Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuôi ở trường mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuôi ở trường mầm non

Hình thành kỹ năng tự tin:

Một trong những kỹ năng đầu tiên mà tôi cần chú tâm là phát triển sự tự tin, lòng tự trọng của trẻ. Kỹ năng này giúp trẻ cảm nhận được mình là ai, cả về cá nhân cũng như trong mối quan hệ với những người khác, trẻ tự tin làm theo ý tưởng, tự tin bày tỏ cảm xúc của mình với người khác mà không e ngại. Kỹ năng sống này giúp trẻ nhanh chóng thực hiện được mong muốn của mình đồng thời có khả năng hòa nhập với cộng đồng.

Luôn tôn trọng, giúp trẻ xây dựng hình tượng của chính bản thân mình: Từ đặc điểm sự tự tin của trẻ bắt nguồn từ lòng tự tôn, một trẻ không có sự tự tôn thì không thể có sự tự tin. Do đó , tôi luôn tôn trọng trẻ, cổ vũ và khích lệ những khả năng của trẻ mọi lúc mọi nơi một cách kịp thời.

Ví dụ: Trong các hoạt động những trẻ nào nhút nhát, chưa tự tin về bản thân tôi tim hiểu rõ nguyên nhân, khi tổ chức tôi cũng đã có những lời động viên, cỗ vũ kịp thời giúp trẻ tự tin và hòa đồng hơn trong các hoạt động với các bạn khác

Hình thành cho trẻ lòng nhân ái yêu thương con người, tình thương bạn bè, ngừoi thân, cảm thông, chia sẻ với những người khó khăn, nghèo khổ

Ví dụ : Khi cho trẻ đọc bài thơ “ Thỏ bông bị ốm” hỏi trẻ khi trong lớp mình có bạn bị ốm các bạn sẽ làm gì? . giáo dục trẻ chia sẻ, giúp đỡ bạn trong lúc bạn gặp khó khăn. Trong hoạt động ăn trẻ biết tự lập như lấy thìa, bát, khi ăn mời cô mời bạn, lấy đúng suất của mình, ăn hết suất và động viên bạn mình cùng ăn.

 

doc 38 trang Người đăng thuquynh91 Lượt xem 2028Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuôi ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớp tạo bầu không khí hấp dẫn
- Biết chủ động phương pháp giáo dục. Tác động kịp thời khi nhóm bế tắc
- Biết tạo bầu không khí trò chuyện sôi nổi.
Ví dụ: Các con ơi cô con mình vừa hoạt động ngoài trời về, bây giờ sẽ đến hoạt động gì các con? Nào chúng ta cùng chuẩn bị bắt đầu.
- Biết nắm phản hồi của nhóm khi hoạt động kết thúc
* Biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ.
 Cách giao tiếp không chỉ quan trọng trong những năm trẻ đi học mà còn rất quan trọng đối với cuộc sống sau này của trẻ. Kỹ năng giao tiếp là một kỹ năng nền tảng để giúp trẻ nhận biết giá trị sống và hình thành kỹ năng sống. Vì thế cần quan tâm và giúp trẻ một cách tự nhiên từng bước một trong suốt chiều dài phát triển nhân cách của trẻ.
* Kỹ năng trẻ giao tiếp với bạn bè.
 Lớp học chính là một thế giới thu nhỏ của xã hội chúng ta ngày nay, là nơi
đa văn hóa, đa tính cách và cũng đa sở thích. Mô hình này tạo cơ hội cho giáo viên có thể dạy cho trẻ học cách chấp nhận và có cơ hội để khám phá những sở thích, những mối quan tâm chung của nhau.
 Để giúp trẻ phát triển kỹ năng chơi với các trẻ khác tôi tạo môi trường cho trẻ giao tiếp với nhau và tạo tình huống cho trẻ tự giải quyết. Và tôi đưa ra “tiêu chí” không tranh giành đồ chơi với bạn. trong tiêu chí này tôi lên kế hoạch rèn cả lớp nói chung, cứ vào các buổi chiều bình bầu và nhận xét buổi chơi, tôi cho cả lớp nhận xét xem trong giờ chơi bạn nào còn tranh giành đồ chơi thì bạn đó sẽ không được cắm cờ, cuối tuần bạn nào có nhiều cờ sẽ được bé ngoan, ngoài ra trong các giờ chơi, giờ đón trả trẻ, trẻ nào có biểu hiện hành vi sai trái là tôi giải thích và sửa ngay cho trẻ, việc làm đó rất tốt đối với trẻ vì trẻ biết được điều gì nên làm và điều gì không nên làm và nhân cách sống của trẻ sẽ được phát triển toàn diện hơn.
