Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường và sử dụng tiết kiệm năng lượng cho trẻ tuổi mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường và sử dụng tiết kiệm năng lượng cho trẻ tuổi mầm non

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lí do chọn đề tài:

Môi trường có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống con người. Đó

không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển mà còn là nơi lao động và nghỉ

ngơi, hưởng thụ và trau dồi những nét đẹp văn hóa thẩm mỹ.Môi trường sống

của con người được phân thành: Môi trường thiên nhiên bao gồm các nhân tố

thiên nhiên: Vật lý, hóa học, sinh học, tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con

người. Môi trường nhân tạo gồm những nhân tố vật lý, sinh học, xã hội do con

người tạo nên, chịu sự chi phối của con người. Môi trường xã hội bao gồm mối

quan hệ giữa người với người. Ba loại môi trường này tồn tại cùng nhau, xen lẫn

vào nhau và tương tác chặt chẽ. Hiện nay, do con người ngày càng đông lên, sự

phát triển của nhiều nhà máy, xí nghiệp nên đã tạo ra nhiều khí thải, nước thải,

và do sự tàn phá rừng. khiến cho môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề, ảnh

hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của con người nên ta phải lồng ghép giáo dục

bảo vệ môi trường vào trong quá trình dạy học tức là một quá trình thông qua

các hoạt động giáo dục nhằm giúp cho con người có thái độ, kỹ năng và hành vi

tốt trong việc bảo vệ môi trường, tạo điều kiện cho họ tham gia vào phát triển

một xã hội bền vững về sinh thái.

