Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp duy trì sĩ số vận động học sinh bỏ học trở lại lớp tại lớp 2G phận hiệu buôn Hmông Trường tiểu học Mạc Thị Bưởi – CưM'gar – ĐắkLắk

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp duy trì sĩ số vận động học sinh bỏ học trở lại lớp tại lớp 2G phận hiệu buôn Hmông Trường tiểu học Mạc Thị Bưởi – CưM'gar – ĐắkLắk

Gia đình em Ly Mí Trường chuyển đi Đăk Nông. Hôm đi, bố của học sinh có đến lớp xin phép cho em đi nhưng không lấy hồ sơ, tôi chỉ biết nói với gia đình trong vô vọng: « Em đi nhé, mau quay lại lớp hoc, chỗ của em vẫn là của em đó !» từ khi gia đình chuyển đi tôi không có tin tức gì. Một hôm, tôi đang giảng bài bỗng nghe tiếng: Chào cô ! thì ra em Ly Mí Trường đã quay trở lại, tôi mừng quá. Bố em Trường bảo chỗ ngồi của Trường vẫn còn phải không cô ? Dĩ nhiên là vẫn còn đó rồi ! Qua việc làm này tôi nhận thấy giáo viên cần phải tạo niềm tin cho học sinh và phụ huynh, chỉ có tình yêu thương thật sự thì trẻ mới cho cảm thấy an toàn. Ngoài những nhu cầu cơ bản cho sự sinh tồn thì đối với học sinh lớp 2 nhu cầu yêu thương và nhu cầu được an toàn cũng rất cần thiết từ đó là giúp các em tự tin vào bản thân mình.

Tin tưởng ở đây là tin tưởng trong lời nói và hành động của giáo viên trao cho học sinh và tôi đã làm được điều gì đó vô cùng to lớn còn hơn cả ngàn lời nói hay .

 

doc 24 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 15/08/2023 Lượt xem 1285Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp duy trì sĩ số vận động học sinh bỏ học trở lại lớp tại lớp 2G phận hiệu buôn Hmông Trường tiểu học Mạc Thị Bưởi – CưM'gar – ĐắkLắk", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 trong những năm gần đây Bộ Giao Dục và Đào Tạo đã phát động nhiều phong trào như: “Mỗi thầy, cô là tấm gương tự học và sáng tạo”, hoặc cuộc vận động “ Hai không” với bốn nội dung “ Nói không với tiêu cực trong thi cử, bệnh thành tích, vi phạm đạo đức nhà giáo và việc nhồi nhầm lớp,” đã tạo được những chuyển biến tích cực trong xã hội. Nhưng những năm gần đây tình trạng học sinh bỏ học tại buôn Hmông diễn ra phổ biến hơi nhiều hơn so với các năm trước, việc học sinh bỏ học có rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Liệu rằng bộ phận các em bỏ học này rồi tương lai sẽ như thế nào? Tương lai đất nước sẽ ra sao? Các em phải làm gì để sinh sống trong ngày mai, khi mà xã hội không ngừng phát triển, đòi hỏi phải có kiến thức và năng lực làm việc, mà bản năng sinh tồn buộc con người phải tồn tại bằng mọi cách. Điều lo lắng nhất có thể các em sẽ đi vào con đường phạm pháp, điều đó cũng có nghĩa xã hội phải chịu thêm áp lực về các tệ nạn mà các em sẽ gây ra. Đây chính là vấn đề nhức nhối và lo âu của xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng.
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu:
Trường tiểu học Mạc Thị Bưởi đóng trên địa bàn xã Ea kiết, trường gồm có một điểm chính và ba điểm lẻ. Điểm trường tôi đang công tác là điểm trường Buôn Hmông phân hiệu của trường Mạc Thị Bưởi. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu là:
Thứ nhất, địa phương buôn Hmông có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, kinh tế gia đình chủ yếu vào làm nông là chính; dân cư chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, ít quan tâm để việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình dẫn đến kinh tế đã khó lại càng khó khăn hơn. Những gia đình có con đã đủ tuổi đến trường nhưng còn phải phụ giúp cha mẹ để chăm em, lên nương rẫy để thu hoạch nông sản hoặc làm thuê, làm mướn để kiếm thu nhập nuôi sống bản thân và gia đình, khi đến mùa thu hoạch nông sản thì các em hầu như là lao động chính trong gia đình.          
