Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh Lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh Lớp 2

5.2. Nội dung sáng kiến:

Để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đưa lớp trở thành một tập

thể vững mạnh, phát huy năng khiếu của học sinh, tôi đã đề ra giải pháp: “ Một

số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 2.”

Công việc của giáo viên chủ nhiệm lớp thật nhiều không sao thống kê hết

được. Trong bài viết này, tôi chỉ đi sâu vào một số nội dung chính sau đây:

Năm học 2020- 2021, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm và

giảng dạy lớp Hai 1. Lớp tôi có 40 học sinh. Trong đó có 28 nữ và 12 nam.

Một số phụ huynh bận việc nên chưa có thời gian đi sâu, đi sát theo dõi con em

mình trong việc học tập hằng ngày. Để thực hiện nâng cao chất lượng công tác

chủ nhiệm lớp đó là giáo dục đạo đức cho học sinh tôi đã tiến hành như sau:

a. Chăm lo giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục truyền thống dân tộc

cho học sinh.

Đây cũng là giải pháp cơ bản nhằm xây dựng, hình thành nhân cách cho

học sinh. Trước hết cần quan tâm giáo dục những vấn đề cơ bản, chú trọng giáo

dục làm cho học sinh nhận thức đúng các giá trị chân, thiện, mỹ, những giá trị

truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Nhà trường, gia đình, các tổ chức, đoàn thể,

đặc biệt Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh phải thường xuyên quan tâm

bồi dưỡng cho học sinh những tình cảm cao đẹp về tình yêu quê hương, đất

nước: “mình vì mọi người, mọi người vì mình”, “thương người như thể thương

thân”, “Lá lành đùm lá rách”; giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn Từ

đó hình thành cho học sinh lối sống trong sạch, lành mạnh, những hành vi đạo

đức trong sáng phù hợp với các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và thời

