Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 5

Hàng tuần giáo viên chủ nhiệm tiến hành tiết sinh hoạt chủ nhiệm vào tiết 3 chiều thứ 6. Tiết sinh hoạt rất quan trọng vì đây là thời gian giáo viên chủ nhiệm tiếp xúc, gần gũi nhất, nhiều hơn với lớp. Theo tôi, Giáo viên chủ nhiệm là chỗ dựa tin cậy nhất cho các em khi gặp các khó khăn trong quá trình học tập cũng như trong cuộc sống, vì vậy buổi sinh hoạt lớp phải đạt được các mục tiêu sau:

- Tạo cho học sinh một tâm lý thoải mái gần gũi sẵn sàng chia sẻ với giáo viên

 những vướng mắc khó khăn của mình trong quá trình học tập và cuộc sống.

- Khích lệ động viên học sinh và chuẩn bị một tâm thế sẵn sàng học tập sẵn sàng tiến bộ.

- Hướng dẫn thêm kỹ năng sống, kỹ năng học tập.

- Tự nhận ra các lý do nguyên nhân yếu kém của mình và sẵn sàng khắc phục sửa chữa.

 

doc 32 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 22480Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Điều 5 TT số 30/2014/TT – BGDDT: “Nội dung đánh giá 1. Đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng từng môn học và hoạt động giáo dục khác theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học. 2. Đánh giá sự hình thành và phát triển một số năng lực của học sinh: a) Tự phục vụ, tự quản; b) Giao tiếp, hợp tác; c) Tự học và giải quyết vấn đề. 3. Đánh giá sự hình thành và phát triển một số phẩm chất của học sinh: a) Chăm học, chăm làm; tích cực tham gia hoạt động giáo dục; b) Tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm; c) Trung thực, kỉ luật, đoàn kết; d) Yêu gia đình, bạn và những người khác; yêu trường, lớp, quê hương, đất nước”. Ngay từ đầu năm học tôi đã nghiên cứu tài liệu liên quan, tích lũy kinh nghiệm qua nhiều năm, học hỏi đồng nghiệp nhiều kinh nghiệm quản lí lớp chủ nhiệm đồng thời phát huy mọi khả năng sư phạm của bản thân để xây dựng kế hoạch, phương hướng và nhiệm vụ thi đua cho lớp để học sinh hiểu được ý nghĩa, tác dụng của việc thi đua, nắm vững nội dung, chỉ tiêu thi đua “ chăm ngoan, học giỏi” theo lời Bác dạy; tự xác định mục đích, thái độ đúng đắn và quyết tâm thi đua; biết tự quản, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau để học tập và rèn luyện đạo đức theo chỉ tiêu đề ra.
KẾ HOẠCH VÀ NHIỆM VỤ THI ĐUA
 a. Môn học và hoạt động giáo dục:
*Nội dung công việc:
- Chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập khi đến lớp với phương châm “ Vào lớp thuộc bài, ra lớp hiểu bài.”
- Từng học sinh có kế hoạch học tập cụ thể ( chú ý đến thời gian học bài và sinh hoạt hợp lí) Tìm ra cách học tốt nhất. Học gắn với thực tế, học gắn với rèn luyện kĩ năng sống.
- “ Không biết thì hỏi, muốn giỏi thì học” Tập trung chú ý nghe thầy cô giảng bài, chú ý câu hỏi thầy, cô nêu ra và hướng suy nghĩ vào; học tập tự giác, chủ động, tích cực và sáng tạo( Nếu có vấn đề nào còn thắc mắc thì hãy mạnh dạn hỏi thầy cô, hỏi các bạn của mình.)
- Nên quan niệm rằng “Thi để học chứ không phải học để thi” Không nên học tập thụ động, hình thức, học vẹt. Học là để biết, để hiểu và để làm.
- Giúp đỡ nhau trong học tập: Giỏi, khá giúp những em trung bình, yếu. 
- Chia nhóm, tổ học tập theo địa bàn dân cư, thực hiện “Đôi bạn cùng tiến”, “ Vòng tay bạn bè”, “ Giúp bạn vượt khó”, “ Giúp bạn tới trường, hướng tới tương lai”...