Thứ hai, đa số gia đình của các em học sinh thiếu trách nhiệm quan tâm, nhắc nhở các em đến trường, không ít bậc phụ huynh cố tình bắt các em nghỉ học để phụ giúp gia đình. Nhiều trường hợp giáo viên chủ nhiệm phát hiện các em bỏ học, phải vào tận nhà để vận động nhưng kết quả các em đi học trở lại là rất thấp. Đối với những học sinh bỏ học khi giáo viên vào tận nhà thì các em thường chạy trốn, né tránh và không chịu gặp, còn phụ huynh các em không muốn cho con đi học nên thường nói thẳng mục đích và không chịu hợp tác trong việc động viên các em đi học.          
Thứ ba, xuất phát từ một phần trách nhiệm của nhà trường trong việc giáo dục các em cũng chính là nguyên nhân dẫn các em nghỉ học. Bởi, chưa có cách phân loại hợp lý giữa lực học của các em trong cùng một lớp, chưa bố trí giờ học riêng dành cho các học sinh yếu nên học sinh nào học lực kém thì thường giậm chân tại chỗ, ở lại lớp dẫn đến các em tự ái, xấu hổ với bạn bè nên nghỉ học. Bên cạnh đó, khi có học sinh nghỉ học chưa có sự phối hợp giữa Ủy ban nhân dân cấp xã, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội nông dân...cùng vận động, hỗ trợ để động viên các em đi học.
Thứ tư, hiện tượng tạo hôn ở buôn Hmông ngày càng tăng mà chưa có cách thuyết phục được.  Công tác tuyên truyền về kế hoạch hóa gia đình và trang bị kiến thức cuộc sống trước khi lập gia đình còn hạn chế.
Thứ năm, một số đồng chí giáo viên chưa thật sự nhiệt tình trong việc vận động hoạc sinh đến trường. Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên chỉ tập trung sinh hoạt vào điểm trường chính mà chưa tổ chức sinh hoạt, vui chơi, hướng dẫn cho các em tại buôn này về các trò chơi và kĩ năng sống.
Thứ sau, công tác vận động học sinh ra lớp mặc dù khó khăn nhưng là trách nhiệm nên giáo viên chủ nhiệm nhưng khi vận động hiệu quả thì không được động viên, khích lệ kịp thời.
Những năm trước đây học sinh nghỉ học, bỏ học giáo viên có đi vận động nhưng không vận động ra lớp được vì vận động chưa mang tính thuyết phục đối với phụ huynh và học sinh. Từ những thực trạng trên tôi thấy có những thuận lợi và khó khăn sau:
	a, Thuận lợi:
Điểm trường chính được đặt trên địa bàn trung tâm của xã EaKiết, học sinh điểm trường chính chất lượng giáo dục rất cao, tỉ lệ chuyên cần 100%, trường gồm có 03 phân hiệu đó là: Thôn 4 (dân tộc Êđê), buôn Hmông trong và buôn Hmông ngoài
Phong tục lấy vợ lấy chồng rất sớm có thể 10 tuổi,11 tuổi trở lên đã về ở với nhau (hiện tượng tảo hôn )
Đời sống vô cùng khó khăn và thiếu thốn, những hộ dân ở buôn này là dân di cư tự do từ các tỉnh miền bắc vào như ở: Cao Bằng, Lạng Sơn .. , đến và đi tùy tiện coi sự quản lí của chính quyền có cũng như không. Họ đến và đi không cần báo với chính quyền, cứ đất bạc màu lại di cư. 
 a, Thuận lợi:
Buôn hiện có 71 hộ gia đình với 389 nhân khẩu. Ngoài việc canh tác các loại cây hoa màu ngắn ngày, trong những năm qua, đồng bào buôn H'Mông - xã Ea Kiết còn chủ động áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất, đưa cây cà phê, hồ tiêu vào trồng nên đời sống ngày càng được cải thiện. Điện, đường, trường được nhà nước đầu tư khang trang và đẹp.
