Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy học vần có hiệu quả

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy học vần có hiệu quả

c/ Ví dụ minh họa : Bài 54 : ung - ưng ( tiết 1 )

I / MĐYC :

 - Đọc và viết được các chữ ghi vần : ung – ưng

 - Nhận ra các vần ung – ưng trong các tiếng : súng – sừng

II / Đ DDH :

- Bộ chữ vần Tiếng việt

- Tranh minh họa .

III / Các hoạt động dạy học :

 A / Bài cũ :

 - HS đọc vần ở bài ăng - âng.

 - Đọc từ ứng dụng : phẳng lặng, vầng trăng , nâng niu, nhà tầng

 - Đọc từ câu ứng dụng

 - Viết các từ : nâng niu, vầng trăng

B / Bài mới :

a/ Giới thiệu bài : ung - ưng

 

doc 16 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 10599Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy học vần có hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong công tác giảng dạy và đứng lớp của chúng tôi.
-Trước những khó khăn như vậy chúng tôi không nản chí mà luôn cố gắng tìm tòi, lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học để rèn cho học sinh biết đọc, biết viết một cách thành thạo . Nên có biện pháp như thế nào đọc thông viết thạo sau khi học hết phần Học vần . Nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn luyện cho học sinh biết đọc 
II.QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN
Tiến hành khỏa sát và phân loại đối tượng học sinh
- Sau 3 tuần thực học tôi tiến hành khỏa sát chất lượng môn Học vần và phân loại như sau:
Thời gian khảo sát
stt
Kĩ năng đọc, viết
Tốt
Khá
ĐYC
CĐYC
Tuần 3
1
Kĩ năng đọc, viết được âm
18/61
17/61
18/61
8/61
2
Kĩ năng đọc, viết được vần
18/61
17/61
17/61
9/61
3
Kĩ năng đọc, viết được tiếng, từ
18/61
17/61
17/61
9/61
4
Kĩ năng đọc, viết được câu
16/61
18/61
18/61
9/61
 - Số lượng học sinh đọc, viết được âm, vần, tiếng, từ chỉ đạt được hơn 50% tổng số học sinh cả lớp, tôi tìm hiểu nguyên nhân như sau
 2. Xác định nguyên nhân 
Nguyên nhân các em chậm tiếp thu, đọc, viết chưa đượcr phân môn Học vần là: 
	- Do các em còn ham chơi, không nhớ mặt chữ, không qua lớp mẫu giáo 
	- Do cuộc sống một số gia đình còn khó khăn về kinh tế nên ít quan tâm đến việc học của con và bên cạnh đó có một vài phụ huynh còn hạn chế về trình độ văn hóa
	- Các em chưa quen nề nếp học tập về cách dọc, cách viết của học sinh khi vào lớp 1
	- Có một số em đọc không được, ở nhà không có người chỉ bày nên dẫn đến lười học
Với tình hình thực tế và nguyên nhân của học sinh lớp tôi như vậy tôi dã đưa ra một số biện pháp rèn kĩ năng đọc viết thành thạo cho học sinh lớp 1 ở phân môn Học Vần như sau: 
	3, Các biện pháp thực hiện 
*Biện pháp 1: Rèn kĩ năng đọc viết các âm
a/ Yêu cầu: Đối với phần đọc, viết âm cần 
- Rèn kĩ năng đọc đúng âm, các dấu thanh
- Rèn kĩ năng viết đúng chữ ghi âm, cách đặt dấu thanh
- Rèn viết thành thạo các âm và chữ ghi âm 
Yêu cầu mở rộng: Học sinh nhận diện âm và tìm được các tiếng có chứa âm và dấu thanh
b/ Biện pháp: 
- Để rèn luyện kĩ năng đọc đúng âm, các dấu thanh giáo viên cần: 
