Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi ở trường Mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi ở trường Mầm non

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

Cha mẹ nào cũng luôn mong muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho con

của mình từ miếng ăn cho đến giấc ngủ. Tuy nhiên, phụ huynh bảo bọc con

mình quá kỹ, khiến bé không thích nghi được với môi trường xung quanh, khả

năng tự lập thấp và dẫn đến những sai lệch trong nhận thức lẫn hành động. Vì

thế nhà trường và gia đình cần phải tìm ra những phương pháp nuôi dạy trẻ từ 0

đến 6 tuổi phù hợp để trẻ rèn luyện tính tự lập ngay từ bậc học mầm non.

Đối với trẻ mầm non, mà đặc biệt là lứa tuổi mẫu giáo bé “điểm khởi đầu”

của quá trình hình thành nhân cách con người thì việc giáo dục kỹ năng sống

cho trẻ là quan trọng và rất cần thiết. Bởi trẻ đang chập chững bước những bước

đầu tiên vào đời, đang từng bước “ học làm người”. Nếu các kỹ năng sớm được

hình thành thì trẻ sẽ có nhân cách phát triển toàn diện và bền vững. Có nhiều

khoa học chứng minh rằng: “Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ từ lúc đầu đời là

chìa khoá thành công cho tương lai của mỗi đứa trẻ.”

Tuy nhiên hiện nay vẫn có nhiều giáo viên, phụ huynh chưa nhận thức rễ

ràng về việc dạy kỹ năng sống cho trẻ. Trên thực tế có rất nhiều trẻ thiếu kỹ

năng sống: Trẻ sống thụ động, không biết ứng phó trong những hoàn cảnh nguy

cấp, không biết cách tự chăm sóc, tự bảo vệ bản thân trước nguy hiểm, luôn tìm

kiếm sự giúp đỡ của người lớn .

Từ thực tế trên, từ đó trăn trở suy nghĩ nếu chúng ta làm tốt việc giáo dục

kỹ năng sống cho trẻ chính là giúp trẻ trở thành con người mới, năng động, sáng

tạo. Giúp trẻ có được những kinh nghiệm trong cuộc sống, biết được những điều

nên làm và không nên làm; Giúp trẻ tự tin, chủ động và biết cách ứng xử trong

cuộc sống, khơi gợi khả năng tư duy sáng tạo của trẻ. Đặt nền tảng để trẻ trở

thành người có trách nhiệm và có tự chủ trong cuộc sống của bản thân mình. Do

nhận thấy hoạt động này có ý nghĩa quan trọng đối với trẻ nên tôi đó cố gắng để

tìm biện pháp khắc phục thực trạng trên. Tôi xin mạnh dạn trao đổi cùng các bạn

đồng nghiệp một số kinh nghiệm mà tôi cho là tâm đắc với đề tài “ Một số biện

pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi ở trường mầm

non ”

