Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục giá trị sống cho học sinh trong tiết dạy Lịch sử ở trường trung học phổ thông

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục giá trị sống cho học sinh trong tiết dạy Lịch sử ở trường trung học phổ thông

III. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN.

1.Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến

1. 1 Thực trạng chung

Trong giáo dục đào tạo thế hệ trẻ ngày nay, bộ môn Lịch sử có vị trí, ý nghĩa vô cùng

quan trọng. Lịch sử là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại. Nó không chỉ giúp học sinh hiểu

biết quá trình phát triển của xã hội loài người và dân tộc từ lúc xuất hiện cho đến nay mà

còn có tác dụng giáo dục tình cảm, đạo đức quan điểm, tư tưởng, cung cấp những bài học

cho cuộc đấu tranh trong hiện tại và tương lai. Môn Lịch sử ở trường phổ thông đã góp phần

không nhỏ trong việc giáo dục lòng tự tôn dân tộc, tinh thần yêu nước và trách nhiệm của

thế hệ trẻ đối với sự phát triển của nước nhà. Lịch sử là môn học cần thiết nếu không muốn

nói là đặc biệt quan trọng góp phần hình thành nhân cách của con người, nếu không coi

trọng môn học này thì tâm hồn của mỗi con người sẽ trở nên khô cứng, vô cảm trước con

người và cuộc đời lâu dần sẽ dẫn đến thái độ dửng dưng trước vẻ đẹp phong phú và sự giàu

có của lịch sử và văn hóa dân tộc. Học Lịch sẽ giúp chúng ta có hành động tốt trong hiện tại