	+ Hướng dẫn nhận dạng ( Phân tích) chữ ghi âm, dấu ghi thanh
	+ Hướng dẫn học sinh tập pháp âm mới: Giáo viên đọc mẫu- học sinh nghe nhìn, rồi đọc lại
	Luyện đọc theo nhiều hình thức: cá nhân, nhóm, cả lớp- Ở giai đoạn đọc âm giáo viên hướng dẫn cho học sinh cách nhìn chữ, nhìn dấu thanh để đọc thành tiếng, âm vừa học, tránh cách đọc không nhìn chữ - chỉ đọc vẹt
- Rèn kĩ năng viết chữ ghi âm , dấu thanh.
	+ Giáo viên viết mẫu và hướng dẫn qui trình viết cho học sinh
	+ Học sinh tập viết chữ ghi âm, dấu ghi thanh mới vào bảng con
	Việc rèn luyện kĩ năng viết lúc này chỉ dừng lại ở yêu cầu học sinh tập tô theo nét chữ ở vở tập viết 1 nên học sinh chỉ tô theo đúng đường nét sẵn có. Giáo viên cần dành thời gian rèn tư thế ngồi viết, cách cầm bút, cách giữ vở 
- Đọc viết thành thạo các âm và chữ ghi âm.
	+ Đối với các âm dễ đọc học sinh dễ dàng viết được
	+ Đối với các âm khó đọc mà khi đọc học sinh dễ sai bởi các em còn ảnh hưởng tiếng địa phương thì giáo viên cần: 
- Hướng dẫn cách pháp âm đúng. 
Ví dụ : Âm tr đọc thành ch ( Giáo viên hướng dẫn cách đọc là khi đọc các em phải cong lưỡi chạm vào lợi sau đó bật mạnh ra âm trờ
- Cho học sinh pháp âm, âm khó đọc nhiều lần để sửa sai kịp thời
	+ Đối với các âm ghép : kh, gh, ngh,  học sinh dễ quen nên khi hướng dẫn đọc giáo viên cần cho học sinh pháp âm, nhận diện âm
Ví dụ : Âm kh gồm có hai âm; Âm k đứng trước, âm h đứng sau
	+ Hướng dẫn viết đúng: Khi học sinh đã đọc đúng các âm khó thì học sinh sẻ viết đúng nhưng giáo viên cần hướng dẫn qui trình viết các con chữ kĩ hơn như: Chữ tr gồm con chữ t cao 3 ô li nỗi với con chữ r cao hơn 2 ôli một chút. Nêu điểm bắt đầu, độ cao, điểm dừng bút.
- Giáo viên có thể sử dụng tranh ảnh minh họa cho chữ ghi âm và dấu ghi thanh
Ví dụ : Cho học sinh nhìn tranh tập pháp âm mới, tìm âm vừa học, viết âm vừa tìm có trong tiếng vừa nêu ở nội dung tranh hoặc cho học sinh quan sát nhiều tranh nhận xét chữ giống nhau ghi trên các tranh để tìm âm vừa học. 
	+ Học sinh làm việc cá nhân : Tập pháp âm âm e nhiều giáo viên chú ý kiểm tra cách pháp âm cá nhân của học sinh để sửa chữa lỗi pháp âm cho những học sinh pháp âm chưa đúng.
- Hướng dẫn viết chữ e:
	+ Giáo viên viết mẫu ở bảng lớp chữ e thật lớn trong khung kẻ ôli và hướng dẫn học sinh qui trình viết trên bảng con.
	+ Học sinh theo dõi giáo viên hướng dẫn qui trình viết diểm đặt bút đường kẻ ngang thứ nhất viết chéo lên phải hướng lên trên lượng cong đến đường li 3. Sau đó viết nét cong trái như viết chữ c. Điểm dừng bút ở giữa của 2 đường li 1 và đường li 2. ( Khi hướng dãn viết giáo viên chú ý dùng thuật ngữ: Đường li, ô li để học sinh quen dần cách nói viết, dần dần học sinh viết thành thạo hơn ).
	+ Học sinh làm việc cá nhân: Viết trên bảng con- Đọc cá nhân nối tiếp, đồng thanh. Tìm nhanh chữ e trong bộ chữ học vần để ghép vào bảng cài rồi đọcCN, ĐT
