Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn và vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường Mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn và vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường Mầm non

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Đó là thông điệp mà tất cả mọi

người phải quan tâm. Như chúng ta đã biết con người là vốn quý của xã hội,

nhân tố con người sẽ quyết định cho mọi thắng lợi, bởi vậy để cho trẻ có một cơ

thể khỏe mạnh thì ngay bây giờ chúng ta phải đầu tư một cách khoa học để cung

cấp nguồn dinh dưỡng cần thiết cho trẻ phát triển ngay từ đầu.

Trong cuộc sống hàng ngày mỗi con người đều có nhu cầu ăn uống để duy

trì sự sống nhưng ăn uống như thế nào để đảm bảo đầy đủ thành phần các chất

và hợp vệ sinh đó mới là điều quan trọng và cần thiết. Hiện nay, vấn đề vệ sinh

an toàn thực phẩm là một vấn đề nóng bỏng của xã hội bởi nó ảnh hưởng trực

tiếp đến sức khoẻ, đời sống của toàn xã hội. Cuộc sống càng nâng cao, các thiết

bị càng hiện đại thì càng nảy sinh ra tình trạng ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng

trực tiếp đến sức khỏe của con người không chỉ hiện tại bây giờ mà còn ảnh

hưởng tới thế hệ con cháu mai sau.

Những năm gần đây Đảng và nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến yếu tố con

người trong chiến lược phát triển xã hội. Chính vì thế việc thực hiện tốt vệ sinh

an toàn thực phẩm là vô cùng cần thiết đối với sức khỏe con người. Mặc dù đã

có nhiều cố gắng phòng tránh, song tình hình ngộ độc thức ăn vẫn không ngừng

xảy ra trong các tỉnh thành trên cả nước mà nguyên nhân chủ yếu vẫn là do

nguồn thức ăn. Cho nên việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đang trở thành

vấn đề thời sự nóng bỏng không chỉ riêng ở Việt Nam mà còn là vấn đề vô cùng

quan trọng và cấp bách cần phải giải quyết kịp thời ở nhiều nước trên thế giới.

Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm liên quan đến cả quá trình từ khâu

chọn mua thực phẩm đến khâu sơ chế, chế biến tới khâu sử dụng sản phẩm nên

công tác này đòi hỏi tính cộng đồng trách nhiệm phải cao và là công việc của

toàn dân nói chung và tập thể cán bộ giáo viên nhân viên trong nhà trường nói

riêng. Các cơ sở giáo dục mầm non là nơi tập trung đông trẻ, bản thân trẻ chưa

chủ động, chưa ý thức được đầy đủ về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nếu để xảy ra ngộ độc thực phẩm trong các cơ sở mầm non thì hậu quả sẽ rất

lớn. Chính vì vậy "Giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm" là vấn đề

có ý nghĩa thực tế vô cùng quan trọng. Hiện nay trường chúng tôi đang thực hiện

nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục 389 trẻ ở độ tuổi từ 24- 72 tháng tuổi.

100% trẻ đều ăn bán trú tại trường nên vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm lại

càng hết sức quan trọng đối với việc chăm sóc sức khỏe của trẻ và an toàn tính

mạng cho các cháu.

Là một Phó hiệu trưởng phụ trách nuôi dưỡng của nhà trường, tôi luôn nhận

thức sâu sắc được trách nhiệm của mình và để đưa ra các biện pháp cần thiết,

nhằm xây dựng nhà trường trở thành trường mầm non đảm bảo vệ sinh an toàn

thực phẩm của Huyện nhằm góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục

trẻ toàn diện. Chính vì vậy tôi đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài: "Một số biện

pháp chỉ đạo thực hiện nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn và vệ sinh an toàn

thực phẩm trong trường mầm non".Nhằm đưa ra những biện pháp chỉ đạo giáo

viên nhân viên thực hiện tốt và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong năm

học 2015- 2016.