pdf 25 trang Người đăng phuongnguyen22 Lượt xem 2322Lượt tải 7 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi ở trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Nhận biết mối quan hệ đơn giản của sự vật, hiện tượng và giải quyết vấn 
đề đơn giản. 
- Nhận biết số đếm, số lượng, sắp xếp theo quy tắc, so sánh 2 đối tượng,,, 
( VD: nhận biết nhóm có 3, 4 đối tượng, xếp tương ứng 1-1) 
- Nhận biết bản thân, gia đình, trường lớp mầm non và cộng đồng, nhận 
biết một số nghề phổ biến. 
( VD: biết địa chỉ của nhà mình, biết tên trường, tên lớp, biết một số nghề 
quen thuộc) 
- Nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với con người, sự vật, hiện 
tượng xung quanh: nhận biết được một số trạng thái vui, buồn, sợ hãi, tức giận, 
ngạc nhiên, qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói.. 
- Biểu lộ cảm xúc: vui, buồn, tức giận, ngạc nhiên, xấu hổ. 
Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi ở trường Mầm non 
9/25 
- Biết quan tâm, chia sẻ, an ủi, động viên bạn bè và người thân. 
- Thực hiện được một số quy định ở lớp, ở gia đình và nơi công cộng: Sau 
khi chơi biết cất đồ chơi đúng noi quy định, vâng lời ông bà, bố mẹ, muốn đi 
chơi phải xin phép, ăn bánh kẹo phải bỏ rác vào thùng rác 
- Biết cảm ơn khi nhận quà, khi có người giúp đỡ, xin lỗi khi làm điều gì 
sai, biết chào hỏi lễ phép. 
c. Kỹ năng giao tiếp và phát triển ngôn ngữ: 
 - Nghe hiểu lời nói, sử dụng lời nói trong hoạt động giao tiếp hàng ngày: 
Kể rõ ràng, có trình tự về sự vật, hiện tượng nào đó để người nghe có thể 
hiểu được. 
( VD đọc thơ, kể chuyện) 
- Nhận biết các ưu khuyết điểm của bản thân. Biết ứng xử với mọi người 
xung quanh. 
- Học cách lắng nghe mọi người và đối đáp. 
d. Kỹ năng thể hiện tình cảm và kỹ năng xã hội: 
- Thể hiện ý thức về bản thân: Nói được họ tên, tuổi, giới tính của bản 
thân, nói được mình có điểm gì giống và khác bạn. 
( VD: biết tên trường , tên lớp mình đang học, biết tên của mình, tên của 
bố, mẹ, biết giới tính của mình là trai hay gái ) 
- Tự tin, tự lực, cố gắng hoàn thành công việc được giao. 
- Nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với con người, sự vật, 
hiện tượng. 
( VD: yêu thiên nhiên, yêu quý các con vật, yêu quý, giúp đỡ bạn khi gặp 
khó khăn) 
- Nhận biết và thể hiện cảm xúc, tình cảm với con người, sự vật, hiện 
tượng xung quanh: nhận biết được một số trạng thái vui, buồn, sợ hãi, tức giận, 
ngạc nhiên qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói.. 
- Biểu lộ cảm xúc: vui, buồn, tức giận, ngạc nhiên, xấu hổ. 
- Biết quan tâm, chia sẻ, an ủi, động viên bạn bè và người thân. 
( VD: biết dỗ dành bạn, an ủi bạn khi bạn buồn, biết chia sẻ, nhường nhịn 
đồ chơi cho bạn ) 
e. Kỹ năng thẩm mỹ. 
- Cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống 
và các tác phẩm nghệ thuật. 
- Hát, vận động theo nhạc, biết vẽ, nặn, cắt, xé, dán, ghép hình 
Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi ở trường Mầm non 
10/25 
- Thể hiện sự sáng tạo khi tham gia hoạt động nghệ thuật (âm nhạc, tạo 
hình). 
( VD vẽ, xé dán, nặn, hát, vận động theo nhạc) 
 Thông qua việc nghiên cứu kỹ tài liệu, lựa chọn nội dung đảm bảo tính vừa 
sức, phù hợp với trẻ, tôi tin rằng tất cả trẻ lớp tôi đều có những kỹ năng sống cơ 
bản một cách tốt nhất. 
3.2. Biện pháp 2: Lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho trẻ thông qua các 
hoạt động giáo dục trẻ trong ngày . 
a. Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ thông qua giờ học : 
- Lí luận: Trước đây, trong việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ bao gồm cả 
việc giáo dục trẻ những thứ không an toàn và cách phòng tránh thì giáo viên 
thường giáo dục trẻ với những lời dặn dò nhắc nhở đơn giản thông qua nội dung 
các bài thơ, câu chuyện, bài hát Tuy nhiên trong chương trình giảng dạy, những 
bài hát, những câu chuyện mang nội dung đó có rất ít. Vì vậy, trong năm học 
này, tôi nghiên cứu lựa chọn những tình huống bất trắc thường xảy ra trong 
thực tế để dạy trẻ có kỹ năng ứng biến khi gặp tình huống khó khăn và biết 
cách suy nghĩ để giải quyết các tình huống này 
- Cách làm: đưa ra các tình huống trong các giờ hoạt động chung của trẻ 
 Môn: Làm quen văn học 
 Đề tài : Truyện “ Chú vịt xám” 
Trước đây, thông qua câu chuyện “Chú vịt xám” chúng tôi chỉ dựng lời 
giáo dục trẻ: “Khi đi công viên hoặc đến những nơi công cộng thì phải đi với bố 
mẹ, không được chạy lung tung để khỏi bị lạc” chứ chưa dạy trẻ nếu chẳng may 
xảy ra sẽ phải xử lý như thế nào. 
Với cách giáo dục như vậy tôi thấy kết quả đạt trên trẻ chưa đạt hiệu 
quả. Trẻ ghi nhớ một cách thụ động, và thường chóng quên. Và điều cốt yếu trẻ 
không hiểu cốt lõi của vấn đề là tại sao không nên làm như vậy và nếu xảy ra thì 
phải làm thế nào. Do đó bây giờ ngoài việc giáo dục như vậy vào giờ hoạt động 
chiều, tôi đã đưa ra tình huống 
- “Khi con bị lạc mẹ khi đi chơi công viên thì con sẽ làm gì ? ” 
Tôi đã cho trẻ suy nghĩ, mỗi trẻ đưa ra một cách giải quyết của riêng trẻ. 
Trẻ trả lời theo suy nghĩ của trẻ , bên cạnh đó cô cũng có thể gợi mở cho 
trẻ : “Theo con làm như vậy có được không? Tại sao?” 
Sau đó, cô giúp trẻ rút ra phương án tối ưu nhất: Khi bị lạc mẹ, con hãy 
bình tĩnh, không khóc và chạy lung tung mà hãy đứng yên tại chỗ chờ. Vì bố, 
Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi ở trường Mầm non 
11/25 
mẹ sẽ quay lại chỗ đó để tìm con . Hoặc con có thể đến chỗ chú bảo vệ, cô bán 
hàng trong công viên ở gần chỗ đó để nhờ gọi điện thoại, hoặc thông báo lên 
loa để tìm bố mẹ. Tuyệt đối không đi theo người lạ dù người đó có hứa sẽ đưa 
về với bố mẹ. Vì có thể người đó là kẻ xấu lợi dụng cơ hội đó bắt cóc hoặc làm 
hại con 
Với tình hình phức tạp trong xã hội hiện nay, nhiều tình huống bất trắc có 