- Đưa tranh minh họa SGK học sinh nói được các tiếng qua tranh: bé me, ve, xe. Tìm tiếng có âm e gạch chân- Học sinh tìm gách chân âm e – Đọc âm e CN với hình thức thi đua khen thưởng để tạo sự hứng thú học tập cho học sinh sau mỗi tiết dạy giúp các em đọc được, biết chuẩn bị tốt bài đọc ở nhà khi học bài mới dễ dàng hơn nhớ mặt chữ lâu hơn.
*Biện pháp 2: Rèn kĩ năng đọc vần và chữ ghi vần
a/ Yêu cầu: Khi dạy phần vần là
- Học sinh đọc được vần
- Học sinh viết đúng chữ ghi vần của vần mới học
- Đọc viết thành thạo các vần, chữ ghi vần.
- Yêu cầu mở rộng: Giáo viên có thể tùy trình độ học sinh để đưa ra yêu cầu mở rộng hoặc năng cao kiến thức cho học sinh khá, Giỏi( Ví dụ: Tìm tiếng có âm vần vừa hoc. Có thể giáo viên gợi ý qua ĐDDH, ĐD gia đình và một số loại hoa quả.)
b/ Biện pháp: 
- Học sinh đọc được âm, vần là dạy được pháp âm hoặc đánh vần mới. Đối với phần vần rèn kĩ năng đọc âm, vần giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc dưới hình thức: 
	+ Đọc đánh vần: hướng dẫn cho học sinh đọc ghép tứng âm với từng âm để tạo thành vần ( Đối với học sinh yếu)
	+ Đọc thành tiếng học sinh nhẩm đánh vần sau đó pháp âm vần cần đọc với thời gian nhanh nhất( Đối với học sinh Khá, Giỏi)
	+ Dạy âm, vần là trọng tâm nên giáo viên tiến hành dạy âm, vần theo nội dung bài học.
	+ Dạy âm, vần mới nên hướng dẫn học sinh nhận diện vần bằng cách ghép âm với âm để tạo thành vần- Học sinh ghép bảng cài rồi đọc CN đồng thanh.
- Đối với các vần khó học sinh thường đọc sai âm cuối do ảnh hưởng tiếng địa phương.
Ví dụ: Vần an thành ang, at hay ac, ươc hay ươt,  Để tránh học sinh đọc sai khi đọc giáo viên hướng dẫn phân tích cấu tạo vần ( vần gồm có mấy âm ghép lại) như: Vần an gồm có 2 âm : Âm a đứng trước, âm n đứng sau. Vần ang gồm có 2 âm: âm a đứng trước âm ng đứng sau.
Khi đọc: Vần an âm cuối là n nên dọc nhẹ hơn
	 Vần ang âm cuối là ng nên dọc nặng hơn
Luyện đọc bằng nhiều hình thức CN, Nhóm, Cả lớp đọc nối tiếp , đọc đồng thanh.
- Rèn học sinh đọc đúng vần, chữ ghi vần.
Việc đọc đúng vần giúp học sinh viết đúng chính tả và hiểu được nghĩa của từ nên hướng dẫn luyện viết chữ ghi vần giáo viên càn hướng dẫn cho học sinh về hình dáng, đường nét con chữ, qui trình viết các con chữ nối nhau tạo thành vần.
- Học sinh tập viết chữ ghi vần theo yêu cầu từ thấp đến cao: Tập tô, tập viết bảng con, tập viết vở. Nhìn mẫu- viết đúng, nghe đọc- viết đúng tiễn tới viết đẹp, viết nhanh. Tùy theo đặc điểm đối tượng học sinh và thời gian cho phép qui định thời gian và dung lượng chữ viết tại lớp
- Giáo viên viết mẫu hướng dẫn qui trình viết: Điểm bắt đầu là ở đâu? Đưa nét bút như thế nào? Nối các con chữ ra sao? Điểm cuối cùng dừng bút ở đâu? Học sinh viết bảng con vàn mới học, rối viết vào vở
Để dạy phần vần trong từng tiết dạy giáo viên cần lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với nội dung bài : Phương pháp đàm thoại , trực quan, luyện tập thực hành kết hợp với nhiều hình thức phong phú như hoạt động nhóm đôi, bàn tổ, lớp. Kết hợp cần có thời gian luyện đọc HS tự rèn đọc ở nhà thay đổi hình thức học tập bằng trò chơi thông qua chơi để học.