pdf 25 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 03/03/2022 Lượt xem 1162Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường và sử dụng tiết kiệm năng lượng cho trẻ tuổi mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rí các nội qui về ý thức bảo vệ mụi trường trong lớp học 
­ Trẻ nhận biết được các đồ dùng,vật dụng có sử dụng điện trong lớp học và gia 
đỡnh. 
* Hoạt động vệ sinh chăm sóc: 
­ Trẻ đi vệ sinh đúng nơi quy định, mở vũi nước vừa đủ khi rửa tay, và vặn van 
nước khi không sử dụng. 
­ Biết giữ gỡn quần áo sạch sẽ, đầu tóc gọn gàng 
­ Ăn uống sạch sẽ, gọn gàng. Nhặt cơm thức ăn, rơi vói vào khay. 
Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường và sử dụng tiết kiệm năng lượng 
cho trẻ tuổi mầm non 
8/20 
 ­ Trẻ hào hứng với những hành động đúng với môi trường 
+ Ngoan ngoãn nghe lời ông bà, bố mẹ, các cô, yêu thương anh chị em và mọi 
người xung quanh.Từ làm vệ sinh cá nhân: tự xúc ăn, tự đánhh răng, rửa mặt, tự 
mặc quần áo. Có ý thức giữ gìn vệ sinh nhà cửa 
+ Đoàn kết với bạn bè, biết giúp đỡ mọi người xung quanh.Có ý thức giữ gìn vệ 
sinh lớp học và những nơi công cộng.Trồng và chăm sóc cây xanh 
+ Có ý thức chăm sóc và bảo vệ các con vật nuôi trong gia đình 
 Trẻ ghét và tránh xa những hành động không đúng với môi trường 
+ Không biết giữ gìn vệ sinh cá nhâ, không biết tự phục vụ bản thân 
+ Không giữ gìn nhà ở sạch sẽ, không nhường nhịn em nhỏ.Không vâng lời 
người lớn và cô giáo.Không đoàn kết và chia sẻ với bạn 
+ Không giữ gìn vệ sinh lớp học và nhà ở sạch sẽ 
+ Làm hại các con vật. Phá hoại cây cối 
+ Vứt rác bừa bãi làm bẩn ngõ xóm và nơi công cộng 
3.3 Biện pháp 3: Trang trí môi trường lớp học thân thiện, xây dựng lịch vệ 
sinh lớp. Đồng thời hướng dẫn trẻ những kĩ năng cần thiết. 
Trên mảng tường ở góc tuyên truyền và hành lang lên lớp tôi trang trí 
những hình ảnh các bạn đang chăm sóc cây và nhặt rác bảo về môi trường sống 
giúp trẻ hiểu tầm quan trọng của môi trường sống có ý thức bảo vệ môi trường 
sống quanh mình. 
Sử dụng vải vụn, giá hỏng, giấy vụn, giấy báo để trang trí góc tuyên truyền 
Bên cạnh là những bảng biểu giới thiệu nội dung chương trình học của trẻ trong 
tuần để phụ huynh kịp thời cập nhập và rèn luyện trẻ thêm tại gia đình. Tôi còn 
tích hợp cả nội dung giáo dục bảo vệ môi trường để phụ huynh cùng kèm cặp 
thêm trẻ tại nhà.Đồng thời còn có góc tuyên truyền nhắc nhở phụ huynh một số 
điều đặc biệt trong ngày như thông báo dịch bệnh đang xảy ra, thay đổi của thời 
Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường và sử dụng tiết kiệm năng lượng 
cho trẻ tuổi mầm non 
9/20 
tiết nhắc phụ huynh chăm sóc trẻ chu đáo hơn, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ hơn để 
phonhgf muỗi tránh dịch bệnh Do đó tôi đã xây dựng lịch phân công trực 
nhật để trẻ và cô cùng làm, tạo cho trẻ hứng thú và có ý thức giữ gìn vệ sinh 
chung. Cụ thể tôi đã xây dựng như sau 