và luôn hướng đến những cái đẹp trong tương lai

pdf 62 trang Người đăng phuongnguyen22 Lượt xem 1310Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục giá trị sống cho học sinh trong tiết dạy Lịch sử ở trường trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợc thể hiện rõ nét và chiếm vị trí quan trọng trong chương trình giảng dạy. Ở bậc phổ 
thông, những tri thức về hoạt động của Bác được trình bày kỹ hơn và “lồng” với kiến thức 
dân tộc. Qua các bài học lịch sử học sinh không chỉ hiểu về những cống hiến của Bác với 
dân tộc, phong trào cách mạng thế giới, dấu ấn của Người đối với tiến trình cách mạng nước 
ta. 
Nhà trường là nơi giáo dục, đào tạo có mục đích, có nội dung, chương trình thống 
nhất. Khoảng thời gian chủ yếu ở lứa tuổi này là học kiến thức, sinh hoạt tập thể. Vì vậy, 
đây là môi trường rất tốt để truyền bá giáo dục thế hệ trẻ về tư tưởng Hồ Chí Minh. Như 
vậy, nhà trường có vai trò quan trọng, có vị trí đặc biệt, thông qua quá trình dạy học để giáo 
dục học sinh tư tưởng của Người, hình thành phẩm chất, năng lực của con người mới xã hội 
chủ nghĩa. 
* Một số nguyên tắc dạy học tích hợp nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh trong môn 
Lịch sử: 
- Thực hiện giáo dục tình cảm, thái độ, tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh cho học sinh 
thông qua bài học lịch sử phải được tiến hành trên cơ sở: Trình bày, khai thác nội dung sự 
kiện; nêu kết luận khái quát về sự kiện; vận dụng sáng tạo, cụ thể những kiến thức khoa học 
về nội dung sự kiện trong hoạt động thực tiễn và tiếp thu kiến thức mới. 
- Bồi dưỡng kỹ năng, phát huy tính tích cực của học sinh thông qua tích hợp nội dung 
tư tưởng Hồ Chí Minh: làm cho học sinh tự nguyện, năng động, tự giác, tích cực học tập 
28 
lịch sử, cần khơi dậy ở các em nhận thức cần thiết phải học tập, say mê, hứng thú học tập. 
Bồi dưỡng, rèn luyện năng lực trong việc học tập, tự giáo dục, vận dụng kiến thức đã học. 
- Tích hợp nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh trong dạy học phải dựa trên cơ sở sự kiện 
lịch sử cơ bản: Việc tích hợp nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh trong bài học lịch sử phải dựa 
theo chuẩn kiến thức kỹ năng của môn học mà Bộ đã ban hành. Giáo viên không thể cung 
cấp cho học sinh quá nhiều kiến thức, sự kiện vụn vặt, không lựa chọn tùy tiện, làm cho việc 
học trở nên nặng nề. Chú ý tránh kể chuyện về Bác Hồ thay cho dạy học sẽ gây nên tình 
trạng “quá tải”không đi đúng trọng tâm, mục tiêu của bài học. 
- Tuân thủ những nguyên lý giáo dục nói chung, giáo dục tư tưởng, tình cảm nói 
riêng: học đi đôi với hành, tự nguyện, tự giác, tránh áp đặt, mệnh lệnh, phải thực hiện 
nguyên tắc nói và làm, nêu gương những điều học sinh được tiếp nhận phải trở thành hiện 
thực, không thể dừng ở nhận thức lý luận, mang tính tư liệu. 
- Tạo điều kiện cần thiết về thiết bị, các phương tiện dạy học, đổi mới phương pháp 
dạy học để cho hiệu quả giáo dục được nâng cao. 
Để lồng ghép giáo dục giá trị sống thông qua việc tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí 
Minh đạt hiệu quả cao, giáo viên có thể sử dụng nhiều hình thức, phương pháp như: dùng 
chuyện kể, hình ảnh, phim tư liệu, trích dẫn những câu nói của Bác, sử dụng hình thức liên 
môn với văn học, âm nhạc 
a. Phương pháp kể chuyện lịch sử 
 * Các bước tiến hành: Để phương pháp kể chuyện lịch sử có hiệu quả trong việc giáo 
dục giá trị sống cho học sinh cần tiến hành theo các bước sau: 