thể xảy ra đối với trẻ như bị bắt cóc, xâm hại .. Tôi đó đưa ra những tình huống 
để dạy trẻ như: 
 - “ Nếu có người không quen biết cho con quà con nên làm như 
thế nào ? ” 
 Ở tình huống này, với lứa tuổi của trẻ trên thực tế trẻ rất thích khi được 
cho quà và sẽ không biết tại sao không được nhận. 
Khi trẻ thảo luận, tôi đưa ra những giả thiết, những tình huống xấu “ Nếu 
đó là kẻ xấu thì sẽ rất nguy hiểm cho con”. Tôi phân tích, giải thích cho trẻ và 
giúp trẻ có phương án giải quyết đó là : 
 Tuyệt đối không nhận quà, ăn bánh kẹo của người lạ vì có thể bị người 
xấu tẩm thuốc mê và trúng mưu của kẻ xấu. 
Khi gặp trường hợp này con nên núi “ Cháu cám ơn, nhưng bố mẹ cháu 
không cho nhận quà của người lạ”. 
- Kết quả: Với phương pháp giáo dục mới này, trẻ sẽ hình thành được kỹ 
năng sống cơ bản đó là nhận biết được những mối nguy hiểm bên cạnh mình và 
biết cách suy nghĩ phòng tránh và có thể tự giải quyết được khi gặp phải các 
tình huống như vậy 
Môn: Khám phá khoa học 
 Đề tài: Một số đồ dùng trong gia đình 
Với đề tài này, Tôi chuẩn bị một số đồ dùng gia đình: phích nước, dao kéo, 
xoong nồi, để trẻ quan sát và nhận xét về chất liệu, tác dụng của những đồ dùng 
đó. Hỏi trẻ: xoong nồi dùng để làm gì? nếu khi đang đun hoặc trong nồi có canh 
nóng thì phải làm gì? có được sờ vào không? các con có được nghịch dao kéo 
không? vì sao? Cuối buổi học tôi cho trẻ chơi trò chơi: “phân biệt hành vi đúng 
và sai”, tôi dùng các bức tranh vẽ những hành động phù hợp và không phù hợp 
với những đồ dùng đó để trẻ lựa chọn.Thông qua tiết học này, sau khi dạy trẻ 
nhận biết một số đồ dùng trong gia đình và chất liệu của chúng. Tôi giáo dục trẻ 
biết một số nguy cơ không an toàn và phòng tránh: biết bàn là, bếp điện, phích 
nước nóng là những vật dụng nguy hiểm khi đến gần, không nghịch các vật sắc 
Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi ở trường Mầm non 
12/25 
nhọn. Biết hồ, ao, bể chứa nước, giếng là nơi nguy hiểm. Qua đó, tôi cũng dạy 
trẻ biết gọi người lớn khi gặp trường hợp khẩn cấp: ngã đau, chảy máu. 
 -“ Nếu con đang ở nhà một mình , có người đến gọi mở cửa con sẽ 
làm gì ?” 
Tôi cho trẻ nói suy nghĩ , cách giải quyết của mình. Trong khi thảo luận 
với trẻ tôi gợi mở :cũng có trường hợp kẻ xấu có thể gây hại cho bé hoặc lấy 
trộm đồ của gia đình cũng chính là người thu tiền điện, nước hoặc chính là 
người quen biết với bố mẹ bé để giúp trẻ suy đoán tìm cách giải quyết. Sau đó 
cô giúp trẻ rút ra phương án tối ưu nhất trong trường hợp này : 
“ Tuyệt đối không mở cửa, kể cả đó có thể là người quen của bố mẹ, 
người thu tiền điện, nước. Nếu có người lớn ở trên gác chưa biết thì gọi xuống, 
còn nếu không có ai ở nhà thì hẹn họ nhắn lại gì hoặc tối đến gặp bố mẹ ”. 
Trong thời gian gần đây, cháy nổ là hiểm hoạ luôn rình rập với tất cả mọi 
nhà. Chính vì vậy, với trẻ mẫu giáo tuy trẻ còn nhỏ tuổi song tôi nghĩ rằng cũng 