đại thông qua các bài học đạo đức, thông qua các hành vi giao tiếp hàng ngày

pdf 16 trang Người đăng phuongnguyen22 Lượt xem 4165Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 một người con hiếu thảo. 
Tôi phải chỉ rõ cho các em thấy được sự cần thiết của gia đình đối với mỗi 
con người, con người sinh ra nhờ đâu. “Chim có tổ, người có tông”, gia đình là 
nơi sinh ra chúng ta, nuôi dưỡng chúng ta, cho chúng ta cuộc sống đầy đủ về 
tinh thần, về vật chất. Ông bà sinh ra cha mẹ; cha mẹ sinh ra con cái. Sợi dây 
tình cảm này không thể cắt đứt được. Người giáo viên chủ nhiệm, hơn ai hết 
phải là người xây dựng cho các em những nhận thức đúng đắn về tình cảm thắm 
thiết máu mủ không thể thay thế của gia đình. Từ đó, các em sẽ ý thức được tình 
cảm, hành vi của bản thân đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em. Rồi các em sẽ có 
ý thức hiếu thảo kính trọng đối với ông bà, cha mẹ. 
c. Biện pháp 
 Bằng những lời nhắc nhở, hướng dẫn hàng ngày trên lớp, giáo viên chủ 
nhiệm phải hướng các em đến những hành động cụ thể chứ không phải chỉ là lý 
thuyết. 
Ví dụ: 
- Giáo viên nhắc các em ghi nhớ ngày sinh của ông, bà, cha, mẹ,đặc biệt 
hai ngày 20/10 và ngày 8/3 các con tự làm thiêp và bông để chúc mừng bà và 
mẹ hoặc: có thể chúc mừng bằng lời nói; bằng việc giúp đỡ ông bà, cha mẹ để 
họ có thêm thời gian nghỉ ngơi; bằng sự hiếu thảo ngoan ngoãn, chăm chỉ học 
tập 
- Khi ông bà, cha mẹ đau ốm phải biết quan tâm chăm sóc: dọn dẹp nhà 
cửa để ông bà, cha mẹ nghỉ ngơi; lấy nước cho ông bà, cha mẹ uống 
 5
- Khi dạy bài đạo đức “Chăm làm việc nhà”, tôi giáo dục học sinh làm 
những việc vừa với sức mình giúp đỡ ông bà, cha mẹ để ông bà, cha mẹ có thời 
gian nghỉ ngơi sau những giờ lao động vất vả. 
- Khi dạy bài đạo đức “Gọn gàng, ngăn nắp”, tôi giáo dục học sinh phải 
biết sắp xếp đồ đạc sách vở của mình gọn gàng ngăn nắp để bố mẹ khỏi phiền 
lòng; giúp đỡ cha mẹ sắp xếp đồ đạc trong gia đình. 
d. Giáo dục lòng kính trọng, biết ơn thầy cô giáo. 
Dân gian có câu: “Không thầy đố mày làm nên”. Đúng vậy, mỗi con 
người chúng ta được cha mẹ sinh ra, cho chúng ta hình hài, nuôi chúng ta lớn 
lên. Nhưng những tri thức mà chúng ta có được, những hiểu biết về thế giới 
xung quanh, những nhận thức về các giá trị chân – thiện – mĩ chúng ta có được 
là nhờ có sự dạy dỗ của những người thầy, người cô. Ở trường, chúng ta được 
học làm người; chúng ta được hiểu về sự tiến hóa, sự phát triển của con người 
qua các giai đoạn lịch sử. Không có sự dìu dắt, giáo dục của thầy cô thì chúng ta 
sẽ không thành người theo đúng nghĩa được. Vì vậy, mỗi học sinh cần phải biết 
kính trọng, lễ phép, biết ơn thầy cô giáo. Để tỏ lòng biết ơn thầy cô, các em cần 
phải chăm chỉ học tập, ngoan ngoãn vâng lời ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo; đoàn 
kết với bạn bè. Gặp thầy cô giáo phải lễ phép chào hỏi, không làm những điều 
khiến thầy cô giáo buồn lòng. Đó chính là bổn phận của người học sinh. 
Trong xã hội mà nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ như ngày nay thì 
việc học là rất quan trọng. Do đó chúng ta phải đến trường ở đó các thầy cô giáo 
sẽ truyền thụ cho ta những kiến thức vô cùng bổ ích và thành công của ta hôm 
nay chính là nhờ phần lớn công lao dạy dỗ của các thầy các cô. Chúng ta cần 
phải biết ơn họ. 
Tôi đã liên hệ kể những câu chuyện thời xưa cho học sinh nghe: Cụ Chu 
