Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp để dạy tốt môn tin học ở cấp tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp để dạy tốt môn tin học ở cấp tiểu học

Ở phần học này, ngay từ bài học đầu tiên, cần giúp cho học sinh nhận biết các bộ phận của máy tính và tác dụng của các bộ phận đó bằng cách cho học sinh quan sát ngay trong giờ giảng lý thuyết. Vấn đề làm tôi quan tâm nhất là tạo cho các em có thao tác đúng và thành thạo khi sử dụng chuột, bàn phím,

Ví dụ: Ở bài Bàn phím máy tính: Để giúp các em làm quen với bàn phím, giáo viên cho học sinh nêu tên tất cả các phím và cho chơi một số trò chơi có nội dung về bàn phím. Bên cạnh đó sử dụng phần mềm TypingMaster Pro cho học sinh tập luyện kỹ năng đánh máy 10 ngón. Phần này đòi hỏi phải có sự tập luyện thường xuyên thì mới đạt hiệu quả cao được. Cần giúp các em hiểu được lợi ích của việc gõ phím bằng 10 ngón để từ đó học sinh có ý thức hơn trong việc rèn luyện. Không cần nhiều, ở mỗi tiết thực hành, nếu còn thời gian hãy khuyến khích học sinh luyện gõ trong 10 phút thôi sẽ mang lại hiệu quả rất tốt. Cần phải chú trọng và nghiêm túc rèn từ lớp 3 về cách đặt tay lên bàn phím, cách gõ phím thì đến lớp 4 – 5 mới có thói quen gõ 10 ngón.

 

doc 23 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 15/08/2023 Lượt xem 1263Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp để dạy tốt môn tin học ở cấp tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ổi mới PPDH, đòi hỏi người thầy không chỉ có bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng mà còn phải tự mình vượt qua những thói quen đã ăn sâu, bám rễ (một số thầy cô giáo viên nhiều năm bám theo chương trình cũ, phương pháp dạy học truyền thống đã ăn sâu vào nghiệp vụ sư phạm nên rất khó để dứt bỏ trong ngày một, ngày hai). Để đổi mới PPDH, đòi hỏi người thầy phải làm quen với CNTT và những phương tiện dạy học hiện đại, sử dụng được đa dạng các hình thức kiểm tra đánh giá, tiếp cận với những đòi hỏi mới về yêu cầu kiến thức, kĩ năng cũng như tâm lý của học sinh.
Thông tư 14/2002/TT-BGD&ĐT ngày 1/4/2002 về việc hướng dẫn quán triệt nội dung đổi mới giáo dục phổ thông.
Thực hiện Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT: Tạo môi trường để học sinh phát triển toàn diện.
Môi trường học tập sôi động, bài giảng hay sẽ giúp học sinh tiếp thu bài học tốt hơn, sự tiếp thu bài tốt hơn. 
Nhằm giúp học sinh học môn Tin học tốt hơn, biết cách sử dụng chuột máy tính và vận dụng kiến thức tin học để củng cố kiến thức trên lớp thông qua khả năng trình bày và soạn thảo văn bản tốt hơn. Như vậy, cần có một bài giảng sinh động, một phần mềm mới dễ sử dụng và gần gũi với các em hơn. 
Cơ sở thực tiễn:
Chương trình tin học của học sinh tiểu học gồm các nội dung chủ yếu như làm quen với việc sử dụng máy vi tính, sử dụng những thiết bị thông dụng, sử dụng phần mềm trò chơi mang tính giáo dục, sử dụng phần mềm soạn thảo văn bản, sử dụng phần mềm đồ họa, bước đầu làm quen với Internet Các em rất yêu thích môn học này nên tiếp thu bài rất nhanh. Do vậy, việc đưa tin học vào tiểu học ở môn tự chọn là đúng đắn. Đặc biệt là trong hoàn cảnh hiện nay, ngành Giáo dục - Đào tạo đã có khả năng tự trang bị phòng máy vi tính cho các trường. Đưa tin học vào nhà trường nói chung và trường tiểu học nói riêng là một công việc cần thiết. Song nó cần có một định hướng triển khai đúng đắn và cần sự ủng hộ của cha mẹ học sinhcũng như toàn xã hội. Có như thế, học sinh mới có cơ hội được học môn tự chọn một cách đồng loạt.
