Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi học tốt môn giáo dục âm nhạc

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi học tốt môn giáo dục âm nhạc

3. Giải pháp - Biện pháp:

a. Mục tiêu của giải pháp - biện pháp :

- Để giúp trẻ tham gia vào các hoạt động nói chung và hoạt động “nghệ thuật” (hoạt động âm nhạc) nói riêng, trước hết cần rèn luyện nề nếp cho trẻ ngay từ ban đầu vì khi trẻ có nề nếp tốt cùng với sự hướng dẫn khoa học của cô giúp trẻ say mê với giờ học, luôn thể hiện cảm xúc, trí tưởng tượng cho hoạt động nghệ thuật. Trẻ phát huy hết được tính tích cực, chủ động, sáng tạo khi hoạt động, khơi dậy năng khiếu âm nhạc cho trẻ.

b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp:

Biện pháp 1: Làm đồ dùng đồ chơi và sử dụng đồ dùng, đồ chơi vào hoạt động âm nhạc.

Tận dụng các nguyên vật liệu tự nhiên có sẵn, tôi đã tạo ra những dụng cụ âm nhạc (gáo dừa, thanh tre, hòn sỏi, ống lon ) để dạy trẻ vừa hát, vừa gõ đệm theo nhịp, theo lời bài hát trong các giờ vận động âm nhạc.

Những hình tượng ngộ nghĩnh như: mặt nạ, mũ các con vật nuôi. Tôi dạy trẻ minh họa nội dung các bài hát bằng các động tác vừa mang tính nghệ thuật vừa mô phỏng các hoạt động của đời sống thực, sẽ tạo ra mối liên hệ chặt chẽ giữa nghệ thuật với cuộc sống.

Ví dụ: Động tác vẫy cánh tay mô tả cách chim bay (múa bài: “Con chim non”), cuộn cổ tay hái hoa (múa bài “Múa cho mẹ xem”). Đây cũng là một hình thức để giáo viên và trẻ đến với âm nhạc một cách

doc 21 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1385Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi học tốt môn giáo dục âm nhạc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, khuyến khích, động viên giáo viên tổ chức hoạt động, đánh giá rút kinh nghiệm.
+ Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp chuyên đề do phòng giáo dục và các đơn vị bạn tổ chức.
- Về phía giáo viên:
+ Giáo viên có kinh nghiệm, có kiến thức trong việc tổ chức hoạt động âm nhạc.
+ Thường xuyên tìm tòi, khám phá những bài hát, bài nhạc để nâng cao chất lượng giảng dạy.
+ Sau những năm dạy lớp mẫu giáo lớn, tôi đúc rút được một số kinh nghiệm nhỏ từ việc dạy môn âm nhạc ,đây cũng là môn dạy mà tôi yêu thích, lớp tôi chủ nhiệm. Nên tôi rất tâm đắc với môn học này.
- Về phía phụ huynh:
+ Một số phụ huynh cũng đã quan tâm đến năng khiếu riêng của trẻ.
+ Lớp học nằm trên trục đường cạnh quốc lộ nên thuận lợi cho việc đưa đón, trả trẻ của phụ huynh.
* Khó khăn : 
- Bản thân giáo viên : Chưa qua đào tạo về chuyên ngành âm nhạc như : Đàn Organ, múa, âm nhạc
- Cơ sở vật chất, đồ dùng phục vụ cho âm nhạc còn hạn chế như : Đàn, nhạc cụ, nhà trường chưa có phòng chức năng riêng để phát triển âm nhạc cho trẻ có năng khiếu. 
- Nhận thức của phụ huynh học sinh còn chưa đồng đều, còn cho rằng việc cho trẻ đến trường chỉ là chơi chứ học vẫn chỉ là thứ yếu.
- Số trẻ trong lớp vẫn chưa đồng đều về chất lượng, số ít cháu còn nhút nhát khi lên biểu diễn văn nghệ cùng cô và các bạn.
 b.Thành công - hạn chế :
 * Thành công: 
+ Sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng vào hoạt động âm nhạc của trẻ tại trường, trong các giờ học trẻ hứng thú tham gia hoạt động, qua các tiết mục hát múa, trò chơi âm nhạc, vận động tự do...trẻ đã có sự sáng tạo, giờ học thoải mái, không gò bó, trẻ thực hiện đạt yêu cầu.
