Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong dạy học môn Kĩ thuật lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong dạy học môn Kĩ thuật lớp 5

I.ĐẶT VẤN ĐỀ:

111/.Lý do chọn đế tài :

AAAa/. Cơ sở lý luận:

 Học sinh tiểu học là lứa tuổi đang hình thành giá trị nhân cách, giàu mơ ước, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội , còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động .Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và cơ chế thị trường hiện nay, thế hệ trẻ thường xuyên chịu đan xen giữa những yếu tố tích cực và tiêu cực : một là các em được sự quan tâm chăm sóc quá sức chu đáo của phụ huynh vì sống trong gia đình ít con,; hai là những em sống trong gia đình với nhiều lo toan cho cuộc mưu sinh, phụ huynh bỏ mặc con cái.

 Môi trường hoàn cảnh khác nhau ấy lại thường cùng mang đến cho các em một thiếu sót lớn trong từng bước trưởng thành, đó là kĩ năng sống. Vì vậy, việc rèn kĩ năng sống cho học sinh là rất cấn thiết, giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm với bản thân, gia đình ,cộng đồng; giúp các em có khả năng ứng phó trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình ,bạn bè và mọi người, sống tích cực, chủ động, an toàn, hài hòa và lành mạnh .

 Xuất phát từ đặc điểm của xã hội hiện nay, nên việc hình thành và phát triển kĩ năng sống trở thành một yêu cầu quan trọng của nhân cách con người hiện đại.

Giáo dục, hình thành kĩ năng sống là thực hiện quan điểm hướng vào người học, một mặt đáp ứng những thách thức của cuộc sống và nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân. Giáo dục kĩ năng sống là điều kiện để nâng cao chất lượng giáo dục.

 

doc 28 trang Người đăng phuongnguyen22 Lượt xem 1436Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong dạy học môn Kĩ thuật lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n thể hiện dưới 2 hình thức là minh họa và trình bày 
- Phương pháp quan sát được giáo viên sử dụng khi giáo viên trình bày phương tiện trực quan trong quá trình dạy học. 
 Phương pháp dạy học dùng ngôn ngữ
* Diễn giảng và trần thuật
* Đàm thoại
* Làm việc với sách giáo khoa
* Sử dụng ngôn ngữ kĩ thuật (tranh qui trình, sơ đồ, biểu bảng)
Các phương pháp dạy học khác
* Phương pháp dạy học theo nhóm
* Phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề
* Phương pháp dạy học kiểm tra, đánh giá, tự kiểm tra, đánh giá
	Bên cạnh các phương pháp dạy học nêu trên, trong dạy học Kĩ thuật ở lớp 5 còn có một số biện pháp, hình thức dạy học tích cực nhằm nâng cao hiệu quả dạy học, góp phần giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đó là: Trò chơi học tập, phiếu học tập, tham quan, trải nghiệm,...
112/. Nội dung cần giải quyết:
- Bước đầu hình thành và rèn luyện cho học sinh các kĩ năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi như :
Giáo dục kĩ năng tự phục vụ
Giáo dục kĩ năng thích ứng, hợp tác nhóm, tư tin giao tiếp
Giáo dục kĩ năng lắng nghe tích cực
Giáo dục kĩ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề
Giáo dục kĩ năng tư duy phê phán, nhận xét đánh giá
Giáo dục kĩ năng tư duy sáng tạo
Giáo dục kĩ năng hướng nghiệp
- Giáo dục cho học sinh khả năng quan sát lao động, độc lập suy nghĩ và hành động. Giúp học sinh làm quen với tất cả các dạng vật liệu và dụng cụ gia công các loại vật liệu đó.
- Giáo dục cho học sinh kĩ năng, thói quen, lòng ham thích đối với sản phẩm tự làm ra, có kĩ năng vận dụng kiến thức vào quá trình lao động, có kinh nghiệm lựa chọn, chuyển dịch các tri thức, kĩ năng chế tạo sản phẩm từ các vật liệu khác nhau, kĩ năng, kĩ xảo sử dụng các dụng cụ đơn giản; giúp học sinh có kĩ năng liên hệ kinh nghiệm lao động của mình với lao động của người lớn.