 Ngoài ra tôi còn sưu tầm một số câu chuyện, bài thơ mang tính giáo dục. Giúp trẻ thấy các nhân vật trong câu truyện , bài thơ khi giao tiếp với nhau như thế nào? Bài thơ: “ Biết cảm ơn xin lỗi”
Cảm ơn xin lỗi Dù với ai cũng phải
Ai giúp cho cái gì Xin lỗi cho đàng hoàng
Nhớ cảm ơn ngay đi Muốn trở thành bé ngoan
Lỡ làm điều sai trái Phải biết làm như vậy.
 - Tính cách mỗi trẻ mỗi khác, có những trẻ hoạt bát, hiếu động nhưng cũng có những trẻ chậm chạp, thụ động hay quá nóng nảy Vì thế giáo viên cần phải biết rõ tính cách của từng trẻ để có thể cho các trẻ chơi với những người bạn thích hợp với cá tính nhằm tránh sảy ra những va chạm về tính cách. Vì vậy trước khi chơi tôi thường cho trẻ đọc bài thơ: “Giờ chơi của bé”
 Giờ chơi đến rồi	 Chờ bạn cùng chơi
 Bạn lấy đồ chơi Cô thấy cô mừng
 Tôi ra trước nhé Cô khen ngoan thế.
 Ngoài ra tôi còn dạy trẻ “ Giao tiếp” bằng mắt và nở một nụ cười thân thiện, tự nhiên. Dạy trẻ phải luôn luôn giữ lời hứa khiến cho buổi nói chuyện trở nên thật thoải mái thật chân thành khi tham gia những hoạt động vui chơi ở lớp.
 Hình ảnh: Các bé lớp C1 giao tiếp với nhau trong khi chơi
* Kỹ năng trẻ chào hỏi khi giao tiếp với người lớn tuổi.
 Như ở phần đặt vấn đề tôi đã nêu các cháu hầu hết chưa có các kỹ năng, giao tiếp, kỹ năng chào hỏi lí do phụ huynh đều là thuần nông và điều quan trọng họ chưa có khái niệm dạy kỹ năng cho trẻ, mà chủ yếu là nuông chiều với suy nghĩ đơn giản là trẻ nhỏ chưa biết gì, chiều nó chút cũng không sao. Nhưng điều đó sẽ tạo nên những hành vi và nhận thức sai lệch của trẻ mà dần dần sẽ biến thành thói quen khó thay đổi.
 Vì vậy đối với trẻ người lớn cần tập cho trẻ những lời nói lễ phép và tự nhiên, không quá màu mè và hình thức, cũng không được phép cộc lốc và xuồng xã. Điều này trẻ sẽ học được một cách hiệu quả thông qua cách giao tiếp và ứng sử của bố, mẹ, người thân trong gia đình, cô giáo và người khác. 
Chúng ta sẽ không thể kiểm soát được khi người lớn trong gia đình nói năng thô lỗ và không có hành vi lịch sự tối thiểu. Trong xã hội hiện nay với công nghệ tiên tiến, phát triển không ngừng về mọi mặt, thì những kỹ năng giao tiếp, chào hỏi tối thiểu lại mất dần đi. Và tôi quyết định đưa kỹ năng chào hỏi
và kỹ năng giao tiếp vào những giờ đón, trả trẻ:
 Ví dụ: Thời gian đầu nhiều trẻ chưa có kỹ năng chào hỏi và giao tiếp với cô cùng bạn bè, tôi chủ động chào trẻ trước “ cô chào bạn Gia Bảo” Thì lúc đó trẻ sẽ biết đáp lại câu “ Con chào cô ạ’ và tôi nhắc trẻ con chào bố, mẹ đi để vào lớp với cô nào. Hoặc khi trẻ đang chơi mà có khách đến lớp tôi nhắc trẻ “ các con chào bác, bà đi nào” cứ như vậy dần dần trẻ có thói quen chào cô, chào bố mẹ và chào khách, khi đến lớp, khi ra về. Còn với trẻ chưa có kỹ năng giao tiếp nhiều với cô, với bạn tôi thường xuyên gần gũi trẻ hơn, trò chuyện với trẻ nhiều hơn về những người thân của trẻ, về thế giới xung quanh từ đó trẻ sẽ mạnh dạn hơn khi tiếp xúc và giao tiếp với cô, với bạn bè và người khác.