pdf 36 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 04/03/2022 Lượt xem 735Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn và vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t dầu hào 
Canh khoai tây- su hào- 
cà rốt nấu thịt 
Sữa chua 
Cơm thịt rim, canh bí 
ngô nấu thịt 
Sữa dealac 1-3 
Mỳ thịt rau cải 
Sữa dealac học 
đường 
Thứ 3 
Thịt gà thịt lợn om nấm 
Canh cải canh nấu cá 
Chuối tiêu 
Xôi Ngô 
Quýt ngọt 
Sữa dealac 1-3 
Xôi ngô 
Sữa dealac học 
đường 
Thứ 4 
Trúng cút sốt chua ngọt 
Canh bí xanh nấu tôm 
Sữa chua 
Súp gà ngô non 
Bánh sukem 
Sữa dealac 1-3 
Súp gà ngô non 
Bánh sukem 
Thứ 5 
Thịt kho tàu 
Canh ngao thả giá 
Quýt ngọt 
Cháo dinh dưỡng 
Sữa dealac1-3 
Bánh sukem 
Cháo dinh dưỡng 
Bánh sukem 
Thứ 6 
Thịt bò, thịt lợn sốt vang 
Canh su hào, cà rốt nấu 
tôm, thịt 
Sữa chua 
Bún bò 
Chuối tiêu 
Bánh dinh dưỡng 
Bún bò 
Chuối tiêu 
Bánh dinh dưỡng 
Thứ 7 
Cá trắm sốt cà chua 
Canh cải cúc nấu thịt 
Cơm thịt kho tàu, 
canh bí xanh nấu tôm 
Sữa dealac 1-3 
Bánh cuộn 
Sữa dealac học 
đường 
 Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn và vệ sinh an toàn 
thực phẩm trong trường mầm non. 
13 
THỰC ĐƠN MÙA HÈ (Tuần 1 + 3) 
Bữa 
Thứ 
Bữa chính trưa 
(Nhà trẻ+ Mẫu giáo) 
Bữa chiều 
Nhà trẻ 
Bữa chiều 
mẫu giáo 
Thứ 2 
Đậu thịt sốt cà chua 
Canh bầu (bí) nấu tôm 
Sữa chua 
Cơm thịt kho, canh rau 
dền nấu thịt 
Chuối tiêu 
Sữa dealac 
Phở gà 
Chuối tiêu 
Thứ 3 
Tôm nõn+ thịt sốt dầu 
hào 
Canh rau muống nấu thịt 
Carmen 
Chè đậu đỏ + nước cốt 
dừa 
Dưa hấu 
Sữa dealac 
Chè đậu đỏ + 
nước cốt dừa 
Sữa dealac 
Thứ 4 
Cá quả viên thịt sốt cà 
chua 
Canh thập cẩm 
Sữa chua 
Cháo gà 
Sữa dealac 
Bánh sukem 
Cháo gà 
Sữa dealac 
Thứ 5 
Thịt bò thịt lợn hầm bơ 
Canh cua rau đay mồng tơi 
Caramen 
Súp gà+ ngô ngọt 
Dưa hấu 
Sữa dealac 
Súp gà + ngô 
ngọt 
Dưa hấu 
Thứ 6 
Trứng cút kho thịt 
Canh giá đỗ nấu thịt 
Thanh long 
Phở bò 
Bánh dinh dưỡng 
Sữa dealac 
Phở bò 
Bánh dinh 
dưỡng 
Thứ 7 
Thịt gà + Thịt lợn om 
nấm 
Canh rau ngót nấu thịt 
Caramen 
Cơm thịt gà rim, canh 
cải cúc nấu thịt 
Dưa hấu 
Sữa dealac 
Bún thịt nấu 
chua 
Sữa dealac 
 Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn và vệ sinh an toàn 
thực phẩm trong trường mầm non. 
14 
THỰC ĐƠN MÙA HÈ (Tuần 2 + 4) 
Bữa 
Thứ 
Bữa chính trưa 
(Nhà trẻ+ Mẫu giáo) 
Bữa chiều 
Nhà trẻ 
Bữa chiều 
mẫu giáo 
Thứ 2 
Cá quả viên thịt sốt hành 
nấm 
Canh ngũ sắc 
Sữa chua 
Chè thập cẩm 
Dưa hấu 
Bánh dinh dưỡng 
Chè đậu xanh- 
 bí đỏ 
Dưa hấu 
Bánh dinh dưỡng 
Thứ 3 
Thịt gà, thịt lợn om kiểu 
Tây Ban Nha 
Canh giá đỗ đậu phụ nấu thịt 
Caramen 
Cháo thịt cà rốt 
Quýt ngọt 
Sữa dealac 
Bánh ga tô cuộn 
Sữa dealac 
Thứ 4 
Đậu thịt sốt cà chua 
Canh bí (bầu) nấu ngao 
Sữa chua 
Bún bò 
Chuối tiêu 
Bánh dinh dưỡng 
Bún bò 
Chuối tiêu 
Bánh dinh dưỡng 
Thứ 5 
Tôm thịt sốt chua ngọt 
Canh thập cẩm 
Caramen 
Súp gà ngô non 
Bánh mỳ gối 
Sữa dealac 
Súp gà ngô non 
Bánh mỳ gối 
Thứ 6 
Thịt bò, thịt lợn sốt vang 