- Giáo dục cho học sinh tính tiết kiệm, tính toán thời gian, sức lực, hình thành kĩ năng lao động có văn hóa, biết tổ chức chỗ làm việc của mình trong khi sử dụng vật liệu.
113/. Các giải pháp đã thực hiện:
3.1. Giáo dục kĩ năng tự phục vụ
	Kĩ năng tự phục vụ giúp học sinh biết cách tự phục vụ, chăm sóc cho bản thân. Trên cơ sở vận dụng những kiến thức đã được học, kĩ năng tự phục vụ giúp học sinh không còn tính ỉ lại, trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác, bước đầu rèn luyện cho học sinh khả năng tự lập để sau này các em có thể dễ dàng thích nghi với môi trường sống mới. 
	Giúp học sinh tìm hiểu đặc điểm và cách sử dụng, bảo quản một số vật liệu, phụ liệu khâu, thêu thông thường bằng các phương pháp trực quan, phương pháp dạy học dùng ngôn ngữ, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp thực hành kĩ thuật.
Giới thiệu cho học sinh biết dụng cụ cắt, khâu, thêu thông thường gồm những loại nào ? Các dụng cụ nấu ăn trong gia đình... 
Hướng dẫn cụ thể cho học sinh các thao tác cơ bản khi khâu.
Kĩ thuật khâu cơ bản gồm có những bước nào?
Giúp học sinh tìm hiểu kĩ thuật đính khuy.
Tìm hiểu kĩ thuật thêu một số mũi thêu đơn giản, thông thường
Tìm hiểu đặc điểm, tính năng, cách sử dụng và bảo quản một số loại bếp đun và dụng cụ nấu ăn thông thường trong gia đình.
 Đối với mỗi bài học giáo viên cần liên hệ thực tế giáo dục cho học sinh. 
 Để giúp học sinh có kĩ năng tự phục vụ, trước khi dạy giáo viên cần:
Nghiên cứu kĩ mục tiêu, nội dung cơ bản của từng bài và chuẩn bị đầy đủ đồ dùng dạy học để chủ động trong giờ lên lớp. Đồ dùng dạy học phải có kích thước đủ lớn, đường khâu, đường thêu phải thể hiện rõ ràng, đảm bảo yêu cầu kĩ thuật và mĩ thuật.
Quan tâm tới việc hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa như hướng dẫn đọc những nội dung chủ yếu của từng phần, hướng dẫn quan sát hình trong sách giáo khoa để trả lời câu hỏi và thực hiện các thao tác kĩ thuật, 
Giáo viên phải tăng cường sử dụng, khai thác đồ dùng dạy học như mẫu khâu, thêu, tranh qui trình kĩ thuật khi hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét đặc điểm của mẫu khâu, thêu, so sánh đặc điểm của các mũi khâu, mũi thêu cũng như cách thực hiện qui trình kĩ thuật khâu, thêu. 
Trong mỗi giờ học, giáo viên cần tạo điều kiện để học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo bằng cách sử dụng kết hợp nhiều phương pháp dạy học như phương pháp trực quan, phương pháp đàm thoại, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp thực hành kĩ thuật,
Thực hiện đầy đủ yêu cầu về đánh giá nhằm khuyến khích, động viên học sinh hăng say học tập và phát huy được năng lực, khả năng sáng tạo.
Khi dạy các nội dung về nấu ăn, do không có điều kiện tổ chức cho học sinh thực hành ngay tại lớp nên giáo viên cần tăng cường sử dụng tranh ảnh, vật thật như một số dụng cụ nấu ăn trong gia đình, một số loại thực phẩm thông thường,để hướng dẫn các thao tác kĩ thuật. 