Thứ Công việc Người trực nhật 
Thứ 2 Chăm sóc cây xanh ở vườn trường Cô và trẻ S¬n Ca 
Thứ 3 Dọn vệ sinh khu vườn cổ tích Cô và trẻ Tổ Häa My 
Thứ 4 Tỉa cây, chăm sóc cây và vệ sinh khu TN 
Luộc khăn, cốc, bát đồ dùng cá nhân của trẻ 
Cô và trÎ Ong Vµng 
Cô vµ trÎ tæ B­ím tr¾ng 
Thứ 5 Dọn vệ sinh sân trường 
Lau các loại bảng biểu 
Cô và trẻ Tæ Vµng Anh 
Thứ 6 Dọn vệ sinh lớp học, các góc trong lớp và 
tường 
Cô và trẻ Tổ Sãc N©u 
Thứ 7 Dọn vệ sinh lớp, luộc khăn, cốc, bát đồ dùng cá 
nhân của trẻ 
Cô và trẻ học ngày thứ 7 
Sau khi phân công lịch trực nhật cụ thể cho từng nhóm trong lớp, tôi yêu 
cầu trẻ thực hiện đúng công việc và theo lịch sau 1 vài tuần có thể thay đổi công 
việc giữa các nhóm để trẻ hứng thú hơn. 
Trong quá trình trẻ thực hiện công việc cô sẽ cùng làm và hướng dẫn trẻ 
các kĩ năng cần thiết cho từng công việc cụ thể để trẻ dễ dàng thực hiện hơn. Ví 
dụ cô hướng dẫn trẻ cách cầm bình rót để tưới cây không bị rớt ra ngoài, hay 
hướng dẫn trẻ cách sử dụng những dụng cụ làm vườn đơn giản như kéo cắt lá 
cây, xẻng nhỏ để xúc đất 
 3.4. Biện pháp 4: Hướng dẫn trẻ cách tái sử dụng các loại nguyên vật liệu 
(đồ dùng, giấy, vỏ hộp nhựa) thông qua các hoạt động 
Tôi vận động phụ huynh cùng đóng góp các loại nguyên liệu phế liệu như 
chai nhựa, giấy báo cũ 
Trong các giờ hoạt động chung như Hoạt động tạo hình, Hoạt động góc, 
hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều tôi hướng dẫn trẻ cùng cô tạo một số loại 
đồ chơi từ các loại nguyên liệu, phế liệu đó 
Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường và sử dụng tiết kiệm năng lượng 
cho trẻ tuổi mầm non 
10/20 
 Hướng dẫn trẻ làm áp phích tuyên truyền, giới thiệu về cách bảo vệ môi 
trường sống. Hay từ những vỏ chai nhựa tưởng chừng như bỏ đi cũng có thể tạo 
thành những loại đồ chơi vô cùng đẹp mắt và hấp dấn như những chú thiên nga từ 
vỏ hộp dầu gội đầu. Chẩn bị một cành đào cành mai từ cành cây khô, giấy vụn để 
chào đón Tết nguyên đán. Những con vật ngộ nghĩnh và đáng yêu từ những loại 
vỏ hộp, lá cây hay bèo tây và cành cây khô Trẻ thật sự rất hứng thú và vô cùng 
phấn khích khi được tham gia vào hoạt động này bởi trẻ không phải là người thụ 
động mà được hoàn toàn quyết định hình dáng, màu sắc, loại nguyên liệu cho sản 
phẩm của mình. Các trẻ lớp tôi rất hứng thú và đã tạo được trất nhiều loại sản 
phẩm đa dạng từ nhiều loại nguyên liệu thông qua các giờ tạo hình, hoạt động 
ngoài trời, hoạt động góc  
Những vỉ thuốc cũ được tái chế thành vỉ thuốc đồ chơi để chơi trò chơi bác sĩ 
3.5. Biện pháp 5: Thiết kế, sáng tạo và sưu tầm một số trò chơi nhằm 
giáo dục bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm năng lượng cho trẻ 
Tôi đã nghiên cứu các tài liệu và sáng tạo, sưu tầm được một số trò chơi 
giúp việc giáo dục môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm cho trẻ nhẹ nhàng 
và thoải mái hơn. Trẻ vừa được học mà vừa được chơi thì rất thích thú. Từ đó 