- Bước 1: Giáo viên lựa chọn đơn vị bài học để tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. 
- Bước 2: Giáo viên tìm kiếm tài liệu, lựa chọn câu chuyện phù hợp với giá trị muốn giáo 
dục. 
- Bước 3: Tiến hành hoạt động. Giáo viên đưa chuyện kể về Bác vào nội dung bài học. 
- Bước 4: Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận rút ra bài học, rút ra giá trị sống thông 
qua câu chuyện trên. 
Ở phương pháp này, hoạt động của học sinh là sau khi nghe câu chuyện có thể là 
giáo viên đưa ra một số câu hỏi khơi gợi học sinh suy nghĩ về những giá trị sống, tổ chức thi 
hùng biện, tranh luận và rút ra những giá trị sống. 
29 
- Bước 5: Giáo viên nhận xét, kết luận và giáo dục giá trị sống mà học sinh cần học tập. 
Ví dụ : Dạy bài 24. Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất (Chương trình 
11 chuẩn) 
* Cách tiến hành như sau: 
- Bước 1: Giáo viên lựa chọn nội dung trong bài để tích hợp đó là II.3 Hoạt đông cách mạng 
của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911-1917, nhằm giáo dục học sinh giá trị sống đó là tinh thần 
lao động cần cù vượt qua khó khăn. 
- Bước 2: Giáo viên sưu tầm mẫu chuyện về Bác để tích hợp trong nội dung bài học. 
- Bước 3: Tiến hành hoạt động: Giáo viên chọn kể câu chuyện “Hai bàn tay” như sau: 
“Như chúng ta đã biết, sau một thời gian dạy học ở trường Dục Thanh (Phan Thiết, Bình 
Thuận), Bác Hồ đi vào Sài Gòn, để thực hiện hoài bão ước mơ của mình, đó là ra đi tìm 
đường cứu nước. Sau một thời gian sinh sống ở đây, Bác đã gặp được anh Lê và trở thành 
một đôi bạn thân thiết. Những ngày này, Bác thấy được nhiều điều mới lạ, từ xem đèn điện, 
chiếu bóng đến ăn kem Một hôm, Bác đột nhiên hỏi bạn: 
– Anh Lê, anh có yêu nước không? 
– Anh Lê ngạc nhiên và đáp: “Tất nhiên là có chứ!”. 
– Anh có thể giữ bí mật không? 
– Có. 
– Tôi muốn đi ra nước ngoài để xem nước Pháp và các nước khác; sau khi xem xét họ làm 
như thế nào, tôi trở về giúp đồng bào của chúng ta. 
– Anh có muốn đi với tôi không? 
– Anh Lê trả lời: Nhưng chúng ta lấy đâu ra tiền mà đi? 
– Đây, tiền đây! Bác vừa nói, vừa giơ hai bàn tay; Chúng ta sẽ làm việc, chúng ta sẽ làm bất 
cứ việc gì để sống và để đi. Thế thì anh cùng đi với tôi chứ? Bị lôi cuốn vì lòng hăng hái của 
Bác, anh Lê đồng ý. Nhưng sau khi suy nghĩ kỹ, anh Lê không đủ can đảm và giữ lời hứa 
nữa. Ngày 05/6/1911, trên một chiếc tàu buôn của Pháp (Latouche Tréville), Bác bắt đầu 
con đường vạn dặm tìm đường cứu nước để đem lại độc lập, tự do cho dân tộc bằng đôi bàn 
tay lao động chân chính của mình”. 
- Bước 4: Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận rút ra bài học. Sau khi kể xong mẫu 
chuyện, giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh: “Câu chuyện trên đã thể hiện được đức tính gì ở 
Bác và các em đã học tập ở Bác được giá trị gì sống gì nổi bật cần thiết cho bản thân 
mình?”. Tôi phát vấn khoảng 3 học sinh để các em trình bày nhận thức của bản thân. 
30 
- Bước 5: Giáo viên chốt ý rút ra bài học để giáo dục các em. 
Qua câu chuyện trên thể hiện ý chí, nghị lực, tinh thần vượt qua khó khăn thử thách 
để thực hiện khát vọng là tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc ta lúc bấy giờ 
mà bao đời nay các thế hệ tiền bối vẫn chưa làm được. Người biết, con đường ở phía trước 
còn dài, rất gian lao, vất vả nhưng Người vẫn vững niềm tin vào con đường chính nghĩa, tin 
vào sức lao động chân chính của mình. Từ đó, giáo viên giáo dục cho học sinh: “Chúng ta 
