời các em. Là nền tảng căn bản vững chắc giúp các em bước

vào cuộc sống dễ dàng, phục vụ cho giao tiếp hàng ngày được thuận lợi có hiệu

quả.

Qua kinh nghiệm bản thân tôi nhận thấy, dạy tốt phân môn TLV không chỉ

“thức tỉnh” ở học sinh về nhận thức mà còn làm rung động về tình cảm, nảy nở

những ước mơ tốt đẹp, khơi dậy những năng lực hành động, sức mạnh sáng tạo

cũngnhư bồi dưỡng tâm hồn cao đẹp cho các em. Đó chính là cái đích mà bất cứ

người giáo viên nào cũng mong có được.

Thực tế ở những lớp tôi dạy, học sinh rất ngại học TLV, thậm trí có em

còn “sợ” học TLV. Các em đều cho rằng học TLV là khó, khó nhất trong các

môn học.Vì vậy các em ít cố gắng hoặc có cố gắng nhưng chưa bền bỉ nên

không thu được hiệu quả cao.Và hiện nay đa số các em học sinh lớp 3 đều rất

ngại học phân môn TLV vì không biết nói gì? viết gì? Ngay cả bản thân giáo

viên đôi khi cũng không tự tin lắm khi dạy phân môn này so với các phân môn

khác.

Với tầm quan trọng của phân môn Tiếng Việt nói chung và TLV lớp 3 nói

riêng. Tôi luôn trăn trở làm thế nào để dạy tốt và giúp học sinh học tốt phân môn

TLV? Chính những trăn trở đó đã giúp tôi đến với đề tài: Một số biện pháp

giúp học sinh làm tốt dạng bài “Viết đoạn văn ngắn theo chủ đề ’’ ở lớp 3.