	Việc đưa tin học vào giảng dạy ở cấp tiểu học dù tự chọn hay chính khóa rất cần có sự đầu tư cơ sở vật chất nhất định, nhằm vào mục tiêu hỗ trợ giáo viên giảng dạy, hỗ trợ học sinh học tập.  
Môn tin học ở bậc tiểu học bước đầu giúp học sinh làm quen với một số kiến thức ban đầu về công nghệ thông tin như: Một số bộ phận của máy tính, một số thuật ngữ thường dùng, rèn luyện một số kỹ năng sử dụng máy tính,  đồng thời hình thành cho học sinh một số phẩm chất và năng lực cần thiết cho người lao động hiện đại.
Thuận lợi:
Tuy môn Tin học mới chỉ là môn học tự chọn nhưng nhà trường đã 
tạo điều kiện để học sinh được học từ khối lớp 3, tạo điều kiện sắm sửa máy 
móc, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học môn Tin học.
Được sự quan tâm của Ban lãnh đạo trường Tiểu học Trần Quốc Tuấn phòng máy thực hành môn Tin học được trang bị với 16 máy vi tính. Các máy tính được trang bị nối mạng nội bộ và nối Internet cáp quang, được cài đặt đầy đủ phần mềm học sinh trong sách giáo khoa Luyện tập tin học 3 (tập1,2), Luyện tập tin học 4 (tập1,2) và Luyện tập tin học 5(tập1,2). 
Giáo viên được đào tạo chính quy về sư phạm tin học đã đáp ứng yêu cầu cho dạy và học môn tin học trong nhà trường.
Môn tin học là môn học thực hành, môn học khám phá những kiến thức khoa học hiện đại nên học sinh hứng thú, say mê học tập.
Khó khăn:
Trường năm trên địa bàn xã, xa trung tâm thị xã. Đại đa số dân cư sống bằng nghề nông, ít có điều kiện quan tâm con cái nên học sinh của trường rất khó khăn để tiếp cận với CNTT, cơ sở vật chất của trường vẫn còn thiếu, phòng máy tính chỉ được 16 máy, nên chưa đáp ứng với nhu cầu học tập của học sinh cũng như nhiệm vụ giáo dục hiện nay đối với bậc tiểu học. Một trong những biểu hiện của việc đổi mới PPDH là chúng ta cần đa dạng hóa và vận dụng nhuần nhuyễn các hình thức học tập: Học sinh làm việc cá nhân, thảo luận nhóm,  Với cơ sở vật chất hiện nay – bàn ghế cố định - thì việc tổ chức thảo luận nhóm cũng gặp một số khó khăn trong quá trình di chuyển. 
Việc thực hành ở nhà còn hạn chế ( 80% học sinh chưa có máy tính ở gia đình), do đó sự tìm tòi và khám phá máy vi tính với các em còn hạn chế, nên việc học tập của học sinh còn mang tính chậm chạp.
Một số biện pháp để dạy tin học có hiệu quả:
Mục tiêu của biện pháp: 
Phương pháp dễ sử dụng nhưng lại mang tính khoa học rất cao và công phu trong khâu soạn thảo vì nó là một phương pháp phức tạp về mặt lí thuyết. Do vậy giáo viên phải nắm được một lượng kiến thức rộng, giáo viên phải thường xuyên, học hỏi trao dồi khiến thức. Thường xuyên tổ chức các buổi chuyên đề, tập huấn kỹ năng đặt câu hỏi, ra đề làm sao có tính thống nhất. Không có phương pháp nào là vạn năng, do vậy người giáo viên phải biết sáng tạo, vận dụng linh hoạt, thâm nhập tâm lí học sinh, từ đó đưa ra những biện pháp hữu hiệu nhất. Phương pháp nào đi chăng nữa thì kết quả mong muốn cuối cùng là làm sao cho học sinh nắm chắc các kiến thức mà giáo viên truyền thụ. 