 Hình ảnh: Trẻ đã có thói quen chào hỏi khi đến lớp
 Ngoài ra tôi còn sưu tầm những bài thơ , câu truyện, bài hát có nội dung giáo dục về lễ giáo với nội dung cụ thể như: 
 Bài thơ: Che mưa cho bạn, Phải là hai tay, Cảm ơn xin lỗi, và phô tô gửi cho phụ huynh để phụ huynh nắm được và giúp trẻ học thuộc các bài thơ đó. Qua đó giúp trẻ có những hành vi và kỹ năng tốt qua các bài thơ, câu truyện “ Bà ốm, yêu bà, Thương ông, bó hoa tặng cô, bé mai đến trườngTôi cũng tự sáng tác được một số bài thơ giáo dục kỹ năng sống cho trẻ như bài thơ. “ Bé ngoan” 
 Bé thật là ngoan	 Chào các bạn yêu
 Mỗi khi đến lớp Đến lớp thật vui
 Bé khoanh tay chào	Học bao nhiêu điều
 Chào cô chào mẹ	Thích ơi là thích.
 Ngoài ra tôi còn cho trẻ tham gia trò chơi đóng vai để trải nghiệm những kỹ năng chào hỏi và giao tiếp.
Tạo tình huống cụ thể để giúp trẻ giải quyết và chọn cách giao tiếp với người lớn cho phù hợp.
 Kỹ năng sống như những nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, giá trị, hành vi và thói quen lành mạnh. Vì vậy cần giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ngay từ khi còn thơ bé sẽ giúp trẻ tự biết chăm sóc và bảo vệ bản thân tránh khỏi những nguy hiểm. Trẻ có thể hoà nhập nhanh với cuộc sống xung quanh, biết cách phát triển các mối quan hệ với mọi người, với thiên nhiên từ đó học hỏi và làm giàu thêm vốn kiến thức, kinh nghiệm cũng như các kĩ năng cơ bản cho bản thân. Nếu thiếu các kĩ năng sống cần thiết, trẻ sẽ khó tránh khỏi những lúng túng, sai phạm thậm chí gặp nguy hiểm khi phải giải quyết các tình huống xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Việc trang bị những kỹ năng sống phù hợp giúp trẻ có cơ hội phát triển nhân cách đầy đủ và đúng hướng. 
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp.
Căn cứ vào tình hình thực tế về số lượng trẻ, yêu cầu về cơ sở vật chất như bàn ghế, đồ dùng đồ chơi theo Thông tư 02 của Bộ giáo dục đào tạo, vào đầu năm học tôi đã rà soát, kiểm kê và tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường trang bị thêm thiết bị, đồ dùng dạy học
Và 1 số tài liệu có nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non cho tất cả giáo viên Vd: tài liệu “ Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho trẻ mầm non”, giáo dục kỹ năng sống trong nền giáo dục hiện nay .).
Bản thân đã thảo luận với giáo viên trong lớp về thực trạng và giải pháp ở lớp mình trong việc dạy trẻ các kỹ năng sống cần thiết, qua đó giúp giáo viên hiểu được rằng chương trình học thường cho trẻ tiếp xúc từ từ với các kiến thức trong suốt năm học và thực tế trẻ sẽ học tốt nhất khi có được cách tiếp cận một cách cân bằng, giáo viên biết cách phát triển các kỹ năng nhận thức, cảm xúc và xã hội của trẻ. Vì thế, khi trẻ tiếp thu được những kỹ năng giao tiếp xã hội và các hành vi ứng xử cơ bản trong nhóm bạn, thì trẻ sẽ nhanh chóng sẵn sàng và có khả năng tập trung vào hoạt động một cách tốt nhất.
Tham mưu với ban giám hiệu trang trí sân trường bằng các khẩu hiệu nhắc nhở giáo viên, người lớn phải gương mẫu như: “Yêu thương, tôn trọng trẻ, giữ lời hứa với trẻ”; “Mỗi cô giáo là tấm gương sáng về đạo đức, tự học, sáng tạo” bằng chính hình ảnh giáo viên và học sinh của trường, đặc biệt chú ý đưa hình ảnh đẹp của các trẻ hiếu động, cá biệt để từ đó giúp trẻ tự điều chỉnh hành vi, giúp trẻ thể hiện bản thân và luôn biết giữ gìn, là điều kiện để khen ngợi sự cố gắng của trẻ.
Tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường tổ chức cho giáo viên thi làm đồ chơi dân gian; sáng tác bài hát, điệu múa thể loại dân ca cho trẻ ở lứa tuổi mầm non.
Tổ chức các hội thi, các hoạt động văn nghệ, vui chơi giải trí tích cực khác phù hợp với lứa tuổi của trẻ mầm non. Huy động và tạo điều kiện để có sự tham gia hoạt động đa dạng và phong phú của cha mẹ trẻ em, các tổ chức, lực lượng xã hội, cá nhân trong việc giáo dục văn hóa, truyền thống, giáo dục lòng yêu nước cho trẻ. 
Ví dụ: Tăng cường cho trẻ chơi các trò chơi dân gian trong giờ hoạt động ngoài trời vào các ngày thứ tư, sáu; riêng chiều thứ hai hàng tuần, trẻ được nghe bài hát quốc ca , giúp trẻ có lòng tự hào dân tộc , ngoài ra trẻ xem các kịch bản rối qua các câu chuyện cổ tích, giao lưu hỏi đáp giữa các trẻ về nội dung các câu chuyện)
* Xác định các kỹ năng cơ bản để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
- Hình thành kỹ năng tự tin:
Một trong những kỹ năng đầu tiên mà tôi cần chú tâm là phát triển sự tự tin, lòng tự trọng của trẻ. Kỹ năng này giúp trẻ cảm nhận được mình là ai, cả về cá nhân cũng như trong mối quan hệ với những người khác, trẻ tự tin làm theo ý tưởng, tự tin bày tỏ cảm xúc của mình với người khác mà không e ngại. Kỹ năng sống này giúp trẻ nhanh chóng thực hiện được mong muốn của mình đồng thời có khả năng hòa nhập với cộng đồng.
Luôn tôn trọng, giúp trẻ xây dựng hình tượng của chính bản thân mình: Từ đặc điểm sự tự tin của trẻ bắt nguồn từ lòng tự tôn, một trẻ không có sự tự tôn thì không thể có sự tự tin. Do đó , tôi luôn tôn trọng trẻ, cổ vũ và khích lệ những khả năng của trẻ mọi lúc mọi nơi một cách kịp thời.
Ví dụ: Trong các hoạt động những trẻ nào nhút nhát, chưa tự tin về bản thân tôi tim hiểu rõ nguyên nhân, khi tổ chức tôi cũng đã có những lời động viên, cỗ vũ  kịp thời giúp trẻ tự tin và hòa đồng hơn trong các hoạt động với các bạn khác 
Hình thành cho trẻ lòng nhân ái yêu thương con người, tình thương bạn bè, ngừoi thân, cảm thông, chia sẻ với những người khó khăn, nghèo khổ
Ví dụ : Khi cho trẻ đọc bài thơ “ Thỏ bông bị ốm” hỏi trẻ khi trong lớp mình có bạn bị ốm các bạn sẽ làm gì? .. giáo dục trẻ chia sẻ, giúp đỡ bạn trong lúc bạn gặp khó khăn. Trong hoạt động ăn trẻ biết tự lập như lấy thìa, bát, khi ăn mời cô mời bạn, lấy đúng suất của mình, ăn hết suất và động viên bạn mình cùng ăn. 
Trẻ vui vẻ chào cô khi đến lớp học
Trong hoạt động góc tôi tổ chức các góc liên kết với nhau, trẻ được tự tin giao tiếp, thảo luận với nhau, vì thông qua hoạt động này trẻ biết được cuộc sống của người lớn là như thế nào? từ đó hình thành kỹ năng sống cho trẻ. Tôi phân công những trẻ nhanh nhẹn làm thủ lĩnh để giúp đỡ những trẻ yếu hơn, phân công nhiệm vụ cho nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ ..