tôi đã tích hợp nội dung bảo vệ môi trường và sử dụng tiết kiệm năng lượng vào 
tất cả các hoạt động trong ngày của trẻ. 
Ví dụ như giờ khám phá khoa học: “Tìm hiểu đồ dùng sử dụng điện” 
Tôi đã thiết kế một trò chơi vào phần ôn luyện. Đó là trò chơi “Ai nhanh 
ai tinh” 
Yêu cầu trẻ kể tên thật nhanh những đồ dùng sử dụng điện, đồ dùng 
không sử dụng điện. Hoặc trẻ nhìn lên mà hình khi loại đồ dùng nào xuất hiện 
thì phải nói tên nhanh tên gọi, công dụng của nó 
Phần 2 tôi cho trẻ chơi trò chơi động: “Ai nhanh nhất” 
Lần 1 trẻ thi đua phân loại đồ dùng sử dụng điện và không sử dụng điện. 
lần 2 trẻ thi đua chọn những hình ảnh đúng và sai trong việc sử dụng điện hay 
lựa chọn những loại đồ dùng nguy hiểm mà trẻ chưa được phép sử dụng. 
Qua hoạt động này giúp trẻ nhớ được lâu hơn kiến thức vừa học, qua đó 
trẻ còn biết cách sử dụng các loại đồ dùng, biết cách phòng tránh nguy hiểm 
trong sinh hoạt hàng ngày do đồ dùng sử dụng điện gây ra. 
Với chủ điểm Nước và hiện tượng thiên nhiên Tôi cho trẻ chơi trò chơi 
“Tìm hành vi đúng sai”. Trẻ sẽ chọn những hành vi đúng hoặc sai gắn lên bảng 
của đội mình về việc sử dụng nước, các hành vi của con người với môi 
trường 
Tôi đã xây dựng được một số trò chơi như sau: 
Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường và sử dụng tiết kiệm năng lượng 
cho trẻ tuổi mầm non 
11/20 
Trò chơi 1: Thi chọn đúng 
Giúp trẻ nhận thức được lợi ích của môi trường và có ý thức, hành vi bảo vệ 
môi trường 
Cách chơi:Chia trẻ làm 2 đội chơi xếp hàng dọc trước vạch xuất phát. Cô đưa 
ra yêu cầu Ví dụ: Hãy chọn những hoạt động sử dụng nước tiết kiệm, Hãy chọn 
những hành động bảo vệ môi trường Theo hiệu lệnh của cô từng bạn một sẽ 
bật nhảy liên tục và các ô rồi chạy nhanh lên bàn chọn 1 hình ảnh theo yêu cầu cô 
vừa nêu gắn lên bảng của đội mình sau đó về cuối hàng đứng, bạn tiếp theo mới 
được lên.Thời gian là một bản nhạc. Đội nào tìm được nhiều hỉnh ảnh đúng yêu 
cầu nhất là chiến thắng. 
Trò chơi 2: Sai ở chỗ nào? 
Giúp phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua đó trẻ biết đặc điểm nơi sống của các con 
vật 
Cách chơi: Trẻ chơi theo nhóm nhỏ 4­5 trẻ. Trẻ chơi oản tù tì để tìm ra người 
miêu tả con vật. Còn những trẻ khác thì đoán con vật đó là con gì và tìm ra điểm 
sai bạn nói 
Ví dụ: Trẻ mô tả: Tôi là con vật có 4 chân, ăn cỏ, kéo cày rất giỏi, tôi bơi dưới 
nước.Trẻ giơ tay để trả lời. Ai giơ tay nhanh nhất trả lời trước và trẻ phải chỉ ra 
được lỗi sai và gọi tên con vật. Với con vật bạn mô tả trên trẻ sẽ thấy sai ở điểm 
“tôi bơi dưới nước” và đó là con trâu. 
Trò chơi 3: Tìm nhà cho các con vật 
Giúp trẻ nhận ra nơi ở của các con vật, biết cách chăm sóc các con vật 
Cách chơi:Chia trẻ làm 2 đội. Cô treo tranh vẽ nơi sống của các con vật trên 
bảng. Mỗi trẻ cầm tranh 1 con vật khi có hiệu lệnh “Tìm nhà” thì trẻ đầu tiên 
nhanh chân mang tranh con vật đó chạy đến bức tranh có nơi sống của chúng và 