Biện pháp giáo dục ý thức học tập cho học sinh. Giáo viên phải giáo dục ý thức học tập của học sinh ở bộ môn mình, tạo cho học sinh sự hứng thú trong học tập từ đó sẽ giúp cho các em có ý thức. Trong mỗi tiết dạy giáo viên nên liên hệ nhiều kiến thức vào thực tế để học sinh thấy được ứng dụng CNTT và tầm quan trọng của môn Tin học trong thực tiễn và tương lai sau này. Phải tạo cho không khí lớp học thoải mái nhẹ nhàng, giáo viên phải làm cho học sinh thương yêu, tôn trọng mình. Không nên dùng biện pháp mạnh khi học sinh không chép bài vì làm như thế các em sẽ không thu hoạch được gì. Động viên đúng mức đối với học sinh chưa hoặc không làm bài tập, cho dù các em làm sai, trên cơ sở đócó thể chỉ ra chỗ sai, chỗ thiếu cho từng em. Bên cạnh đó khen ngợi, khích lệ kịp thời đối với từng học sinh,cho các emcó lòng tin vào bản thân mình.
Biện pháp hướng dẫn học sinh quan sát kết hợp với thực hành. Ngay từ bài học đầu tiên trong chương trình học Tin học, phải xác định rõ cho học sinh nhận biết các bộ phận của máy tính và tác dụng của các bộ phận đó bằng cách cho các em quan sát ngay trong giờ giảng lý thuyết.
Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp:
Cải thiện chất lượng phòng máy:
Để có một tiết thực hành đạt hiệu quả cao và không ảnh hưởng nhiều đến học sinh thì tất cả các máy trong phòng phải hoạt động tốt. Thế nhưng trong quá trình sử dụng máy tính, chúng ta vẫn thường xuyên gặp phải những lỗi hệ thống từ nhỏ đến lớn. Trong đó, những sự cố bất thường như: treo máy, khởi động lại, thậm chí tắt luôn không khởi động được làm ảnh hưởng rất nhiều đến giờ dạy. Trước khi gọi nhân viên bảo trì tới sửa, là một giáo viên Tin học, bạn cũng cần phải nắm bắt một số những thủ thuật cơ bản nhất để xử lí kịp thời. Với những sự cố bất ngờ trên, việc xác định nguyên nhân của nó sẽ giúp ta tìm ra cách giải quyết, xử lí vấn đề dễ dàng hơn.
 Việc đầu tiên là cần phải kiểm tra tất cả các cáp (cáp nguồn, cáp dữ liệu) để chắc chắn là mọi thứ đã được gắn chặt và đúng cách. Kiểm tra lại những phần mềm hay phần cứng được cài đặt gần đây. Nếu sự cố xảy ra ngay sau vừa cài đặt một phần cứng hay chương trình phần mềm, bạn hãy gỡ bỏ chúng ra và khởi động trở lại. Nếu máy tính vẫn hoạt động bình thường thì đó chính là nguyên nhân. Còn việc cài đặt lại sẽ do nhân viên bảo trì tiếp tục làm sau đó. 
Chạy các chương trình diệt virút hiệu quả: Để chương trình này chạy tốt bạn phải luôn cập nhập phiên bản mới nhất. Các chương trình được xem  là tốt nhất hiện nay như:  Norton Antivirus 2006, AGV Antivirus
Kiểm tra nhiệt độ thùng máy: Sự quá nhiệt là một nguyên nhân khác, thường xảy ra do sự hoạt động kém của các quạt giải nhiệt, các loại bụi bẩn bám trong thùng máy. Nếu thấy bên trong thùng máy có nhiều bụi bẩn bám vào, bạn nên vệ sinh nhưng phải rất cẩn thận vì nó có nguồn điện thế cao, rất dễ gây nguy hiểm. Tốt hơn hết là nên báo lại cho nhân viên bảo trì. 
Kiểm tra lại bộ nhớ Ram: Đây là nguyên nhân chủ yếu mà tôi thường gặp mỗi khi máy không khởi động được hoặc bị lỗi bất thường khi đang hoạt động. Nếu phát hiện ra bộ nhớ có vấn đề, hãy tháo các thanh Ram ra, lau sạch chân thanh Ram và gắn lại thật chặt, hoặc lần lượt gắn từng thanh Ram ở các vị trí khác nhau để kiểm tra. Đôi lúc máy chạy nhưng màn hình không lên hình. Hãy mượn màn hình đang sử dụng tốt khác để thử.