Ngoài ra giáo viên có thể đưa tranh , vật thật để HS nói tên tranh, vật, rồi nêu vần có trong tiếng vừa nói.
Ví dụ : Đưa quả xoài – HS nói : Tiếng xoài có vần oai..
 * Tóm lại : rèn kĩ năng đọc, viết vần ở phần học vần của lớp 1 cũng không kém phần quan trọng . Đọc đúng , viết đúng là chiếc cầu nối để các em ghép các phụ âm đầu với vần để tạo thành tiếng , dạy cho các em hướng tới cái đẹp của ngôn ngữ giúp các em đọc đúng, viết đúng phần vần , góp phần phát triển vốn tiếng việt cho HS , giúp các em tiến bộ hơn trong việc rèn kĩ năng đọc, viết tiếng tiếng việt .
c/ Ví dụ minh họa : Bài 54 : ung - ưng ( tiết 1 ) 
I / MĐYC : 
 - Đọc và viết được các chữ ghi vần : ung – ưng
 - Nhận ra các vần ung – ưng trong các tiếng : súng – sừng 
II / Đ DDH : 
Bộ chữ vần Tiếng việt 
Tranh minh họa .
III / Các hoạt động dạy học :
 A / Bài cũ : 
 - HS đọc vần ở bài ăng - âng.
 - Đọc từ ứng dụng : phẳng lặng, vầng trăng , nâng niu, nhà tầng
 - Đọc từ câu ứng dụng
 - Viết các từ : nâng niu, vầng trăng
B / Bài mới : 
a/ Giới thiệu bài : ung - ưng
b / Dạy vần :
 + Vần ung : - GV viết bảng ung – đọc mẫu : ung , HS đọc CN nối tiếp.
Phân tích cấu tạo vần : ( Vần ung gồm những âm nào ) HSTL vần ung gồm có 2 âm ( Âm u đứng trước , âm ng đứng sau )
Yêu cầu HS ghép bảng cài : ung – Đọc CN nối tiếp – ĐT, cả lớp
Hướng dẫn đánh vàn : u – ngờ - ung - ung . Đọc CN nối tiếp – ĐT .
 Đọc trơn : ung đọc CN, ĐT 
 + Vần ưng : - Viết bảng ưng 
Đọc mẫu ưng – HS đọc trơn : ưng – Nêu cấu tạo vần ưng
*Biện pháp 3: Giúp HS Đọc, viết đúng, từ ở phân môn học vần
a/ Yêu cầu : Muốn các em đọc đúng , đọc tốt câu hay, đoạn thơ , đoạn văn xuôi , chúng ta phải rèn các em đọc đúng tiếng , từ trong câu :
Đọc đúng tiếng : là phát âm chính xác phụ âm đầu, ghép với vần và kết hợp với dấu thanh, đọc trơn tiềng
Đọc đúng từ : là phát âm đúng , tiếng ghép với tiếng , chú ý đọc dấu thanh và đọc liền từ , cụm từ.
Viết đúng tiếng, từ 
 Đọc trơn tiếng ,từ thành thạo . Viết đúng , từ chính xác. 
b/ Biện pháp : 
- Đọc đúng tiếng, từ là hướng dẫn các em đọc ghép phụ âm đầu với vần để tạo thành tiếng qua đánh vần ( HS yếu ) , ghép từng tiếng để tạo thành từ.
- Đọc trôi chảy là HS đọc đúng tiêng , từ bằng cách nhẩm nhanh vần rồi phát âm tiếng , từ cần đọc với thời gian nhanh nhất ( HS giỏi )
- Đối với những tiếng HS thường đọc sai phụ âm đầu : tr thành ch , v thành qu . 
hay đọc tiếng sai vần .
 Ví dụ : cây tre thành cây che . Tiếng tôi thành tui.
- Đối với từ HS thường đọc sai dấu thanh , phụ âm đầu .
 Ví dụ : xanh thẫm thành xanh thẩm
 Quê hương thành vê hương.
. Khi hướng dẫn đọc đúng tiếng , từ, thì GV nên cho HS phân tích tiếng , từ dễ sai , dấu thanh khi đọc , hướng dẫn cách phát âm tiếng có phụ âm đầu tr , r và đấu hỏi , dâu ngã để HS đọc đúng và chính xác hơn, không để các em ảnh hưởng tiếng địa phương.
. Rèn HS đọc đúng tiếng, từ khó phải đi từ dễ đến khó : đọc vần , tiếng, từ . Cho HS phân biệt được phụ âm đầu : v/ gi, d/gi.