- Nghiêm túc khi làm bài, không sử dụng tài liệu, không quay cóp bài của bạn.
- Trao đổi bài trong 15 phút truy bài.
2. Chỉ tiêu phấn đấu:
	Giỏi: 29,6 %; Khá: 40,7 %; Trung bình: 29,7 %; Yếu: 0.
b.Năng lực:
*Nội dung công việc
- Rèn luyện nhân cách tốt có nếp sống “ Văn minh - Thanh lịch.”
- Mỗi học sinh là một tấm gương sáng và đẹp- “ Bông hoa đẹp”, là cháu ngoan Bác Hồ( thực hiện tốt 5 điều Bác dạy), noi gương người tốt, việc tốt, “ Kính thầy, yêu bạn”, “con ngoan, trò giỏi”. Hs phải có lời nói, cử chỉ, thái độ lễ phép, tôn trọng đối với thầy cô giáo, bố mẹ, ông bà, anh chị...nói riêng và đối với người lớn nói chung. Đi thưa về trình “ Học ăn, học nói, học gói, học mở.”
- Xây dựng trường học thân thiện, lớp học thân thiện, đôi bạn thân thiện: đoàn kết thương yêu nhau ( sẻ chia với bạn có hoàn cảnh khó khăn, khuyết tật, ốm đau,...). Phát huy, vận động phong trào “ Vòng tay bạn bè”, “ Giúp bạn vượt khó”, “ Giúp bạn tới trường, hướng tới tương lai”...sẻ chia làm cho niềm vui nhân đôi và nỗi buồn vơi đi một nửa.
- Thực hiện tốt nội quy của nhà trường: đi học chuyên cần, đúng giờ, không trốn học, bỏ giờ; trang phục đúng tác phong đội viên “ cái răng cái tóc là góc con người” ( quần sẫm màu, áo trắng, đeo khăn quàng đỏ, đầu tóc gọn gàng và sạch sẽ, mang dép quai hậu).
* Chỉ tiêu phấn đấu :
	Hoàn thành tốt: 55.5 %; Hoàn thành: 44.5%; Chưa hoàn thành: 0
c. Phẩm chất
* Lao động và kỉ luật ( Thực hiện phương châm “ Lao động là vinh quang! Kỉ luật là nếp nhà!” )
- Rèn luyện ý thức kỉ luật tốt:
+ Chấp hành nội quy của trường, của lớp (đi học đúng giờ, không nghỉ học khi không có lí do chính đáng, nền nếp ra vào lớp đúng quy định...)
+ Chấp hành tốt luật giao thông: “ An toàn giao thông là bạn”.
+ Thực hiện tốt an toàn vệ sinh trong ăn uống, có ý thức phòng chống dịch bệnh, thiên tai,...
+ Tuyệt đối không tham gia vào các hoạt động không lành mạnh.
- Rèn luyện thói quen tự giác, kỉ luật trong lao động; tham gia đầy đủ các buổi lao động do lớp, trường đề ra như trồng và chăm sóc công trình măng non, vệ sinh lớp học, trường học, vệ sinh nơi ở, thôn xóm...cùng bảo vệ “ Môi trường xanh - sạch - đẹp.”
- Luôn biết giữ gìn và bảo vệ của công “ trường học là nhà”: không ngồi hay nhảy, vẽ, viết lên bàn ghế, không trèo cửa sổ, không viết, vẽ bậy lên tường; không trèo cây, bẻ cây; sử dụng điện tiết kiệm, hợp lí.
- Đi đến nơi về đến chốn,không la cà dọc đường. Không tham gia các hoạt động giải trí không lành mạnh, không hút thuốc, ko uống rượu bia, không ăn quà vặt. Xa lánh các tệ nạn xã hội.
* Văn hóa văn nghệ
- Tham gia múa hát tập thể, thuộc các bài hát của chi đội, liên đội; tham gia vào các hoạt động văn hóa dân gian( kéo co, nhảy dây, ô ăn quan,...)
- Tham gia sáng tác thơ văn, làm báo tường, thi văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn như: Kỷ niệm 60 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2014); Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11; Ngày 22/12; ...( Phấn đấu 100% tham gia đầy đủ và tích cực.)