Văn An đã mở lớp dạy học tại quê nhà. Và nhiều người trong số những học trò 
của cụ đã làm đến những chức quan quan trọng trong triều đình. Phạm Sự Mạnh 
là một học trò như thế, tuy đã là quan đầu triều nhưng ông vẫn tỏ thái độ vô 
cùng kính trọng người thầy cũ của mình. Đến nhà thăm cụ, ông chỉ đứng từ xa 
vái chào, vào trong nhà cũng ko dám ngồi cũng sập với cụ, chỉ xin ngồi bậc 
dưới. Ông trả lời đầy đủ những câu hỏi của thầy, hỏi thăm sức khỏe của thầy 
như một người học trò bình thường. Tấm lòng thật đáng quý biết bao! 
Thời nay học sinh chúng ta cũng có vô vàn cách để biểu lộ lòng biết ơn 
của mình đối với các thầy cô giáo: tham gia văn nghệ chào mừng 20-11; thi đua 
giành nhiều thành tích, đến thăm, chúc sức khỏe các thầy cô. 
 6
Biết ơn những người đã dạy dỗ mình là một hành động đẹp rất nên làm. 
Đó là việc làm của một người học sinh ngoan, biết phát huy tốt truyền thống tốt 
đẹp của dân tộc ta. 
 Ăn quả nhớ kẻ trồng cây 
 Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng. 
.Biện pháp 
Để dạy được cho học sinh hiểu rõ về bổn phận của mình dưới mái trường, 
hơn ai hết, người giáo viên chủ nhiệm là người gần gũi với các em nhất thì cần 
phải thường xuyên giáo dục nhắc nhở các em biết được những việc mình cần 
phải làm để tỏ lòng kính trọng, biết ơn các thầy cô. 
Ví dụ: 
- Khi dạy bài đạo đức “Chăm chỉ học tập”, “Kính trọng, biết ơn thầy cô 
giáo”; tôi kết hợp giáo dục các em bày tỏ lòng biết ơn thầy cô giáo bằng cách 
chăm chỉ học tập, luôn ngoan ngoãn, vâng lời thầy cô để đáp ứng lòng mong 
mỏi của thầy cô. 
- Hàng năm có ngày 20/11 là ngày Nhà giáo Việt Nam, giáo viên cần 
tuyên truyền nhắc nhở các em bày tỏ lòng biết ơn đối với thầy cô bằng cách ra 
sức phấn đấu thi đua học tập, rèn luyện để trở thành con ngoan trò giỏi; viết thư 
gửi thầy cô; làm thơ, làm thiệp tặng thầy cô 
e. Tổ chức các hoạt động vui chơi bổ ích trong nhà trường, giảng dạy 
đầy đủ chương trình hoạt động giáo dục Đạo đức 
Đây là giải pháp khắc phục nguyên nhân từ phía nhà trường và giáo viên. 
Vào các ngày lễ trong tháng, giáo viên chủ nhiệm cần phối hợp chặt chẽ với nhà 
trường, Liên đội để tổ chức cho các em tham gia các hoạt động ngoại khóa, hoạt 
động ngoài giờ lên lớp; tạo các sân chơi lành mạnh, bổ ích cho các em để giúp 
các em có thái độ, động cơ đúng đắn, xây dựng cho các em những hành vi phù 
hợp với chuẩn mực đạo đức; giúp các em hình thành và phát triển nhân cách một 
cách toàn diện. 
.Biện pháp 
Ví dụ: Tổ chức thi kể chuyện về Bác Hồ, giao lưu văn nghệ, giao lưu nét vẽ 
xanh; 
-Hưởng ứng ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao 
thông, học sinh tham gia Nuôi heo đất, Cây mùa xuân cho bạn. 
Trong giảng dạy, tôi luôn ý thức bản thân không được coi nhẹ môn học 
Đạo đức. Cần chú ý đảm bảo thời gian, đúng chương trình, bám sát chuẩn kiến 
 7
thức kĩ năng, thực hiện lồng ghép giáo dục Bác Hồ với những bài học đạo đức. 
Tổ chức cho các em kể chuyện, đóng vai xử lý các tình huống để các em hiểu rõ, 
khắc sâu các hành vi chuẩn mực đạo đức, làm nền tảng cho các em thực hành 
trong giao tiếp và cuộc sống hàng ngày. Giáo viên cần lưu ý giảng dạy lý thuyết 
kết hợp thực hành, tránh nặng về lý thuyết mà không tạo cho các em cơ hội tập 
thể hiện mình. 
f. Phối hợp với cha mẹ học sinh trong công tác giáo dục đạo đức cho 
các em 
Đây chính là giải pháp khắc phục nguyên nhân từ gia đình. Phối hợp với 
phụ huynh nâng cao nhận thức về tác động, ảnh hưởng lớn lao của gia đình đến 
