Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy Tập viết chữ viết hoa cho học sinh Lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy Tập viết chữ viết hoa cho học sinh Lớp 2

2. Thực trạng về dạy và học Tập viết chữ viết hoa.

2.1. Về phía giáo viên

- Về cơ bản, giáo viên Tiểu học chữ viết đạt chuẩn theo mẫu. Tuy nhiên phần

lớn giáo viên đều sợ hoặc ngại dạy Tập viết mà nhất là dạy chữ viết hoa cho học

sinh. Việc chuẩn bị cho một giờ dạy Tập viết của giáo viên cũng như việc đánh

giá và nhận xét trong vở học sinh cũng chưa được chu đáo. Hơn nữa, do tính

chất của phân môn như là: không hay, không hấp dẫn học sinh. Tâm lý giáo viên

thì ngại dạy, có người ngại do không viết được chữ mềm dẻo .Đặc biệt là

không có hoặc chưa có một chuyên đề Tập viết nào do cấp trên tổ chức trong

nhiều năm học trở lại đây. Chính vì vậy, kết quả đạt được của phân môn này

chưa cao, chưa thể hiện rõ mà còn chung chung, khái quát.

pdf 17 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 05/03/2022 Lượt xem 905Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy Tập viết chữ viết hoa cho học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 
giá và nhận xét trong vở học sinh cũng chưa được chu đáo. Hơn nữa, do tính 
chất của phân môn như là: không hay, không hấp dẫn học sinh. Tâm lý giáo viên 
thì ngại dạy, có người ngại do không viết được chữ mềm dẻo..Đặc biệt là 
không có hoặc chưa có một chuyên đề Tập viết nào do cấp trên tổ chức trong 
nhiều năm học trở lại đây. Chính vì vậy, kết quả đạt được của phân môn này 
chưa cao, chưa thể hiện rõ mà còn chung chung, khái quát. 
 2.2. Về phía học sinh 
 - Theo kinh nghiệm nhiều năm dạy lớp 2 cho thấy, học sinh rất ngại tập viết 
chữ viết hoa. Thứ nhất là chữ khó viết. Thứ hai là đòi hỏi phải có sự kiên trì. Cả 
hai điều này đối với một học sinh lớp 2 vừa mới từ lớp 1 lên nên rất khó. Các 
em lại đang rất bỡ ngỡ với những môn học hoặc phân môn mới, mà trong đó tâp 
viết chữ viết hoa là phân môn đòi hỏi các em phải kiên trì luyện tập. 
 Sau đây là phiếu điều tra mà tôi đã khảo sát từ một số tuần đầu của năm học. 
 Bảng khảo sát khi chưa thực hiện đề tài: 
STT 
Lớp 
Sĩ 
Số 
Cỡ chữ Các nét chữ Tổng thể chữ viết 
hoa 
Đạt CĐ Đạt CĐ Đạt 
CĐ 
1 2D 38 <30% 70% <40% Từ 50% 30% 
70% 
2 2A 30 20% 80% 35% 65% 20% 
80% 
Một số biện pháp dạy Tập viết chữ viết hoa cho học sinh lớp 2 
4/15 
3. Thời gian, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 
3.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 
 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu. 
 - Học sinh lớp 2D – Trường Tiểu học Dương Liễu B- huyện Hoài Đức – Thành 
phố Hà Nội. 
 - Tôi áp dụng với học sinh lớp mà tôi đang chủ nhiệm và giảng dạy và lấy lớp 2A 
trong khối 2 để so sánh, đối chứng kết quả. 
 3.1.2. Thời gian, phạm vi nghiên cứu: 
 - Ngay từ đầu năm học, khi tôi nhận lớp, tôi đã chú ý tìm hiểu tình hình của 
lớp và nhận thấy chất lượng của việc rèn chữ của học sinh sau ba tháng hè còn 
yếu. Thời gian mà tôi áp dụng đề tài là từ tháng 9/2019 và cho đến hết năm học, 