pdf 37 trang Người đăng phuongnguyen22 Lượt xem 1779Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh làm tốt dạng bài “Viết đoạn văn ngắn theo chủ đề"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
huận lợi: 
 - Học sinh được quan tâm, chăm sóc chu đáo của gia đình. Có đủ sách vở 
và đồ dung học tập. Nhận được nhiều sự quan tâm của các lực lượng giáo dục ở 
địa phương. 
 - Học sinh được học theo mô hình học 2 buổi/ngày nên có nhiều điều kiện 
để giáo viên quan tâm đến từng đối tượng học sinh. 
 - Cở sở vật chất được đầu tư xây dựng mới nên rất khang trang, hiện đại. 
 - Giáo viên nhiệt tình, luôn tìm tòi, nghiên cứu các tài liệu, đáp ứng kịp 
thời nhiệm vụ dạy học, quan tâm đến mọi đối tượng học sinh. 
2. Khó khăn: 
 Qua việc phân tích nội dung chương trình sách giáo khoa ở trên, ta thấy 
phân môn TLV lớp 3 hiện nay có sự đổi mới cả vệ nội dung lẫn phương pháp. 
 Việc dạy học theo quan điểm đổi mới không chỉ rèn kĩ năng nói mà còn 
chú trọng rèn cho học sinh kĩ năng viết, kĩ năng tạo lập văn bản cho học sinh. 
Điều đó giúp cho học sinh biết vận dụng tổng hợp các kiến thức trong các phân 
môn của môn Tiếng Việt để trình bày được một văn bản đúng chủ đề, đúng ngữ 
pháp, đúng chính tả. 
Cũng chính vì sự đổi mới đó khiến nhiều giáo viên còn lúng túng trong 
giảng dạy. Đặc biệt với bài Viết đoạn văn ngắn theo chủ đề đòi hỏi cao ở cả giáo 
viên và học sinh, khiến không ít giáo viên gặp khó khăn khi dạy. Khó vì yêu cầu 
của một số bài viết về những lĩnh vực chưa thật sự gần gũi quen thuộc với học 
sinh như: Viết về một trận thi đấu thể thao; Viết về một lễ hội. Thời gian chỉ 
có một nửa tiết để học sinh nhớ và viết, trình bày thành một đoạn văn. Như vậy 
với học sinh lớp 3 không phải em nào cũng làm được. 
Qua tham khảo và dự giờ một số giáo viên dạy lớp 3, tôi thấy dạy kiểu bài 
Viết đoạn văn ngắn theo chủ đề, phần lớn các giáo viên đều bám sát vào sách 
giáo khoa và câu hỏi gợi ý trong sách giáo khoa để soạn bài và hướng dẫn học 
sinh làm bài mà chưa đi sâu khám phá, tìm tòi các kiến thức, cung cấp thêm cho 
học sinh vốn từ hoặc sử dụng thêm tranh ảnh tư liệu để dẫn dắt học sinh đến với 
bài tập một cách tự nhiên, nhẹ nhàng. Giáo viên còn nói nhiều, nói cho cả học 
sinh, dẫn đến học sinh làm theo mẫu, chỉ nhớ lại lời của cô để viết bài mà không 
có sự sáng tạo của chính mình. Giáo viên chưa biết khai thác triệt để các kiến 
thức qua các phân môn khác của môn Tiếng việt để bổ trợ cho phân môn TLV. 
Các em viết văn trên cơ sở trả lời các câu hỏi. Câu văn ngắn gọn, khô khan, 
 10
dùng từ thiếu chính xác, câu còn chưa rõ ý. Một bài văn nhưng thực tế không 
khác gì việc liệt kê các ý cho đủ nội dung. Kĩ năng đặt câu còn rất hạn chế và 
gần như các em chưa vận dụng 2 nghệ thuật đã học là so sánh và nhân hóa vào 
việc viết văn. Có em hết giờ vẫn chỉ viết được hai, ba câu. Trong bài Viết về 
người lao động trí óc có em viết “ HS như nuốt từng lời của cô Hoa”. Hay bài 
Viết về trận thi đấu thể thao có em viết “Một cầu thủ của đội 3A đã đá bóng vào 
gôn của đội 3B nhưng thủ môn của đội 3B đã túm được bóng”. 
Qua khảo sát, tôi thấy phần lớn các em chưa biết dùng từ đặt câu. Bài viết 
chưa đủ ý, diễn đạt còn lủng củng. Có bài đủ ý nhưng câu văn còn khô khan, 
không có hình ảnh, sử dụng dấu câu tự do. 
HS có kĩ năng 
viết văn tốt 
Học sinh có kĩ năng 
viết văn 
HS chưa có kĩ năng 
viết văn 