Ví dụ: Bài 1: Đính khuy hai lỗ- Trang 4
I. Mục tiêu :
1.Kiến thức :Biết cách đính khuy hai lỗ 
2. Kĩ năng :Đính được ít nhất một khuy hai lỗ. Khuy đính tương đối chắc chắn.
3. Thái độ :Rèn tính khéo léo, cẩn thận . 
 Qua bài thực hành giáo viên rèn kĩ năng tự phục bản thân như tự chuẩn bị đồ dùng học tập , biết khắc phục sự cố về khuy áo của bản thân không chờ vào cha mẹ.
3.2. Giáo dục kĩ năng thích ứng, hợp tác nhóm, tự tin giao tiếp
Việc giáo dục kĩ năng thích ứng cho học sinh là một trong những kĩ năng quan trọng trong xu thế phát triển của xã hội ngày nay để con người có thể hòa nhập với cuộc sống. 
Hầu hết các bài học trong chương trình Kĩ thuật lớp 5 đều có thể lồng ghép việc giáo dục kĩ năng thích ứng cho học sinh. 
Học sinh tự tin khi trao đổi ý kiến hoặc nội dung bài học với giáo viên, với các bạn.
Biết cách giới thiệu, chào hỏi và trình bày vấn đề khi thuyết trình
Biết cách nói chuyện lễ phép với giáo viên và hòa đồng với bạn bè
Các phương pháp dạy học để giáo dục kĩ năng thích ứng cho học sinh đã sử dung:
Kết hợp nhiều phương pháp dạy học phù hợp với nội dung từng bài học, nếu có thể giáo viên cần liên hệ thực tế để học sinh dễ nắm bắt và vận dụng kiến thức một cách tích cực vào đời sống sinh hoạt hàng ngày. Trong từng bài, giáo viên cần đi cụ thể, rõ ràng, hướng dẫn chi tiết để học sinh nắm được kiến thức.
Trong quá trình dạy học môn Kĩ thuật, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động nhóm, trình bày ý kiến của mình trước tập thể, thuyết trình về sản phẩm mình làm ra,để rèn luyện cho học sinh tính mạnh dạn khi đứng trước đám đông. 
Đối với những nội dung gần gũi với cuộc sống hàng ngày, giáo viên nên tổ chức cho học sinh tham quan, tìm hiểu thực tế kết hợp với nhiều phương pháp dạy học khác như trực quan, nêu và giải quyết vấn đề, đàm thoại,để các em thấy được mối liên hệ giữa bài học với cuộc sống. 
Ví dụ: Bài 3: Một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình - Trang 12
MỘT SỐ DỤNG CỤ NẤU ĂNVÀ ĂN UỐNG TRONG GIA ĐÌNH
I. MỤC TIÊU : 
1. Kiến thức : Biết đặc điểm, cách sử dụng, bảo quản một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống thông thường trong gia đình. 
2. Kĩ năng : Biết cách sử dụng, bảo quản ,bảo đảm an toàn khi sử dụng dụng cụ nấu ăn.
3. Thái độ : Biết giữ gìn vệ sinh, an toàn trong quá trình sử dụng dụng cụ nấu ăn, ăn uống . Biết phụ giúp gia đình ,tự phục vụ bản thân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Giáo viên: Tranh, một số dụng cụ đun, nấu, ăn uống thường dùng trong gia đình, Phiếu học tập.
- Học sinh: SGK, vở. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 
Hoạt động của giáo viên
	HH	Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động:
 Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
 GV nhận xét – biểu dương
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới : 
a/Xác định các dụng cụ đun, nấu, ăn uống thường dùng trong gia đình. 
Mục tiêu: Giúp HS biết các dụng cụ đun, nấu, ăn uống thường dùng trong gia đình,
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS quan sát các hình 1, 2, 3, 4, 5 SGK và trả lời các câu hỏi như SGK. 
+ GV nhận xét – chốt lại – ghi bảng. 
b/Tìm hiểu đặc điểm, cách sử dụng, bảo quản một số dụng cụ đun, nấu, ăn uống thường dùng trong gia đình. 
Mục tiêu: Giúp HS biết đặc điểm, cách sử dụng, bảo quản một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống thông thường trong gia đình. 
Cách tiến hành:
- GV chia nhóm 8 – giao Phiếu học tập. 