. Giáo viên dùng tranh ảnh , vật thật để giới thiệu mô hình tiếng, từ đã học kết hợp giải thích từ nhằm giúp HS cảm nhận được cái hay cái đẹp của ngôn ngữ , giúp các em đọc đúng , đọc nhanh và dễ khắc sâu hơn , góp phần phát triển tư duy trừu tượng cho các em .
Lựa chọn phương pháp sử dụng dạy tiếng, từ : phương pháp trực quan, luyện tập, đàm thoại . Phối hợp với hình thức luyện đọc : CN , nối tiếp , nhóm, cả lớp. Đặc biệt là tăng cường kiểm tra đọc cho HS yếu. 
* Tóm lại : Giúp HS đọc , viết đúng tiếng, từ ở lớp 1 rất quan trọng nên GV cần hướng đọc đúng , phát âm chuẩn tiếng , từ luôn chú ý đến phụ âm đầu , vần, dấu thanh khi HS đọc sai, phải sửa sai kịp thời để hướng các em đấn đọc trơn đéung tiếng , từ một cách thành thạo , chính xác nhằm giúp các em viết chính tả đúng với ý nghĩa của từ góp phần rèn đọc diễn cảm, phát triển ngôn ngữ phong phú và tư duy của các em tự tin trong việc rèn đọc câu , đoạn tiếp theo.
c/ Ví dụ minh họa : Bài 85 : ăp - âp
 A/Bài cũ :
Kiểm tra đọc tiếng, từ có vần op – ap, họp nhóm, giấy nháp.
Phân tích tiếng họp, nháp.
 B/ Bài mới :
Giới thiệu bài : ăp- âp.
Dạy vần ăp : Viết bảng : ăp . Hướng dẫn đánh vần, đọc trơn : CN- ĐT .
Giới thiệu tiếng khóa : GV hỏi : có vần ăp muốn được tiếng bắp ta ghép them âm và dấu gì ? ( ghép âm b đứng trước , vần ăp đứng sau , dấu sắc trên ă). Phân tích tiếng bắp ( CN ) . Ghép bảng cài : bắp . Đọc : CN – ĐT .
Hướng dẫn đánh vần : b- ăp- băp –sắc – bắp . HS đọc CN – nối tiếp, lớp
Hướng dẫn đọc trơn : bắp ( CN- ĐT ) .
GV đưa tranh ( hay vật thật ) cải bắp. Hỏi : tranh vẽ gì ? ( Đây là cái gì ? )
* Lưu ý : 
 + Để đọc đúng tiếng ( HS yếu ) GV nên cho HS phân tích tiếng, đáng vần, đọc trơn.
 + Để đọc đúng từ ( HS yếu ) GV nên cho HS phân tích từ có mấy tiếng, đánh vần , đọc trơn . 
 + Khi hướng dẫn viết GV nên nêu quy trình viết, cỡ chữ, độ cao, điểm bắt đầu , cách nối các con chữ, điểm dừng bút , khoảng cách giữa chữ với chữ .
 Thực hiện từng bước HS sẽ đọc đúng, viết đứng tiếng, từ khi kết hợp với viết bảng con , tổ chức trò chơi giúp HS đọc được và nhớ mặt chữ . 
*Biện pháp 4: Rèn kĩ năng đọc câu, đoạn ở phân môn học vần
- Trong phân môn học vần HS đã được luyện đọc ở 6 cấp độ : đọc âm, vần, tiếng, từ, câu , đoạn . Song dù đọc ở cấp độ nào việc đọc mẫu của GV đóng vai trò quan trọng các em nhìn nghe, đọc theo rất nhanh và rất tốt . Việc chỉnh sửa phát âm cho HS không mấy khó khăn khi đọc âm, vần, tiếng, từ nhưng khi đọc câu, đoạn thì mới là vấn đề khó khăn
- Thực tế cho thấy rằng đứa trẻ lên 2-3 tuổi, các em lắng nghe và bắt chước theo người lớn đọc thuộc một câu , một đọa đơn giản bên cạnh hình vẽ một cách làu làu nhưng không biết mặt chữ, các em chỉ đọc vẹt .
- Để rèn đọc được câu , đoạn thì GV hướng dẫn cách đọc như sau :
+ Hướng dẫn HS đọc nối tiếp từng tiếng trong câu, đọc từng câu trong đoạn với hình thức đọc CN nối tiếp để tất cả HS đều được đọc.
+ Hướng dẫn đọc trơn câu, sau đó GV chỉ bất kỳ tiếng , từ trong câu vừa đọc để kiểm tra lại kiến thức của HS để tránh tình trạng học vẹt. 
+ Đảo lộn trật tự từ , cụm từ trong một câu để rèn đọc 