* Hạn chế: 
+ Cơ sở vật chất về môi trường hoạt động cho môn âm nhạc còn hạn chế, trẻ còn nhút nhát rụt rè khi đến trường nên mức độ đạt chưa được như ý muốn.
 c. Mặt mạnh - mặt yếu :
* Mặt mạnh
- Khi thực hiện đề tài, để hoạt động âm nhạc được hấp dẫn, lôi cuốn đòi hỏi giáo viên phải luôn học tập, nâng cao kiến thức, vì vậy mà chuyên môn của giáo viên ngày càng được nâng cao.
- Giáo viên nắm vững phương pháp, có thêm nhiều kinh nghiêm để tổ chức tốt hoạt động.
- Trẻ mạnh dạn, tự tin, sáng tạo hơn trong các hoạt động. 
- Trẻ tiếp thu âm nhạc nhanh hứng thú trong các hoạt động cũng qua âm nhạc giáo dục trẻ tình yêu quê hương đất nước, yêu bạn bè những người thân và yêu thên nhiên.
 * Mặt yếu 
 + Tuy nhiên còn có mặt hạn chế do chủ nhiệm lớp lớn, do lớp ghép 2 độ tuổi nên trong một số hoạt động chưa phát huy hết năng khiếu của trẻ.
+ Khả năng âm nhạc của giáo viên còn hạn chế về cường độ, cao độ, âm thanh, dụng cụ âm nhạc
 d. Nguyên nhân 
- Cơ sở vật chất của trường thuận lợi, trường có loa phóng thanh (Phân hiệu Hòa Trung), có đầu đĩa để sử dụng trong giờ đón trẻ, giờ thể dục sáng. Lớp học được trang bị đầy đủ như : đầu đĩa, tivi phục vụ cho các hoạt động của giáo viên.
- Âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu, âm nhạc dễ đi vào lòng người và trẻ em lại càng dễ “ thuần hoá” hơn bằng những giai điệu vui tươi quen thuộc.
- Giáo viên có trình độ chuyên môn, được đào tạo qua trường lớp, yêu âm nhạc.
- Do điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế nên tác động đến quá trình dạy và học của giáo viên,học sinh.
 e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.
Như chúng ta đã biết, thông qua Âm nhạc, trẻ sẽ linh hoạt, mạnh dạn, thông minh qua việc sáng tạo các động tác khi kết hợp với học hát và rèn luyện vận động. Khi vận động theo nhạc sẽ thúc đẩy sự vận động, nhanh nhẹn, khéo léo, bền bỉ và dẻo dai của cơ thể.
Nếu giáo viên tổ chức Hoạt động Âm nhạc thường xuyên và đi đúng phương pháp, có sự linh hoạt và sáng tạo, biết lựa chọn những bài hát, tác phẩm phù hợp với chủ đề và đặc điểm phát triển của trẻ, ngoài ra cũng phải có sự chuẩn bị chu đáo về đồ dung, dụng cụ âm nhạc phục vụ cho hoạt động của trẻ thì sẽ phát huy được khả năng âm nhạc của trẻ, cũng như phát triển cho trẻ một cách toàn diện về thể chất và tinh thần.
Tuy nhiên, trên thực tế, giáo viên đã thực sự đầu tư vào hoạt động hay chỉ thực hiện theo hình thức đối phó, đã chủ động sáng tạo và linh hoạt trong quá trình tổ chức hay vẫn duy trì những phương pháp cũ, đã động viên, khuyến khích, kích thích tính chủ động và sáng tạo của trẻ, lấy trẻ làm trung tâm hay vẫn truyền thụ kiến thức theo lối bị động, nhồi nhét đó là những vấn đề, những thắc mắc mà thực trạng đặt ra để giải quyết.
3. Giải pháp - Biện pháp:
a. Mục tiêu của giải pháp - biện pháp :
- Để giúp trẻ tham gia vào các hoạt động nói chung và hoạt động “nghệ thuật” (hoạt động âm nhạc) nói riêng, trước hết cần rèn luyện nề nếp cho trẻ ngay từ ban đầu vì khi trẻ có nề nếp tốt cùng với sự hướng dẫn khoa học của cô giúp trẻ say mê với giờ học, luôn thể hiện cảm xúc, trí tưởng tượng cho hoạt động nghệ thuật. Trẻ phát huy hết được tính tích cực, chủ động, sáng tạo khi hoạt động, khơi dậy năng khiếu âm nhạc cho trẻ.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp:
Biện pháp 1: Làm đồ dùng đồ chơi và sử dụng đồ dùng, đồ chơi vào hoạt động âm nhạc.