Làng định cư mới luôn được Nhà nước quan tâm về mọi mặt. Nhiều gia đình đã dần ổn định cuộc sống. Trước những đổi thay, những thuận lợi như vậy, hiện nay đã có nhiều hộ ở làng trong đến trình bày với Ban tự quản buôn xin được cấp đất, hỗ trợ kinh phí để di dời đến ở buôn định cư. Năm 2015 có 17 hộ khó khăn nhất được cấp mỗi hộ 1 con bò giống theo chương trình 135 của Thủ tướng chính phủ. Nhờ được sự tạo điều kiện hết sức của Đảng, Nhà nước bà con ở khu định cư đã dần dần ổn định cuộc sống từng bước xây dựng kinh tế vươn lên thoát nghèo"
Đa số các giáo viên được phân công vào giảng dạy tại buôn Hmông đều năng động và nhiệt tình trong công tác.
Đã có một số phụ huynh chú trọng đến việc học của con cái, nhắc nhở các em đi học đúng giờ , nghỉ viết giấ xin phép
Học sinh được hỗ trợ vật chất từ các nhà chùa, nhà từ thiện nhiều lần/ năm.
Học sinh đến trường gần.
b, Khó khăn
Mặc dù được hỗ trợ nhưng điều kiện kinh tế của vùng còn nhiều khó khăn, chủ yếu sinh sống bằng nghề nông. Công tác vận động gặp nhiều khó khăn vì người dân không nói và hiểu tiếng phổ thông.
Là dân di cư tự do nên rất khó duy trì sĩ số, đến và đi không báo với chính quyền, không rút hồ sơ cho con chuyển nhập trường mới.
 Số học sinh bỏ học chiếm tỉ lệ khá cao nên khó khăn trong việc quản lí và duy trì sỉ số.Đa số phụ huynh chưa chú trọng việc học của các em
Giữa giáo viên – phụ huynh ; giáo viên – học sinh bất đồng về ngôn ngữ. Học sinh ở nhà phải làm việc quá sức lao động. Học sinh trụt rè, thiếu tự tin
Hiện tượng tảo hôn ngà càng gia tăng, không có giấ đăng kí kết hôn và học sinh không có giây khai sinh.Việc chăm sóc sức khỏe ở nơi đây còn hạn chế.
 3. Nội dung và hình thức thực hiện các giải pháp
a. Mục tiêu của giải pháp
Tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến với phụ huynh học sinh
về những tác hại, những ảnh hưởng xấu của việc không cho học sinh và trẻ đến trường để tiếp tục học tập lên lớp trên. 
	Vận động được 100% học sinh đi học
Thông qua vận động tạo được mối quan hệ mật thiết giữa giáo viên với phụ huynh, giáo viên với học sinh gần gũi hơn.
Nâng cao trình độ dân trí, lấp dần khoảng cách giữa các học sinh dân tộc khác nhau. Kĩ năng nghe, nói, đọc viết tiếng phổ thông thành thạo.
Hoàn thành chương trình phổ cập, hoàn thành chương trình lớp học. Tạo cho học sinh tự tin trong giao tiếp, tạo mối quan hệ giữa các dân tộc gần nhau và hiểu nhau hơn.
b. Nội dung và cách thức thực hiện của giải pháp :
Để thực hiện việc vận động học sinh ra lớp có hiệu quả bản thân tôi chuẩn bị lên kế hoạch và việc làm cụ thể :
Đầu năm học 2018 - 2019 tôi lập danh sách trích ngang ghi rõ họ tên, nghề nghiệp cha mẹ; Hoàn cảnh sinh sống của gia đình: Nắm bắt xem bao nhiêu em có hoàn cảnh đủ ăn? bao nhiêu em hộ khó khăn? bao nhiêu em có sổ hộ nghèo? Công việc thường ngày của học sinh ở nhà là gì và là đứa con thứ mấy trong gia đình? Ngoài ra, tôi còn trao đổi với giáo viên lớp 1 năm học 2017 2018 để nắm rõ cụ thể về hoàn cảnh gia đình của từng học sinh. 	Sau khi nắm được danh sách của lớp, tôi làm thành một tập đóng thành một quyển sổ theo dõi và đánh dấu học sinh chuyên cần, nghỉ có phép, nghỉ không phép, lí do nghỉ từng ngày, tiếp tục phân loại đối tượng học sinh, đặc biệt học sinh có hoàn cảnh khó khăn có nguy cơ bỏ học
Tìm hiểu tính cách các em thông qua bạn bè trong lớp. Tìm hiểu gia đình thông qua thôn, buôn (thông qua bác Hoàng Chứ Páo buôn trưởng) . 