cần dạy cho trẻ một số kỹ năng ứng biến nếu chẳng may có điều đó xảy ra . Tôi 
đã đưa tình huống : 
-“ Nếu bé thấy có khói, hoặc cháy ở đâu đó con sẽ phải làm thế nào ?” 
Qua tình huống này tôi dạy trẻ : 
 Khi thấy có khói hoặc cháy ở đâu, trước hết bé phải chạy xa chỗ cháy, 
hãy hét to để báo với người nhà và những người xung quanh có thể nghe thấy. 
Nếu không có người ở nhà thì chạy báo cho hàng xóm. 
Từ những tình huống cụ thể mà rất dễ xảy ra đối với trẻ, bằng cách cho 
trẻ thảo luận, yêu cầu trẻ suy nghĩ, vận dụng vốn hiểu biết của mình để tìm cách 
giải quyết vấn đề. Thông qua đó cô giúp trẻ tìm ra phương án tối ưu nhất, đó 
cũng chính là kinh nghiệm mà ta cần dạy trẻ . Thông qua hoạt động giáo dục 
kỹ năng sống cho trẻ trong các giờ hoạt động chung cũng là cách giúp trẻ có 
sự tư duy lôgích, biết cách diễn đạt suy nghĩ của mình, và giúp trẻ có thêm kinh 
nghiệm trong cuộc sống. 
Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi ở trường Mầm non 
13/25 
* Kết quả: trẻ đó có những kiến thức cơ bản trong việc phòng tránh 
những nguy cơ không an toàn có thể xảy ra với trẻ, trẻ biết cách ứng xử hợp lí 
trong các tình huống khẩn cấp: gặp người lạ, gặp đám cháy.. 
Môn: Tạo hình 
Đề tài : Vẽ về công trình xây dựng 
 Bằng sự yêu nghề, mến trẻ và khả năng của mình, tôi tạo ra nhiều bức 
tranh các công trình xây dựng khác nhau với bố cục đẹp, màu sắc tươi sáng để 
kích thích sự hứng thú của trẻ để tạo ra các bức tranh nghệ thuật. Tôi cho trẻ 
quan sát, nhận xét hình ảnh, bố cục, màu sắc trong bức tranh, tôi hỏi trẻ để trẻ 
nêu ý tưởng, cách thực hiện để tạo ra bức tranh đó. Qua ý kiến trẻ đưa ra tôi 
động viên, hướng dẫn trẻ làm hoàn thiện bức tranh có sáng tạo. Trong khi trẻ 
làm tôi sưu tầm những đĩa nhạc không lời có nội dung phù hợp với nội dung trẻ 
đang thực hiện, bật nhỏ nhằm kích thích, tạo hứng thú cho trẻ. Đặc biệt khi trẻ 
hoàn thành xong bức tranh của mình, tôi cho trẻ trưng bày các sản phẩm đó lên 
để cho các bạn và trẻ cùng quan sát. Cho trẻ cùng chia sẻ về bài của mình, của 
bạn. Qua đó giáo dục trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh. Đây cũng là cách 
để giáo dục kỹ năng thẩm mĩ cho trẻ. 
* Kết quả: Với cách làm này trẻ có kỹ năng cảm nhận và thưởng thức cái 
đẹp qua đó có kỹ năng thể hiện cái đẹp theo cách riêng của mình, ngoài ra trẻ 
còn cú kỹ năng tự nhận xét, chia sẻ về bài của mình, của bạn, từ đó nâng cao khả 
năng về thẩm mĩ cho trê. 
b. Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ thông qua nội dung các câu chuyện : 
- Lí luận: Xuất phát từ đặc điểm tâm lý của trẻ mầm non là rất thích nghe 
kể chuyện. Nội dung các câu chuyện thường để lại ấn tượng cho trẻ khó phai 
mờ. Chính vì vậy tôi đó kể cho trẻ nghe một số câu chuyện lồng vào đó các 
tình huống để giáo dục trẻ. Giúp trẻ tiếp nhận một cách hứng thú, tự nguyện. 
 Và những câu chuyện này là những những tình huống bất trắc có thể xảy ra 