cảm phục Bác về tấm lòng vì nước, vì dân, biết ơn Bác đã vượt mọi thử thách khắc nghiệt 
của cuộc sống, thực hiện lý tưởng đó là giải phóng dân tộc khỏi ách áp bức bóc lột của thực 
dân, phong kiến, nhằm đem lại độc lập, tự do cho dân tộc. Tấm gương đó luôn là bài học 
quý để cho mỗi người chúng ta học tập suốt đời. Để có cuộc sống hòa bình như ngày nay, 
chúng ta cần học tập ở Người là tinh thần lao động cần cù, cố gắng vượt qua mọi khó khăn, 
thử thách. Vì “Bàn tay ta làm nên tất cả, có sức người sỏi đá cũng thành cơm”. Qua câu 
chuyện trên, giáo viên giáo dục học sinh một giá trị sống vô cùng cần thiết đó là “tinh thần 
lao động cần cù”, từ những việc làm đơn giản là phải biết tự mình làm những công việc của 
bản thân như: phụ giúp công việc nhà, giặt ủi quần áo, các đồ dùng cá nhân,... 
 Tại sao qua câu chuyện trên ta phải giáo dục tính cần cù, chăm chỉ cho các em? Cần 
cù, chăm chỉ ở đây bao gồm cả trong học tập và công việc gia đình. Bởi vì phần lớn hiện 
nay các gia đình đều có ít con nên hầu hết các em đều được ba mẹ yêu thương, chăm sóc 
cưng chiều làm cho các em tất cả mọi thứ như từ nấu cơm, rửa chén, giặt đồ... cho các em 
mặc dù các em đã trưởng thành nên nhiều em hầu như chưa phải làm bất cứ công việc nhà 
nào, thậm chí còn không biết cách chăm sóc bản thân mình. Còn trong học tập, một số em 
về nhà không chăm chỉ học bài, khi đến lớp trong những giờ kiểm tra lại quay cóp, xem tài 
liệu, dựa vào sự “giúp đỡ” của những bạn khác trong lớp... Vì vậy tôi giáo dục học sinh tính 
cần cù, chăm chỉ, ý chí vượt khó, tất cả mọi việc đều được làm nên từ chính đôi bàn tay của 
mình dù cho có khó khăn và thử thách như thế nào từ đôi bàn tay của mình ta sẽ làm nên tất 
cả . Phải “học thật” bằng chính công sức học tập của mình bỏ ra để đạt được kết quả như 
mình mong muốn. 
Trong công việc, chúng ta phải kiên trì làm từ những việc nhỏ đến việc lớn, từ những 
việc đơn giản đến phức tạp. Sống luôn cầu tiến bộ, vươn lên bằng ý chí, bằng đôi bàn tay 
hăng say lao động thì mọi việc mới đem lại hiệu quả cao. Bác Hồ đã dạy: “Không có cái gì 
dễ, mà cũng không có cái gì khó. Nghĩa là có dễ đi nữa thì phải phấn đấu mới thành công, 
còn khó đến mấy mà quyết tâm phấn đấu, phấn đấu có phương pháp, có kế hoạch thì mới 
31 
thắng lợi Đây là bài học nghị lực, can đảm quyết tâm trong mọi việc, mọi cảnh, bài học 
bền chí, nhẫn nại, khắc khổ trong gian lao hằng ngày”. 
 Ví dụ 2: Dạy bài 18. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân 
Pháp (Chương trình 12) 
* Cách tiến hành như sau: 
- Bước 1: Lựa chọn đơn vị bài để tích hợp là bài 18. Những năm đầu của cuộc kháng chiến 
toàn quốc chống thực dân Pháp (Chương trình 12). Mục II. Chiến dịch Viêt Bắc thu –đông 
(1947) với mục đích giáo dục học sinh một giá trị sống là lòng yêu thương con người. 
- Bước 2: Sưu tầm tài liệu là câu chuyện về việc Bác thăm một tù binh Pháp trong Chiến 
dịch Viêt Bắc thu –đông (1947). 
- Bước 3: Tiến hành hoạt động. Khi dạy đến Chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947 giáo viên 
có thể kể câu chuyện ngắn như sau: “Trong một lần, Bác Hồ đã đến thăm tù binh Pháp, giữa 
mùa đông giá lạnh, thấy anh rét run người, Bác đã lấy chiếc áo khoác đang mặc trên người 
khoác lên người anh ta khiến cho người tù binh ấy đã rơi lệ”. 
- Bước 4: Giáo viên cho học sinh thảo luận rút ra bài học. Qua câu chuyện trên, giáo viên 