 Theo dõi, thấy những học sinh nào nghỉ học từ 2 buổi trở lên, tôi đến ngay gia đình để tìm hiểu hoàn cảnh của các em, rồi kết hợp với bác buôn trưởng đến nhà vận động các em đi học lại. 
Lập danh sách những học sinh có nguy cơ bỏ học báo ngay với Ban giám hiệu và buôn trưởng. Để buôn trưởng vào thôn buôn vận động bố mẹ nhắc nhở các em đi học. Chia sẻ với giáo viên bộ môn, nếu cần thiết phải hội y cùng thực hiện.
 Đồng thời tôi đưa ra biện pháp giáo dục trực tiếp, gần gũi, an ủi động viên và khích lệ kịp thời những kết quả đạt được, dù những ưu điểm nhỏ nhất.
Cách thức thực hiện :
Đối với học sinh bận làm công việc nhà  rồi nghỉ học dài ngày  :
Bận công việc gia đình như : trông em, đi chăn trâu, cắt cỏ cho bò, xay bắp ....nên những em này ít có cơ hội được đi học dần dần rồi bỏ học luôn. Với đối tượng này tôi đã đến nhà vận động và tạo điều kiện cho các em được đến trường bằng cách đưa em bé của mình đi học cùng anh hoặc chị, sau đó tôi thuyết phục bố mẹ cho các em đi học vì quyền và nghĩa vụ của học sinh, giải thích cho phụ huynh biết việc học mang lại nhiều lợi ích cho các nhân, gia đình và xã hội.
Đồng thời hỗ trợ quần áo, sách vở và cơ sở vật chất (nếu có). Buổi tối bản thân tôi thường chạy xe máy vào trong buôn chơi một số trò chơi để tạo mối thân thiện giữa tình cô - trò và tình cô - phụ huynh.
Hình ảnh: Học sinh lớp 2G đưa em đi học.
 Đưa em đến lớp
Hình ảnh em Phàn Thị Phương –Lớp 2G vừa chăn trâu vừa học bài
* Đối tượng có nguy cơ bỏ hoc do gia đình chuyển đến địa phương mới :
Gia đình em Ly Mí Trường chuyển đi Đăk Nông. Hôm đi, bố của học sinh có đến lớp xin phép cho em đi nhưng không lấy hồ sơ, tôi chỉ biết nói với gia đình trong vô vọng: « Em đi nhé, mau quay lại lớp hoc, chỗ của em vẫn là của em đó !» từ khi gia đình chuyển đi tôi không có tin tức gì. Một hôm, tôi đang giảng bài bỗng nghe tiếng: Chào cô ! thì ra em Ly Mí Trường đã quay trở lại, tôi mừng quá. Bố em Trường bảo chỗ ngồi của Trường vẫn còn phải không cô ? Dĩ nhiên là vẫn còn đó rồi ! Qua việc làm này tôi nhận thấy giáo viên cần phải tạo niềm tin cho học sinh và phụ huynh, chỉ có tình yêu thương thật sự thì trẻ mới cho cảm thấy an toàn. Ngoài những nhu cầu cơ bản cho sự sinh tồn thì đối với học sinh lớp 2 nhu cầu yêu thương và nhu cầu được an toàn cũng rất cần thiết từ đó là giúp các em tự tin vào bản thân mình.
Tin tưởng ở đây là tin tưởng trong lời nói và hành động của giáo viên trao cho học sinh và tôi đã làm được điều gì đó vô cùng to lớn còn hơn cả ngàn lời nói hay .