* Các hoạt động khác
- Thực hiện tốt các đợt kế hoạch nhỏ.
- Tham gia các hoạt động từ thiện của trường, địa phương.
Chỉ tiêu: Hoàn thành tốt: 65.5 %; Hoàn thành: 34.5%; Chưa hoàn thành: 0
BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
	- Mỗi cá nhân học sinh phải tự giác thực hiện kế hoạch, chỉ tiêu nêu ra.
	- Phân đội(tổ), chi đội có biện pháp kiểm tra đông đốc kịp thời.
	- Trao đổi học tập hợp tác với các lớp khác. 
	- Nếu có vấn đề gì dù chỉ là một khuyết điểm nhỏ thì cần báo gấp với cô giáo chủ nhiệm. 
	- Yêu cầu cán bộ lớp phải gương mẫu, nhiệt tình, năng nổ.
	- Phối hợp thường xuyên giữa nhà trường và gia đình.
	- Tuyên dương nếu tiến bộ, khuyên nhủ nếu chưa tiến bộ. 
	- Đề nghị với Ban giám hiệu, Liên đội, chi hội cha mẹ học sinh tạo điều kiện giúp đỡ và khen thưởng cho lớp, cá nhân đạt thành tích cao. 
Học sinh tự quản trong giờ truy bài.
3.1.4 Sinh hoạt chủ nhiệm hàng tuần
Hàng tuần giáo viên chủ nhiệm tiến hành tiết sinh hoạt chủ nhiệm vào tiết 3 chiều thứ 6. Tiết sinh hoạt rất quan trọng vì đây là thời gian giáo viên chủ nhiệm tiếp xúc, gần gũi nhất, nhiều hơn với lớp. Theo tôi, Giáo viên chủ nhiệm là chỗ dựa tin cậy nhất cho các em khi gặp các khó khăn trong quá trình học tập cũng như trong cuộc sống, vì vậy buổi sinh hoạt lớp phải đạt được các mục tiêu sau:
Tạo cho học sinh một tâm lý thoải mái gần gũi sẵn sàng chia sẻ với giáo viên
 những vướng mắc khó khăn của mình trong quá trình học tập và cuộc sống.
Khích lệ động viên học sinh và chuẩn bị một tâm thế sẵn sàng học tập sẵn sàng tiến bộ.
Hướng dẫn thêm kỹ năng sống, kỹ năng học tập.
Tự nhận ra các lý do nguyên nhân yếu kém của mình và sẵn sàng khắc phục sửa chữa.
Vì vậy, ở tiết sinh hoạt chủ nhiệm tôi thực hiện đổi mới nội dung sinh hoạt lớp: tổng kết ưu điểm khuyết điểm đánh giá việc học tập của lớp cũng như đề ra những biện pháp khắc phục khuyết điểm, phát huy ưu điểm, từ đó xây dựng phương hướng cho tuần tới. Đồng thời giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua tiết sinh hoạt cuối tuần theo các chủ đề của tháng. Tiết sinh hoạt chủ nhiệm không nặng nề mà rất cần sự góp ý phê bình góp ý chân tình trên tinh thần xây dựng làm cho tập thể lớp tốt hơn, điều cần nhất là làm cho các em cảm nhận được sự thân thiện, gần gũi. Cho nên tôi thực hiện nghiêm túc các hoạt động sau:
*Hoạt động 1: (10 phút)
	- Các tổ báo cáo kết quả thi đua trong tuần.
	- Các lớp phó nhận xét đánh giá đề xuất với giáo viên chủ nhiệm về tình hình hoạt động của lớp theo nhiệm vụ được giao.
	- Tự kiểm điểm. Hoạt động này nhằm thể hiện tính tự giác, tự phê bình của học sinh vì có ý thức được cái sai, cái xấu, cái hại cũng có nghĩa là học sinh biết được cái lỗi vi phạm từ đó có hướng khắc phục sửa chữa.
	- Lớp trưởng đánh giá chung tình hình hoạt động của lớp. Công bố kết quả thi đua. 
*Hoạt động 2: (5 phút)
	- Ý kiến đóng góp của tập thể lớp.