Canh mướp, mồng tơi 
(Rau ngót) nấu cua. 
Sữa chua 
Cháo trai 
Bánh mặn AFC 
Sữa dealac 
Cháo trai 
Sữa dealac 
Thứ 7 
Trứng, thịt hấp nấm 
Canh rau muống nấu thịt 
Caramen 
Mỳ thịt bò rau cải 
Bánh dinh dưỡng 
Sữa dealac 
Mỳ thịt bò rau cải 
Sữa dealac 
- Thực đơn hàng ngày cung cấp nhu cầu năng lượng đảm bảo khoảng 750- 
950 Kcal cho một trẻ/ ngày ở trường. 
- Xây dựng thực đơn đảm bảo tỷ lệ cân đối giữa các chất 
P: 14- 16; L: 24- 26; G: 60- 62 
- Đảm bảo: Nhà trẻ: 2 bữa chính, 1 bữa phụ theo tỷ lệ 45/45/10 
Mẫu giáo: 1 bữa chính, 1 bữa phụ theo tỷ lệ 70/30 
Và từ thực đơn trên thì mỗi tháng tôi điều tra khẩu phần ăn của trẻ một lần. 
Tôi lấy mười ngày đầu tháng thì thấy khẩu phần ăn của trẻ tương đối tốt và cân 
đối, đảm bảo đủ tỉ lệ các chất. 
2. Biện pháp 2: Tăng cường công tác bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho 
giáo viên và nhân viên . 
Công tác bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng về chăm sóc nuôi dưỡng và vệ 
sinh an toàn thực phẩm cho giáo viên nhân viên là hết sức cần thiết, vì vậy bản 
thân tôi cũng như giáo viên nhân viên luôn nhận thức rõ mục đích, ý nghĩa và 
tầm quan trọng của việc bản thân tự bồi dưỡng, học hỏi trao dồi kiến thức, kỹ 
 Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn và vệ sinh an toàn 
thực phẩm trong trường mầm non. 
15 
năng về chăm sóc, nâng cao chất lượng bữa ăn và vệ sinh an toàn thực phẩm. 
* Đối với nhân viên tổ nuôi: 
- Bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng về nuôi dưỡng cho 100% nhân viên qua 
các lớp tập huấn do Phòng giáo dục, Sở giáo dục và đào tạo tổ chức. 
- Tổ chức các cuộc thi, thăm quan mô hình điểm về chăm sóc nuôi dưỡng 
trong trường. 
+ Hàng năm nhà trường tổ chức các cuộc thi nấu ăn, chọn nhân viên giỏi 
cấp trường để tham dự nhân viên giỏi cấp Huyện. Qua hội thi đã góp phần nâng 
cao nhận thức giúp nhân viên nắm vững thêm được kiến thức lựa chọn thực 
phẩm, kỹ thuật sơ chế, chế biến phù hợp và đảm bảo vệ sinh. 
+ Dựa theo kế hoạch đã xây dựng tôi lựa chọn thời gian, đề tài, đề thi lý 
thuyết, biểu điểm chấm rồi thông báo đến giáo viên, nhân viên trước 1 tuần. Do 
có thời gian nghiên cứu và kế hoạch thực hiện chi tiết rõ ràng nên giáo viên 
nhân viên trường tôi khi tham gia các hội thi quy chế hay chế biến món ăn đều 
rất hào hứng không áp lực và điều quan trọng là thông qua các cuộc thi này giáo 
viên nhân viên nắm chắc chuyên môn hơn, được cọ sát , học hỏi nhiều hơn. Sau 
mỗi cuộc thi tôi tham mưu với đồng chí hiệu trưởng có phần thưởng cho các giải 
và nội dung khen thưởng này trường tôi đã đưa vào quy chế thi đua khen thưởng 
và quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường. Tuy phần thưởng không cao chỉ là 
một phần nhỏ động viên tinh thần nhưng đã đem đến cho chị em sự hăng say tìm 
tòi vì vậy mà năm nào trong hội thi trường tôi cũng có những món ăn mới đảm 
bảo định lượng, cân đối tỷ lệ các chất B1, Ca và đảm bảo an toàn vệ sinh thực 
phẩm. 
Hội thi chế biến món ăn cho trẻ cấp trường. 