- GV phát phiếu học tập: 
 + Tên loại dụng cụ:.........................
 + Tên các dụng cụ cùng loại: ............
 + Tác dụng các dụng cụ cùng loại: .....
 + Cách sử dụng bảo quản: ...............
- HS làm bài theo nhóm. 
- Đại diện nhóm trình bày. 
- GV nhận xét – đánh giá - biểu dương. 
3. Hoạt động luyện tập :
Đánh giá kết quả học tập
Giúp HS biết đánh giá kết quả học tập của mình, của bạn. 
GV hỏi 2 câu hỏi cuối bài để đánh giá kết quả học tập của HS. 
4. Hoạt động vận dụng :
-Tổ chức thi đua : 1 học sinh nêu tên 1 dụng cụ nấu ăn, gọi 1 học sinh nêu công dụng, 1 học sinh nêu cách dùng ,cách bảo quản.
5. Hoạt động tìm tòi mở rộng:
- Nhận xét tinh thần học tập của học sinh .
- Chuẩn bị : “Chuẩn bị nấu ăn”.
- Hát 
- Các tổ trưởng báo cáo 
- Học sinh lắng nghe 
- HS quan sát – vài HS đọc lại. 
- HS đọc và trả lời – nhận xét – bổ sung. 
- HS ngồi theo nhóm - nhận việc. 
- HS nhận phiếu. 
- HS quan sát 
- HS làm bài theo nhóm – đại diện 2 nhóm làm trên bảng nhóm 
- Đại diện nhóm trình bày– nhận xét – bổ sung. 
 - HS lắng nghe. 
- HS trả lời – nhận xét – bổ sung. 
HS đọc ghi nhớ
HS theo dõi 
-Các em chọn nhóm 3 bạn.
-Nhóm nào hoàn thành tốt được cả lớp tuyên dương.
Thực hành phụ giúp gia đình.
Ở bài này, một số kĩ năng chủ yếu được giáo dục cho học sinh là:
	Kĩ năng thích ứng hợp tác nhóm, tự tin giao tiếp, kĩ năng tự phục vụ, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng tư duy phê phán. Những phương pháp chủ yếu được sử dụng trong bài này: Phương pháp dùng ngôn ngữ, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp đánh giá kết quả học tập, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, sử dụng phiếu học tập...
	Kết quả hoàn thành phiếu học tập như sau:
Hoàn thành phiếu học tập: 100 % các nhóm.
3.3. Kĩ năng lắng nghe tích cực
 Giúp học sinh biết lắng nghe và chọn lọc thông tin khi giáo viên giảng, khi bạn thuyết trình, khi bạn trả bài để đưa ra nhận xét, góp ý phù hợp, phát hiện vấn đề khá tốt, đa số học sinh nhận ra ưu điểm của bạn mình và phát hiện một số hạn chế, tuy chưa nhiều.
Khi lắng nghe giáo cần rèn cho học sinh các thói quen để cho người nói có thể cảm nhận được sự chú ý và đón nhận được những thông điệp một cách trọn vẹn. Ngoài lời nói thì các cử chỉ cũng là một cách để giao tiếp không kém phần quan trọng. Nên cần có những lưu ý khi giao tiếp.
+ Nhìn thẳng, trực tiếp vào người nói.
+ Tránh không nên phân tâm bởi các yếu tố bên ngoài.
+ Lắng nghe ngôn ngữ cơ thể cũng như những cử chỉ của người nói.
+ Thể hiện sự đồng ý, đồng tình qua thái độ mỉm cười và sử dụng các sắc thái trên khuôn mặt.
+ Lưu ý tư thế của bạn cũng thể hiện sự cởi mở và khuyến khích người khác hòa mình vào nội dung trình bày.
+ Phản ánh những gì đã nói thông qua cách diễn đạt.
+ Đưa ra một số câu hỏi để làm rõ thông điệp, vấn đề mà người nói muốn đề cập.
+ Cần biết ghi nhận, tóm tắt những ý kiến của người nói trong quá trình giao tiếp một cách thường xuyên.