gắn lên, bạn tiếp theo tiếp tục. thời gian 1 bản nhạc đội nào gắn đũng nhiều tranh 
nhất sẽ chiến thắng. 
Trò chơi 4: Tìm thức ăn cho các con vật 
Cũng giống như trò chơi 3. Cô cũng cho trẻ chọn các loại thức ăn phù hợp nhất 
với từng loại con vật. 
Trò chơi 5: Xếp đúng đồ dùng theo nhóm 
Giúp trẻ tập phân loại các loại đồ dùng 
Cách chơi: Chia trẻ làm 2 đội thi đua chọn loại đồ dùng theo yêu cầu của cô 
Ví dụ: + Cho trẻ chọn các loại đồ dùng để ăn.Chọn các loại đồ dùng để uống 
 + Chọn các loại đồ dùng để nấu.Chọn các loại trang phụ mùa hè 
Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường và sử dụng tiết kiệm năng lượng 
cho trẻ tuổi mầm non 
12/20 
 Trò chơi 6: Mua quả hay mua con vật 
 Giúp trẻ nhận biết tên gọi đặc điểm của một số loại quả và các con vật 
Cách chơi:Chia trẻ làm 2 đội thi đua chọn các loại quả theo yêu cầu của cô 
Ví dụ: + Chọn những loại quả có chứa nhiều vitamin C,vitamin A 
 + Chọn những loại quả có màu vàng, xanh 
 + Chọn những loại quả có nhiều hạt,chỉ có 1 hạt,không có hạt 
 + Chọn những con vật nuôi trong gia đình,trong rừng 
 + Chọn những con vật đẻ trứng,ăn cỏ, ăn tạp 
3.6. Biện pháp 6: Tổ chức các hoạt động cho trẻ thực hành, trải nghiệm một 
số thí nghiệm. Xây dựng các tình huống giáo dục để trẻ thảo luận xử lí và rút 
kinh nghiệm 
* Xây dựng tình huống và các thí nghiệm để trẻ thực hành và trải 
nghiệm: 
Qua tìm tòi và nghiên cứu các tài liệu tôi đã xây dựng một số thí nghiệm 
để trẻ được trải nghiệm và cùng nhau trao đổi đưa ra được những bài học cho 
mình. Ngoài ra tôi còn lựa chọn và đã đưa ra một số tình huống để yêu cầu trẻ 
cùng bàn bạc, thảo luận và xử lý tình huống đó. Sau đó tôi chốt lại cách giải 
quyết hợp lý nhất để trẻ nắm được. Vừa học vừa chơi sẽ thông qua các hoạt 
động thí nghiệm và tình huống như vậy sẽ kích thích trẻ suy nghĩ và sáng tạo 
đưa được ra nhiều ý kiến hay hơn chứ không còn học thụ động chỉ lắng nghe cô 
giảng nữa.Tất cả những tình huống cô dưa ra không phải là tách rời mà giáo 
viên có thể linh hoạt đưa vào mọi hoạt động trong ngày của trẻ như: HĐ KPKH, 
HĐ Tạo hình, HĐ LQVH, HĐ Góc, HĐ Ngoài trời, HĐ chiều 
 Ví dụ: Cho trẻ cùng cô thực hành 1 thí nghiệm 
Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường và sử dụng tiết kiệm năng lượng 
cho trẻ tuổi mầm non 
13/20 
“Cây cần gì để sống?” 
Cô và trẻ cùng gieo hạt cây vào các chậu nhỏ. Khi các cây con mọc lên 
cô bắt đầu để các chậu cây vào những môi trường sống khác nhau như: Chậu 
cây bị che kín không có ánh sáng, chậu cây bị bỏ đất không có đát, chậu cây 
không tưới nước, chậu cây bịt kín không cho tiếp xúc với không khí, còn 1 chậu 
cây cô chăm sóc ở điều kiện bình thường tưới nước hàng ngày. Sau khoảng 3 – 
5 ngày thì cô bỏ những chậu cây đó ra cho trẻ cùng quan sát và thảo luận. Cho 
trẻ nêu ra ý kiến của mình về từng chậu cây. Sau đó cô kết luận và đưa ra nội 