đặt câu hỏi: “ Hành động đó nói lên điều gì ở con người của Bác, từ đó em có nhận xét gì về 
hành động của Bác?” Tôi gọi 3 em học sinh trả lời. 
- Bước 5. Nhận xét, kết luận . Hành động đó của Bác thể hiện tình yêu thương vô bờ bến 
của Bác đối với con người, tình yêu thương con người đối với Bác là không biên giới. 
Trước hết, Người lo cho dân tộc của Việt Nam và sau đó, Người lo cho tất cả những kiếp 
người trên hành tinh còn bị đoạ đầy, đau khổ, bởi vì: "Họ là thân thích ruột già, công nông 
thế giới đều là anh em". Yêu thương con người là phải sống với nhau có tình, có nghĩa. Đây 
là một trong những giá trị sống truyền thống của con người Việt Nam dù người đó có xem 
mình là kẻ thù. Tình thương yêu con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh còn được thể hiện 
đối với những người có sai lầm khuyết điểm nhưng đã nhận rõ khuyết điểm sai lầm và cố 
gắng sửa chữa, kể cả những người lầm đường lạc lối đã hối cải, kể cả đối với kẻ thù đã bị 
thương, bị bắt hoặc đã quy hàng. 
Giáo viên giáo dục học sinh: với một tù binh Pháp, Bác Hồ chúng ta còn dành tình 
yêu thương như thế, vì thế chúng ta đang là học sinh khi đang ngồi trên ghế nhà trường thì 
phải biết yêu thương nhau, giúp đỡ bạn bè chung lớp và chung trường với nhau. Tình yêu 
thương con người của các em, trước tiên là hãy biết yêu thương gia đình, người thân, bạn 
bè, yêu tất cả các dân tộc cùng sống trên dãy đất hình chữ S này. Có yêu thương thì mới gắn 
32 
kết với nhau, mới tạo thành khối đoàn kết dân tộc, làm nên sức mạnh tổng hợp để xây dựng 
đất nước chống lại kẻ thù. Biểu hiện cụ thể nhất của đoàn kết là sự yêu thương đùm bọc, 
giúp đỡ lẫn nhau. Tình yêu thương bạn bè sẽ tạo nên một tập thể vững mạnh, trong lớp 
chúng ta không được chia bè phái, không nên đánh nhau vì các mâu thuẫn nảy sinh, phải 
biết cách điều hòa các mâu thuẫn với nhau. 
Yêu thương con người thể hiện trong mối quan hệ bạn bè, mọi người xung quanh 
trong sinh hoạt thường ngày, phải có thái độ tôn trọng con người. Cụ thể trong trường chúng 
ta có những phong trào thể hiện tình yêu thương bạn bè đối với những bạn có hoàn cảnh khó 
khăn là phong trào nuôi heo đất, đóng góp quỹ khuyến học...chúng ta nên tích cực hưởng 
ứng những phong trào này đóng góp một phần nhỏ bé của mình để làm giảm đi phần nào 
khó khăn của những bạn học sinh khác đúng như truyền thống của dân tộc Việt Nam: “Lá 
lành đùm lá rách”, “thương người như thể thương thân”. 
b. Phương pháp liên môn: 
* Các bước tiến hành: Để phương pháp liên môn đạt hiệu quả trong việc giáo dục giá 
trị sống cần tiến hành theo những bước sau: 
- Bước 1: Giáo viên lựa chọn đơn vị bài học để tiến hành thực hiện liên môn. 
- Bước 2: Giáo viên lựa chọn kiến thức liên môn ở các lĩnh vực khác cho phù hợp với bài 
học, phù hợp với giá trị muốn giáo dục. 
- Bước 3: Tiến hành hoạt động. 
- Bước 4: Giáo viên tổ chức cho học sinh rút ra bài học, rút ra giá trị sống. 
- Bước 5: Giáo viên nhận xét, kết luận giáo dục học sinh, vận dụng sáng tạo cụ thể những 
nội dung tư tưởng HCM trong hoạt động thực tiễn. 
Ví dụ: Dạy bài 12- Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919-1925 (Chương 
trình 12 chuẩn). 
- Bước 1: Giáo viên lựa chọn đơn vị bài để liên môn đó là Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt 
Nam từ 1919-1925 II.3 Hoạt đông cách mạng của Nguyễn Ái Quốc với sự kiện: tháng 
7/1920 để giáo dục học sinh một giá trị sống là “hạnh phúc”. 
- Bước 2: Giáo viên sưu tầm tài liệu là môn Văn học để tiến hành liên môn trong nội dung 