	- Ý kiến của giáo viên chủ nhiệm: đánh giá chung ưu, khuyết điểm của lớp; tuyên dương, khen thưởng những học sinh có thành tích xuất sắc trong các mặt giáo dục trong tuần; nhắc nhở, khuyên bảo những học sinh vi phạm nội quy.
*Hoạt động 3: Xây dựng kế hoạch cho tuần tới (5 phút).
	- Nhắc lại nội quy, nêu kế hoạch của nhà trường, của Đoàn, Đội, Hội,
	- Phân công cụ thể (Có ghi chép cẩn thận).
*Hoạt động 4: Giải đáp thắc mắc của học sinh (5 phút)
Giáo viên chủ nhiệm giải đáp những thắc mắc, xem xét những yêu cầu của học sinh và có thể giải quyết nhu cầu cho các em nếu nhu cầu đó là chính đáng.
*Hoạt động 5: Mỗi tuần nói theo một chủ đề (15 phút):
	- Chia sẻ với học sinh: Tôi hỏi thăm trong gia đình em nào có sự kiện đặc biệt như ốm đau, tai nạn, hiếu hỉ, mùa màng,...
	- Trao đổi, tâm tình về tâm lí lứa tuổi, định hướng nghề nghiệp, ước mơ, kể chuyện từ sách Hạt giống tâm hồn, định hướng tâm lí, tình cảm, tình bạn trong sáng, đúng đắn, đẹp đẽ cho các em. 
	- Hoặc chỉ vẽ cho các em về phương pháp học: khi làm bài tập: đọc kỹ đầu bài dành một vài phút hồi tưởng lại các kiến thức kỹ năng đã được nghe giảng rồi mới tiến hành làm bài => xem lại lý thuyết nếu không thể nhớ ra => đọc bài mới, tìm hiểu bài mới, học tập cần kết hợp với nghỉ ngơi tích cực, cách ghi nhớ những bài học gắn liền với hình ảnh,...
	- Hoặc giáo dục kĩ năng sống cho các em học sinh lớp 5 theo chủ điểm tháng cụ thể như sau:
Tháng
Chủ đề hoạt động
Nội dung và hình thức hoạt động
Các KNS cơ bản được giáo dục
9
Chào mừng năm học mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí vai trò của học sinh lớp 5 trong nhà trường Tiểu học
Kĩ năng: Xác định giá trị tự nhận thức
Hoạt động 2: Trao đổi phương pháp học tập tích cực và các vấn đề về nội quy nhà trường, lớp học.
Kĩ năng: Giao tiếp xác định giá trị
Hoạt động 3: Thi tìm hiểu về ngày: Quốc khánh 2-9-1945 và luật giao thông đường bộ.
Kĩ năng: Tìm kiếm sự hỗ trợ, tìm kiếm xử lí thông tin
Hoạt động 4: Tìm hiểu nội dung chủ đề năm học và hưởng ứng chủ đề năm học.
Kĩ năng: Xác định giá trị
10
Chăm ngoan, học giỏi
Hoạt động 1: Thi hỏi – đáp về tình bạn, tình yêu gia đình; thi xử lí các tình huống trong giao tiếp, ứng xử.
Kĩ năng: Xác định giá trị, giao tiếp, giải quyết vấn đề.
Hoạt động 2: Thi đua học tập và làm theo 5 điều Bác Hồ dạy nhân kỉ niệm Ngày Bác Hồ gửi thư lần cuối cho ngành giáo dục (15/10/1968) 
Kĩ năng: Xác định giá trị, đặt mục tiêu.
Hoạt động 3: Hỏi đáp tìm hiểu về ngày anh Nguyễn Văn Trỗi hi sinh (15/10/1964) và Ngày truyền thống Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam (15/10/1956)
Kĩ năng: Tự nhận thức, giao tiếp.
Hoạt động 4: Thi kể chuyện, ngâm thơ, làm thiệp, vẽ tranh về bà, mẹ, cô giáo, các nữ anh hùng... nhân kỉ niệm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930)
Kĩ năng: Giao tiếp, hợp tác, tư duy sáng tạo.