dung giáo dục: “Như vậy cây cần có ánh sáng, không khí, nước, đất để sống” 
Giáo dục trẻ chăm sóc và bảo vệ cây xanh tưới nước, nhổ cỏ, bắt sâu cho cây. 
Ví dụ: Tôi đã xây dựng được một số tình huống và thí nghiệm như sau: 
Giáo dục cho trẻ phát hiện ra các tình huống thường diễn ra trong cuộc sống hằng 
ngày về môi trường và cách giải quyết các tình huống đó 
 Trong lớp sẽ thường xảy ra các tình huống sau: 
+ Lớp học bừa bộn sau khi trẻ chơi xong.Một cây ở góc thiên nhiên bị héo 
+ Cá trong bể có con bị chết.Trên giá đồ chơi có nhiều bụi 
Cuối cùng cô chốt lại cách giải quyết hợp lý nhất và giáo dục trẻ ý thức bảo vệ 
môi trường, sử dụng tiết kiệm năng lượng. 
Thí nghiệm 1: Vì sao nước bẩn 
Cô chuẩn bị một chậu nước sạch và trong, thả một vài con cá nhựa, vịt nhựa, cây 
rong 
 Cô và trẻ cùng quan sát và trò chuyện về các chú cá đang tung tăng bơi lội. Giới 
thiệu với trẻ đây là chậu nước sạch ví như một hồ nước sạch các chú cá và vịt 
đang bơi lượn tung tăng rất vui thích dưới hồ còn có rong rêu là thức ăn của 
cá.Cho mỗi trẻ thả một thứ xuống hồ như: Phẩm mầu, cọng rau, lá cây, giấy vụn, 
túi nilon, thức ăn thừa 
 + Đặt câu hỏi : Điều gì sẽ xảy ra khi các con thả những vật này vào chậu 
nước?Nếu như cô thả cá vào chậu nước thì các chú cá có sống được không? Vì 
sao? Muốn cho chậu nước luôn sạch thì chúng ta cần phải làm gì? 
 Cho trẻ suy nghĩ và trả lời, các bạn lắng nghe và bổ xung ý kiến. Sau đó cô chốt 
lại nội dung giáo dục: Chúng ta không được vứt rác, đổ nước bẩn, không ném 
động vật đã chết xuống ao hồ sẽ làm cho nước bẩn và ô nhiễm. Khi nước bị ô 
nhiễm thì các loài vật sống dưới nước như tôm, cua, cá sẽ chết và con người 
uống phải nước ô nhiễm sẽ bị nhiễm bệnh. Hàng ngày các con nhớ vứt rác vào 
thùng rác để các bác dọn vệ sinh môi trường sẽ thu gom rác và đem đi xử lý đúng 
qui trình. 
Thí nghiệm: trong đất có gì? 
Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường và sử dụng tiết kiệm năng lượng 
cho trẻ tuổi mầm non 
14/20 
­ Chuẩn bị: một nắm đất vườn, một bình đựng rộng miệng, một que nhỏ. 
­ Tiến hành: đổ nước vào bình đựng cho đến ngang nửa, sau đó thả vào đó một 
nắm đất. Lấy que khuấy một lúc rồi để cho các thứ có trong nước lắng xuống. 
Quan sát những lớp đọng khác nhau dưới đáy bình. Cho trẻ phát hiện cái gì nằm 
dưới cùng. TIếp theo là cái gì? Cái gì trên cùng?Cái gì nổi trên mặt nước? 
­> Giáo dục trẻ: khi ném hoăc thả những thứ bẩn xuống nước thì nước không 
bao giờ trong lại được nên cần bảo vệ nước bằng việc không vứt rác, đất, đá,.. 
xuống nước. 
làm thí nghiệm “ô nhiễm đất” 
+ Chuẩn bị: một bình thuỷ tinh lớn rộng, một cốc đong nhỏ, giấy màu đỏ, kéo, 
bút chì nhọn, bột. 
+ Tiến hành: cho vào cốc nước ½ cốc nhỏ bột mì. Cắt vài tở giấy màu đỏ thành 
5 miếng nhỏ và thấm ướt chúng. Để những miếng giấy này lên trên mặt bột. Từ 
từ rót ¼ cốc nước nhỏ lên trên những tờ giấy này. Để như vậy khoảng 3 ngày. 