+ Đừng nên xen ngang người nói.
+ Không cắt lời khi người khác đang nói cũng như đưa ra những ý kiến tranh luận.
+ Nên thẳng thắn, cởi mở trung thực trong quá trình giao tiếp.
+ Hãy đối xử công bằng với mọi người .
Ví dụ: Bài 10: Lợi ích của việc nuôi gà - Trang 30
I. MỤC TIÊU :
1.Kiến thức : Kể được tên và nêu được một số đặc điểm chủ yếu của một số giống hiền.
2.Kĩ năng :Biết liên hệ thực tề để kể tên và nêu đặc diểm chủ yếu của một số giống gà nuôi ở gia đình.
3.Thái độ :-Yêu thích học chăn nuôi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
-GV : - Tranh ảnh minh họa các lợi ích của việc nuôi gà .
-HS : Xem trước bài : “lợi ích của việc ”
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1. Khởi động :
- Nhận xét phần thực hành của các tổ .
2.Hình thành kiến thức mới:: 
Hoạt động 1 : Tìm hiểu lợi ích của việc nuôi gà .
- Giới thiệu nội dung phiếu học tập và cách thức ghi kết quả thảo luận vào phiếu :
1. Em hãy kể tên các sản phẩm của chăn nuôi gà .
2. Nuôi gà đem lại những ích lợi gì ?
3. Nêu các sản phẩm được chế biến từ thịt gà , trứng gà .
- Phát phiếu cho các nhóm và nêu thời gian thảo luận .
Bổ sung , giải thích , minh họa một số lợi ích chủ yếu của việc nuôi gà theo SGK .
Hoạt động 2 : Đánh giá kết quả học tập 
- Dựa vào câu hỏi cuối bài , kết hợp dùng một số câu hỏi trắc nghiệm để đánh giá kết quả học tập của HS .
- Nêu đáp án để HS đối chiếu , đánh giá kết quả làm bài của mình .
- Nhận xét , đánh giá kết quả học tập của HS .
3. Vận dụng- Nêu lại ghi nhớ SGK .
Giáo dục HS có ý thức chăm sóc , bảo vệ vật nuôi .
4.Mở rộng	- Nhận xét tiết học .
-Chuẩn bị bài : “Một số giống gà ..”.
Trình bày sản phẩm các bài may ,thêu
Lợi ích của việc nuôi gà .
Hoạt động nhóm .
- Các nhóm tìm thông tin SGK , quan sát hình ảnh , liên hệ thực tiễn thảo luận rồi ghi vào phiếu .
- Đại diện từng nhóm lần lượt trình bày ở bảng .
- Các nhóm khác nhận xét , bổ sung ý kiến .
Hoạt động lớp .
- Làm bài tập .
- Báo cáo kết quả làm bài tập .
-HS lắng nghe .
Tìm hiểu trước
 Qua các hoạt động giáo viên hướng dẫn rèn học sinh kĩ năng lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến, hợp tác nhóm, tự tin giao tiếp khi trình bày ý kiến, sản phẩm thực hành....
3.4. Giáo dục kĩ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề
Kĩ năng ra quyết định là khả năng của cá nhân biết quyết định lựa chọn phương án tối ưu để giải quyết vấn đề hoặc tình huống gặp phải trong cuộc sống một cách kịp thời. 
Với mỗi quyết định đúng đắn, có thể mang lại thành công cho cá nhân, niềm vui cho cha mẹ, anh em, bạn bè và những người thân khác. 
Ra quyết định là một khâu quan trọng để giải quyết vấn đề. 
Kĩ năng ra quyết định là kĩ năng hình thành suốt một quá trình dài, đòi hỏi học sinh phải có trải nghiệm qua mới quyết định việc làm của mình cho phù hợp. Do vậy, hầu hết các bài học trong chương trình Kĩ thuật lớp 5 đều cung cấp kiến thức góp phần giáo dục kĩ năng ra quyết định cho học sinh.
Để tiết dạy của mình đạt hiệu quả, cần chuẩn bị đầy đủ đồ dùng dạy học.