11
Tôn sư trọng đạo
Hoạt động 1: Giao lưu với các bạn học sinh tiêu biểu trong khối, trong trường qua chủ đề “ Cách mạng tháng 10 Nga” (7-11-1917)
Kĩ năng: Giao tiếp, thể hiện sự tự tin.
Hoạt động 2: thi vẽ tranh, làm thiệp viết báo tường về thầy cô giáo nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam.
Kĩ năng: Tư duy, sáng tạo, đặt mục tiêu hợp tác.
Hoạt động 3: Thi viết những dòng cảm xúc của mình về các thầy, cô giáo (20-11-1982)
Kĩ năng: Xác định giá trị, tư duy sáng tạo.
Hoạt động 4: Tọa đàm về truyền thống đấu tranh bất khuất của nhân dân Nam Kỳ ( 23-11-1940)
Kĩ năng: Nhận thức, tìm kiếm sự hỗ trợ, hợp tác.
12
Uống nước nhớ nguồn.
Hoạt động 1: Tuyên truyền, làm áp phích hưởng ứng Ngày Thế giới phòng chống HIV/AIDS (1-12-1998)
- Thuyết trình sống chung với HIV/AIDS.
Kĩ năng: Tư duy sáng tạo, kiểm soát cảm xúc, thể hiện sự cảm thông, xác định giá trị, giao tiếp.
Hoạt động 2: Hái hoa dân chủ với truyền thống anh hùng của địa phương.
Kĩ năng: Tìm kiếm sự hỗ trợ, thể hiện sự tự tin, xác định giá trị.
Hoạt động 3: Tìm hiểu ý nghĩa Ngày Toàn quốc kháng chiến (19-12-1946), Quốc phòng toàn dân (22-12-1944), Nam Bộ kháng chiến (23-12-1945) và ngày hội “Vì Trường Sa thân yêu.”
Kĩ năng: Thể hiện sự cảm thông, xác định giá trị.
1-2
Mừng Đảng, mừng Xuân
Hoạt động 1: thi thuyết trình về truyền thống sinh viên, học sinh, Ngày kí Hiệp định Pa-ri (27-1-1973).
Kĩ năng: Xác định giá trị, tự nhận thức, giao tiếp
Hoạt động 2: Tổ chức ngày hội “ Nét đẹp của Xuân.” với Tết cổ truyền dân tộc qua hình thức: liên hoan văn nghệ, Hội thi thời trang, Hội hoa xuân, Hội chợ, Hội thi các trò chơi dân gian...
Kĩ năng: Tư duy sáng tạo, hợp tác, giao tiếp, tìm kiếm sự hỗ trợ.
Hoạt động 3: Liên hoan “ Mừng Đảng - Mừng Xuân” với các hình thức: Làm báo tường, thuyết trình, ngâm thơ, đố vui, liên hoan văn nghệ,...
Kĩ năng: Tư duy sáng tạo, giao tiếp, hợp tác.
Hoạt động 4: Tọa đàm về chủ đề “ Lương y như từ mẫu” (27-2-1955).
Kĩ năng: Tự nhận thức, giao tiếp.
3
Tiến bước theo Đoàn
Hoạt động 1: Thuyết trình với chủ đề “Mẹ tôi” (8-3-1910)
Kĩ năng: Tư duy sáng tạo, thể hiện sự tự tin giao tiếp.
Hoạt động 2: Hội thi giải ô chữ: “Truyền thống Đoàn ta”.
Kĩ năng ra quyết định, kiên định.
Hoạt động 3: Liên hoan văn gnheej với chủ đề “ Chúng em tiến bước dưới cờ Đoàn” (26-3-1931)
Kĩ năng: Xác định giá trị, nhận thức, tư duy sáng tạo.
4
Hòa bình - Hữu nghị
Hoạt động 1: Giao lưu với những mảnh đời bất hạnh, những gương bạn tốt qua bạn bè thực tế hoặc sách báo.
Kĩ Năng: Tìm kiếm sự hỗ trợ, thể hiện sự cảm thông.
Hoạt động 2: Hưởng ứng Ngày hội đi bộ “ Vì nạn nhân chất độc màu da cam, vì hòa bình - hữu nghị trên thế giới” và Ngày Trái đất (22-4-1970)
Kĩ năng: Thể hiện sự cảm thông, giao tiếp.