sự phát triển nhân cách của trẻ. Cha mẹ, người lớn trong nhà cần noi gương cho 
các em từ hành động, cử chỉ, lời nói đến cách cư xử với từng thành viên trong 
gia đình. Không để các em phải chứng kiến cách cư xử thô lỗ của người lớn 
trong gia đình với nhau. 
Cha mẹ cần kiểm soát giờ học tập, vui chơi ở nhà của con em. Tránh 
nuông chiều con em quá mức dẫn đến các em sa đà vào những trò chơi trong 
máy tính, điện thoại mà lơ là việc học tập. Cần cho con em tham gia các hoạt 
động vui chơi, văn hóa thể thao bổ ích, tham gia các hoạt động cộng đồng. 
Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho phụ huynh, xác định vai trò 
nhiệm vụ nội dung của việc tổ chức phối hợp nhà trường gia đình và xã hội 
nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh. Vì có nhận thức đúng mới có hành động 
đúng. Tuyên truyền về đường lối giáo dục, mục đích, mục tiêu giáo dục, phương 
pháp giáo dục. Thông qua phụ huynh, truyền đạt đến học sinh tất cả những quy 
định của nhà trường về tiêu chuẩn đánh giá, những điều cấm, những điều nên 
làm và những tác hại khi học sinh vi phạm kỷ luật. 
Giáo viên chủ nhiệm cần có những hỗ trợ cụ thể cho các bậc cha mẹ trong 
việc giáo dục con cái. Cần chỉ ra cho các bậc cha mẹ học sinh những khả năng, 
ưu thế đặc biệt của giáo dục gia đình. Đặc biệt giúp cho họ ý thức được một 
cách sâu sắc mục đích giáo dục của nhà trường xã hội chủ nghĩa, mục tiêu giáo 
dục đạo đức ở trường Tiểu học. Giúp họ nắm được nội dung và phương pháp 
giáo dục đạo đức trong gia đình cho con em họ ở lứa tuổi học sinh tiểu học. Gia 
đình cần chủ động liên kết với nhà trường, với giáo viên chủ nhiệm để 
nắm vững mục tiêu, nội dung giáo dục và kết quả học tập của con em. 
Việc phối hợp của gia đình với nhà trường trong giáo dục đạo đức cho 
học sinh được thực hiện tốt khi: Các bậc cha mẹ có nhận thức đúng về trách 
nhiệm phối hợp với nhà trường trong giáo dục con em, không bao che những 
thiếu sót của con ở nhà. Thống nhất với nhà trường về mục tiêu, phương pháp 
giáo dục. Hàng ngày dành thời gian cần thiết cho việc chăm sóc, giúp đỡ, kiểm 
 8
tra con em về mọi mặt để kịp thời nắm bắt những biến đổi của con cái. Cần trở 
thành gương tốt cho con, cháu học tập; có trách nhiệm tham gia đầy đủ các buổi 
họp phụ huynh học sinh; thường xuyên phối hợp tốt với giáo viên chủ nhiệm - 
nhà trường để kịp thời nắm bắt các thông tin trong công tác quản lý việc học tập, 
chăm lo giáo dục rèn luyện đạo đức của con em mình . 
Giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp giảng dạy, giáo dục học sinh, là 
người thực hiện sự phối hợp, liên kết bền chặt với giáo viên bộ môn, các đoàn 
thể trong nhà trường, giữa “Gia đình - Nhà trường - Xã hội” vì vậy cần phải có 
sự kiên trì, có tâm huyết với nghề; có phương pháp chủ nhiệm tốt. Từ việc tìm 
hiểu, nắm bắt hoàn cảnh gia đình, năng lực từng học sinh, học sinh có hoàn cảnh 
khó khăn  đến việc xử lý tình huống. 
Gia đình có một vị trí rất quan trọng đối với sự hình thành và phát triển 
nhân cách nói chung và đạo đức nói riêng của học sinh. Vì vậy việc phối hơp 
giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục học sinh là một đòi hỏi tất yếu 
và là trách nhiệm của cả gia đình và nhà trường. Song thực tế của quá trình 
phối hợp chỉ ra rằng: Nhà trường phải đóng vai trò chủ đạo, chủ trì sự phối hợp 
này là giáo viên chủ nhiệm lớp. Tất nhiên mọi giáo viên ở mức độ nào đó cũng 