Trong quá trình dạy giáo viên cần sử dụng kết hợp nhiều phương pháp trong đó cần chú ý đến phương pháp thảo luận nhóm để rèn luyện cho học sinh khả năng tự đưa ra những quyết định trong quá trình thảo luận, phương pháp thực hành kĩ thuật, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề,Đối với mỗi bài học, giáo viên cần lựa chọn và kết hợp nhiều phương pháp dạy học, xác định các phương án giải quyết hiệu quả nhất để đưa ra quyết định chính xác, kịp thời.
	Kĩ năng giải quyết vấn đề là khả năng của cá nhân biết và quyết định lựa chọn phương án tối ưu và hành động theo phương án đã chọn để giải quyết vấn đề hoặc tình huống gặp phải trong bài học ,trong cuộc sống. Giải quyết vấn đề có liên quan đến kĩ năng ra quyết định và cần nhiều kĩ năng sống khác như: Giao tiếp, xác định giá trị, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, tìm kiếm sự hỗ trợ, kiên định,...kĩ năng giải quyết vấn đề rất quan trọng, giúp con người có thể ứng phó tích cực và hiệu quả trước những vấn đề, tình huống của cuộc sống.
Các phương pháp đã dạy học để giáo dục kĩ năng giải quyết vấn đề cho học sinh
 Khi dạy những bài học này, giáo viên cần chú ý sử dụng các phương pháp thảo luận nhóm, trình bày trực quan, nêu và giải quyết vấn đề,
3.5. Giáo dục kĩ năng tư duy phê phán, nhận xét đánh giá
Kĩ năng tư duy phê phán là khả năng phân tích một cách khách quan và toàn diện các vấn đề, sự vật hiện tượng,...xảy ra. 
Kĩ năng tư duy phê phán rất cần thiết để học sinh có thể đưa ra được những quyết định, những hành động phù hợp. Các kiến thức trong mỗi bài học kĩ thuật lớp 5 đều có thể hình thành cho học sinh kĩ năng tư duy phê phán, nhận xét, đánh giá.
Giáo viên cần sử dụng các phương pháp dạy học dùng ngôn ngữ, phương pháp trực quan, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp thảo luận nhóm. Vận dụng các phương pháp này, giáo viên truyền đạt kiến thức đến học sinh một cách chính xác, đầy đủ giúp các em nắm được những kiến thức lí thuyết cũng như các bước thao tác kĩ thuật. Khi nắm được những kiến thức cơ bản này sẽ là nền tảng giúp học sinh có thể đưa ra những lời nhận xét đúng đắn về công việc của mình cũng như của người khác.
3.6. Giáo dục kĩ năng tư duy sáng tạo
Tư duy sáng tạo là khả năng nhìn nhận và giải quyết vấn đề theo một cách
mới, với ý tưởng mới, theo phương thức mới, cách sắp xếp và tổ chức mới, là khả năng khám phá và kết nối mối quan hệ giữa các khái niệm, ý tưởng, quan điểm, sự việc, độc lập trong suy nghĩ.
Kĩ năng tư duy sáng tạo giúp con người tư duy năng động với nhiều sáng kiến và óc tưởng tượng, biết cách phán đoán và thích nghi, có tầm nhìn và khả năng suy nghĩ rộng hơn những người khác, giúp học sinh có kĩ năng vận dụng kiến thức đã học để sáng tạo ra những cái mới.
Các phương pháp đã dạy học để giáo dục kĩ năng tư duy sáng tạo cho học sinh
Những bài học này sẽ giúp cho học sinh phát huy được khả năng tư duy sáng tạo của mình từ việc vận dụng lí thuyết của những bài học trước. 
Khi dạy học những bài này, giáo viên không chỉ hướng dẫn học sinh biết lắp ghép mô hình kĩ thuật mà còn phải hình thành tư duy kĩ thuật và lòng ham thích tìm tòi để tự lắp ghép được một số mô hình kĩ thuật mới.