4/42 = 9,5% 12/42 = 28,6% 26/42 = 61,9% 
 11
CHƯƠNG 3 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LÀM TỐT 
DẠNG BÀI “VIẾT ĐOẠN VĂN NGẮN THEO CHỦ ĐỀ” 
 Xuất phát từ thực tế trên và rút kinh nghiệm giảng dạy kiểu bài “Viết 
đoạn văn theo chủ đề” của các giáo viên lớp 3, tôi đã tiến hành nghiên cứu và 
tìm ra phương pháp dạy học thích hợp, giúp các em học sinh mạnh dạn chiếm 
lĩnh tri thức mới và thoải mái, tự tin khi học TLV viết. Sau đây, tôi xin trình bày 
một số biện pháp mà tôi đã thực hiện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy 
kiểu bài Viết đoạn văn ngắn theo chủ đề trong phân môn TLV lớp 3. 
I. Biện pháp 1: Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
Để dạy tốt phân môn TLV nói chung và kiểu bài Viết đoạn văn theo chủ 
đề ở lớp 3 nói riêng, tôi đã nghiên cứu kĩ nội dung từng bài tập trong sách giáo 
khoa và mục đích yêu cầu của sách giáo viên để nắm được những kiến thức, kĩ 
năng học sinh cần đạt sau mỗi bài học, trọng tâm của mỗi đề bài là gì? Ngoài ra 
tôi còn tìm hiểu thêm những nội dung kiến thức thuộc các chủ điểm. 
 - Chủ điểm Sáng tạo có bài Viết về người lao động trí óc: Tôi đọc thêm tài 
liệu, tìm hiểu thêm về các ngành nghề lao động bằng trí óc và tôi tập trung tìm 
hiểu kĩ công việc của mỗi ngành nghề đó. Ví dụ như một kĩ sư điện tử công việc 
chính của họ là gì? Thành quả lao động của họ là gì? Kĩ sư xây dựng họ làm 
những gì? Địa điểm nơi làm việc? 
-Chủ điểm thể thao: Tôi cũng tìm hiểu thêm về môn bóng đá, bóng 
chuyền, . tìm hiểu về số lượng cầu thủ trong một trận đấu, hình thức thi đấu, 
rồi các thuật ngữ dùng trong thi đấu thể thao; tinh thần, niềm tự hào của các vận 
động viên. 
-Chủ điểm về lễ hội: Tôi đã sưu tầm thêm tranh ảnh về quang cảnh lễ hội, 
các hoạt động diễn ra trong lễ hội và phóng to cho HS quan sát. Khi quan sát 
tranh học sinh sẽ dễ nói, dễ viết và có hứng thú học tập hơn. 
 12
Ảnh Hội đua thuyền 
Ảnh Lễ hội Chọi Trâu 
 13
Ảnh Múa rồng 
Ảnh Lễ hội Đền Hùng 
 14
Ảnh Đánh đu 
 Để chuẩn bị cho bài Viết về cảnh đẹp đất nước tuần 12, tôi khuyến khích 
học sinh sưu tầm thêm các tranh ảnh về cảnh đẹp của đất nước chứ không chỉ 
 15
dựa vào một bức tranh của sách giáo khoa. Các em có thể chọn cho mình một 
cảnh đẹp theo ý thích để kể. Bài viết của các em sẽ phong phú và giàu cảm xúc. 
Giáo viên tìm hiểu về cảnh đẹp: vùng miền, đặc sản, thời tiết khí hậu, du lịch, 
thăm quan, di tích lịch sử 
Ảnh Cảnh biển Nha Trang 
Ảnh Chùa Một Cột 
 16
Ảnh Cảnh sông Hương 
 17
Ảnh Cảnh Hồ Gươm 
 Việc nắm vững kiến thức của giáo viên còn giúp cho các em giải đáp 
những thắc mắc và tự tin hơn khi làm bài. Vì có một số lĩnh vực mà không phải 
học sinh nào cũng biết, cũng quan tâm. 
2. Sự chuẩn bị bài của học sinh: 
Với thời gian là 40 phút, một học sinh lớp 3 phải hoàn thành một bài văn 
miệng và trình bày một bài văn viết như vậy sẽ rất khó để có thể làm hay, làm 
đầy đủ và tốt được. Vì vậy, việc chuẩn bị bài ở nhà là rất cần thiết. Trước hôm 
có tiết TLV, tôi yêu cầu các em đọc đầu bài sau đó tôi gợi ý sơ qua về yêu cầu 
của bài. Với đề bài Viết về buổi đầu đi học, các em có thể nhớ lại những kỉ niệm 
của buổi đầu đi học và ghi chép ra giấy nháp những ý chính. Hay viết về một 
người hàng xóm, nếu không biết tuổi của người đó các em có thể hỏi bố, mẹ để 
phục vụ cho việc viết bài của các em. Việc chuẩn bị bài trước khi đến lớp sẽ 