Tóm lại: Là giáo viên Tin học, công việc chính là giảng dạy. Nhưng nếu có thể khắc phục được những sự cố nhỏ một cách kịp thời đó sẽ đem lại hiệu quả  lớn trong quá trình nâng cao chất lượng giờ thực hành.
Sắp xếp nội dung, phương pháp học tập cho từng phần học phù hợp, hiệu quả:
Nội dung giảng dạy là chương trình sách giáo khoa (SGK) Luyện tập tin học 3,4,5 (tập1,2). Nội dung rất phù hợp, lôi cuốn học sinh. Để thực hiện dạy đạt  hiệu quả, ngoài việc thực hiện đúng theo chương trình, tôi đã thực hiện như sau:
Phần 1: Làm quen với máy tính ( Lớp 3) 
Ở phần học này, ngay từ bài học đầu tiên, cần giúp cho học sinh nhận biết các bộ phận của máy tính và tác dụng của các bộ phận đó bằng cách cho học sinh quan sát ngay trong giờ giảng lý thuyết. Vấn đề làm tôi quan tâm nhất là tạo cho các em có thao tác đúng và thành thạo khi sử dụng chuột, bàn phím,
Ví dụ: Ở bài Bàn phím máy tính: Để giúp các em làm quen với bàn phím, giáo viên cho học sinh nêu tên tất cả các phím và cho chơi một số trò chơi có nội dung về bàn phím. Bên cạnh đó sử dụng phần mềm TypingMaster Pro cho học sinh tập luyện kỹ năng đánh máy 10 ngón. Phần này đòi hỏi phải có sự tập luyện thường xuyên thì mới đạt hiệu quả cao được. Cần giúp các em hiểu được lợi ích của việc gõ phím bằng 10 ngón để từ đó học sinh có ý thức hơn trong việc rèn luyện. Không cần nhiều, ở mỗi tiết thực hành, nếu còn thời gian hãy khuyến khích học sinh luyện gõ trong 10 phút thôi sẽ mang lại hiệu quả rất tốt. Cần phải chú trọng và nghiêm túc rèn từ lớp 3 về cách đặt tay lên bàn phím, cách gõ phímthì đến lớp 4 – 5 mới có thói quen gõ 10 ngón.
Ví dụ : Bài Chuột máy tính: Để giúp các em sử dụng thành thạo các thao tác ngay trong tiết học cần lồng ghép một số trò chơi như: Trò chơi Dots, trò chơi Stickhoặc mội vài trò chơi luyện chuột nhưng phải có tính giáo dục ( thay vì đợi đến Phần trò chơi học sinh được chơi) . Đối với những học sinh yếu, cũng giống như học sinh lớp 1, phải cầm tay các em để chỉ dẫn. Với phương pháp này, các em nắm bắt rất nhanh, rất hứng thú và nhanh chóng sử dụng được chuột.
Ở lớp 4 và 5: Lúc này các em đã được hiểu biết nhiều hơn về máy tính nên có những yêu cầu cao hơn. học sinh phải nắm được cách sắp xếp thông tin theo hệ thống của máy tính. Biết cách sắp xếp và tìm kiếm thông tin.
Ví dụ : Lớp 5 yêu cầu mỗi học sinh phải tạo được cho mình một thư mục riêng để khi lưu các tài liệu sẽ được đưa về một chỗ, các bài làm của các em sẽ được sắp xếp ngăn nắp hơn, dễ tìm kiếm hơn và lưu có hệ thống hơn.
Phần 2: Học và Chơi cùng máy tính: Yêu cầu học sinh cần có thái độ nghiêm túc khi học và làm việc trên máy tính, không phân biệt phần mềm học tập hay phần mềm trò chơi. Cần liên hệ thực tế để giúp học sinh nắm được từ việc học và chơi trên máy tính đến đời sống thường ngày.