Tận dụng các nguyên vật liệu tự nhiên có sẵn, tôi đã tạo ra những dụng cụ âm nhạc (gáo dừa, thanh tre, hòn sỏi, ống lon) để dạy trẻ vừa hát, vừa gõ đệm theo nhịp, theo lời bài hát trong các giờ vận động âm nhạc.
Những hình tượng ngộ nghĩnh như: mặt nạ, mũ các con vật nuôi. Tôi dạy trẻ minh họa nội dung các bài hát bằng các động tác vừa mang tính nghệ thuật vừa mô phỏng các hoạt động của đời sống thực, sẽ tạo ra mối liên hệ chặt chẽ giữa nghệ thuật với cuộc sống.
Ví dụ: Động tác vẫy cánh tay mô tả cách chim bay (múa bài: “Con chim non”), cuộn cổ tay hái hoa (múa bài “Múa cho mẹ xem”). Đây cũng là một hình thức để giáo viên và trẻ đến với âm nhạc một cách hứng thú nhất, tích cực nhất và sáng tạo nhất.
Bên cạnh đó, tôi cũng tận dụng trang thiết bị âm nhạc của lớp như: quần áo trang phục, đàn, trống, ti vi, cát sét, máy tăng âm, micro, tạo môi trường tốt cho cô và trẻ hoạt động âm nhạc có hiệu quả.
* Biện pháp 2: Dạy trẻ kỹ năng ca hát.
Ca hát là một trong những hoạt động âm nhạc được yêu thích. Nó là nguồn hứng thú mạnh mẽ để cảm thụ nghệ thuật. Trẻ được hát những bài hát mầm non và trò chuyện về ý nghĩa nội dung bài hát trong các giờ hoạt động âm nhạc theo chủ đề sẽ tạo ra cảm nhận nghệ thuật, có tác dụng giáo dục tình cảm và thẩm mỹ. 
Cô dạy trẻ hát đúng nhạc, rõ lời, biết hát biểu diễn sắc thái tình cảm, tạo cho trẻ sự hứng thú trong ca hát. Luyện tập kỹ năng ca hát bao gồm việc dạy trẻ thuộc bài hát, tập các hình thức biểu diễn. Cô có thể tiến hành theo các cách dạy sau đây :
+ Cô dạy trẻ đọc lời bài hát theo từng câu sau đó hát vào nhạc.
+ Dạy trẻ hát theo cô từng câu vài ba lần rồi ghép vào cả bài hát.
+ Dạy trẻ hát theo cô liên tục từng câu, từng đoạn của bài hát.
+ Trẻ hát theo cô cả bài hát nhiều lần rồi thuộc dần dần.
Cô giáo cần căn cứ vào bài hát dễ hay khó, dài hay ngắn, mức độ đã biết của trẻ để chọn cách dạy phù hợp. Khi trẻ đã thuộc, cô tiếp tục dạy trẻ hát thể hiện tình cảm, sắc thái của bài hát. Cho trẻ tập các hình thức biểu diễn: Hát đồng ca, song ca, hát có lĩnh xướng, hát to nhỏ, hát nhanh chậm, hát kết hợp với nhảy múa hoặc gõ đệm theo nhịp điệu âm nhạc.
VD: Chủ đề: “Thế giới động vật” tôi lựa chọn những bài hát về các con vật trẻ yêu thích và gần gũi với trẻ để hát đồng ca như: Bài hát: Chú voi con, chú mèo con Con chuồn chuồn, bài hát Con vịt bầu 
VD: Chủ đề: “Thề giới thực vật” cho trẻ hát những bài hát đối đáp, song ca kết hợp múa tạo sự mạnh dạn cho trẻ như bài hát: “Qủa”, “ Lý con khỉ”...
Vì vậy, tôi thường xuyên tổ chức những hội thi năng khiếu: “Tập làm ca sĩ”, “Tập làm diễn viên” với nội dung phong phú như thi kỹ năng ca hát, hát theo từng câu bài hát
Để đạt được kết quả các giờ học âm nhạc một cách tốt nhất tôi tạo điều kiện để trẻ tri giác toàn vẹn và nhận biết tính chất chung của tác phẩm sau đó phân biệt một cách đơn giản phương tiện âm nhạc (Tốc độ , cường độ , âm sắc) qua giờ đón trẻ , giờ đi dạo , giờ chơi , giờ nghỉ , giờ trả trẻ..tôi tổ chức cho trẻ nghe với nội dung phù hợp kết hợp với hiểu biết của trẻ nhằm củng cố, tích luỹ các ấn tượng âm nhạc và dễ dàng ghi nhớ tác phẩm.