phải phối hợp với cha mẹ học sinh, nhưng mối liên hệ đó không thường xuyên. 
.Biện pháp. 
Tôi thực hiện sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình bởi một số biện 
pháp chủ yếu sau đây: 
- Thăm gia đình học sinh: Đây là một hình thức phổ biến được sử dụng 
rộng rãi và có hiệu quả. Trong khi thăm hỏi gia đình, giáo viên chủ nhiệm có thể 
tìm hiểu cụ thể hoàn cảnh sống, lao động, học tập và tu dưỡng của học sinh, hiểu 
được sự giáo dục của gia đình; cùng gia đình kịp thời giải quyết những vấn đề 
nảy sinh trong quá trình giáo dục. Khi trò chuyện với cha mẹ học sinh, giáo viên 
hiểu được tính cách, hứng thú và khuynh hướng của các em đồng thời giáo viên 
chủ nhiệm cũng đem lại cho gia đình những lời khuyên về mặt sư phạm trong 
việc tổ chức công việc ở nhà, những hình thức và phương pháp rèn luyện đạo 
đức cho các em... Qua đó tạo ra và củng cố sự tin cậy lẫn nhau giữa hai bên. 
Nhờ vậy hiệu quả giáo dục học sinh sẽ được nâng cao. Việc thăm hỏi gia đình 
học sinh giúp cho giáo viên chủ nhiệm thu thập được những thông tin có giá trị 
về học sinh làm tư liệu cần thiết cho công tác giáo dục học sinh. Tuy nhiên 
những thông tin này phải được xử lý một cách cẩn thận và có hệ thống cùng 
với các thông tin khác về học sinh trong quá trình giáo dục, tuyệt đối không 
được hời hợt, chủ quan định kiến. 
- Mời cha mẹ học sinh đến trường: Đây là biện pháp được tôi sử dụng 
trong trường hợp học sinh vi phạm kỷ luật học tập, vi phạm đạo đức ở mức độ 
 9
trầm trọng. Nhà trường có thể mời cha mẹ học sinh tới để thông báo tình hình, 
cùng cha mẹ học sinh tìm những biện pháp thích hợp để giáo dục học sinh có 
hiệu quả. Việc mời cha mẹ học sinh tới trường về những thiếu sót của học sinh 
chỉ tiến hành trong những trường hợp thật cần thiết và nghiêm trọng. Cần quan 
niệm rằng việc mời cha mẹ học sinh tới trường còn để giúp họ hiểu rõ công việc 
giảng daỵ và giáo dục của nhà trường và rèn luyện con cái họ. Nhà trường phải 
biết huy động sự giúp đỡ của họ dưới nhiều hình thức đa dạng, phù hợp với họ... 
Những cuộc gặp gỡ với cha mẹ học sinh cho phép xây dựng mối quan hệ giữa 
gia đình - nhà trường ngày một thân thiết hơn; đồng thời ngăn ngừa được những 
thiếu sót trong học tập và đạo đức của học sinh. Tuy nhiên không nên lợi dụng 
việc mời cha mẹ học sinh đến trường vì những mục đích riêng tư, đồng thời phải 
có thái độ đúng mực trong việc tiếp xúc đó. 
- Tổ chức các cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh của lớp: Cuộc họp toàn 
thể cha mẹ học sinh của lớp là biện pháp liên hệ rộng rãi nhất giữa giáo viên chủ 
nhiệm với cha mẹ học sinh và được sử dụng một cách phổ biến. Đó là những 
cuộc họp được tổ chức định kỳ theo quy định. Để các cuộc họp toàn thể cha mẹ 
học sinh có hiệu quả cao, giáo viên chủ nhiệm cần phải biết cách điều khiển 
cuộc họp. Để điều khiển cuộc họp được tốt giáo viên chủ nhiệm cần phải chuẩn 
bị cẩn thận, chu đáo, xác định mục tiêu của các cuộc họp một cách cụ thể, xây 
dựng nội dung họp thiết thực và phong phú. Khi tiến hành các cuộc họp, giáo 
viên chủ nhiệm cần khéo léo, tế nhị, kích thích được tính tích cực của các bậc 
cha mẹ học sinh trong việc đề ra các biện pháp phối hợp với nhà trường, không 
được xúc phạm đến nhân cách học sinh, đến danh dự của các bậc cha mẹ học 
sinh. Sau mỗi lần tổ chức cuộc họp cần tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm về nội 