với trẻ nhỏ mà đôi khi chúng ta vô tình không kiểm soát được. 
- Cách làm: tôi đã sưu tầm các câu chuyện dựa trên những tình huống đó được 
gặp trong thực tế để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ: 
 Tình huống 1- Chuyện : Bạn Lâm với chiếc ổ khóa 
Hôm nay chủ nhật, mẹ đưa bạn Lâm lên nhà bác Hoa bạn mẹ chơi. Vì vui 
quá , lâu lắm rồi Lâm mới được lên nhà Bác Hoa . Nhà bác Hoa ở trên phố cơ, 
nhà bác ấy có anh Bin hơn Lâm một tuổi . Lên nhà bác ấy thích ơi là thích , 
trong phòng anh Bin có bao nhiêu là đồ chơi đẹp, mỗi lần lên đây là Lâm lại 
Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi ở trường Mầm non 
14/25 
được thỏa thích chơi đùa với đồ chơi. Đến nhà bác Hoa rồi . “ Bác Hoa ơi ” Bác 
Hoa chạy ra mở cửa. 
-“ A! Bác chào hai mẹ con, 2 mẹ con vào đây nào ” 
- “ Bác Hoa ơi! Anh Bin đâu rồi ? ” 
- “ Hôm nay chủ nhật, anh Bin sang bà nội cùng bố rồi cháu ạ ” 
Buồn quá ! Thế là anh Bin không có nhà rồi, Lâm chẳng biết chơi với ai 
bây giờ . 
Rồi trong lúc mẹ và bác Hoa nói chuyện, Lâm chạy vào phòng anh Bin . 
A! Đây rồi , vẫn là những thứ đồ chơi mà Lâm thích , Lâm mải mê chơi đùa 
với bao nhiêu là đồ chơi. 
Bỗng nghe tiếng mẹ gọi : “ Lâm ơi , con đang làm gì đấy , mẹ con mình 
chào bác Hoa đi về nào ” 
- “ Vâng ạ ” Tiếng Lâm đáp lại 
 Lâm vội vàng chạy ra, mà cũng quên mất không cất dọn đồ chơi của 
anh Bin . 
-“ Ơ , cái gì thế này ! Phòng anh Bin có ổ khóa lạ quá, chẳng giống như 
khóa nhà Lâm ”. 
Lâm nắm vào ổ khóa rồi xoay xoay , vặn vặn . Tiếng ổ khóa kêu lách 
tách làm cho Lâm thấy thích thú . 
Lâm cầm vào ổ khoa và đóng cửa lại . “ Kẹt ” ổ khúa chặt lại và cánh của 
cũng bị khóa. 
Lâm xoay tay nắm để mở cửa giống như ở nhà mình mà không tài nào 
mở được. Cậu loay hoay xoay đi xoay lại mà không được. Cu cậu sợ quá khóc 
oà lên. Mẹ và bác Hoa vội vàng chạy lại hướng dẫn Lâm cách mở khoá nhưng 
cu cậu càng khóc to hơn. Cuối cùng bác Hoa phải thuê thợ cắt kính vào cắt để 
có thể thò tay vào mở khoá cửa. 
 Cửa vừa mở, Lâm ào ra ôm chầm lấy mẹ khóc nức nở “Mẹ ơi, con 
sợ quá ”. 
Đợi Lâm bình tĩnh, mẹ mới ôn tồn giải thích và nhắc nhở: “ Lần sau, đi 
đâu con không được nghịch khoá như thế nữa nhé, khoá mỗi nhà có các cách sử 
dụng khác nhau. Nếu hôm nay ,mẹ và bác Hoa không biết thì sẽ nguy hiểm thế 
nào. Mà con xem bây giờ bác Hoa phải chữa lại cửa rồi. Còn nữa con cũng 
chưa cất dọn đồ chơi trả anh Bin kìa . Con vào cất đồ chơi của anh đi ” 
 Lâm ân hận cúi đầu : “ Vâng ạ, con xin lỗi bác, con xin lỗi mẹ ạ ” rồi nhanh 
nhẹn vào dọn dẹp đồ chơi. 
Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi ở trường Mầm non 
15/25 
Bác Hoa tươi cười bảo: “Thôi, không sao đâu .Cháu biết lỗi vậy là được 
rồi. Lần sau nhớ nhé ” 
Từ đó , Lâm luôn nhớ lời mẹ dặn . 
Với câu chuyện này tôi giáo dục trẻ: 
 + Không nghịch ổ khóa và chốt, khoá cửa vì mỗi ổ khóa có một cách sử 
dụng riêng. 