giúp các em tự tin hơn và tạo tâm thế cho các em học tốt và tiết kiệm được thời 
gian. 
II. Biện pháp 2: Thiết kế kế hoạch dạy học phù hợp với trình độ nhận thức 
của học sinh, giúp học sinh nắm được trình tự các bước khi viết một đoạn 
văn 
1. Thiết kế kế hoạch dạy học phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh, 
thể hiện rõ phân hoá đối tượng học sinh: 
 18
Theo tôi, việc thiết kế bài dạy là một công việc quan trọng và cần thiết 
của người giáo viên. Để xây dựng được phương án giảng dạy tốt và hiệu quả, tôi 
luôn chú ý đến một số vấn đề sau đây: 
- Việc thiết kế bài dạy không nên phụ tuộc hoàn toàn vào SGV mà cần 
xuất phát từ tình hình thực tiễn của lớp để có những điều chỉnh, thay đổi phù 
hợp với đối tượng học sinh lớp mình. 
- Không nên sao chép y nguyên theo SGV hoặc dùng lại hoàn toàn các 
thiết kế bài dạy của những năm trước bởi thiết kế bài dạy của những năm trước 
dù tốt nhưng không thể phù hợp với đối tượng học sinh năm nay. SGV chỉ đưa 
ra những hướng dẫn chung. Việc dạy học có hiệu quả xuất phát từ đối tượng cụ 
thể, tức là học sinh từ lớp đang dạy. Vì vậy, tôi luôn có thiết kế bài dạy mới 
hoặc dùng giáo án của năm học trước có chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp. 
Ví dụ, dạy bài “Kể về trận thi đấu thể thao”, năm học trước tôi gợi ý 
hướng dẫn học sinh có thể kể về các trận thi đấu kéo co mà lớp đã tham gia. 
Năm học này tôi lại gợi ý học sinh kể về trận thi đấu bóng đá mà lớp đã tham gia 
ở trường 
2. Giúp học sinh nắm được trình tự các bước khi viết một đoạn văn: 
Mặc dù ở lớp 3 chưa yêu cầu HS viết thành một bài văn có đầy đủ ba 
phần: mở bài - thân bài - kết bài. Tuy nhiên, ở mỗi bài viết tôi vẫn hướng dẫn 
học sinh viết theo một trình tự chung như sau: 
- Viết câu mở đầu (Giới thiệu đối tượng cần viết). 
- Phát triển đoạn văn (Kể về đối tượng). 
- Câu kết thúc (Tình cảm, suy nghĩ, mong ước của mình về đối tượng). 
Khi viết theo một trình tự quy định như thế này, các em sẽ dễ dàng viết 
được một đoạn văn hoàn chỉnh, đủ ý và đó cũng là nền tảng để các em viết văn 
tốt ở các lớp học cao hơn. 
3. Tích lũy và phát triển vốn từ cho học sinh: 
Để giúp học sinh tích lũy và mở rộng vốn từ, giáo viên chú trọng khi 
dạy các tiết Luyện từ và câu, tăng cường tìm từ, mở rộng vốn từ theo chủ điểm, 
thi tìm nhanh, tìm đúng các từ theo chủ điểm. 
Bài tập 1: Tìm những từ chỉ: 
+ Tên một số lễ hội. 
+ Tên các hoạt động lễ hội. 
Bài tập 2: Tìm từ chỉ: 
+ Tên các môn thể thao. 
+ Hoạt động thể thao bắt đầu bằng tiếng “ đấu”. 
 19
Tôi tổ chức cho học sinh làm bài dưới dạng trò chơi. Chia học sinh ra 
thành các đội chơi, cùng làm một yêu cầu trong một thời gian nhất định. Hình 
thức làm bài dưới dạng trò chơi, giúp các em cảm thấy thoải mái vui vẻ khi học 
bài và tạo ấn tượng để các em ghi nhớ từ. 
Sau nghiên cứu tôi đã mạnh dạn phân loại và đưa ra một số dạng bài tập 
để giúp các em tích lũy vốn từ, hiểu được nghĩa của từ và vận dụng vào viết văn: 
- Dạng 1: Tìm từ 
a) Em hãy tìm 15 từ thuộc chủ điểm trường học. Trong các từ em vừa tìm, 
có từ chỉ sự vật không? Đó là những từ nào? 
b) Em hãy tìm 10 từ chỉ hoạt động chơi thể thao, sau đó viết 3 câu theo 
mẫu. Ai làm gì? ( Mỗi câu có sử dụng một từ vừa tìm). 
c) Em hãy tìm 10 từ chỉ đặc điểm tính nết của người, sau đó đặt 5 câu theo 
mẫu Ai thế nào? 
- Dạng 2: Gạch chân những từ chỉ hoạt động thường diễn ra trong lễ hội. 