* Biện pháp 3 : Dạy trẻ kĩ năng vận động theo nhạc
Cô dạy trẻ nhảy múa, thực hiện các động tác phối hợp của thân thể với nhịp điệu và nội dung tác phẩm âm nhạc, tạo ra hình tượng nghệ thuật có tác dụng giáo dục thẩm mỹ. Cô dạy trẻ vỗ tay hoặc sử dụng đồ chơi gõ đệm theo “nhịp”, “phách” và một số hình ‘tiết tấu” tạo cho trẻ cảm nhận nhịp điệu. Vì vậy việc dạy kỹ năng vận động cần được tiến hành vừa đảm bảo thành thạo động tác, vừa mang tính giáo dục, tạo cho trẻ tác phong mạnh dạn, hồn nhiên. 
Có nhiều cách dạy trẻ vận động theo nhạc, cô có thể căn cứ vào đặc điểm cụ thể của lớp để chọn cách dạy phù hợp. Tuy nhiên cách thông dụng nhất là dạy trẻ vận động theo nhịp đếm (1,2,3,4), sau đó ghép vào từng câu nhạc, đoạn nhạc và tiến tới thực hiện tổng thể cả bài. Cô cũng có thể cho trẻ thực hiện chậm theo cô cả bài một số lần sau đó luyện tập lại từng động tác.
Khi dạy trẻ những động tác nhảy múa theo nhịp điệu âm nhạc hoặc minh họa bằng hình thức trò chơi, cô cần lưu ý động viên nhiều cháu tham gia, tạo không khí vui tươi với tập thể lớp. Tuy nhiên cũng có một số bài múa hay hình thức vận động chỉ phù hợp với các cháu cùng giới (nam, nữ) thì cũng không nhất thiết phải tập luyện cho cả lớp theo cùng một động tác mà cần có các hình thức riêng cho (nam, nữ), sau đó thực hiện phối hợp thành bài múa chung. Một số bài múa với yêu cầu nghệ thuật, cô chọn các cháu có khả năng khá hơn tạo thành nhóm luyện tập riêng với các trang phục và đạo cụ múa biểu diễn cho cả lớp cùng phụ họa.
Khi dạy trẻ vỗ tay hoặc sử dụng đồ chơi gõ đệm theo hát, cô cần lưu ý căn cứ vào loài nhịp, cấu trúc hình tiết tấu để chọn hình thức vỗ tay, gõ nệm và cách dạy phù hợp. Trước khi dạy trẻ gõ đệm hòa tấu với nhạc cụ, cô cần dạy từng nhóm trẻ luyện tập thành thạo hình thức riêng của nhóm, sau đó mới ghép hòa tấu. Nếu trẻ thực hiện không đều thì cô cho trẻ tập gõ theo nhịp đếm, tập từng câu hát rồi gõ theo cả bài hát.
Múa và gõ đệm theo nhạc là hai hình thức vận động ngẫu hứng mang tính sáng tạo. Vì vậy, giáo viên cần khuyến khích thúc đẩy sự vận động tự nhiên của trẻ qua việc thực hiện theo các tác phẩm âm nhạc phù hợp.
Để khắc sâu cảm xúc với tác phẩm âm nhạc tôi thường xuyên thay đổi cách biểu diễn và ở mọi lúc mọi nơi thường xuyên trò chuyện với trẻ về tác phẩm : Tính chất giai điệu , tiết tấu lời ca và dùng biện pháp so sánh giúp trẻ nhớ lại bài hát và nhận ra những nét đặc trưng của bài cô đã hát ,bên cạnh dạy ở lớp tôi thường gợi ý cho trẻ hát , múa ở nhà bằng cách trao đổi với phụ huynh để cùng khuyến khích, động viên, hướng dẫn trẻ biểu diễn một số bài hát , bài múa mà trẻ đã được biểu diễn ở lớp.