Hoạt động 3: Hội thi Sử ca học đường chủ đề “ Tự hào là thiếu nhi nòi giống Tiên - Rồng” ( 10-3 âm lịch)
Kĩ năng: Tư duy sáng tạo, hợp tác, đặt mục tiêu.
Hoạt động 4: “Mừng thành phố nở hoa” (30-4-1975)
Kĩ năng: Giao tiếp hợp tác, tư duy sáng tạo.
5
Bác Hồ kính yêu.
Hoạt động 1: Kỉ niệm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954) với chủ đề “ Tự hào chiến sĩ nhỏ Điện Biên.” 
Kĩ năng: Giao tiếp, hợp tác thể hiện sự tự tin.
Hoạt động 2: Liên hoan văn nghệ chủ đề “ Việt Nam đẹp nhất tên Người.” 
( 19-5-1890)
Kĩ năng: Tư duy sáng tạo, giao tiếp, hợp tác.
* Biện pháp của GVCN đối với tập thể lớp.
Để lớp đi vào nề nếp, chăm chú học tập, tham gia hoạt động tốt tôi đã bám sát kế hoạch giảng dạy từng học kì, kế hoạch Đội để đề ra kế hoạch hoạt động cho lớp chủ nhiệm. Lớp tiến hành hoạt động theo sự quản lí và theo dõi của Ban Cán sự lớp có sự kiểm tra đôn đốc của GVCN. Ở mỗi tuần, mỗi tháng tôi đều có lời khen đúng lúc cũng như kịp thời uốn nắn những hành vi sai trái.
Việc làm này tôi thực hiện thường xuyên liên tục, kiên trì không hề bỏ qua dù bất cứ lí do nào. Tôi luôn luôn giữ uy tín đối với học sinh, nói và làm luôn đi đôi với nhau, việc làm phải tới nơi tới chốn. Là giáo viên chủ nhiệm cũng là giáo viên dạy hầu hết các môn ở lớp, tôi luôn ứng dụng phương pháp mới. Sử dụng thường xuyên đồ dùng dạy học trực quan, đầu tư giáo án điện tử để thu hút học sinh, tạo hứng thú học tập cho các em. Bởi giáo viên không có trình độ cao kiến thức rộng thì khó mà thành công trong công tác giáo dục. Ngoài ra, tôi còn sắp xếp thời gian để đọc nhiều tài liệu, thường xuyên theo dõi thời sự, tin tức, nhằm làm phong phú kiến thức cho bản thân từ đó giúp cho việc giáo dục học sinh đạt hiệu quả cao hơn.
Tiết sinh hoạt lớp - Lớp phó học tập tổng kết kết quả học tập trong tuần
Giáo viên phát thưởng cho những học sinh có thành tích xuất sắc trong tháng.
3.2. Xây dựng lớp học thân thiện - Học sinh tích cực:
	Trong những năm qua Bộ GD-ĐT đã phát động phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực” rộng khắp trên cả nước. Ở môi trường đó học sinh được tiếp thu tri thức trong bầu không khí thân thiện, gần gũi như ở gia đình, điều đó giúp học sinh hứng thú trong học tập và đem lại hiệu quả cao trong giáo dục. Trường học, lớp học được các em coi như ngôi nhà chung, ngôi nhà thứ hai của mình và các em thấy được mỗi ngày đến trường, đến lớp là một ngày vui, bản thân các em thêm yêu trường yêu lớp, gắn bó với ngôi trường chung đó. Tôi thiết nghĩ để xây dựng được “ trường học thân thiện - học sinh tích cực” trước hết phải xây dựng được “ lớp học thân thiện” thì sẽ có “học sinh tích cực”. Sau đay tôi xin được đưa ra một số biện pháp “ Xây dựng lớp học thân thiện - Học sinh tích cực” 
3.2.1. Trang trí lớp học thân thiện:
	Ngoài những quy định về trang trí lớp học của ngành, việc trang trí lớp học một cách sáng tạo, phù hợp với đặc điểm tâm lý học sinh sẽ giúp cho các em biết yêu và tạo ra cái đẹp, giúp các em biết giữ gìn trường lớp của mình. Do vậy tôi hướng dẫn và cùng các em thực hiện các công việc trang trí lớp học xanh - sạch - đẹp: 
- Trồng cây xanh trong lớp: cho cây bồng bồng, cây phát lộc vào các lọ bằng sành, đổ nước vào rồi đặt lên các bậc cửa sổ vì đặc điểm của hai loại cây này là xanh quanh năm và có khả năng sống chỉ bằng nước lại ưa sống trong bóng mát. Đồng thời trồng một chậu cây phát lộc to đặt ở góc lớp phía cửa chính tạo sự sinh động ngay khi bước vào lớp. (các tổ thay phiên nhau chăm sóc cây theo tuần). Ngoài ra để tạo không khí ấm cúng mà thân thiện lớp trang trí thêm một số lẵng hoa giả.