Ví dụ : Câu “ chị kha kẻ vở cho bé hà và bé lê . “ 
 . Gọi HS đọc từng tiếng trong câu ,với hình thức đọc CN nối tiếp.
+ Hướng dẫn HS đọc trơn câu rồi chỉ tiếng, từ bất kỳ trong câu cho HS đọc , Gv sửa sai . GV đảo câu thay đổi theo cụm từ như : chị kha kẻ vở cho bé hà 
 bé hà kẻ vở cho bé lê .
 chị kha và bé lê kẻ vở cho bé hà
. Dạy các em đọc câu , đoạn là đọc từng tiếng từ, cụm từ và câu được chẻ nhỏ như vậy , sau đó tổng hợp lại thành câu ban đầu, sẽ khắc phục cho HS đọc được trọn vẹn cả câu và nhớ được mặt chữ . Làm như vậy ta đã rèn cho HS kĩ năng đọc đúng câu, để HS đọc được bài tập đọc, giúp các em phát triển ngôn ngữ, cảm nhận được cái hay , cái đẹp từ nội dung câu , đoạn.
. Trong các tiết học trong phân môn học vần toi sử dụng các phương pháp dạy học : Phương pháp trực quan, đàm thoại , luyện tập, thực hành , hoạt động nhóm
- Phương pháp trực quan : là kích thích sự chú ý học tập , đối với HS tiểu học giúp các em lĩnh hội bài học một cách có ý thức . Từ đồ dùng trực quan là tranh ảnh vật thật giúp cho HS hiểu về những biểu tượng cụ thể . Chính vì lẽ đó , mà GV càn chú ý lựa chọn một cách thích hợp các đồ dùng trựa quan sao cho phù hợp với nội dung bài học . Khi nào thì dung tranh khi nào thì dung vật thật , sử dụng đò dung trực quan phải đúng lúc , đúng chỗ khi HS quan sát tránh việc chưng bày đồ dung trực quan trong tiết dạy quá nhiều làm chi phối việc tập trung bài của HS 
- Phương pháp đàm thoại : Là hệ thống câu hỏi và câu trả lời giữa GV và HS . Đây là biện pháp quan trọng nhât, GVphải sử dụng như thế nào cho hợp lý có thể sang trạo, cho HS tương tác hỏi đap lẫn nhau, tránh rập khuôn máy móc dài dòng . Cần chia nhiều câu hỏi nhỏ để phù hợp với đói tượng HS mình . Có thể đưa một số câu hỏi bên ngoài để nâng cao cho HS khá gỏi .
- Luyện tập thực hành : Là phương pháp nhằm kiểm tra việc tiếp thu kiến thức của HS trong quá trình học. Qua luyện tập, thực hành GV nhận ra HS nào chưa đọc viết được âm , vần, tiếng, từ, để khắc phục cho HS cần rèn lại phần nào .
- Hoạt động theo nhóm : Là phương pháp làm tăng thêm sự hứng thú học tập cho các em . Qua họat động này GV có thể phân biệt từng đối tượng HS ( nhanh, chậm, tự giác không tự giác ) . Cũng cần lưu ý , ngoài các biện pháp đã nêu ở trên thì trong quá trình người GV cần phải gần gũi động viên , khích lệ HS kịp thời. Đồng thời tránh phê bình HS trước tập thể lớp vì làm như thế dễ làm cho các em tự ti chán nản dẫn đến lười học . Nên tạo điều kiện cho lần sau các em tập trung học tập tốt hơn
III/ Kết quả : 
Qua quá trình thực hiện và kết hợp các biện pháp trên tôi đã gặp không ít khó khăn . Tuy nhiên tôi không nản chí mà tự nổ lực của bản than tôi đã tích cực sử dụng các kinh nghiệm dạy học vần có hiệu quả đẫ đưa vào thực hiện giảng dạy từ đầu năm cho đến nay tôi đã rèn được các kĩ năng đọc, viết đúng âm, vần , tiếng , từ, câu thành thạo qua 24 tuần , kết thúc phân môn học vần HS 2 lớp đều tiến bộ rõ rệt và kết quả như sau :
Thời gian khảo sát
stt