Sau đó dùng bút chì nhọn đâm xuyên qua những tờ giấy xuống dưới bột, đến tận 
đáy cốc. Nước ở trên mặt giấy sẽ chảy xuống qua lỗ đó. Đổ thêm nước nếu cần. 
­> Hướng sự chú ý của trẻ đến kết quả của thí nghiệm: nước ở dưới đáy cốc sẽ 
có màu gì? Vì sao lại như vậy? 
­> Giải thích cho trẻ: những chất ô nhiễm tan trong nước và ngấm vào đất giống 
như màu đỏ trên tờ giấy ngấm sâu vào bột . Đề nghị trẻ thông báo với người lớn 
khi nhín thấy những thứ dơ bẩn, nguy hiểm trên mặt đất hay trong nước để 
người lớn kịp thời xử lí. 
Thí nghiệm “ cây và môi trường” 
­ Chuẩn bị: 4 hũ thuỷ tinh miệng rộng, 4 chiếc lá của cây muống cảnh được cắt 
từ cùng 1 cây, 4 miếng nhãn dán, 2 thìa dấm, 2 thìa muối, 2 thìa dầu. 
­ Tiến hành: để mỗi chiếc lá vào một hũ nước, một hũ để nguyên và dán nhãn 
nước sạch, hũ thứ 2 cho 2 thìa dấm đề nhãn axit, hũ thứ 3 cho thêm 2 thìa muối, 
và dán nhãn muối, hũ thứ 4 cho 2 thìa dầu ăn và dán nhãn dầu, sau đó đặt 4 hũ 
này cạnh cửa sổ và quan sát trong vòng 1 tuần 
­ Cho trẻ ghi nhận: lá nào còn giữ được màu xanh tươi trong 4 số lá trên và thảo 
luận cùng trẻ: vì sao lại như thế? 
­> giúp trẻ nhận ra ý nghĩa của nước sạch 
Làm thí nghiệm đơn giản để tìm hiểu tác động của mặt trời 
Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường và sử dụng tiết kiệm năng lượng 
cho trẻ tuổi mầm non 
15/20 
­ Lấy 2 chậu nước, 1 chậu phơi ngoài nắng, 1 chậu để trong bóng râm. Sau 
khoảng 10­15 phút, cô cho trẻ sở tay vào 2 chậu nước và nói cảm nhận của mình 
về nhiệt độ của 2 chậu nước. 
­> giúp trẻ nhận biết được ý nghĩa của năng lượng mặt trời trong cuộc sống hàng 
ngày. 
Thí nghiệm sự ngưng tụ của nước 
­Chuẩn bị: nước nóng, bình thuỷ tinh trong có thể giúp trẻ quan sát dễ dàng bên 
trong. Nắp đậy bằng kính hoặc mica trong. Bút dạ. 
­Tiến hành: rót nước sôi vào bình thuỷ tinh và đậy nắp sau đó đánh dấu mức 
nước ban đầu. Giáo viên cho trẻ dự đoán điều gì sẽ xảy ra. 
­> Thí nghiệm về hiện tượng ngưng tụ của nước. Giúp trẻ thấy được vòng tuần 
hoàn của nước. Giáo dục trẻ biết biết bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm vì 
khi nước bị bẩn thì bốc hơi lên cũng mang theo những thứ bẩn ảnh hưởng đến 
sức khoẻ của mọi người. 
*Tổ chức triển lãm tranh về giáo dục bảo vệ môi trường 
Cuối năm học tôi đã phát động cuộc thi Triển lãm tranh “Bé với môi 
trường” Đã được trẻ ủng hộ rất nhiệt tình. Trẻ mang bài tới tham gia triển lãm 
và cùng cô làm áp phích tuyên truyền về bảo vệ môi trường. Phụ huynh tới lớp 
đón con và cùng tham dự triển lãm, cùng con tạo sản phẩm để trưng bày rất hào 
hứng và sôi nổi, qua đó phụ huynh và giáo viên càng hiểu nhau hơn, thông cảm 
cho nhau nhiều hơn trong công việc. 
Thời gian đó phụ huynh lớp tôi rất nhiệt tình: Phụ huynh làm thợ mộc thì 
đóng giúp giá trưng bày sản phẩm, Phụ huynh làm phông bạt thì ủng hộ bạt để 
cô và trẻ trang trí phông triển lãm những phụ huynh khác thì ủng hộ các loại 