Nhưng do ảnh hưởng của dịch bệnh nên tôi lấy kết quả vào cuối học kì 1. 
 3.2. Mục đích nghiên cứu. 
 Qua đề tài này tôi mong muốn được góp một phần nhỏ vào việc nâng cao chất 
lượng dạy và học của việc rèn chữ để tìm ra phương pháp dạy học tốt và học 
sinh thực hành tốt bài viết trong phân môn chính tả, tập viết và trong những môn 
học khác . 
Một số biện pháp dạy Tập viết chữ viết hoa cho học sinh lớp 2 
5/15 
Phần thứ hai 
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
 Trong phạm vi đề tài này, tôi chỉ đưa ra một vài kinh nghiệm nhỏ khi dạy 
Tập viết chữ viết hoa cho học sinh. 
1. Giáo viên cần nắm rõ vị trí, yêu cầu cần đạt và nội dung chuẩn kiến thức 
của phân môn Tập viết. 
1.1 Vị trí phân môn Tập viết ở Tiểu học 
 Tập viết là một trong những phân môn có tầm quan trọng đặc biệt ở Tiểu 
học, nhất là đối với lớp 1. Phân môn Tập viết trang bị cho học sinh bộ chữ cái 
La tinh và những yêu cầu kĩ thuật để sử dụng bộ chữ cái đó trong học tập và 
giao tiếp. Với ý nghĩa này, phân môn Tập viết không những có quan hệ mật thiết 
tới chất lượng học tập ở các môn học khác mà còn góp phần rèn luyện một trong 
những kĩ năng hàng đầu của việc học tiếng Việt trong nhà trường - kĩ năng viết 
chữ. Nếu viết đúng chữ mẫu, rõ ràng, tốc độ nhanh thì học sinh có điều kiện ghi 
chép bài học tốt, nhờ vậy kết quả học tập sẽ cao hơn. Viết xấu, tốc độ chậm sẽ 
ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng học tập. 
1.2 Nội dung 
 Nhìn vào khả năng viết chữ và thực trạng dạy Tập viết của giáo viên Tiểu học 
hiện nay mà việc dạy Tập viết phải được tiến hành theo các khâu cơ bản sau: 
- Lên kế hoạch dạy học: Kèm theo giáo án điện tử với những bài (chữ viết hoa) 
có khả năng làm được của giáo viên. 
- Thực hiện kế hoạch trong giờ dạy trên lớp. 
 Một thực tế cho thấy, người lãnh đạo và người dạy đều thấy rõ về vai trò 
của môn Tập viết chữ viết hoa, nhưng lại chưa xây dựng các chuyên đề Tập viết 
lớn để cho giáo viên trao đổi, học tập. Trong môn Tiếng Việt, chưa thực sự coi 
trọng phân môn Tập viết như các phân môn Tập đọc, Luyện từ và câu... Vì thế, 
chưa tạo được sự hứng thú khi dạy và học các phân môn này. Ở trong một số 
trường khi đi kiểm tra, giáo án Tập viết vẫn còn một số giáo viên chưa hướng 
dẫn học sinh một cách cơ bản và tỉ mỉ về việc viết chữ đúng mấu, chưa kết hợp 
nhuần nhuyễn việc dạy viết chữ với việc dãy nghĩa của từ, chưa hướng dẫn học 
sinh cách trình bày theo từng loại văn bản (thơ, văn xuôi). Đặc biệt là có giáo 
viên sử dụng giáo án điện tử nhưng chỉ là để làm thay việc hướng dẫn và viết 
mẫu của giáo viên mà thôi. 
2. Kết hợp giữa sử dụng công nghệ thông tin với phương pháp dạy truyền 
thống trong dạy Tập viết chữ viết hoa cho học sinh. (kèm đĩa VCD) 
- Hiện nay, việc sử dụng giáo án điện tử với giáo viên không còn là điều xa lạ 
hay khó khan nữa. Tuy nhiên, đối với phân môn Tập viết lại là điều không hề dễ. 
Một số biện pháp dạy Tập viết chữ viết hoa cho học sinh lớp 2 
6/15 
Kết hợp sử dụng công nghệ thông tin với phương pháp dạy truyền thống có thể 