Ví dụ: Trong góc phân vai làm cô giáo. Minh Hằng sẽ đóng vai làm cô giáo và các trẻ khác làm học sinh. Khi đến lớp trẻ phải biết chào cô, chào các bạn, biết nghe lời người lớn
Một giờ hoạt động góc ( góc phân vai) 
 Hình thành kỹ năng hợp tác:
 Giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ mầm non là rất cần thiết. Thực tế cho thấy trẻ trong lớp tôi có nhiều việc không thể tự làm được nếu không có cô giúp đỡ. Khi trẻ được bạn giúp đỡ và khi trẻ giúp đỡ được bạn trẻ sẽ nhanh chóng hoàn thành nhiệm vụ của mình. Qua đó trẻ có niềm vui, có bạn bên cạnh để chia sẻ công việc, giúp phát triển kỹ năng và tình cảm xã hội của trẻ.
Để giáo dục kỹ năng hợp tác cho trẻ tôi luôn tạo cơ hội cho trẻ chơi và làm việc theo nhóm với các trẻ khác trong tất cả các  hoạt động.
Trên lớp học, tôi tổ chức các hoạt động vui chơi như : tổ chức trò chơi tập thể, chia lớp thành nhiều đôi nhỏ, phân công nhiệm vụ của từng nhóm, tìm ra vai trò của người lãnh đạo trong nhómQua đó, trẻ không chỉ được tự do khám phá, sáng tạo, mà trẻ còn tự biết quan tâm, chia sẻ với bạn bè xung quanh với mọi người, và trẻ cũng tự tìm được sự hứng thú, vui vẻ trong quá trình học tập.Việc mỗi trẻ em đều được trang bị các kỹ năng sống cần thiết điều đó chắc chắn sẽ giúp các bé ngày càng tự tin hơn và có tính tự lập ngay từ khi còn nhỏ điều đó thực sự cần thiết và là nền tảng vững vàng cho trẻ phát triển tốt nhất.
 Ví dụ: Cho trẻ thảo luận theo tổ để cùng nhau nhận xét về đặc điểm của 1 đối tượng nào đó trong các hoạt động, tạo những cảm nhận giúp trẻ tôn trọng những quyền lợi của trẻ khác qua việc chia sẻ, hướng dẫn trẻ cư xử lịch sự với bạn khác.
Trẻ thảo luận theo nhóm về phương tiện giao thông đường bộ
 - Tổ chức 1 số hoạt động phát triển kỹ năng hợp tác như:
 + Thảo luận về sự hợp tác: Khi tổ chức một hoạt động, một tiết học thì tôi thường trò chuyện với trẻ có sử dụng câu hỏi như  “Con và bạn đã cùng nhau làm những việc gì?Trò chơi nào con thích hơn khi có bạn cùng chơi? Tại sao con phải hợp tác với bạn, một mình con có làm được việc này không? Điều gì con cảm thấy vui khi hợp tác?....Qua việc trò chuyện giúp trẻ hiểu hợp tác là có nhiều người cùng thực hiện 1 việc gì đó, cùng vui thích khi làm việc.
Ví dụ:  Trò chơi “ Lộn cầu vồng”: Cho trẻ tìm thêm 1 bạn để ghép đôi với nhau. Các đôi ngồi quay mặt vào nhau, nắm lấy tay nhau, cùng hát, cùng ngồi xuống hoặc cùng đứng lên mà không buông tay nhau ra.
 + Trưng bày các hình ảnh sưu tập: có nội dung mọi người cùng chơi, làm việc với nhau và cho trẻ thảo luận nội dung của các hình ảnh đó.
Khi cho trẻ chơi trò chơi đóng kịch trẻ biết cần phải có sự hợp tác của nhóm bạn, trẻ thảo luận phân vai, chọn vai.từ đó tôi đã hình thành cho trẻ thấy được sự hợp tác nhóm bạn là rất quan trọng
 + Cho trẻ tập đóng kịch:  theo nội dung các câu chuyện trong chương trình giáo dục mầm non: Đóng kịch “ Qủa bầu tiên Đóng kịch theo bài thơ “ gấu qua cầu”, theo truyện “đôi bạn tốt”
Trẻ vào vai các nhân vật trong câu chuyện
 - Hình thành kỹ năng tự nhận thức bản thân :
 - Kỹ năng tự nhận thức là trẻ tự nhận diện về bản thân, phát triển quan niệm tích cực về bản thân. Trẻ nhận thức sự khác nhau giữa các trẻ, nhận thức mỗi cá nhân có điểm riêng biệt cần được tôn trọng, phát triển những suy nghĩ tích cực về bản thân trẻ. Kỹ năng tự nhận thức giúp trẻ hiểu đúng mình là ai? Trẻ yêu gì? Điểm mạnh và sở thích của mình là? Không thích điều già? Và nguyên nhân vì sao lại như thế? để kết nối chúng vào những lĩnh vực liên quan và phát huy chúng một cách tối đa. Trẻ nhận ra điểm yếu của mình cũng giúp trẻ dự đoán được những khó khăn trong quá trình hoạt động từ đó tìm ra cách khắc phục khó khăn đó.