* Biện pháp 4 : Tổ chức “Trò chơi âm nhạc”
- Trò chơi âm nhạc là trò chơi được tiến hành bằng các yếu tố âm nhạc. Vì vậy ngoài các quy định chung của trò chơi, cô cần lưu ý cho trẻ thực hiện hình thức chơi có tác dụng phát triển năng khiếu. Cô hướng dẫn trẻ luật chơi và làm mẫu thật rõ ràng để nhận biêt cách chơi.
- Trò chơi âm nhạc thực hiện trong giờ hoạt động chung, tạo cho chương trình hoạt động nghệ thuật của trẻ sinh động, vì vậy cô cần xem kĩ tính chất trò chơi để hướng dẫn trẻ chơi hứng thú, có tác dụng giáo dục âm nhạc.
- Chính vì vậy bản thân đã tìm tòi một số trò chơi nhằm làm tăng thêm sự phong phú âm nhạc cho trẻ.
 Trò chơi “Nghe giai điệu đoán tên bài hát” :
- Cách chơi: Thành viên thứ nhất của 2 đội ra ngoài lớp, cô nói thầm vào tai từng trẻ đại diện của 2 đội một câu hát giống nhau. Sau đó 2 trẻ có trách nhiệm chạy về đội của mình và nói lại câu hát đó cho bạn thứ 2, bạn thứ 2 nói thầm vào tai cho bạn thứ 3...Và cứ thế tiếp tục cho đến trẻ cuối cùng của đội, trẻ cuối cùng lên hát lại câu hát đó. Nếu đội nào hát đúng và nhanh hơn thì thắng cuộc.
Ví dụ: Cô nói thầm vào tai trẻ đại diện 2 đội câu hát: “Yêu chú công nhân lớn lên cháu lái máy cày”. Hai trẻ đại diện chạy về nói thầm vào tai cho bạn thứ 2 của đội mình...Và cứ thế cho đến bạn cuối cùng của đội lên hát lại đúng lời của câu hát trên và nhanh trước đội kia là thắng cuộc.
 Trò chơi: “Truyền tin”
Trò chơi tạo cho trẻ sự tập trung chú ý lắng nghe các âm thanh của các nhạc cụ khác nhau và trẻ hứng thú được khám phá, trải nghiệm các nhạc cụ.
- Cách chơi : Trẻ nghe và phân biệt âm thanh của các nhạc cụ. Cô giới thiệu cho trẻ biết từng loại nhạc cụ và âm thanh của các loại nhạc cụ đó như:
+ Cô đàn organ và nói cho trẻ biết đó là tiếng đàn organ.
+ Cô thổi kèn bằng nhựa và cho trẻ biết đó là tiếng kèn bằng nhựa.
+ Cô gõ phách bằng tre và cho trẻ biết đó là tiếng gõ bằng phách tre...
Sau khi giới thiệu hết các loại nhạc cụ, cô lần lượt đánh đàn, gõ các loại nhạc cụ cho trẻ vừa nghe, vừa xem và cô hỏi trẻ tiếng nhạc cụ gì? Khi trẻ đã quen, cô cho trẻ ngồi không nhìn thấy nhạc cụ, sau đó cô đánh đàn, gõ, thổi các loại nhạc cụ và hỏi xem trẻ nhận biết được âm thanh của loại nhạc cụ nào. Sau đó cho trẻ chia làm 2 đội và thi đua, nếu đội nào đoán sai phải hát một bài theo yêu cầu của đội đoán đúng. Nếu đoán đúng sẽ được khám phá, trải nghiệm với nhạc cụ đó. 
 Trò chơi: “Giai điệu thân quen”
Trò chơi này giúp trẻ củng cố kiến thức về tên bài hát và củng cố lại giai điệu bài hát đã học, đồng thời tạo cho trẻ sự tập trung chú ý lắng nghe và nhanh nhẹn, linh hoạt, trả lời rõ ràng, chính xác tên bài hát.
 Trò chơi “Nhìn hình đoán tên”
Trò chơi giúp trẻ được ôn luyện các bài hát, tạo cho trẻ mạnh dạn lên biểu diễn và mong muốn được khám phá những bí mật bên trong những ô cửa 
- Cách chơi : Chia trẻ làm 2 đội, 2 đội trưởng lên oẳn tù tì để tìm ra đội nào chơi trước. Có từ 4-6 ô cửa được đánh dấu theo thứ tự từ 1 đến 6, đội nào chơi trước sẽ chọn bất kỳ một ô cửa, nếu ô cửa được mở ra, bên trong ô cửa có đồ dùng đồ chơi gì thì đội đó phải hát một bài nói về hình ảnh đó.