đem đến lợi ích, hiệu quả cao cho cả người dạy lẫn người học nếu người dạy sủ 
dụng nó như một phương tiện giáo dục một cách đắc lực. Hoặc nó cũng có thể 
mang lại tác hại: giậm chân tại chỗ nếu người dạy coi đó là công cụ thay thế 
hoàn toàn thao tác, việc làm của giáo viên. Nói tóm lại, người giáo viên cần sử 
dụng linh hoạt, kết hợp sự tối ưu trong công nghệ thông tin với phương pháp 
dạy truyền thống để đạt được kết quả dạy học ở mức cao nhất có thể. Người giáo 
viên phải sử dụng thế nào đó để tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn được học sinh vào bài 
học của mình. Đây chính là mục đích của giải pháp này mà tôi thấy được. 
- Muốn biện pháp này đạt được kết quả, tôi đã làm như sau: 
+ Trước mỗi giờ lên lớp, ngoài việc lên kế hoạch dạy học, tôi cần xây dựng, 
kiểm tra lại bài giảng điện tử của mỗi bài tập viết mà mình đã làm. Mỗi chữ viết 
hoa đã được viết, được làm như thế nào trong bài giảng điện tử đó. Từ đó, tôi sẽ 
lồng ghép với sự hướng dẫn của mình như thế nào để thu hút được học sinh, 
+ Mỗi bài, phải có được hình chữ mẫu trên khung kẻ ô để mô phỏng cho học 
sinh, vì nhìn trên màn hình chiếu học sinh sẽ thấy rõ hơn về chữ mà mình tập 
viết. Kết hợp với lời giảng và chỉ dẫn của giáo viên mà học sinh quan sát dễ 
dàng hơn để có những nhận xét về cấu tạo chữ, nhận biết về cỡ chữ được chính 
xác nhất. 
+ Phần quan trọng nhất của giải pháp này, cũng là phần khó khăn nhất với giáo 
viên là tạo được hiệu ứng viết chữ. Nếu trong mỗi bài học mà có hiệu ứng này, 
sẽ lôi cuốn học sinh hơn bởi sự dễ hiểu của nó. Bởi vì, trong phương pháp dạy 
truyền thống, nhiều khi giáo viên vừa viết mẫu vừa nêu cách viết học sinh chỉ có 
thể nhận được một hoạt động của giáo viên mà thôi. Vậy nếu tạo ra được hiệu 
ứng viết chữ thì giáo viên lúc đó chỉ cần nói cách viết là học sinh biết. Sau đó 
giáo viên viết lại trên bảng lớp cho học sinh quan sát mà thôi. Vì vậy, với nhiều 
bài tôi đã có gắng tìm tòi, tham khảo để tạo được ứng dụng này cho bài dạy của 
mình. 
+ Sưu tầm tranh ảnh minh họa cho câu ứng dụng trong bài. Có thể nói đây là 
phần hấp dẫn nhất giúp học sinh hiểu rõ và nhanh hơn về ý nghĩa của câu ứng 
dụng trong mỗi bài. 
+ Cuối cùng, để bài tập viết của học sinh đạt kết quả tốt nhất, tôi đã sử dụng 
phần trình chiếu bài viết của học sinh. Đây là một ứng dụng công nghệ mới nhất 
mà trường tôi đã tạo điều kiện cho giáo viên chúng tôi làm. Đó là mỗi lớp có 
được một wedcame để trình chiếu. Việc chấm bài của học sinh trong vở Tập 
Viết thường phải căn cứ vào mục đích, yêu cầu đặt ra cho từng bài học theo 
chương trình quy định. Qua việc chấm bài, GV cần giúp cho học sinh tự nhận 
Một số biện pháp dạy Tập viết chữ viết hoa cho học sinh lớp 2 
7/15 
thức được ưu điểm để phát huy, thấy rõ những thiếu sót để khắc phục, sửa chữa, 
kịp thời động viên được những cố gắng, nỗ lực của từng học sinh khi viết. Cách 
chấm bài Tập viết của học sinh về cơ bản tương tự như chấm bài chính tả. Điểm 
khác là: Sau khi gạch dưới những chữ học sinh viết sai hoặc không đúng mẫu, 