bài học. 
- Bước 3: Tiến hành hoạt động. Giáo viên cho học sinh nghe ngâm đoạn thơ trong bài thơ 
“Người đi tìm hình của nước” của nhà thơ Chế Lan Viên như sau: 
33 
- Bước 4: Giáo viên tổ chức cho học sinh rút ra bài học, rút ra giá trị sống thông qua đoạn 
thơ trên. Sau khi nghe xong giáo viên đặt câu hỏi “Đoạn thơ trên nói lên tâm trạng gì của 
Bác? Tại sao Bác lại khóc? Những giọt nước mắt đó nói lên điều gì?” Giáo viên gọi khoảng 
3 học sinh nêu lên ý kiến của mình. 
- Bước 5: Giáo viên nhận xét và kết luận. Đoạn thơ trên nói lên tâm trạng, nỗi niềm xúc 
động của Bác khi Người đã tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn để giải phóng dân tộc 
thoát khỏi cảnh nô lệ. Bác khóc vì Bác quá vui mừng. Đó là giọt nước mắt của niềm hạnh 
phúc bởi vì khát vọng lớn nhất, mục tiêu lớn nhất trong cuộc đời Bác đã đạt được sau một 
hành trình tìm con đường cứu nước đầy gian nan và lao động vất vả. Từ đó, giáo viên giáo 
dục cho học sinh một trong những giá trị sống của toàn cầu đó là “hạnh phúc”. Nhưng làm 
sao chúng ta mới có được hạnh phúc? Những con người hạnh phúc nhất, thành công nhất, 
họkhông phải là con người chỉ biết sống cho riêng mình. Họ sống và giúp đỡ rất rất nhiều 
người. Sự giúp đỡ người khác mang lại cho con người ta cảm giác hạnh phúc. Và càng giúp 
đỡ được nhiều người, cảm giác hạnh phúc sẽ càng nhiều hơn. Cac-Mác đã từng nói: “Kinh 
nghiệm cho thấy, người hạnh phúc nhất là người mang lại hạnh phúc cho nhiều người 
nhất ” Là một nhà triết học và nghiên cứu xã hội nổi tiếng, kết luận của ông hẳn là một kết 
34 
luận có căn cứ. Để có được hạnh phúc đó là điều không hề đơn giản mà là cả một quá trình 
nỗ lực, rèn luyện phấn đấu. Hiện nay rất nhiều học sinh vẫn chưa đặt cho mình mục tiêu gì 
để đạt được trong tương lai sắp tới điều này thể hiện rõ nét nhất ở việc các em dù đã học đến 
lớp 12 nhưng vẫn còn rất lúng túng, băn khoăn khi chọn nghề nghiệp sau này cho mình. 
Giáo viên giáo dục cho học sinh là chúng ta sống phải có lý tưởng cao đẹp, phải có hoài 
bão, ước mơ phải đặt cho mình những mục tiêu để ta phấn đấu đạt được, từ những mục tiêu 
nhỏ đơn giản đến những mục tiêu lớn của cuộc đời mình. Để đạt được mục tiêu đề ra phải 
trải qua quá trình lao động lâu dài và đầy gian khổ, vì vậy ngay từ bây giờ chúng ta phải cố 
gắng học tập khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường, cố gắng khắc phục mọi khó khăn trở 
ngại trên con đường học tập để chuẩn bị cho mình những hành trang vững chắc khi bước 
vào đời, và khi đạt được mục tiêu mà mình đề ra thì ta sẽ thấy được giá trị của niềm hạnh 
phúc là như thế nào. Hành trang phía trước của các em còn rất dài trước mắt đó là kỳ thi 
THPT quốc gia đầy khó khăn và thử thách và việc lựa chọn cho mình một ngành nghề phù 
hợp khi đứng trước cánh cửa tương lai, vì vậy chúng ta phải nỗ lực phấn đấu hết mình ngay 
từ bây giờ khi chưa quá muộn. Một số bạn khác thì đến thời điểm này vẫn chưa tập trung 
hết mình cho việc học tập vẫn còn mãi mê chơi game, thụ tập bạn bè vui chơi, dành thời 
gian lướt wep... Đứng trước cánh cổng cuộc đời chúng ta phải vượt qua những cám dỗ ấy, 
dành hầu hết thời gian cho việc học tập. Cuối cùng khi ta đạt được kết quả thì các em sẽ 
cảm nhận được giá trị, ý nghĩa của niềm hạnh phúc như thế nào. 
3.3.3.3 Giáo dục giá trị sống thông qua việc tích hợp tấm gương tư tưởng Bác 
Tôn 
Bác Tôn cũng là một hình mẫu lý tưởng mang nhiều giá trị sống gần gũi, chân thật 