* Đối tượng có nguy cơ bỏ học do thiếu sự quan tâm của bố mẹ và gia đình :
Bố mẹ những em này thường coi việc học không quan trọng, bố mẹ thường đi làm xa sớm đi tối về để mặc bọn trẻ ở nhà lêu lỏng , các em không chịu đến trường và khi thấy giáo viên đến vận động là bỏ trốn. Với những trường hợp này giáo viên cần phải nhẹ nhàng nhắc nhở, giáo viên phải có tính kiên trì, với tôi thì đầu giờ lúc nào cũng đi chở các em này đến lớp và này các em đã đi học đều. Khuyên và giải thích cho phụ huynh hiểu rằng phụ hunh đang làm mất quyền được học và được chơi. Giáo viên đã phối hợp với thôn trưởng của buôn đến nhà gặp rực tiếp để vận động học sinh đi đều.
 Hình ảnh giáo viên đi vận độnghọc sinh ra lớp , học sinh chạy trốn cô
 * Đối tượng học sinh lĩnh hội kiến thức kém muốn bỏ học
	Đối với những trường hợp nà, tôi cho làm bài với lượng kiến thức ít và đơn giản hơn. Trong tuần đầu ôn tập, tôi cho các em ôn lại những bài tập bám sát theo kiến thức cơ bản của lớp 1 năm trước, đồng thời tôi còn xem lại học bạ của các em năm trước việc làm này các em hứng thú học tập. Tôi ra bài tập đơn giản, viết các từ dễ, động viên khen ngợi 
từng chi tiết nhỏ nhất mà các em thực hiện được sau sđó đưa vở của những em nà leencho cả lớp khen. Việc làm này đã giúp tôi lựa chọn biện pháp kèm cặp, uốn nắn phù hợp không để cho các em chán nản, bỏ học vì học yếu.
	 Đối với những em có hoàn cảnh gia đình khó khăn :
 Nắm được một số em có hoàn cảnh nghèo đặc biệt ( mồ côi cha hoặc mẹ) , tôi rà soát lại xem em nào còn thiếu quần áo, đồ dùng học tập, tôi đăng kí cho các em được nhận dụng cụ do nhà trường hỗ trợ. Đa số cả lớp con nhà khó khăn không có đủ áo quần , đồ dùng học tập để đi học . Tôi mua tặng các em đồ dùng học tập ngay vào đầu năm học. Ngoài ra tôi còn kêu gọi mạnh thường quân, nhà hảo tâm, kêu gọi trong nhóm : chúng tôi là giáo viên tiểu học » dành tặng bạn một số quần áo cũ để các em được yên tâm đến trường, 
Quần áo và đồ dùng các em nhận được từ hội từ thiện
Ngoài những trường hợp nêu trên thì người giáo viên phải linh động trong mọi tình huống ví dụ : Khi học sinh đến trườngbị đói thì giáo viên phải chạ đi mua đồ ăn cho học sinh ăn gấp, khi học sinh ốm giáo viên tư vấn cho phụ huynh đưa đi khám bệnh.
	Ở tuần đầu tiên, tôi sinh hoạt với học sinh trong lớp rất kĩ về nội quy nhà trường, trong đó có phần quy định: Học sinh phải đi học đều và đúng giờ, nghỉ học phải có lí do và được cha mẹ xin phép . Tổ chức họp phụ huynh học sinh đầu năm, tôi cũng thông báo cho phụ huynh biết về quy định này và nhờ phụ huynh hàng ngày theo dõi, nhắc nhở.
	- Đối với những trường hợp học sinh tự ý bỏ học ( vì cha mẹ đi làm không có ở nhà), hết giờ dạy tôi lập tức đến ngay nhà những em này gặp phụ huynh tìm hiểu nguyên nhân và trao đổi cách khắc phục dù đêm khuya. 
	Cũng trong tiết sinh hoạt cuối tuần, sau khi nghe các tổ trưởng báo cáo, tôi cho lớp tuyên dương những tổ đạt duy trì sĩ số suốt cả tuần để làm gương cho lớp và khen những em có tiến bộ về mặt học tập để các em thấy nhiệm vụ học tập của mình và mỗi ngày đến trường thật sự là một ngày vui. 