giáo viên có thể viết mẫu chữ đó ra lề vở cho học sinh đối chiếu, so sánh, tự rút 
ra những chỗ chưa được để khắc phục. Bên cạnh việc ghi điểm, giáo viên cũng 
cần ghi lời nhận xét ngắn gọn thể hiện sự biểu dương hay góp ý, yêu cầu về chữ 
viết đối với học sinh. 
 Vậy là sau mỗi bài viết của học sinh, tôi lại chọn ra một số bài để chiếu 
lên cho học sinh nhận xét. Có cả bài viết đẹp, đúng; có cả bài có lỗi chữ sai để 
học sinh phân biệt. Nhờ có ứng dụng công nghệ này mà học sinh đế dàng nhận 
ra chữ viết của mình đúng ở đâu, sai chỗ nào và tự biết cách điều chỉnh. 
 -Một số ví dụ: 
+ Với các bài: Chữ hoa Ă, Â, chữ hoa Đ, chữ hoa Ê, sau khi giới thiệu về chữ 
mẫu giáo viên chỉ cần thêm sile về chữ hoa A, D và E thế là học sinh nhận ra 
ngay sự giống và khác nhau với các chữ đã học. Giáo viên lại không mất thời 
gian lục đục lấy thêm mẫu chữ treo lên bảng. 
+ Hoặc khi học viết chữ hoa G, tôi cũng chỉ cần chiếu lại phần cách viết chữ hoa 
C thế là học sinh có thế nhận ra cách viết chữ hoa G. 
+ Thậm chí có bài, tôi chỉ cần đưa mẫu chữ đã học, rồi làm hiệu ứng thêm nét để 
ra chữ mới là học sinh đã tự nhận ra cách viết mà chưa cần cô hướng dẫn. 
Ví dụ: 
 *Cách viết chữ hoa Đ 
Cách viết giống như viết chữ hoa D đã học, sau đó thêm nét gạch ngang ở đường 
kẻ 3. 
 *Hướng dẫn viết chữ cái hoa P 
 * Gắn mẫu chữ P 
 + Chữ P cao mấy li? Gồm mấy đường kẻ ngang? 
Viết bởi mấy nét?GV chỉ vào chữ P và miêu tả: 
 + Gồm 2 nét – nét 1 giống nét 1 của chữ B, nét 2 là nét cong trên có 2 đầu uốn 
vào trong không đều nhau. 
 GV hướng dẫn cách viết: 
- Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 6, viết nét móc ngược trái. Dừng bút trên ĐK2. 
- Nét 2: từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút lên ĐK5, viết nét cong trên có 2 
đầu uốn vào trong , dừng bút ở giữa đường kẻ 4 và đường kẻ 5. 
*Hướng dẫn viết chữ hoa Q (kiểu 2): 
- Nét 1 : Đặt bút trên ĐK6, đưa bút sang trái viết nét cong kín, phần cuối lượn 
Một số biện pháp dạy Tập viết chữ viết hoa cho học sinh lớp 2 
8/15 
vào trong bụng chữ, đến ĐK4 thì lượn lên một chút rồi dừng bút như chữ hoa O 
- Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút xuống gần ĐK2 trong chữ O, viết 
nét lượn ngang từ trong lòng chữ ra ngoài, dừng bút trên ĐK2. 
Chữ viết hoa 
đã học 
Cách làm Chữ viết hoa mới 
Chữ hoa D Thêm nét gạch ngang giữa 
thân chữ hoa D 
Chữ hoa Đ 
Chữ hoa E Thêm dấu mũ trên đầu chữ 
hoa E 
Chữ hoa Ê 
Chữ hoa U Thêm cái râu móc ở nét 
móc ngược phải chữ hoa U 
Chữ hoa Ư 
 - Với các cách làm mà giải pháp này đem đến tác dụng lớn trong giảng dạy 
 môn Tập viết. 
+ Tác dụng lớn nhất mà ai cũng có thể nhận ra, đó là sự hấp dẫn, lôi cuốn của 
công nghệ mang lại. Nó tạo ra sự hứng thú cho học sinh học tập. Nó không còn 
là môn học cứng nhắc với các bước dập khuôn nữa. 
+ Hiệu quả nữa của giải pháp này là: trong mỗi tiết dạy giáo viên không mất 
nhiều thời gian cho việc sử dụng đồ dùng hay mẫu vật nữa. Thay vào đó giáo 
viên tập trung vào hướng dẫn học sinh viết bài. 
+ Một tác dụng nữa của biện pháp này đó là kết quả bài viết của học sinh được 