Ví dụ: Luyện tính kiên trì, trí thông minh, luyện sử dụng chuột, bàn phím qua các thao tác điều khiển trên website như violympic, biết dùng internet để giải toán, luyện tập khả năng tư duy, trò chơi trí tuệ Circur, Nhà bác học nhí
Ở chương học này, thời gian thực hành khá dài, dễ gây nhàm chán. Nên chủ động dạy dàng trải trong các tiết học.
Phần 3: Làm quen với hệ điều hành windows: Ở phần này, học sinh được làm quen và điều khiển các biểu tượng phần mềm ứng dụng trên máy tính, sử dụng một số chức năng cơ bản của trình soạn thảo văn bản đơn giản Notepad, công cụ Windows Media Player, sử dụng Windows Explorer để xem và quản lí các thành phần có trong máy tính. Học sinh hiểu được khái niệm củng như phân loại quản lí tệp tin, thư mục.
Phần 4: Thực hành vẽ với công cụ Paint: Với phần học này, học sinh rất có hứng thú học tập giáo viên cần chú trọng cho thực hành nhiều, giảm tiết lý thuyết hoặc có thể giảng lý thuyết ngay trong tiết thực hành. Như vậy mới có thao tác thành thạo được. Ngoài việc dạy những yêu cầu cơ bản trong SGK. Nếu có điều kiệncó thể thiết kế các bài tập khác để phần học này thêm phong phú.
Ví dụ: Bài Vẽ đường cong: SGK yêu cầu vẽ con cá và chiếc lá. Có thể giới thiệu thêm cho các em một số mẫu vẽ khác như Cái nôi em bé, Sóng biển, cái quạt, hoặc em hãy tự nghĩ ra những vật gì có sử dụng đường cong để vẽ dành cho những em đã hoàn thành bài vẽ theo yêu cầu.
Ở lớp 4 – 5, yêu cầu đã được nâng cao hơn. Ngoài những kiến thức cơ bản cần đạt được ra, cần quan tâm nhiều đến vấn đề ứng dụng của các kiến thức đó vào bài vẽ.
Ví dụ : Khi vẽ một bức tranh về giao thông, ở ngã tư có 4 cột đèn. Có thể sao chép và lật hình để có 4 cột đèn theo ý mình mà không tốn nhiều thời gian.
Phần 5: Em tập soạn thảo: Nội dung kiến thức chủ yếu là tạo những kiến thức cơ bản nhất để soạn thảo và trình bày một văn bản. Ở phần này chú ý đến dạy lý thuyết xong cho thực hành ngay như vậy các em mới nắm được bài.
Ở lớp 3 được làm quen với 2 cách gõ là kiểu VNI và kiểu Telex. Cần cung cấp cả 2 cách gõ này và khuyến khích các em lựa chọn cách gõ phù hợp để việc soạn thảo dễ dàng hơn.
Ở lớp 4 và 5 đã được học cách trình bày văn bản. Tạo điều kiện cho các em ứng dụng những kiến thức vừa học vào trình bày những văn bản thông thường .
Ví dụ: Khi dạy bài Căn lề  (lớp 4) đưa thêm một số bài thơ, bài ca dao tục ngữ hay một đoạn văn bản đã học trong SGK Tiếng Việt đã học ở trên lớp để các em thực hành.
Phần 6: Thế giới Logo của em: Logo là một ngôn ngữ lập trình, có đầy đủ các đặc điểm của một ngôn ngữ máy tính, xuất phát từ ngôn ngữ LISP, ngôn ngữ của trí tuệ nhân tạo. Logo là ngôn ngữ để học. Để hỗ trợ thực hiện quá trình học và suy nghĩ bằng cách khuyến khích tìm tòi khám phá. Logo có bảng kí tự, từ khóa riêng, cú pháp riêng và khá chặt chẽ.
Ở lớp 5 mới được làm quen với phần mềm này và đây cũng là lần đầu tiên các em được làm quen với ngôn ngữ lập trình. Do vậy, khi thực hành những câu lệnh của Logo cần lưu ý các em phải rất cẩn thận khi viết các câu lệnh, tránh để hiểu tùy tiện, áp dụng những ngôn ngữ thông thường dành cho câu lệnh.