	- Đối với những mặt học sinh còn hạn chế, tôi nhắc nhở nhẹ nhàng kèm theo hướng dẫn, uốn nắn cho các em để tuần sau các em thực hiện tốt hơn.
	- Ngoài ra tôi còn nêu gương các anh, chị học sinh những năm trước dù đầu năm còn yếu kém nhưng nhờ sự kiên trì, cố gắng đến cuối năm cũng đã được khen, tôi đưa gương người tốt như vậy để các em có hướng phấn đấu. 
	Mỗi ngày bước vào lớp tôi đều quan sát cả lớp, thấy các em có mặt đầy đủ là lòng tôi rất vui. Nhất là những hôm thời tiết khắc nghiệt như: mưa, bão. Những hôm ấy, tôi cho lớp hoan nghênh bằng một tràng pháo tay để động viên khích lệ tinh thần các em. Trong giờ dạy, tôi đầu tư soạn giảng phân hóa theo đối tượng học sinh sao cho phù hợp với trình độ mọi học sinh trong lớp - nhất là những em năng lực kém nhằm kích thích học sinh hứng thú học tập, tiếp thu bài nhanh hơn.
	Tôi cũng thật sự hòa nhập cùng các em trong giờ dạy hoặc hoạt động ngoại khoá hay trò chơi của môn Thể dục, tổ chức đố vui qua hình thức Giải ô chữ trong các tiết ôn tập ( kiến thức đơn giản, gần gũi cuộc sống của học sinh)
	Ngày nghỉ tết tôi hứa với học sinh ra tết nhớ đi học đầy đú cô lì xì mừng tuổi cho,mục đích tạo sự gần gũi giữa cô và trò . Sau khi các em nhận tiền lì xì là tôi giao nhiệm vụ tuổi mới cần ngoan hơn, học giỏi hơn...
Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp :
 	 Tất cả các giải pháp ở trên đều có biện pháp triệt để, vận động học sinh đi học đều, chống bỏ học giữa chừng. Đều chung mục tiêu động hết trẻ em trong độ tuổi học ra lớp. Duy trì sĩ số 100% học sinh trong trường, lớp. Cùng vận động nhân dân và các cấp vào cuộc.
	Các giải pháp nhằm hưởng ứng phong trào toàn dân đưa trẻ đến trường , phụ huynh thấy được tầm quan trọng của việc đưa con đi học để nâng cao trình độ dân trí, góp phần chống mù chữ trên địa bàn xã Ea Kiết. 
d. Kết quả khảo nghiệm giá trị khoa học :
Đây là hình ảnh lớp 2G thời điểm hiện tại tháng 3 năm 2019,tổng số học sinh 27em , chuyên cần 27 em đạt chỉ tiêu 100% như kế hoạch đầu năm.
Học sinh lớp 2G ngồi nghe cô kể chuyện
Số liệu nhận danh sách bàn giao
 từ lớp 1
Đầu năm học 2018-2019
Tháng 3 năm 2019
Tổng số học sinh lớp 2G: 27 em
Đến lớp 22 em, vắng 5
27 em
Số học sinh đi học chuyên cần
21 em
27 em
Học sinh thiếu quan tam của gia đình
14 em
0 em
Tích cực, chăm ngoan
 8 em
 27em
Học sinh lớp 2G đang dọn vệ sinh sân trường
Niềm vui của học sinh lớp 2G khi tới trường
Nhìn vào bảng khảo sát và hình ảnh của năm học 2018 – 2019 ở trên chúng ta đều thấy học sinh chăm ngoan, đi học đều . Đến giờ phút hiện tại lớp 2G có 27 em, thì có 27 em biết đọc, biết viết thành thạo; số em giao tiếp bằng tiếng phổ thông đạt 100% chỉ tiêu của tổ và nhà trường giao, đây cũng chính là thành quả dày công của cô trò chúng tôi. Các em tự nguyện đến trường đúng giờ, các em thường xuyên trò chuyện với tôi bằng tiếng phổ thông với nét mặt rạng ngời, lời nói tự tin, chân thành dễ thương làm tôi cảm thấy vui hơn. bất kì một khách nào vào lớp tôi hỏi các em đều trả lời bằng tiếng phổ thông và có chủ ngữ vị ngữ chứ không trả lời cụt ngủn thiếu tự tin, bẽn lẽn như khi tôi vào nhận lớp đầu năm học. Vì đi học đều nên các em tiếp thu kiến thức chắc chắn hơn , thích vui chơi giải trí hoạt động, yêu trường yêu lớp biết làm cho trường lớp ngày càng đẹp hơn . Giờ phút này cũng gần hết năm học rồi tôi tin rằng cứ đà năng các em sẽ tiến bộ hơn cho đến hết năm học và hứa hẹn ngày mai các em sẽ tươi sáng hơn.