trình chiếu ngay lên bảng cho cả lớp cùng xem. Vậy là các em có thể biết bài 
của mình có sai hay đúng nét chữ nào giống của bạn không để tự sửa. Tôi cho 
rằng đây là tác dụng lớn nhất khi ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy tập viết 
cho học sinh. 
3. Chia các chữ viết hoa thành các nhóm chữ: theo nét chữ được viết và theo 
cỡ chữ. 
- Tác dụng của giải pháp này là tạo ra sự tích cực trong học tập của học sinh. 
Các em sẽ được chủ động nhận biết kiến thức, nhận ra kiến thức mới trong mỗi 
bài học. Và đây, cũng chính là tác dụng lớn của giải pháp này. Thay vì việc nghe 
giáo viên giảng rồi hình dung nét chữ, thì học sinh sẽ được trực quan trực tiếp về 
các nét chữ giống nhau trong mỗi nhóm chữ. Qua đó các em chủ động thực hiện 
viết nét chữ đã học cho chữ mới học. 
Một số biện pháp dạy Tập viết chữ viết hoa cho học sinh lớp 2 
9/15 
- Cách làm này không có gì là khó đối với giáo viên. Chỉ cần dành ra một 
khoảng thời gian là mọi người có thể chia nhóm chữ được. 
+ Nhóm các chữ cái viết hoa có nét giống nhau 
* Nhóm 1 gồm các chữ: U, Ư, X, Y, N(kiểu 2), M(kiểu 2) 
* Nhóm 2 gồm các chữ: A, Ă, Â, M, N 
* Nhóm 3 gồm các chữ: P, R, B, 
* Nhóm 4 gồm các chữ: I, K, H, V 
* Nhóm 5 gồm các chữ: C, E, Ê, G, L, S, 
* Nhóm 6 gồm các chữ: O, Ô, Ơ, A(kiểu 2), Q(kiểu 2) 
 Việc chia nhóm như vậy sẽ giúp học sinh so sánh được cách viết các chữ, 
tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau. Đặc biệt, học sinh còn tự nhận ra 
nét đã học trong chữ mới và tự viết được nét đó. Từ đó, học sinh nắm chắc được 
cách viết và các em sẽ viết được chuẩn hơn, đẹp hơn. Vì vậy, tôi cũng cho các 
em luyện thêm cách viết theo nhóm trong các tiết hướng dẫn học. 
+ Nhóm các chữ cái viết hoa có cùng cỡ chữ: cả độ cao và độ rộng của chữ. 
 Phần lớn các chữ cái viết hoa có cùng cỡ chữ, chỉ có 1 vài chữ có độ cao 
hoặc độ rộng khác biệt. Vậy nên việc chia các chữ cái theo cỡ chữ là không mấy 
khó khăn. Việc chia theo cỡ chữ sẽ giúp học sinh nhận diện cỡ chữ để viết đúng 
cỡ sẽ dễ dàng hơn nhiều. Các em sẽ không mất thời gian quan sát mẫu mà nhận 
dạng, hình dung, sau đó thao tác được nhanh hơn và chính xác hơn. 
*Độ cao của chữ: Dù là chữ cỡ vừa hay cỡ nhỏ thì phần lớn các chữ có độ cao 
tương đồng. Duy nhất có hai chữ cái viết hoa là có độ cao khác biệt do cấu tạo 
chữ. Đó là chữ hoa G và chữ hoa Y. 
*Độ rộng của chữ: Trong chữ viết hoa hay viết thường thì độ rộng của chữ bao 
giờ cũng là phần mà học sinh khó định lượng nhất, còn giáo viên thì khó hướng 
dẫn nhất. Chính vì thế, việc chia các chữ thành nhóm chữ có độ rộng cũng khó 
hơn nhưng lại giúp học sinh dễ nhớ hơn. Đặc biệt là với cỡ chữ nhỏ. Các chữ có 
độ rộng khác biệt nhất là chữ hoa M cả kiểu 1 lẫn kiểu 2. Dưới đây là một số 
hình mẫu chữ: 
Một số biện pháp dạy Tập viết chữ viết hoa cho học sinh lớp 2 
*Ví dụ: 
Bài chữ hoa G 
 Sau khi học sinh quan sát chữ mẫu trên màn hình, trả lời câu hỏi 
+ Chữ hoa G cao mấy li, rộng mấy ô li? (Chữ hoa G cao 8 li, rộng 4 ô li.) 
+ Chữ hoa G gồm mấy nét? Là những nét nào? (Chữ hoa G gồm 2 nét: Nét 1 là 