chai lọ, giấy báo, đồ trang trí cho triển lãm thêm sinh động và có nhiều loại 
nguyên liệu để trẻ tha hồ sáng tạo. 
*Tổ chức hoạt động ngoại khóa từ đó tích hợp nội dung về giáo dục 
bảo vệ môi trường và sử dụng tiết kiệm năng lượng 
 Tôi đã tổ chức một vài hoạt động ngoại khóa để trẻ lớp mình được có cơ 
hội giao lưu, học hỏi, có không gian thỏai mái để bộc lộ cảm xúc của mình ví 
dụ như sau: 
Sau khi đã tham quan hết các khu vực cho trẻ nghỉ ngơi ăn một chút đồ 
ăn nhẹ, uống nước và tôi cho trẻ quan sát các khu vực trông như thế nào? Có 
cần chỉnh trang gì không? Nhiều trẻ có ý kiến cho rằng có nhiều lá rụng ở 
khuôn viên trước sân Đền và các bồn hoa có nhiều cỏ. Vậy là tôi mang những 
chiếc rổ nhỏ tới, yêu cầu trẻ chia thành các nhóm nhỏ, nhóm thì nhặt lá cây, 
Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường và sử dụng tiết kiệm năng lượng 
cho trẻ tuổi mầm non 
16/20 
nhóm thì giúp cô nhổ cỏ, nhóm thì quét sân, tỉa cây Sau một ngày khám phá 
lý thú và lao động mệt mỏi trẻ đã có một bữa trưa rất ngon miệng tại trường, 
nhiều trẻ hứa rằng nếu chăm ngoan cô sẽ cho đi du lịch nữa nhé. Tôi cảm thấy 
thực sự vui mừng và hạnh phúc khi các con vui vẻ và thêm hòa đồng với các cô, 
yêu thiên nhiên và có ý thức hơn khi được đi tham quan du lịch. 
* Tổ chức một số hoạt động giao lưu tập thể thường xuyên cho trẻ. 
Bên cạnh việc đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi trường mọi lúc mọi nơi 
còn cần tổ chức cho trẻ tham gia những hoạt động giao lưu tập thể với các bạn, 
các em trong trường để tạo nên sự hòa hợp cùng nhau có ý thức xây dựng môi 
trường xanh sạch đẹp, bảo vệ môi trường chung của trường. Đây là một hoạt 
động nên thường xuyên tổ chức nó không chỉ có cơ hội giúp trẻ được giao tiếp 
cởi mở mà còn giúp trẻ tích lũy thêm nhiều vốn sống, thêm nhiều kinh nghiệm 
cho bản thân mình hơn, giúp trẻ phát triển được những khả năng tiềm ẩn sau 
này. Giúp các trẻ đoàn kết với nhau hơn, các anh chị lớn hơn khi đã quen biết 
các em thì có thể nhắc nhở các em khi các em vứt rác không đứng nơi qui định 
để giữ gìn vệ sinh chung cho trường lớp. Cho các trẻ ở các lớp cùng nhau dọn vệ 
sinh vườn trường giúp tạo bầu không khi hòa đồng giữ tất cả các trẻ với nhau 
giúp trẻ thân thiết tôn trọng nhau hơn. 
Tôi còn tích cực cho trẻ tham gia hoạt động ngoài trời, cùng trẻ sử dụng những 
nguyên liệu thiên nhiên tạo thành những sản phẩm ngộ nghĩnh, giúp trẻ rất vui, 
hứng thú hoà mình với thiên nhiên, yêu thiên nhiên và biết quý trọng bảo vệ 
môi trường. 
* Tổ chức hoạt động “Kể truyện sáng tạo theo tranh” để tích hợp nội 
dung về giáo dục bảo vệ môi trường và sử dụng tiết kiệm năng lượng 
Qua hoạt động này giúp trẻ biết cách kể một câu truyện sáng tạo và phát 
triển ngôn ngữ mạch lạc. Biết được những hành động nên và không nên trong 
việc bảo vệ môi trường và sử dụng tiết kiệm năng lượng.

Tài liệu đính kèm:

  • pdfmot_so_bien_phap_giao_duc_bao_ve_moi_truong_va_su_dung_tiet.pdf