dung và hình thức của lần họp đó để kỳ họp lần sau đạt kết quả tốt hơn. 
- Trao đổi điện thoại, tin nhắn, Zalo với cha mẹ học sinh: Trao đổi điện 
thoại, tin nhắn với cha mẹ học sinh cũng là một hình thức phối hợp giữa gia đình 
và nhà trường. Hình thức này được sử dụng để thông báo tình hình học tập, tu 
dưỡng đạo đức của học sinh giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh hàng 
tháng; đặc biệt là khi có những biến động đột xuất. Hiện nay, chúng tôi sử dụng 
tin nhắn điện tử để liên lạc với cha mẹ học sinh. Với lợi thế này tôi có thể sử 
dụng triệt để để liên lạc thông báo với phụ huynh tình hình học tập và rèn luyện 
đạo đức của các em. Ngoài ra tôi còn kết ra Zalo với tất cả phụ huynh trong lớp. 
Như vậy sợi dây liên kết giữa nhà trường – gia đình càng chặt chẽ và thường 
xuyên hơn. 
g. Nêu gương người tốt việc tốt 
Kịp thời nêu gương, khen thưởng khi học sinh có biểu hiện xuất sắc về 
những hành vi đạo đức là một biện pháp tích cực kích thích các bạn khác học tập 
và làm theo. Bởi vậy, tôi đã phối hợp với chi hội cha mẹ học sinh của lớp mua 
những phần thưởng xứng đáng để tặng những em tiêu biểu kịp thời nhằm 
 10 
khuyến khích động viên các em. Học sinh Tiểu học nói chung, lớp 2 nói riêng 
không gì vui bằng được nhận phần thưởng khi mình làm được một việc tốt. Đó 
là động lực để các em tiếp tục phấn đấu. 
.Biện pháp 
Ví dụ: Trong lớp tôi có em Dư Mai là một học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, 
cha mẹ đều đi tù, em sống với ông bà nên cuộc sống của em rất khó khăn. Khả 
Di là một học sinh ngoan, học giỏi, luôn gần gũi giúp đỡ em Mai. Có quyển sách 
hay em mang cho Mai cùng xem, em cùng Mai học tập và vui chơi, giúp Mai 
hòa nhịp với bạn bè không còn mặc cảm về hoàn cảnh. Tôi kịp thời tuyên dương 
Khả Di trước lớp, tặng em một bộ truyện tranh. 
Hoặc trường hợp em Nhất Lâm viết chính tả còn chưa tốt , tôi đã xây 
dựng đôi bạn cùng tiến giúp đỡ nhau trong học tập. Chỉ một thời gian ngắn mà 
Lâm học tập tiến bộ rõ rệt. Tôi đề nghị Chi hội Cha mẹ học sinh mua quà tặng 
hai em mỗi bạn một phần quà là những cuốn vở hoặc cây bút, quyển truyện. Cả 
hai bạn đều rất vui. Thế là các bạn trong lớp đã cùng đoàn kết giúp đỡ nhau 
trong học tập, biết quan tâm đến bạn bè hơn, biết động viên chia sẻ khi bạn gặp 
chuyện không vui. 
Cuối mỗi tuần, tôi hướng dẫn cho các em ghi ra giấy những việc tốt đã 
làm được ở nhà cũng như ở trường và ở ngoài cộng đồng. Sau đó tổ chức cho 
các em báo cáo trước lớp và tuyên dương kịp thời những em làm được nhiều 
việc tốt. Tôi yêu cầu các em về đưa lại tờ giấy đã ghi những việc làm tốt của 
mình cho cha mẹ xem để cha mẹ biết và kịp thời khen thưởng các em. Làm được 
việc tốt vừa được thầy cô vừa được cha mẹ khen ngợi chắc chắn sẽ là động lực 
để các em phấn đấu làm được nhiều việc tốt hơn nữa. 
Bởi vậy, giáo viên chúng ta đừng tiếc những phần thưởng nho nhỏ đối với 
các em. Phần thưởng nhỏ nhưng mang ý nghĩa và giá trị rất lớn. 
h. Không lạm dụng trò chơi điện tử. Cần tích cực tham gia các hoạt 
động vui chơi bổ ích, các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao 
Tôi phân tích để các em thấy rõ tác hại của các trò chơi điện tử trên máy 
tính, điện thoại; lợi ích của việc tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, thể thao 
bổ ích: 
- Nếu chơi điện tử sẽ dẫn đến ham. Nếu ham thì suốt ngày chơi bỏ bê việc 