 - Để hình thành kỹ năng tự nhận thức tôi đã thực hiện 1 số biện pháp sau:
 + Trò chuyện giúp trẻ tìm hiểu về bản thân thông qua 1 số câu hỏi như: Con là ai? Con thấy mình có những đức tính tốt đẹp nào? Con thích gì và không thích gì? Con có mong muốn gì? Con sẽ làm gì để đạt được mong muốn đó?con có những điểm gì khác với bạn?.....
 + Chấp nhận sự đa dạng của trẻ và giúp trẻ chấp nhận lẫn nhau: Tôi luôn tôn trọng cá tính của từng cá nhân trẻ trong lớp, đồng thời có biện pháp giáo dục để hạn chế điểm yếu, phát huy điểm mạnh của trẻ. Tôi nhận thấy rằng khi tôi tôn trọng tất cả các trẻ thì trẻ trong lớp sẽ noi gương theo cô, biết tôn trọng các bạn lớp mình.
 Ví dụ: Trong lớp có một trẻ không mạnh dạn, ít trao đổi với bạn , trẻ trong lớp không chơi cùng với bạn đó, tôi sẽ trò chuyện để các cháu thấy rằng bạn đó có rất nhiều điểm tốt như ngoan, chăm đi học, bạn hát haycác con cần quan tâm giúp đỡ và chia sẻ với bạn. Đồng thời, bản thân tôi cũng luôn đối xử công bằng, yêu thương, tôn trọng trẻ đó để trẻ trong lớp noi theo.
 + Đặt yêu cầu phù hợp với nhận thức của trẻ và khích lệ trẻ hoạt động để đạt mục tiêu đó: Tôi luôn đặt yêu cầu cho tất cả các trẻ trong lớp, Với sự hướng dẫn của tôi, từng trẻ đã có khả năng tham gia hầu hết các hoạt động . Trong bất kì hoạt động nào tôi cũng khuyến khích để kích thích tính tò mò khám phá của trẻ chứ không ép buộc mọi trẻ phải tham gia. Tôi gợi ý để trẻ thử thách với chính mình. Thay vì cạnh tranh với trẻ khác, tôi khuyến khích trẻ cạnh tranh với chính mình.
 Ví dụ: Ném xa có sử dụng thước đo, xếp hình bằng đồng hồ bấm giây những lần hoạt động sau sẽ tốt hơn lần những lần hoạt động trước
Thành công là một trong những yêu tố quan trọng tác động đến sự phát triển ý thức bản thân. Trẻ ở lứa tuổi này cần trải qua thành công( theo khả năng của trẻ) để trẻ có cảm giác tự tin rằng mình làm được những điều tốt. Thực tế tiết học phát triển thể chất “ Ném và bắt bóng từ trên cao xuống” tôi thấy trong lớp có cháu Hồ Vân Anh, Nguyễn thị Hoa mơ, Phạm Nguyễn Tường vy sợ thất bại đến nỗi không dám thử một hoạt động nào đó, lúc này tôi sẽ giúp trẻ đạt được thành công trong việc đó từng bước, động viên trẻ tập nhiều lần, đồng thời khen ngợi khả năng đó để trẻ thêm tự tin vào mình. Trẻ sẽ tự hào về thành công của mình nếu cô giáo cho trẻ thấy rằng cô tự hào về trẻ.
 + Tổ chức một số hoạt động, trò chơi phát triển kỹ năng tự nhận thức cho trẻ:
 Ví dụ: Hoạt động “Hái hoa dân chủ”:Trẻ chọn 1 bông hoa theo ý thích trong đó có nội dung “ Hãy nói cho chúng tôi về.”( có thể là gia đình, đồ chơi bạn thích, món ăn bạn thích) và tôi sẽ đọc to câu hỏi đó cho cả lớp nghe, trẻ hái hoa sẽ nói về điều đó theo hiểu biết của mình.