Kĩ năng đọc, viết
Tốt
Khá
ĐYC
CĐYC
 Tuần 24
1
Kĩ năng đọc, viết được âm
29/61
27/61
4/61
1/61
2
Kĩ năng đọc, viết được vần
29/61
25/61
6/61
1/61
3
Kĩ năng đọc, viết được tiếng, từ
30/61
24/61
6/61
1/61
4
Kĩ năng đọc, viết được câu
30/61
25/61
5/61
1/61
Có được những tiến bộ đó là nhờ sự cố gắng của Gv và HS , nhờ sự hỗ trợ của phụ huynh trong việc giáo dục ý thức tự học ở nhà, nhờ sự cố gắng bản than các em HS dần dần hình thành thói quen học tập cho mình. HS biết được tầm quan trọng của việc đọc đúng , viết thành thạo ở phân môn học vần , giúp các em có cơ sở học tiếp phân môn tập đọc, các môn học khác và yêu thích tiếng việt. HS tự tin hơn trong giao tiếp với tất cả các bạn . Bản thân tôi cũng cảm thấy tự tin hơn trong cách dạy của mình, với những biện pháp trên và phối hợp nhiều phương pháp giảng dạy , tích cực ,sáng tạo. Để giúp cho các em học tốt môn tiếng việt nói chung và phân môn học vần nói riêng . Bản than tôi rút ra bài học kinh nghiệm 
IV / Bài học kinh nghiệm :
- Rèn kĩ năng đọc, viết đúng ở phân môn học vần là rèn HS đọc , viết đúng âm, vần , tiếng, từ, câu đã học. GV cần nhấn mạnh vào nội dung bài mình đang học để làm nổi bật ý nghĩa của âm ,vần , tiếng,m từ, câu trong việc HS đọc, viết
- Để dạy học phân môn học vần có kết quả GV phải nắm được tâm lý của HS . Do vốn từ ngữ từ ngữ của các em còn hạn chế , tư duy của các em chưa phát triển , độ chú ý chưa cao nên HS thường thích làm những gì mình muốn, nói những gì mình nghĩ . Chính vì thế nếu không xác định được rõ nhiệm vụ học tập thì các em rất dễ quen 
- Trong từng tiết dạy Gv phải xác định khối lượng kiến thức cần truyền thụ cho HS , phải bồi dưỡng mặt nào cho các em thong qua bài học đó. Khi thiết kế bài dạy cần nắm được mục đích yêu cầu của nội dung bài học để lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp , vận dụng đổi mới phương pháp dạy học là lấy HS làm trung tâm , HS hoạt động tích cực , tương tác với nhau . GV là người chỉ đạo , tổ chức các hình thức dạy học còn HS tự chủ động chiếm lĩnh các tri thức . Việc sử dụng chuẩn bị Đ DDH cũng được coi trọng hàng đầu 
- Mở đầu tiết học GV giới thiệu bài một cách tự nhiên để gây sự hứng thú của HS nhằm lôi cuốn các em vào nội dung bài học
- Khi đọc mẫu GV cần phát âm chuẩn vì ở lứa tuổi các em bắt chước rất nhanh tránh để tiếng địa phương làm ảnh hưởng đến cách đọc , cách viết của HS .
Qua các biện pháp rèn kĩ năng đọc, cho hS như trên tôi tin rằng sau học kỳ II tỷ lệ HS đọc tốt sẽ tăng lên vì hiện nay các em chỉ mới học xong , sang học kỳ II HS được tiếp tục rèn được kĩ năng đọc, viết ở phân môn tập đọc, chính tả
Để dạy học và tốt có hiệu quả ở phân môn học vần GV phải là người nhiệt tình , tận tụy, có trách nhiệm thì mới dạy được các em học tốt . Nhưng Bác Hồ có nói : “ Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người “.
GV chúng ta phải có cái tâm của nghề dạy học và có cái tầm nhìn xa thì bản thân chúng ta mới góp phần

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_lop_1.doc