kết hợp của 2 nét cơ bản: cong dưới và cong trái, 2 nét này viết liền tạo vòng 
xoắn to ở đầu chữ. Nét 2 là nét khuyết dưới.) 
+ Chữ hoa G có nét chữ giống nét chữ hoa nào đã học?/ Có nét 1 giống chữ hoa 
C. 
 Giáo viên sẽ chỉ trên màn hình rồi nêu cách viết: Đặt bút trên ĐK ngang 
6, viết nét cong dưới (giống chữ hoa C), sau đó đổi chiều bút viết nét cong trái 
tạo vòng xoắn to ở đầu chữ, dừng bút trên ĐK ngang 2. Từ điểm dừng bút của 
nét 1, đổi chiều bút viết tiếp nét khuyết dưới, dừng bút ở ĐK ngang 2. 
4. Điều kiện về cơ sở vật chất và các yếu tố xung quanh. 
- Với nhiều năm dạy, tôi thiết nghĩ đây là một yếu tố cực kì quan trọng. Nó có 
tầm ảnh hưởng lớn đến chữ viết của học sinh. Cho dù học sinh đã hiểu bài, đã 
nắm được cách viết chữnhưng với các yếu tố về cơ sở vật chất lại quyết định 
đến kết quả chữ viết của học sinh rất nhiều. Đây là giải pháp cuối cùng nhưng 
nó lại mang yếu tố quyết định đến chất lượng chữ viết của học sinh và hiệu quả 
bài dạy của giáo viên. 
- Mỗi một yếu tố có tác dụng riêng nhưng tựu chung nó lại đem đến hiệu quả 
thật lớn. Chính vì vậy, khi dạy Tập viết người giáo viên cần chú ý đến tất cả các 
yếu tố này. Sau đây tôi sẽ nêu kĩ hơn về từng yếu tố: 
4.1. Yếu tố về ánh sáng phòng học, bảng lớp, bàn ghế của học sinh: 
 Đây là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc viết chữ và sức khoẻ 
của học sinh. Hiện nay hầu hết các trường Tiểu học đều được trang bị bàn ghế, 
đèn chiếu sáng cho các lớp học và đều đạt chuẩn. Tuy nhiên, trong bất cứ giờ 
học nào, khi vào lớp thì giáo viên cần để ý đến ánh sáng đầu tiên cho học sinh. 
Một số biện pháp dạy Tập viết chữ viết hoa cho học sinh lớp 2 
11/15 
Nếu ngoài trời khô ráo, có ánh sáng mặt trời thì cần mở cửa lấy đủ ánh sáng cho 
học sinh. Còn với những hôm tối trời do thời tiết thì cần bật hết hệ thống đèn 
điện để lấy đủ ánh sáng cho các em. Anh sáng theo tiêu chuẩn học đường có 
bảng chống loá, có dòng kẻ rõ ràng mới giúp học sinh học tập tốt mà trong tiết 
Tập viết mới đạt hiệu quả tối đa. 
 Đối với bàn ghế cũng vậy, bàn ghế đúng kích cỡ tiêu chuẩn đối với học 
sinh cấp lớp 2. Bàn ghế kê không ngay ngắn cũng làm ảnh hưởng tới tư thế ngồi 
viết của các em, không những thế còn ảnh hưởng tới sức khỏe của các em sau 
này. Bời thế nên khi vào lớp, tôi phải quan sát tới bàn ghế của học sinh. Nếu bàn 
ghế nào chưa ngay ngắn, lập tức tôi chỉnh sửa lại. Một việc nhỏ nữa cũng cần 
chú ý, đó là khoảng cách giữa các em học sinh. Đây là việc mà tôi thường xuyên 
phải nhắc nhở, để cho các em ngồi đúng chỗ, cách đều các bạn. Học sinh lớp 2 
vẫn còn nhỏ, tính hiếu động cao nếu giáo viên không chú ý, các em sẽ ngồi sán 
với nhau để trò chuyện hoặc làm việc riêng ngay. Chính vì thế, khi viết bài cần 
chú ý đến khoảng cách chỗ ngồi cho các em. 
 4.2. Bút viết của học sinh 
Nhiều người cho rằng, với học sinh tiểu học thì viết bút nào cũng được 
miễn sao là bút mực. Đây là một quan niệm hết sức sai lầm. Càng với học sinh 
nhỏ, việc lựa chọn bút viết cho các em càng cần phải kĩ càng. Hiện nay, trên thị 