Hoạt động “ có điều gì trong một cái tên”: Trẻ nhỏ thường rất tự hào về cái tên của mình, do đó tất cả hoạt động nào liên quan đến cái tên của trẻ đều làm trẻ hứng thú. Hầu hết bố mẹ đặt tên cho con đều có 1 ý nghĩa, yêu cầu trẻ hỏi bố mẹ về điều này, sau đó tôi phát cho mỗi trẻ 1 tờ giấy và bút màu để trẻ có thể vẽ lại điều đó vào bức tranh và trang trí cho tranh của mình. Khi đã thực hiện xong có thể cho trẻ diễn tả lại ý nghĩa của bức tranh mà trẻ đã vẽ.
 - Hình thành  kỹ năng giao tiếp và quan hệ xã hội:  
 - Thực tế tại lớp mẫu giáo lớn tôi chủ nhiệm kỹ năng giao tiếp và quan hệ xã hội của trẻ còn hạn chế. Nhìn chung trẻ chưa chủ động thể hiện tình cảm hay trao đổi với cô với bạn và các mối quan hệ với những người xung quanh ở mức độ gia đình, anh em, để đạt được kết quả tốt tôi dùng một số biện pháp như sau: 
 + Dạy trẻ học cách kiểm soát xung đột và điều chỉnh hành vi của mình:
Tôi làm cầu nối giúp trẻ biểu lộ cảm xúc của mình và biết lắng nghe ý kiến của người khác. Nếu trẻ bất hòa với bạn khác tôi thường chỉ cho trẻ thấy trẻ chưa đúng ở điểm nào, điểm nào cần khắc phục và điểm tốt nào cần phát huy. Cho trẻ thấy những mối bất hòa thường dẫn đến những cảm xúc tiêu cực như tức giận, sợ hãi, còn nếu chơi đoàn kết với bạn sẽ tạo nên nhưng tình cảm tốt đẹp và tinh thần thoải mái, vui vẻ
 Ví dụ: Có 2 trẻ đánh nhau, điều đầu tiên cần làm là hỏi hai trẻ lý do vì sao lại như vậy để từng trẻ có cơ hội thể hiện suy nghĩ bằng lời nói về sự việc đó. Sau đó giải thích cho trẻ hiểu bạn nào đúng, bạn nào chưa đúng. Giáo dục trẻ lần sau chơi đoàn kết với bạn hơn.và trẻ nào chưa đúng thì phải có thái độ xin lỗi trẻ đúng. Như thế mới tạo cảm giác thỏa mãn trong trẻ 
 + Dạy trẻ cách giải quyết vấn đề: Mỗi tình huống khó khăn mà trẻ gặp phải sẽ có tác dụng giúp trẻ lĩnh hội được kinh nghiệm sống thông qua việc tìm cách giải quyết vấn đề đó. Cho nên với mỗi tình huống xảy ra hàng ngày tôi đều tận dụng cho trẻ quan sát và gợi ý để trẻ tìm ra cách giải quyết một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
 + Tạo cơ hội cho trẻ tham gia vào các mối quan hệ với trẻ khác: Nếu trẻ tương tác với nhau một cách phù hợp, qua đó trẻ sẽ học được các quy tắc ứng xử trong xã hội. Vì vậy, tôi thường xuyên tổ chức các hoạt động tập thể cho trẻ trong lớp như tổ chức sinh nhật, biểu diễn văn nghệ tổng hợp cuối chủ đề, hoạt động gócđể các trẻ được làm việc theo nhóm với nhau. Trong quá trình hoạt động luôn khuyến khích trẻ giao tiếp thỏa thuận với bạn cùng chơi,biểu lộ mong muốn một cách thích hợp, biết giúp đỡ bạn trong khi chơi. 
 + Tổ chức 1 số trò chơi :
Giúp trẻ biết lắng nghe người khác nói. Ví dụ: Hoạt động“ điện thoại bạn bè”: Cho 2 trẻ chơi gọi điện cho bạn ( 2 bạn ở gần nhau). Theo dõi quá trình trò chuyện của trẻ. Sau đó hỏi trẻ : Hai người cùng nói 1 lúc thì có nghe rõ điều gì không? Khi nào con nghe thấy tiếng bạn? Con cảm thấy thế nào khi nghe được, khi không nghe 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_song.doc