a. Dâng hương b. Ném còn c. Đánh đu 
d. Phẫu thuật e. Đua mô tô g. Tưởng niệm 
h. Rước i. Đua ô tô k. Múa hát 
- Dạng 3: Em hãy cho biết những câu sau thuộc mẫu câu gì? Hãy gạch 
chân dưới các từ chỉ hoạt động có trong câu. 
a) Cha làm cho con một chiếc chong chóng bằng lá dừa. 
b) Chị đưa tôi đến trường từ rất sớm. 
c) Chị tập thể dục ngoài sân. 
Việc bồi dưỡng vốn sống, tích lũy vốn từ để giúp các em học văn, làm 
văn. Học văn, làm văn cũng như con người, bước vào cuộc đời. Mỗi con người 
bước vào cuộc đời đều phải chuẩn bị cho mình những hành trang cần thiết. Vì 
vậy người giáo viên phải giúp HS tích lũy vốn từ trong suốt quá trình học chứ 
không phải ngày một, ngày hai. 
III. Biện pháp 3: Rèn kĩ năng viết câu; Hình thành đoạn văn trên cơ sở các 
câu hỏi gợi ý; Sử dụng biện pháp nghệ thuật trong viết văn 
1. Rèn kĩ năng viết câu: 
Để giúp học sinh nói, viết thành câu, tôi tăng cường sử dụng biện pháp 
phân tích ngôn ngữ. 
Dựa vào các mẫu câu đã học trong phân môn Luyện từ và câu “Ai là gì?”, 
“Ai làm gì?” hay “Ai thế nào?”, tôi hướng dẫn các em nhận biết: Câu văn em 
nói và viết ra đã đủ hai bộ phận chưa? Bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai? (hoặc cái 
 20
gì? con gì?). Bộ phận trả lời cho câu hỏi là gì? làm gì? như thế nào? Trên cơ 
sở đó giúp các em biết viết dấu chấm khi hết câu. 
Ngoài ra tôi còn xây dựng hệ thống bài tập để giúp học sinh biết viết 
những câu văn hay thể hiện được cảm xúc. 
- Em hãy viết 3 câu, trong mỗi câu có sử dụng ít nhất một dấu phẩy. 
- Em hãy viết 3 câu hỏi. 
- Em hãy viết câu có dùng dấu chấm than. 
- Em hãy viết 3 câu, trong mỗi câu có dùng dấu hai chấm. 
- Điền dấu ngoặc kép thích hợp trong mỗi câu sau: 
+ Mẹ nói Hôm qua con được điểm tốt, mẹ rất vui. 
+ Tôi trả lời Có, tôi có đi. 
Sau khi HS làm bài xong, khi chữa bài tôi sẽ hướng dẫn học sinh nhận 
biết : 
* Cuối câu yêu cầu người nghe phải trả lời, ta đặt dấu chấm hỏi. 
* Cuối câu bộc lộ cảm xúc của người nói, ta đặt dấu chấm than. 
*Để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó ta phải đặt 
lời nói đó trong dấu ngoặc kép. 
Điều này sẽ giúp các em viết được những bài văn phong phú về nội dung 
và mạnh dạn thể hiện được cảm xúc trong bài viết. 
- Em hãy viết 2 câu trong mỗi câu có bộ phận trả lời cho câu hỏi Bằng gì? 
Gạch chân dưới bộ phận đó. 
- Em hãy viết 2 câu trong mỗi câu có bộ phận trả lời cho câu hỏi Để làm 
gì? Gạch chân dưới bộ phận đó. 
- Em hãy viết 3 câu trong mỗi câu có bộ phận trả lời cho câu hỏi Khi nào? 
gạch chân dưới bộ phận đó. 
- Em hãy viết 2 câu có bộ phận trả lời cho câu hỏi Ở đâu? Gạch chân dưới 
bộ phận đó. 
Dạng bài tập trên giúp HS viết câu có đủ bộ phận, biết dùng dấu phẩy để 
ngăn cách các bộ phận chính với bộ phận phụ trong câu. 
Giáo viên cũng đưa thêm những câu văn viết chưa có cảm xúc để học sinh 
thấy được sự khác biệt. 
-Em hãy viết lại câu văn sau thành câu có cảm xúc: 
+ Em chạy. 
+ Sửa: Em chạy như bay. 
2. Hình thành đoạn văn trên cơ sở các câu hỏi gợi ý và sơ đồ tư duy: 
* Xây dựng hệ thống câu hỏi gợi ý cho bài văn miệng. 
 21
Mỗi một bài làm miệng thường có những gợi ý. Bài Kể về một người lao 
động trí óc mà em biết trong sách giáo khoa có 3 gợi ý: 
a) Người đó là ai, làm nghề gì? 
b) Người đó hàng ngày làm những việc gì? 
c) Người đó làm việc như thế nào? 
Với 3 gợi ý này mà yêu cầu một HS lớp 3 viết thành một đoạn văn từ 7 