Bên cạnh đó tôi cũng đưa ra những lời dạy khác đối với trẻ như : 
+ Không tự ý vào phòng của người khác khi chưa được sự đồng ý 
+Chơi đồ chơi xong phải cất dọn sạch sẽ, gọn gàng. 
 Tình huống 2 - Chuyện : Đi xe máy 
Hôm nay, trên nhà thi đấu thể dục thể thao huyện tổ chức hội khỏe Măng 
non dành cho các bé lớp mẫu giáo lớn như lớp của chị Bông. Em Bảo háo hức 
lắm muốn đuợc đi xem chị biểu diễn . Cu cậu dậy thật sớm, giục mẹ đưa lên đó 
- “ Mẹ ơi! Mẹ cho con đi lên xem chị Bông biểu diễn. Chị Bông đi bằng 
xe gì hả mẹ ? ” 
- “ Chị Bông đi cùng các bạn ở lớp bằng ô tô con ạ ” 
- “ Ôi!Chị Bông đi bằng ô tô, chị Bông đi nhanh hơn mình rồi! ” 
Mẹ phải đi nhanh cơ không là muộn mất ” 
 Ăn sáng song, cậu vội vàng chạy ra đường đợi mẹ. 
Ra đến đường, Bảo luôn miệng giục mẹ : 
-“ Mẹ ơi, mẹ đi nhanh lên nhé ”. 
Đang đi, bỗng Bảo chợt nhớ ra, cậu kêu lên:“ Mẹ ơi, con quên mất mũ 
bảo hiểm ở nhà rồi.” 
Mẹ nói : “ tại con cứ vội cuống lên đấy mà. Thôi , mẹ con mình quay lại 
để lấy nhé. ” 
- “ Không , bây giờ mà quay về thì muộn mất mẹ ạ. ” 
Bảo nhất định không chịu quay lại để lấy mũ, mẹ đành phải nhượng bộ 
không quay về nữa. 
Đang đi, bỗng chiếc xe phía trước chở thùng hoa quả bị rơi xuống đường, 
làm hoa quả rơi tung toé. Mẹ vội vàng phanh gấp làm xe loạng choạng rồi đổ 
kềnh làm hai mẹ con ngã lăn ra đường. Bảo bị đập đầu xuống đường.Chú công 
an đang đứng bên đường nhìn thấy bước sang đỡ 2 mẹ con dậy, chú lo lắng hỏi : 
“ Chị và cháu có sao không ”. 
 Mẹ xem xét chỗ vết thương của Bảo và nói: “ Cảm ơn anh, mẹ con tôi 
không sao ạ ” 
Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi ở trường Mầm non 
16/25 
Chú ôn tồn nhắc nhở : 
-“ Chị không cho cháu đội mũ bảo hiểm là vi phạm luật ATGT rồi. Trẻ 
em cũng phải đội mũ bảo hiểm để đảm bảo ATGT. Nếu hôm nay mà va chạm 
mạnh thì sẽ rất nguy hiểm. Cháu đội mũ thì những trấn thương vùng đầu giảm 
đi rất nhiều. Tránh được những trấn thương để lại những hậu quả đáng tiếc. ” 
Mẹ ân hận xin lỗi chú công an và nói với Bảo : 
“ Mẹ con mình lần sau dù có vội hay muộn đến mấy cũng phải nhớ đội 
mũ bảo hiểm con nhỉ. ” 
* Kết quả: Sau khi cho trẻ nghe chuyện và toạ đàm với trẻ về nội dung 
câu chuyện, tôi thấy có nhiều cháu cũng nhận là thường xuyên không đội mũ 
bảo hiểm khi đi xe máy . Sau đó, nhiều bậc phụ huynh đó chia sẻ với cô giáo : 
Bản thân phụ huynh cũng ít khi nhớ cho con đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, bởi 
một phần vướng, một phần công an thường không phạt trường hợp này nên các 
phụ huynh cũng hay bỏ qua. Nhưng bây giờ, các con đũi đội mũ bảo hiểm khi 
đi xe máy . Qua trên tôi thấy rằng, qua câu chuyện trẻ đó nhận thức được sự cần 
thiết của việc đội mũ bảo hiểm khi đi xe. Biết được nếu không thực hiện tốt thì 
có thể xảy ra rủi ro như thế nào. Từ đó tạo cho trẻ ý thức chấp hành LLATGT 
đường bộ. 
3.3. Biện pháp 3 : Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mọi lúc mọi nơi: 