Để việc dạy học những bài học này đạt hiệu quả giáo viên cần sử dụng các phương pháp trực quan kết hợp với các phương pháp dạy học khác nhằm giới thiệu cho học sinh những mẫu, mô hình lắp ghép để các em có thể lựa chọn và sáng tạo hơn trong quá trình thực hành của mình.
Ví dụ: Khi dạy bài 9: Cắt, khâu, thêu hoặc nấu ăn tự chọn – Trang 27
 Đây là bài có nhiều nội dung tư duy sáng tạo, giáo viên rèn cho học sinh các kĩ năng quyết định, tự tin trình bày sản phẩm. Các em có cơ hội sáng tạo trang trí khi cắt, khâu, thêu. Hoặc các em thỏa sức trang trí, bày dọn món ăn, bàn ăn trong gia đình cũng góp phần rèn kĩ năng tự phục vụ cho học sinh.
3.7. Giáo dục kĩ năng hướng nghiệp
	 Giúp học sinh nhận biết với những ngành nghề khác nhau trong xã hội, phát triển hứng thú và năng lực đối với một dạng lao động sản xuất nhất định, giúp cho học sinh có suy nghĩ về một nghề nghiệp mà em hứng thú, yêu thích. 
	Để lồng ghép giáo dục cho học sinh định hướng nghề nghiệp trong tương lai, cần chú ý một số biện pháp sau:
- Trong khi dạy mỗi phần cụ thể, giáo viên cần phải:
+ Từ những kiến thức kĩ thuật cụ thể mà khái quát hóa chúng thành những nguyên lí chung.
+ Từ những nguyên lí kĩ thuật chung phải chỉ ra những ứng dụng cụ thể của nó trong các hoạt động hàng ngày của con người.
+ Tổ chức tốt quá trình thực hành và lao động kĩ thuật cho học sinh trên cơ sở coi trọng hiệu quả giáo dục và hiệu quả kinh tế. Trong quá trình này cần chú ý rèn luyện hệ thống kĩ năng cơ bản cho học sinh.
+ Tổ chức tốt các hình thức hội thi khéo tay, thi trưng bày sản phẩm, nhằm mở rộng tầm hiểu biết kĩ thuật, phát hiện và bồi dưỡng hứng thú và năng khiếu của học sinh.
+ Tích cực xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ dạy học bộ môn. 
- Trong quá trình dạy, giáo viên cần chuẩn bị đầy đủ thiết bị dạy học như bộ lắp ghép mô hình mẫu (bộ dùng cho giáo viên) đủ lớn để học sinh quan sát được, đồng thời phải đảm bảo thẩm mĩ và yêu cầu kĩ thuật.
- Trong quá trình dạy cần sử dụng phương pháp thực hành kĩ thuật kết hợp với phương pháp trực quan (mẫu mô hình lắp ghép) và các phương pháp dạy học khác như vấn đáp gợi mở, vấn đáp nêu vấn đề để thu hút học sinh tham gia vào các hoạt động và phát huy được tính tích cực, sáng tạo, đồng thời hình thành, phát triển kĩ năng lắp ghép mô hình kĩ thuật. Tăng cường hoạt động theo nhóm để mọi học sinh đều được thực hành, đồng thời hình thành ý thức hợp tác, học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau. Điều này đặc biệt cần thiết đối với những nơi không có đủ bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật cho mỗi học sinh.
- Khi hướng dẫn các thao tác lắp ghép mẫu, giáo viên cần thực hiện chậm và nhấn mạnh những thao tác khó để học sinh hiểu rõ cách thực hiện và thực hiện đúng. 
- Giáo viên cần chú ý không để cho học sinh thực hiện theo kiểu “bắt chước” nghĩa là giáo viên lắp đến đâu, học sinh lắp đến đó.
- Trong quá trình thực hành, giáo viên cần đến từng nhóm để quan sát, phát hiện, chỉ dẫn kịp thời cho những học sinh còn lúng túng hoặc thực hiện chưa đúng kĩ thuật. Chú ý nhắc nhở học sinh tháo và xếp gọn các chi tiết v

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_ki_nang_song.doc