Đứng trước mỗi bài tập, bài thực hành, giáo viên luôn luôn yêu cầu học sinh chia công việc được giao thành những nhiệm vụ nhỏ hơn và cuối cùng dùng những lệnh cơ bản của Logo để thực hiện. Sau khi chia nhỏ và phân tích bài toán, cần rèn luyện cho các em cách nhìn tổng hợp bài toán. 
Khuyến khích làm việc tập thể, làm việc theo nhóm.
	Ví dụ: 
Viết chương trình gồm một số thủ tục để tạo ra hình trang trí theo mẫu.
Để làm được bài tập này, Gv cho HS thảo luận nhóm 4 và chia việc cho từng HS cụ thể như:
Thủ tục 1: Vẽ hình vuông với câu lệnh Repeat 4 [FD 50 RT 90]
Thủ tục 2: Vẽ tam giác: Repeat 3 [FD 50 RT 120]
Thủ tục 3: Vẽ ngôi nhà: dùng hai thủ tục 1 và 2 trong thân thủ tục 3.
	Thủ tục 4: Vẽ vành bánh xe (lặp 12 lần thủ tục 3)
Khuyến khích làm việc tập thể, làm việc theo nhóm. Tận dụng những nguồn tài nguyên sẵn có của máy vi tính, hoặc truy cập mạng để tìm hiểu thông tin, tìm kiếm tài nguyên trên Internet phục vụ cho quá trình dạy và học.Có kế hoạch bồi dưỡng để nâng cao kiến thức bản thân đáp ứng được những yêu cầu đổi mới, cập nhập thông tin một cách đầy đủ, chính xác.
Tăng cường tự học để năng cao nhận thức về đổi mới phương pháp dạy học môn tin học:
Đổi mới phương pháp dạy học không có nghĩa là phủ nhận phương pháp dạy học truyền thống và sử dụng phương pháp dạy học hoàn toàn mới. Đổi mới phương pháp dạy học là sự vận dụng sáng tạo các phương pháp dạy học, các biện pháp, kỷ thuật dạy học truyền thống kết hợp với những phương pháp dạy học, phương tiện, công nghệ và các kỷ thuật dạy học hiện đại, sao cho phù hợp với đối tượng, nội dung chương trình, nhằm giúp người học tích cực, chủ động sáng tạo trong việc tiếp thu kiến thức, rèn luyện kĩ năng và vận dụng kiến thức vào thực tế.
Bản chất của phương pháp dạy học là đổi mới quan niệm dạy học từ: dạy học thụ động  sang   dạy học tích cực tham gia; dạy học bằng kể hay giải thích chuyển sang  dạy học bằng cách khám phá; dạy học  độc thoại bằng dạy học đối thoại; dạy học tập trung vào cá nhân  nay  dạy học tập trung vào nhóm, dạy học hợp tác; dạy học tập trung vào nội dung   tiến tới  dạy học tập trung vào quá trình; dạy học tập trung vào việc dạy nay  dạy học tập trung vào việc học; Dạy kiến thức nay dạy cách học cho học sinh..
Làm như vậy, thể hiện sự tôn trọng học sinh, tôn trọng vốn hiểu biết, kinh nghiệm đã có của các em. Tạo điều kiện cho học sinh tự phát hiện vấn đề, tự thực hành các thao tác trên máy tính, giúp học sinh dễ tiếp thu, dễ nhớ và nhớ lâu hơn, mạnh dạn tự tin hơn, phấn khởi hơn khi được tham gia thực hành. Tạo không khí học tập vui vẻ, nhẹ nhàng, thoải mái, không mệt mỏi, buồn ngủ...
Bước đầu vận dụng một số phương pháp dạy học (PPDH) làm sao cho học sinh: được tham gia nhiều hơn, được trao đổi nhiều hơn và được làm, thực hành nhiều hơn.Đó chính là thay đổi nhận thức từ “dạy học tập trung vào người dạy” chuyển sang “dạy học tập trung vào người học”.