 III. Phần kết luận, kiến nghị:
Kết luận
 Qua nghiên quá trình nghiên cứu ở trên, mục tiêu , nhiệm vụ của đề tài của tôi đặt ra đã được giải quyết. Tôi xin đưa ra một số kết luận sau:
Khi có  học sinh bỏ học hoặc có hiện tượng bỏ học, việc làm đầu tiên là cần phải nắm đối tượng, tìm hiểu nguyên nhân bỏ học ở từng học sinh để đưa ra những biện pháp vận động phù hợp với từng đối tượng và có hỗ trợ đúng chỗ, đúng cách. Việc này không phải làm trong một thời điểm mà phải mang tính liên tục, lâu dài.
Thực hiện tốt công tác phối hợp với các giáo viên khi có học sinh bỏ học. Tìm hiểu ngay lí do bỏ học và điều kiện, hoàn cảnh gia đình, bản thân các em để cùng đưa ra biện pháp vận động và tiến hành vận động. Động viên bạn bè của những em nầy cùng đi để vận động các em ra lớp.
          Phối hợp với Trưởng buôn, chi bộ Đảng viên, Hội đồng nhân dân phụ trách buôn và các thành viên Ban chỉ đạo phụ trách theo xóm cùng vận động. Tuỳ theo tình hình có thể tìm hiểu và vận động ngay trong buổi họp buôn để cùng có nhiều bà con trong cuộc họp hỗ trợ thuyết phục, vận động.
Khi vận động không hiệu quả thì Giáo viên lập ngay danh sách học sinh bỏ học gởi Ban chỉ đạo xã; để Ban chỉ đạo xã chỉ đạo và phối hợp với các thành viên Ban chỉ đạo xã cùng các Ban ngành, đoàn thể xã tiếp tục vận động.
Người vận động còn phải nhạy bén trong vận động tình huống từ mối quan hệ ngoại giao với những người xung quanh, người thân của các em, hoặc từ những người có uy tín xung quanh nơi em ở để đến gia đình của các em, thông qua trò chuyện, trao đổi để vận động.
Chuyên trách phổ cập làm tham mưu thường xuyên với Ban giám hiệu, Ban chỉ đạo xã, hội khuyến học xã thực hiện ngày càng tốt hơn công tác xã hội hoá giáo dục; để khi vận động các em ra lớp, tuỳ theo điều kiện, hoàn cảnh mỗi em mà có nguồn hỗ trợ kịp thời.  
	 Và cuối cùng là bản thân người vận động phải có tâm, tận tụy, chịu khó
coi đâ là nhiệm vụ quan trọng thi mới thành công được.
      2. Kiến nghị
* Với những giáo viên đứng lớp:
- Theo dõi diễn biến sĩ số lớp hàng ngày, tuần (lưu ý những trường hợp học sinh nghỉ học quá 2 ngày), nắm bắt các nguồn tin về vấn đề học sinh nghỉ học, biết rõ hoàn cảnh gia đình, tâm tư nguyện vọng của học sinh lớp chủ nhiệm; báo cáo sĩ số học sinh vào buổi họp giao ban hằng tuần và họp hội đồng hằng tháng;
- Liên lạc với phụ huynh học sinh đối với những trường hợp học sinh nghỉ học liên tục nhiều ngày, nghỉ học không phép; đến nhà vận động học sinh

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_duy_tri_si_so_van_don.doc