học hành, ngồi chơi lâu sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, trí não. Những người 
hay chơi điện tử thường bị ám ảnh và gặp những vấn đề về thần kinh hơn những 
người không chơi game. Trẻ em hay chơi điện tử thường khó kiểm soát được 
tâm lý, khó hòa nhập vào xã hội và nếu để lâu sẽ trở thành người nghiện game, 
bị mất tập trung, giấc ngủ thường bị gián đoạn, hay lo âu, giận dữ vô cớ và bị 
 11 
ám ảnh bởi các trò chơi. Nếu đam mê chơi trò chơi bạo lực thường bị ảnh hưởng 
bởi những những hình ảnh này và trở nên hung hăng hơn; có nhiều khả năng trở 
thành thủ phạm hoặc nạn nhân của những hành vi bạo lực ngoài đời. Hiện tượng 
ảo giác do chơi game cũng ảnh hưởng rất lớn đến con người. Và còn rất nhiều 
những ảnh hưởng xấu tác động đến chúng ta nếu chúng ta ham chơi điện tử. 
.Biện pháp 
Tôi kể các trường hợp là nạn nhân của các trò chơi game được đưa tin 
trên tivi để dẫn chứng cho các em thấy tác hại của việc đam mê trò chơi điện tử. 
 Nếu tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, văn hóa, thể dục thể thao 
đều đặn, các em sẽ phát triển thể chất một cách tối đa và cơ thể luôn có sức đề 
kháng cao. Khi tham gia các hoạt động, các em sẽ có cơ hội được vận động, nô 
đùa, trẻ sẽ kiểm soát được trọng lượng cơ thể, ngủ tốt hơn, khỏe mạnh và linh 
hoạt. Các em sẽ được tiếp xúc với những người bạn mới, sẽ linh hoạt, ít có biểu 
hiện bị trầm cảm, lo lắng, ngôn ngữ phát triển, dễ hòa nhập hơn. Các em cũng sẽ 
được tự mình tìm tòi khám phá ra rất nhiều điều thú vị bổ ích trong cuộc sống 
của chúng ta 
Nếu làm cho các em thấy rõ được hai điều đó, các em sẽ tự mình tránh xa 
các trò chơi điện tử vô bổ mà tham gia các hoạt động vui chơi giải trí có ích để 
phát triển và hoàn thiện bản thân hơn. 
i.Hình thành nhân cách: 
 Là một người giáo viên chủ nhiệm lớp, khi đã xác định vị trí của mình 
trong tập thể học sinh thì phải luôn quan tâm, gần gũi, chia sẻ, khuyến khích, 
giáo dục học sinh mọi lúc, mọi nơi. Với những em học sinh chưa ngoan, ta 
quan tâm hơn, tranh thủ trò chuyện với các em vào các giờ ra chơi. Nếu học 
sinh mắc khuyết điểm, tôi tìm cách gặp riêng như ở lại cuối buổi học để hỏi 
han, tìm nguyên nhân và giải quyết, tránh mạt sát các em nhất là trước lớp. 
Muốn công tác chủ nhiệm thành công thì giáo viên chủ nhiệm cần phải nhiệt 
tình, kể cả kiên nhẫn, có tình thương yêu đối với các em học sinh. Với đồng 
nghiệp tôi luôn tôn trọng và chuẩn mực trong văn hóa giao tiếp. Vì theo tôi 
người giáo viên phải là điểm tựa, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. 
Chính vì thế tôi sẽ phấn đấu học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp 
vụ sư phạm, để gặt hái kết quả tối ưu, đưa thế hệ tương lai cùng hòa chung 
nhịp đập của toàn cầu, toàn nhân loại. 
k.Giáo dục đạo đức học sinh qua tiết sinh hoạt lớp 
 12 
 Cuối tuần vào thứ sáu, giờ giáo dục tập thể, tôi không đặt vấn đề quan trọng 
là cứ phải nhận xét phê bình. Mà đối với lớp, tôi chủ yếu là tuyên dương và 
nhắc nhở để các em noi gương phấn đấu. Cuối tuần cũng là dịp để cô trò chúng 
tôi ôn lại quá trình mà tôi cùng cả lớp đã thực hiện được những gì theo kế 
hoạch đề ra, những gì chưa thực hiện được để tiếp tục phấn đấu. Ban cán sự 
lớp có kế hoạch rõ ràng cho tổ dựa trên kế hoạch của lớp. Có những tiết tôi còn 
hướng dẫn các em làm thiệp, xếp hạc giấy, viết thư, kể chuyện, múa hát, trò 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_dao_duc_cho.pdf