Đổi mới việc xây dựng kế hoạch bài dạy, xây dựng ý tưởng, thiết kế bài dạy phù hợp:
Ngay từ bài học đầu tiên trong chương trình học Tin học, giáo viên phải xác định rõ cho học sinhnhận biết các bộ phận của máy tính và tác dụng của các bộ phận đó bằng cách cho học sinh quan sát ngay trong giờ dạy lý thuyết.
Ví dụ 1: Bài 1 : Làm quen với máy tính ( Luyện tập tin học lớp 3 – Tập 1)
Xây dựng kế hoạch bài dạy này ta làm như sau:
( Tiết 1) Giới thiệu máy tính:
Việc 1: Quan sát: Bộ máy tính để bàn
Cho học sinh quan sát một bộ máy tính để bàn và nhận biết các bộ phận quan trọng của một máy tính bao gồm: Màn hình; phần thân máy; bàn phím; chuột. 
Phần thân máy
Màn hình
Chuột
Bàn phím
Màn hìnhcủa máy tính có cấu tạo và hình dạng như màn hình tivi. Các dòng chữ, số và hình ảnh hiện trên màn hình cho thấy kết quả hoạt động của máy tính (giáo viên thao tác trực tiếp trên máy cho học sinh quan sát)
Phần thân của máy tính là một hộp chứa nhiều chi tiết tinh vi,trong đó có bộ xử lý. Bộ xử lý là bộ não điều khiển mọi hoạt động của máy tính.
Bàn phím của máy tính gồm nhiều phím. Khi gõ các phím, ta gửi tín hiệu vào máy tính. 
Chuộtcủa máy tính giúp điều khiển máy tính nhanh chóng và thuận tiện. (Với sự giúp đỡ của máy tính các em có thể làm nhiều công việc như: học nhạc, học vẽ, học làm toán, liên lạc với bạn bè ...)
Việc 2: Thực hành 
a) Học sinh quan sát thầy, cô giáo gõ phím, điều khiển chuột máy tính và theo dõi sự thay đổi trên màn hình.
b) Dưới sự hướng dẫn của thầy, cô giáo, học sinh thử gõ một vài phím và quan sát sự thay đổi trên màn hình.
(Tiết 2): Làm việc với máy tính.
Việc 1: Giới thiệu về cách bật/tắt máy tính đúng quy trình.
Việc 2: Thực hành về cách bật/tắt máy tính đúng quy trình.
Giáo viên biết kết hợp giữa dạy lý thuyết và thực hành sao cho phù hợp, dạy lý thuyết tốt thì học sinh thực hành tốt. Khi học sinh thực hành tốt thì sẽ hiểu sâu hơn về lý thuyết.
Ví dụ 2: Dạy bài : Sao chép văn bản (Luyện tập tin học lớp4 – tập 2). 
Giáo viên dạy phần lưu văn bản, khi học lý thuyết học sinhmới chỉ hiểu là lưu văn bản vào trong máy là để văn bản đó không bị mất đi. Khi thực hành học sinhhiểu rằng khi lưu, văn bản đó luôn luôn được lưu trữ và tồn tại trong máy, có thể mở ra bất cứ lúc nào để xem và chỉnh sửa.
Giáo viên nên thực hành để học sinhdễ quan sát và nhận biết, giúp cho phần thực hành của học sinhđạt hiệu quả .
Khi dạy bài này tôi dạy trên hai lớp 4A và 4B như sau:
	Lớp 4A, tôi cho học sinh quan sát các thao tác thực hành trên máy do giáo viên làm. Sau đó hướng dẫn học sinhtự thực hành trên máy. Còn lớp 4B, khi dạy, giáo viên sử dụng bằng hội thoại miêu tả thao tác với máy tính.
Khi khảo sát sau tiết học, kết quả thu được:
Mức độ thao tác
Lớp 4A
Lớp 4B
SỐ HỌC SINH
Tỉ lệ %
SỐ HỌC SINH
Tỉ lệ %
Thao tác nhanh
10/25
40.0
7/25
28.0
Thao tác chậm
13/25
52.0
12/25
48.0
Chưa biết thao tác
2/25
8.0
8/25
32.0
Khi dạy thực hành, giáo viên giao bài tập cho học sinh một cách cụ thể, rõ ràng và kết hợp với kiến thức của 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_de_day_tot_mon_tin_ho.doc