trường có rất nhiều loại bút mực, nhưng để có loại bút phù hợp cho học sinh lớp 
2 là không hề dễ chọn. Không phải học sinh nào cũng có thể viết được bút mài 
ngòi, hay em nào cũng có thể viết được các loại bút. Vì vậy, năm học nào cũng 
vậy, ngay từ đầu năm tôi đã quan sát xem học sinh của mình viết loại bút như 
thế nào, có phù hợp với các em không. Thậm chí tôi đã chọn loại bút mà tất cả 
học sinh đều có thể viết được. Đó phải là bút có ngòi lá tre, có phần đầu cầm dễ 
dàng, bút phải nhẹ để các em có thể sử dụng trơn tru. Có thể nhiều giáo viên cho 
rằng như thế là cầu kì, nhưng với kinh nghiệm nhiều năm rèn chữ cho học sinh 
thì tôi biết đó là việc làm không thừa chút nào. Chính vì vậy, các bài tập viết của 
học sinh lớp tôi đều đạt hiệu quả cao, chất lượng vở sạch chữ đẹp cũng khá tốt 
so với các lớp cùng khối. 
 Ngoài các yếu tố trên về cơ sở vật chất thì còn một vài yếu tố nhỏ nữa 
không thể bỏ qua. Đó là, bảng con, phấn viết của học sinh. Nếu bảng con 
không có kẻ li rõ, phấn viết bị cứng quá cũng sẽ ảnh hưởng đến phần tập viết 
của các em. Bởi trước khi học sinh viết bài trong vở thì các em đều phải luyện 
trên bảng để làm quen. Cho nên trong buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi đưa ra 
những quyển vở, bút chì, bút mực để phụ huynh tham khảo. Riêng bảng con thì 
Một số biện pháp dạy Tập viết chữ viết hoa cho học sinh lớp 2 
tôi thống nhất toàn lớp để tránh tình trạng của em này thì có ô to, bảng của em 
kia thì có ô nhỏ sẽ gây khó khăn khi dạy Tập viết 
 Đây là mẫu bút mực và bảng con tôi hướng dẫn học sinh sử dụng khi tập viết. 
4.3. Yếu tố về tư thế ngồi và cách cầm bút viết 
- Tư thế ngồi viết không ngay ngắn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chữ viết. Ngồi 
nghiêng, vẹo sẽ dẫn đến chữ viết không thẳng, bị lệch dòng. Không những thế 
còn có hại cho sức khoẻ: Sẽ bị cận thị nếu cúi sát vở, vẹo cột sống, gù lưng, phổi 
bị ảnh hưởng. Nếu ngồi viết không ngay ngắn. Vì trẻ nhỏ tư duy trực quan là 
chủ yếu nên để các em nhớ kĩ tư thế ngồi viết và cách cầm bút tôi đã treo ở lớp 
bức tranh “Hướng dẫn tư thế ngồi viết, ..”được phóng to từ vở tập viết in và 
được tô màu để hấp dẫn các em . 
- Một việc hết sức quan trọng là cách cầm bút. 
+ Cầm bút bằng ba đầu ngón tay (ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa) với độ chắc 
vừa phải (không cầm bút chặt quá hay lỏng quá). 
+ Khi viết dùng ba ngón tay di chuyển bút nhẹ nhàng từ trái sang phải (Chú ý 
không nhấn mạnh đầu bút xuống mặt giấy). 
+ Cán bút nghiêng về bên phải, cổ tay, khuỷu tay và cánh tay cử động mềm mại 
và thoải mái. Tôi lưu ý các em cách cầm bút vừa phải. Còn vở viết cũng nên đặt 
hơi nghiêng sang phải để viết được dễ dàng và thuận lợi hơn. Trước khi viết bài 
tôi cũng luôn hỏi các em tư thế ngồi viết, cách cầm bút và cách đặt vở. Những 
yếu tố tưởng chừng như không quan trọng ấy nhưng thực chất đã góp phần tích 
cực vào việc rèn chữ cho học sinh. 
 Nếu giáo viên thường xuyên chú ý đến yếu tố

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_day_tap_viet_chu_viet.pdf