đến 10 câu thì sẽ rất khó, đặc biệt là với những HS có mức học trung bình. Vì 
vậy, tôi đã chẻ nhỏ câu hỏi và mạnh dạn bổ sung thêm một số gợi ý. 
Ví dụ: 
a) Người đó tên là gì? Có quan hệ với em như thế nào? 
b) Người đó làm nghề gì? Ở đâu? 
c) Công việc hàng ngày của người đó là gì? 
d) Người đó làm việc như thế nào? 
e) Công việc của người đó mang lại ích lợi gì? 
g) Em ước mơ sau này sẽ làm gì? 
Bài Kể về buổi đầu đi học - Tuần 6 không có câu hỏi gợi ý. HS khá giỏi 
có thể làm được bài, HS trung bình sẽ rất khó để làm tốt được vì buổi đầu đi học 
của các em đã cách đây 2 năm rồi. 
Để HS làm được bài này, đầu tiên tôi giúp HS nhớ lại buổi đầu đi học của 
mình bằng các gợi ý như sau: 
a) Buổi đầu tiên em đi học là buổi sáng hay buổi chiều? Ai đưa em đi 
học? 
b) Cảnh vật 2 bên đường như thế nào? Có như mọi ngày không? 
c) Quang cảnh ở cổng trường ra sao? Sân trường có đông người không? 
d) Các bạn HS và các thầy cô giáo như thế nào? Điều gì làm em nhớ nhất? 
e) Cảm xúc của em lúc đó thế nào? 
Hay bài Viết đoạn văn giới thiệu về tổ em 
Ở bài này cũng không có câu hỏi gợi ý nên tôi đã xây dựng hệ thống câu 
hỏi cho bài tập này như sau: 
a) Tổ em có bao nhiêu bạn? 
b) Mỗi bạn trong tổ em có những nét gì đáng yêu? 
c)Tình cảm của các bạn trong tổ đối với nhau như thế nào? 
d)Tình cảm của em với các bạn trong tổ như thế nào? 
* Sử dụng sơ đồ tư duy 
Việc xây dựng hệ thống các câu hỏi gợi ý kết hợp sơ đồ tư duy sẽ giúp 
các em cảm thấy dễ nói, dễ viết hơn và viết được đầy đủ nội dung. Không những 
 22
thế còn giúp cho học sinh sắp xếp các ý theo trình tự hợp lý để có một bài văn 
có bố cục hoàn chỉnh. 
Ví dụ, bài Kể về người hàng xóm – tuần 8 
* Tạo cảm hứng cho HS viết bài 
Để gợi cho học sinh có cảm hứng viết bài tôi mạnh dạn thêm một số từ 
ngữ vào mỗi đề văn, tạo cho các em có cách viết cho tự nhiên và nhẹ nhàng: 
+ Gia đình em có một người hàng xóm rất thân thiết, em hãy kể về người 
hàng xóm đó cho các bạn cùng nghe. 
+ Mỗi thành viên trong tổ em có một cá tính riêng nhưng em rất yêu các 
bạn, hãy kể về tổ mình cho các bạn cùng nghe. 
+ Chúng ta đang đứng trước một nguy cơ ô nhiễm môi trường toàn cầu, 
mỗi người cùng góp một tay để giảm bớt nguy cơ đó. Em hãy kể lại một việc 
làm tốt của em góp phần bảo vệ môi trường. 
Kể về người 
hàng xóm 
Mở đầu: Giới thiệu 
-Người hàng xóm tên là gì? Bao nhiêu tuổi? 
-Người ấy làm nghề gì? Ở đâu? 
Phát triển đoạn văn: 
Kể về người đó 
-Người ấy đi làm vào thời gian nào? Làm những công 
việc gì? 
-Người ấy làm việc với thái độ ra sao? Công việc đó có 
lợi ích gì cho mọi người? 
-Quan hệ của người ấy đối với gia đình em thế nào? 
-Gia đình em thường làm những việc gì tốt cho người 
ấy? 
Kết thúc: Cảm nghĩ 
của em -Tình cảm của em với người ấy như thế nào? 
 23
Trước khi vào làm bài văn miệng tôi định hướng cho các em lựa chọn đối 
tượng kể, đối tượng tả theo nhiều cách khác nhau vì có nhiều HS rất băn khoăn 
trong việc lựa chọn. 
Với đề bài: Kể về người hàng xóm. Rất nhiều em chọn kể về những người 
trí thức như giáo viên, bác sĩ, chỉ có một hai em kể về người hàng xóm làm nghề 
tự do như bán bún, bán hoa, thợ mộc.... Tôi đã nhấn mạnh với các em rằng, một 
bài văn hay là một bài văn viết có tình cảm. Em viết về một nhà khoa học hay 
một người làm nghề tự do đều như vậy. Em phải có tình cảm, phải yêu quý 