Ví dụ: Mở ô cửa số 3 có con mèo thì hát một bài hát nói về con mèo như: “Ai cũng yêu chú mèo” hay “Thương con mèo”...
Nếu mở ô cửa nào mà hát được bài hát có nội dung đúng với hình ảnh trong ô cửa đó thì đội đó được tặng một đồng tiền vàng. Tiếp tục đội kia chọn ô cửa. Nếu đội nào chọn ô cửa mà không hát được bài hát có nội dung như hình ảnh trong ô cửa thì quyền hát thuộc về đội bạn. 
 Trò chơi “Ghi nhớ dấu chân” 
Trò chơi phát triển tai nghe, trẻ phản ứng nhanh với các loại tiết tấu khác nhau và ghi nhớ có chủ định.
- Cách chơi: Cô có từ 5-6 vòng tròn, số trẻ mỗi lần tham gia chơi tương ứng với số vòng, cô dùng phấn màu vẽ hình bàn chân của trẻ vào đó và đánh số theo thứ tự. Sau đó cho trẻ đi theo tiếng gõ nhịp nhàng xung quanh vòng tròn, khi tiết tấu gõ thay đổi, trẻ phải chạy vào vòng có dấu chân của mình. Nếu trẻ nào chạy vào vòng mà ướm dấu chân của mình không vừa với dấu chân đã vẽ trong vòng là bị phạt nhảy lò cò quanh lớp một vòng.
* Biện pháp 5: Phối hợp với phụ huynh.
Giáo dục âm nhạc là một hoạt động có thể nói phải luyện tập thường xuyên. Đối với trẻ nhỏ dễ nhớ lại dễ quên. Nếu không được tập luyện thường xuyên thì sau những ngày nghỉ trẻ hay quên lời của bài hát. Vì thế tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh vào giờ đón trả trẻ để phụ huynh luyện cho trẻ. 
Trao đổi phụ huynh có thể mua cho trẻ băng nhạc, đĩa hát phù hợp với lứa tuổi. Qua đó trẻ được làm quen với lời,giai điệu, nhạc của bài hát. Trong công tác kết hợp giữa phụ huynh và cô giáo là không thể thiếu được, để giúp trẻ luyện tập nhiều hơn. Từ đó trẻ có vốn kiến thức về âm nhạc, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho giáo viên khi tổ chức các hoạt động ở trường.
VD: Qua chủ đề mới, giáo viên kịp thời nhắc phụ huynh: Chủ đề thế giới động vật nhắc nhở phụ huynh mua những bài hát về các con vật.
Thông qua các ngày hội, ngày lễ như ngày khai giảng năm học mới, ngày 20/11, ngày 8/3, ngày tổng kết năm học. Tôi lồng ghép các tiết mục văn nghệ của các cháu trong các ngày lễ. Có thể dành riêng cho trẻ một chương trình văn nghệ chào mừng ngày 8/3, 20/11, có sự tham gia của các cô giáo, các bà mẹ. Đây là một hình thức tuyên truyền đến quí bậc phụ huynh và cộng đồng về phong trào văn nghệ của trường và các hoạt động âm nhạc cho các cháu ở trường mầm non.
Ngoài ra nhân dịp 20/11, tôi mời phụ huynh tham gia dự tiết dạy “Hội giảng của giáo viên giỏi” nhằm để họ thấy được các phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động âm nhạc giữa cô và trẻ trên lớp. Từ đó giúp phụ huynh có cách nhìn, cách nghĩ tốt hơn, về việc học tập cho các cháu, nhất là giáo dục âm nhạc ở trường, lớp mầm non là như thế nào.
Biện pháp 6: Chia nhóm theo năng lực của trẻ. 
- Ngoài việc giảng dạy trên tiết học, tôi còn thường xuyên chia đối tượng giỏi, khá, trung bình, yếu để tập luyện ở mọi lúc, mọi nơi.
+ Với những trẻ yếu tôi thường hướng dẫn và gợi ý cho trẻ hát, múa những lời ca, những động tác từ đơn giản đến phức tạp.
+ Với những trẻ nhút nhát, tôi thường phối hợp với gia đình động viên trẻ về nhà biểu diễn những bài hát, bài múa mà trẻ yêu thích để tặng ông bà, cha mẹ.