 - Lí luận :Để giáo dục kĩ năng sống cho trẻ có hiệu quả, trước tiên tôi 
thực hiện nghiêm túc chế độ giờ giấc trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Từ đó 
căn cứ vào nội dung cụ thể của từng hoạt động để lựa chọn nội dung lồng ghép 
cho phù hợp 
a. Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ thông qua giờ ăn 
* Cách làm. 
- Tôi dạy trẻ cách sử dụng các đồ dùng, vật dụng khác nhau trong ăn uống 
để trẻ sử dụng chúng đúng với chức năng một cách chính xác. 
 - Dạy trẻ biết giữ gìn những đồ dùng đó sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp. Dạy 
trẻ ngoan, có nề nếp trong giờ ăn. Dạy trẻ biết ăn đầy đủ các nhóm thực phẩm 
để có đủ chất cho cơ thể phát triển khỏe mạnh. Thông qua đó dạy trẻ biết một số 
món ăn, thực phẩm thông thường, và ích lợi của chúng. Thực hiện được một số 
việc tự phục vụ trong sinh hoạt, có một số thói quen và hành vi tốt trong 
sinh hoạt. 
Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi ở trường Mầm non 
17/25 
- Qua việc tổ chức bữa ăn cho trẻ, tôi tập cho trẻ làm một số công việc tự 
phục vụ qua đó hình thành ở trẻ một số kỹ năng sử dụng đồ dựng ăn, uống đúng 
cách và hành vi văn hoá văn minh như: 
- Tham gia chuẩn bị bữa ăn ( tự kê ghế, gấp khăn lau, tự chia đĩa, 
chia bát) 
- Trẻ được tập luyện một số thói quen hành vi văn minh trong ăn uống 
( Trẻ biết mời cô mời bạn, biết vệ sinh cá nhân trước và sau khi ăn, biết giữ vệ 
sinh chung) và hành vi văn hoá như không nói chuyện khi ăn, ho hoặc ngáp phải 
quay ra ngoài đồng thời lấy tay che miệng, biết nhặt cơm rơi bỏ vào đĩa và 
lau tay) 
Trẻ ngồi vào bàn trước giờ ăn 
* Kết quả: trẻ của lớp tôi đó hình thành đuợc những kỹ năng tự phục vụ 
bản thân ( Lau mặt ,rửa tay), hình thành được những thói quen tốt trong ăn uống 
( Ăn hết xuất, xúc ăn gọn gàng, biết mời cô, mời bạn khi ăn ..). 
Tất cả những đỉều đó trở thành nề nếp trong sinh hoạt của trẻ ở tại lớp 
cũng như khi ở nhà. 
b. Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua hoạt động vui chơi: 
- Lí luận: Đối với trẻ mầm non, hoạt động vui chơi chiếm vai trò chủ đạo 
trong hoạt động của trẻ ở trường. Thông qua giờ chơi, trẻ được đóng các vai 
khác nhau trong xó hội, trẻ đóng vai và tái hiện lại những gì trẻ nhìn thấy trong 
cuộc sống. Tất cả những kiến thức và kinh nghiệm cuộc sống mà trẻ có sẽ được 
trẻ thể hiện qua họat động vui chơi. 
- Cách làm: 
+ Ở góc phân vai tôi đặt câu hỏi gợi mở: Hôm nay gia đình có dự định gì? 
bố làm gì? còn mẹ sẽ làm gì? như thế nào? con phải như thế nào? Qua đó giáo 
Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi ở trường Mầm non 
18/25 
dục trẻ phải biết quan tâm, chia sẻ, yêu mến bạn bè và người thân, muốn đi chơi 
phải xin phép. Bên cạnh đó, qua góc chơi phân vai mẹ con, trẻ học được các kỹ 
năng như: Kỹ năng giao tiếp ( giao ti

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_ki_nang_song.pdf