mà giáo viên có thể lồng ghép trong các bài học Lịch sử để giáo dục học sinh. 
Ví dụ: Dạy bài Dạy bài 12. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919-1925 
(Chương trình 12 chuẩn). 
Cách tiến hành như sau: 
- Bước 1: Lựa chọn đơn vị bài để tích hợp là bài 12. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam 
từ 1919-1925 (Chương trình 12 chuẩn) mục 2. Hoạt động của tư sản, tiểu tư sản, công nhân. 
- Bước 2: Tìm kiếm tư liệu về cuộc đời, sự nghiệp Bác Tôn. 
- Bước 3: Tiến hành hoạt động. 
Trong hoạt động của công nhân giáo viên đặt câu hỏi: Ai là người đã thành lập tổ 
chức Công hội đỏ? Tháng 8/1925 tổ chức này đã lãnh đạo phong trào đấu tranh nào? Giáo 
35 
viên tóm lược cuộc bãi công này như sau: Cuộc bãi công này gắn liền với sự tổ chức và 
lãnh đạo của Công hội do Tôn Đức Thắng thành lập. Mục đích cuộc bãi công này của 
công nhân Ba Son là làm chậm việc sửa chữa chiếc tàu Misơlê mà thực dân Pháp dùng 
chở lính sang đàn áp phong trào cách mạng Trung Quốc. Giáo viên có thể minh họa một 
số hình ảnh về Bác Tôn. 
- Bước 4: Giáo viên cho học sinh thảo luận một vài nét về cuộc đời Bác Tôn. GV đặt câu 
hỏi: Em hãy nêu những hiểu biết của mình về Bác Tôn? Tôi gọi khoảng 2 học sinh trả lời. 
Em hãy nêu các câu nói, tục ngữ liên quan đến việc tiết kiệm? 
- Bước 4: GV nhận xét, kết luận. Sau khi kế nhiệm Hồ Chí Minh, Bác Tôn trở thành Chủ 
tịch nước thứ 2 và cũng là Chủ tịch nước cuối cùng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đồng 
thời là Chủ tịch nước đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Cuộc đời và 
sự nghiệp của Bác Tôn là một tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước; sự trung thành, tận 
tụy với sự nghiệp cách mạng; tinh thần anh dũng, bất khuất; đức tính khiêm tốn, giản dị; 
tình thương yêu đồng chí, đồng bào; tinh thần đại đoàn kết. Bác Tôn không phải là nhà lý 
luận, nhà tư tưởng mà là con người có sự lựa chọn đúng, có hành động chuẩn mực, tiên 
phong mang đậm chất người, chất lý tưởng, luôn sống giản dị, khiêm nhường. Là Chủ tịch 
nước nhưng Bác Tôn vẫn giữ cái búa, cái kìm, tự tay chữa xe đạp Chưa một lần tỏ ra là 
người có quyền lực, ham quyền lực. Con người Bác Tôn chính là hiện thân cho những giá 
trị luân lý cao đẹp. Quê hương An Giang giàu truyền thống yêu nước và cách mạng mãi mãi 
36 
ghi nhớ hình ảnh Bác Tôn về thăm trong bộ quần áo bạc màu giản dị, với yêu cầu hết sức 
hạn chế xe đưa, người đón vì “sợ hao phí tiền của và công sức của Nhà nước và nhân dân”. 
Ngày nay, chúng ta ôn lại, tưởng nhớ, bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, tiếp tục học tập, tu dưỡng, 
rèn luyện theo tấm gương Bác Tôn kính yêu. Qua hình ảnh đó của Bác Tôn tôi giáo dục học 
sinh một giá trị sống đó là tiết kiệm. 
Tiết kiệm cũng là một đức tính cao đẹp của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay. Tuy 
nhiên, trong nhà trường hiện nay, ý thức tiết kiệm của học sinh còn rất thiếu do nhiều 
nguyên nhân. Đó có thể là các em sinh ra trong gia đình có kinh tế khá giả hoặc từ nhỏ, 
chưa được dạy dỗ về đức tính tiết kiệm nên chưa hình thành được ý thức này. Dạo một vòng 
các trường lớp hiện nay, chúng ta sẽ chứng kiến “muôn hình muôn vẻ” của sự lãng phí. Đó 
là một chai nước uống mới nửa rồi vứt bỏ; một nửa hộp thức ăn bỏ vào thùng rác; những tờ 
giấy chỉ viết mấy dòng, mặt kia còn ngu

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_gia_tri_song.pdf