 - Trong lớp chụp một bức ảnh tập thể lớp cỡ lớn treo ở trung tâm lớp để hàng ngày các em được nhìn thấy hình ảnh của mình cùng các bạn trong lớp, các em có cảm giác mình được sống trong tập thể tràn đầy tình yêu thương. Qua đó giáo dục các em tinh thần trách nhiệm đối với tập thể lớp cũng như giáo dục các em tinh thần đoàn kết trong tập thể.
 - Trang trí đóng khung thật đẹp 5 nhiệm vụ của học sinh, nội quy của lớp treo lên tường để hàng ngày các em nhớ và làm theo.
 - Số học sinh trong lớp tôi chia thành 4 tổ, mỗi tổ có tổ trưởng, tổ phó. Lớp phó phụ trách lao động vệ sinh phân công theo dõi các tổ làm trực nhật vệ sinh lớp học và theo dõi, nhắc nhở các bạn về việc giữ vệ sinh lớp học trong suốt buổi học ( nhắc các bạn không ăn quà vặt; vứt rác, đi vệ sinh đúng nơi quy định; không chạy nhảy chơi đùa trong lớp làm lộn xộn bàn ghế,...). Tổ nào không làm tốt lớp phó báo cáo với giáo viên chủ nhiệm để có biện pháp nhắc nhở kịp thời.
 Học sinh làm vệ sinh lớp học.
Học sinh chăm sóc cây xanh của lớp.
 Gắn các biểu bảng cuối lớp để trưng bày các sản phẩm của học sinh như: các bài văn, bài thơ hay, bài viết chữ đẹp, những tranh vẽ của các em, các kiến thức về môn học các em yêu thích, những bông hoa đẹp ghi tên các em có thành tích, có ý thức nề nếp, có tiến bộ trong các hoạt động theo kế hoạch thi đua của lớp.
Kiến thức môn học và sản phẩm của học sinh được làm từ những bài học trên lớp.
Những học sinh được biểu dương và bài viết chữ đẹp hàng tháng.
	- Tạo góc đọc thân thiện. Giúp cho học sinh có hứng thú đọc sách mọi lúc, mọi nơi.
3.2.2. Tăng cường sự tham gia của học sinh.
*Xây dựng nội quy “Lớp học thân thiện - học sinh tích cực”.
	Để xây dưng nội quy lớp học thân thiện tôi thông báo cho học sinh nội dung chính của năm học; kế hoạch và nhiệm vụ thi đua của lớp; nhắc lại nhiệm vụ của học sinh trong Điều lệ trường tiểu học; học sinh chia nhóm thảo luận; các nhóm chia sẻ ý kiến; giáo viên chủ nhiệm và cả lớp xem xét tìm ra những ý kiến chung của tất cả học sinh; thống nhất và xây dựng thành nội quy, viết và trang trí nội quy lớp. Việc làm này hết sức có ý nghĩa, đó là: Học sinh được tham gia, được cung cấp thông tin, được bày tỏ ý kiến của mình, ý kiến của các em được lắng nghe và tôn trọng. Giúp các em hiểu, tôn trọng và thực hiện tốt nội quy do chính các em đề ra. Giúp các em rèn kĩ năng giao tiếp, bày tỏ ý kiến và tham gia quá trình ra quyết định. Phát huy tinh thần tập thể, nâng cao tinh thần trách nhiệm, sự

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN5_C_thanh_pho.doc