+ Với những trẻ khá, giỏi tôi gợi ý, yêu cầu cao hơn để trẻ phát huy khả năng múa,vận động sáng tạo những động tác phù hợp với nội dung bài hát, bài múa.
c. Điều kiện thực hiện các biện pháp.
- Giáo viên cần nắm vững phương pháp, hình thức tổ chức của hoạt động giáo dục âm nhạc và một số hoạt động khác, yêu nghề, yêu trẻ, tự tìm tòi, sáng tạo, học hỏi qua đồng nghiệp, tài liệu, và truy cập internet để có những biện pháp hay.
- Giáo viên phải biết tham mưu với nhà trường tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động giáo dục âm nhạc, có kỹ năng giao tiếp tốt, biết vận dụng kiến thức chuyên môn của mình để giải thích cho phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của hoạt động âm nhạc, từ đó có được sự ủng hộ của phụ huynh, chú ý đến những trẻ có năng khiếu âm nhạc để bồi dưỡng.
d. Mối quan hệ giữa các biện pháp, giải pháp :
- Các biện pháp nêu ra tuy khác nhau về mặt nội dung và phương pháp tuy nhiên đều có mối quan hệ mật thiết, khăn khít, hỗ trợ cho nhau nhằm nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ. 	
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.
* Kết quả khảo nghiệm:
Bằng cách sáng tạo, linh hoạt hơn trong quá trình tổ chức Hoạt động Giáo dục âm nhạc đã đem lại hiệu quả cao : 
Giáo viên tự tin và nhiều sáng tạo hơn khi dạy trẻ, biết kết hợp đan xen  các hình thức cũng như lồng ghép trong phương pháp giảng dạy, biết tận dụng những cái mới lạ vào các hoạt động để các cháu hứng thú hơn.
Tổ chức tiết dạy nhẹ nhàng hơn, trẻ tiếp cận kiến thức một cách chủ động và phát huy tính tự giác, kích thích sự sáng tạo ở trẻ. 
Phụ huynh dần hiểu ra được phương pháp học tập của chương trình Mầm non tuy đơn giản như trò chơi nhưng lại mang nhiều kết quả tích cực và cũng dần chú trọng đến việc phát triển năng khiếu riêng của con mình ngay từ lứa tuổi Mẫu giáo.
* Giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu:
- Đây là một đề tài sát thực với thực tế của lớp lá 4 Trường Mẫu giáo Hoa Sen hiện nay giúp giáo viên có thêm một số kinh nghiệm và biện pháp để giảng dạy tốt hoạt động giáo dục âm nhạc. Trẻ phát triển toàn diện, đặc biệt là phát triển thẩm mỹ, chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1.
4. Kết quả
* Đối với trẻ.
- Trẻ ngoan, có nề nếp. Tự tin mạnh dạn hơn trong các hoạt động đặc biệt là hoạt động âm nhạc.
- Lớp được chọn là lớp điểm của trường để tổ chức các hoạt động thao giảng, hội giảng, thi giáo viên giỏi cấp trường.
- Thành lập đội văn nghệ riêng cho lớp.
- Khảo sát chất lượng đầu năm và cuối năm có sự chuyển biến đáng kể :
Nội dung
Đầu năm
Cuối năm
- Trẻ hứng thú, tích cực trong hoạt động âm nhạc, trẻ tham gia chơi tự tin, mạnh dạn.
- Trẻ hát đúng lời, đúng nhạc bài hát.
- Trẻ biết vận động sáng tạo đúng lời bài hát : Tự tin, mạnh dạn.
- Giáo viên lên lớp nhẹ nhàng, linh hoạt, tự tin, các tiết thao giảng âm nhạc đạt loại giỏi.
70%
 70%
70%
75%
70%
100%
90%
100%
95%
95%
Phần III : Kết luận và kiến nghị :
 1. Kết luận :
Giáo dục Âm nhạc là hoạt động nghệ thuật có tác dụng giáo dục thẩm mỹ ngoài ra nó còn giúp trẻ phát triển trí tuệ, trẻ có khả năng trải nghiệm những cảm xúc trong quá tŕnh cảm thụ và thể hiện Âm nhạc: Khi nghe nhạc, trẻ cảm

Tài liệu đính kèm:

  • doc20MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHO TRẺ 5-6 TUỔI HỌC TỐT MÔN GIÁO DỤC ÂM NHẠC.doc