người mình viết thì viết mới hay được. Chính vì vậy mới dẫn đến có những 
bài viết rất khô khan khiến người đọc không thấy, không cảm nhận được sự 
chân thực. Việc lựa chọn đúng đối tượng gần gũi, có tình cảm với mình, cái 
mình yêu thích còn giúp các em bộc lộ được hết cảm xúc chân thực của mình 
trong bài viết. 
Tôi còn sưu tầm các bài văn hay của học sinh năm trước, đọc cho các em 
nghe để khích lệ các em cố gắng. 
3. Sử dụng biện pháp nghệ thuật trong viết văn: 
Ở lớp 3, các em đã được học hai biện pháp nghệ thuật đó là: Nhân hóa và 
So sánh. Đây là một yêu cầu cao khi viết văn nhưng không phải là không làm 
được. Để có bài văn hay thì không thể thiếu biện pháp nghệ thuật. Chính vì vậy 
tôi đã soạn ra một số bài tập, giúp các viết được các câu văn có hình ảnh và giàu 
cảm xúc. Bước đầu tôi yêu cầu các em nhận biết câu văn có hình ảnh. 
Ví dụ: 
Bài 1. Trong các câu sau, câu nào có hình ảnh nhân hóa: 
+ Mây trắng mải mê vui chơi cùng bạn bè. 
+ Mây trắng bồng bềnh như uốn lượn. 
+ Chú voi như một nghệ sĩ đang biểu diễn trên sân khấu. 
+ Cây tùng đứng im như người lính canh. 
Sau khi HS nhận biết câu văn có hình ảnh, tôi tiếp tục đưa ra các bài tập 
với yêu cầu cao hơn một chút : 
Bài 2. Hãy viết lại các câu văn sau cho hay hơn bằng cách thêm các từ ngữ. 
- Các em học sinh mặc quần áo đủ màu sắc sặc sỡ đang nô đùa trên sân 
trường. 
+ Các em học sinh mặc quần áo sặc sỡ, đang nô đùa trên sân trường tựa 
như một đàn bướm xinh tung tăng bay lượn. 
- Bông hoa hồng xinh đẹp. 
+ Bông hoa hồng xinh đẹp đang tươi cười thì thầm với gió. 
Bài 3. Đặt câu có sử dụng biện pháp nhân hóa để nói về các con vật. 
 24
Các em đặt được một số câu như sau: 
+ Chú Khỉ khoe tài đu dây giỏi. 
+ Mấy chú chó con nũng nịu, dụi mõm vào bụng mẹ đòi bú. 
Điều này sẽ giúp các em viết được những câu văn có hình ảnh và bài văn 
trở nên sinh động hơn như bài: Kể về một buổi biểu diễn nghệ thuật: Xiếc 
thú,..... 
Bài 4.Thêm các từ ngữ vào chỗ chấm để thành những câu văn có sử dụng nghệ 
thuật nhân hóa và so sánh . 
- Ông mặt trời ................................................. 
+ Ông mặt trời đỏ rực như một quả bóng lửa. 
+ Ông mặt trời đang toả những ánh nắng chói chang như thiêu như đốt 
xuống vạn vật. 
Những đám mây trắng................................................................ 
+ Những đám mây trắng đang nhởn nhơ rong chơi trên bầu trời. 
+ Những đám mây trắng như bông đang bồng bềnh trôi. 
- Ông trăng ......................................................... 
+ Ông trăng tròn như một quả bóng. 
+ Ông trăng tròn, to như cái đĩa. 
Từ việc rèn cho các em kĩ năng viết các câu văn có hình ảnh, dần dần các 
em sẽ biết vận dụng biện pháp nghệ thuật vào việc viết văn để có những câu văn 
gợi cảm, gợi tả. 
Sử dụng biện pháp nghệ thuật trong viết văn sẽ làm cho bài văn sinh 
động, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc.Việc rèn cho các em cách viết văn hay ngay 
từ bậc Tiểu học nhằm nuôi dưỡng những tâm hồn yêu văn, để giúp các em học 
văn tốt hơn ở các lớp trên. 
IV. Biện pháp 4: Chú trọng tích hợp, lồng ghép khi dạy phân môn Tập làm 
văn lớp 3: 
Khi dạy phân môn TLV giáo viên cần hiểu rõ tính tích hợp kiến thức 
giữa các phân môn trong môn Tiếng Việt như: Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, 
Luyện từ và câu, Tập viế

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lam_tot.pdf