 Đồng thời qua hội thi quy chế chăm sóc nuôi dạy trẻ đã giúp cho giáo 
viên và đặc biệt là nhân viên tổ nuôi đã khắc sâu được các kiến thức về vệ sinh 
 Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn và vệ sinh an toàn 
thực phẩm trong trường mầm non. 
16 
an toàn thực phẩm, thông qua các câu hỏi. 
 + 10 lời khuyên vàng của tổ chức y tế thế giới về vệ sinh an toàn thực 
phẩm. 
 + Nguyên tắc xây dựng bữa ăn hợp lý, khẩu phần ăn ở trong từng độ tuổi. 
 + Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm, các triệu chứng ngộ độc thức ăn 
và cách xử lý, phòng tránh tai nạn thương tích. 
 Không chỉ tham gia dự thi các món ăn ở trường mà trường chúng tôi con 
tham gia các cuộc thi nấu ăn khác do công đoàn huyện và phòng tổ chức. Hôm 
3/3/2015 vừa qua chúng tôi tham dự hội thi "Gia đình điểm 10" do công đoàn 
Huyện tổ chức, nấu một bữa cơm gia đình dành cho 4 người ăn có tổng giá tiền 
là 200.000đ. Được sự tư vấn giúp đỡ của các đồng chí trong ban giám hiệu tôi 
đã xây dựng thực đơn dự thi các món ăn trong bữa cơm gia đình. Tôi đã tư vấn 
cho 02 nhân viên tổ bếp nấu món ăn dự thi và kết quả là chúng tôi đã vượt qua 
100 gia đình dành giải khuyến khích trong hội thi. Đó là động lực rất lớn để tôi 
luôn cố gắng hoàn thành tốt công việc của mình. 
Món ăn tham gia hội thi "Gia đình điểm 10" 
 - Tổ giáo viên đã thi làm sách giới thiệu các món ăn dân tộc, trang trí lớp theo 
hướng mở đề giúp trẻ được hoạt động, trải nghiệm kiến thức. Qua các cuộc thi đã 
giúp cho giáo viên và học sinh có thêm hiểu biết về các món ăn và cách chế biến 
thực phẩm đa dạng, phong phú, cách trình bày các món ăn hợp lý, đẹp mắt. 
- Tổ chức hội thảo các chuyên đề về chăm sóc nuôi dưỡng với các nội dung 
như Cần làm gì để nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ, các tác hại nghiêm trọng 
của việc không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm hoặc khi trẻ biếng ăn và có 
biểu hiện không ăn rau cô giáo cần làm gì......Ngoài ra tôi còn tổ chức các 
chuyên đề chăm sóc và bảo vệ sức khỏe hay chuyên đề về vệ sinh an toàn thực 
phẩm với hình thức in phiếu trắc nghiệm hay liên kết với trạm y tế xã mời bác sĩ 
dinh dưỡng về tại trường tập huấn trao đổi với giáo viên nhân viên. 
- Ngoài ra Tôi lên lịch sinh hoạt chuyên môn 2 lần trên một tháng. Nội 
 Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn và vệ sinh an toàn 
thực phẩm trong trường mầm non. 
17 
dung sinh hoạt chuyên môn tôi bám sát vào kế hoạch tháng của Phòng của nhà 
trường rồi xây dựng và triển khai đến đồng chí bếp trưởng sau đó đồng chí bếp 
trưởng sẽ triển khai lại với các thành viên trong tổ cứ như vậy chúng tôi đã rút ra 
được những kinh nghiệm và những việc làm được cũng như chưa làm được 
trong tháng để từ đó xây dựng điều chỉnh cho phù hợp ở những tháng sau. Sau 
mỗi buổi sinh hoạt chuyên môn tôi quy định mỗi nhân viên phải có một bản thu 
hoạch của mình về kỹ thuật sơ chế, chế biến món ăn vừa ngon, hấp dẫn và đảm 
bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. 
Một số món ăn đã được chế biến và thực hiện ở trường tôi như: Món thịt bò 
hầm củ quả, trứng thịt hấp vân, bún riêu cua, cháo thịt bò hạt sen, phở gà, súp 
thịt bò cà chua, súp đào viên....Nhờ có họp chuyên môn thường xuyên nên thực 
đơn của trường tôi luôn được thay đổi với nhiều món mới vì vậy mà trẻ ăn ngon 
miệng hết suất. 
Ví dụ: Món ăn: Súp đào viên 
 Nguyên liệu: Cho : 390 xuất 
- Giò sống: 2kg 
- Trứng vịt: 20 quả 
- Nấm hương khô: 0.3kg 
- Ngô ngọt: 2kg 
- Thịt gà: 3kg 
- Bơ: 1hộp 
- Hành khô: 0,3kg 
- Nước mắm: 0.5 
- Dầu ăn: 0,5l 
- Mùi ta 
- Bột sắn: 2kg 
Cách làm : 
- Đập trứng ra khay, tach riêng lòng đỏ, lòng trắng, đánh tan 
- Nấm hương ngâm nở, rửa sạch, cắt bỏ chân, để ráo nước va xay nhỏ. 
- Bột sắn pha với nước. Mùi ta bỏ gốc rửa sạch thái nhỏ. Thịt gà rửa trần qua 
nước sôi, cho vào xay nhỏ. 
- Giò sống nêm gia vị vừa vặn, trộn với 1/3 nấm hương đã xay nhỏ và lòng trắng 
trứng gà. Sau đó viên thành những viên nhỏ như hạt vòng. 
- Bắc chảo lên bếp cho bơ và dầu vào đun nóng, cho nấm hương vào xào săn, 
cho thịt gà vào sào cùng nêm gia vị vừa vặn. 
- Ngô ngọt cho vào xào với dầu và nêm gia vị vừa vặn sau đó cho hỗn hợp thịt 
gà và nấm vừa xào vào đảo đều.cho nước đã đun sôi vào ninh cho thịt chín 
mềm, cho giò sống đã viên vào đun sôi lại cho lòng đỏ trứng đã đánh tan vào 
khuấy đều, tiếp cho bột sắn khi súp sánh nếm gia vị vừa vặn, cho rau mùi vào 
đun sôi lại rồi bắc ra. 
 Yêu cầu thành phẩm : 
- Trạng thái: Súp sánh thơm mùi nấm, ngọt từ thịt và ngô 
- Màu sắc : Biến đổi tự nhiên của thịt, màu vàng của lòng đỏ trứng màu nâu của 
 Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn và vệ sinh an toàn 
thực phẩm trong trường mầm non. 
18 
nấm hương, màu trắng của giò viên xen lẫn tạo thành các đường vân đẹp mắt. 
- Mùi vị : Thơm ngon đặc trưng của thịt , trứng, nấm hương, ăn giòn không bở, 
vị vừa ăn. 
Món: Súp đào viên 
- Tôi nhận thấy rằng để nâng cao được chất lượng bữa ăn giúp trẻ ăn ngon 
miệng và đảm bảo vệ sinh thực phẩm thì việc tập huấn cho nhân viên về tính 
khẩu phần ăn là rất cần thiết sở dĩ tôi nhận định như vậy là do thời gian đầu mới 
nhận công tác quản lý mảng nuôi dưỡng tôi thấy nếu không biết tính khẩu phần 
ăn mà lệ thuộc vào kế toán thì chỉ đạo rất khó vì khi không biết tính khẩu phần 
ăn thì chúng ta chỉ biết lựa chọn thực phẩm, biết cách sơ chế chế biến còn việc 
các thực phẩm đó kết hợp với nhau trong một bữa ăn của trẻ có đảm bảo định 
lượng không có cân đối tỷ lệ các chất hay không và tỷ lệ Ca, B1 như thế nào? 
Chính vì lý do đó nên trong các buổi họp chuyên môn tôi đã đưa nội dung tập 
huấn cách tính khẩu phần ăn cho nhân viên. Đầu tiên Tôi chỉ đạo nhân viên tính 
theo thực đơn một ngày đang áp dụng ở trường sau đó khi đã quen thì tôi yêu 
cầu nhân viên tính khẩu phần ăn cho tất cả các ngày theo thực đơn đang áp 
dụng. 
Ví dụ: Thứ hai thực đơn của trường tôi là: 
Bữa chính sáng: Thịt gà thịt lợn hầm nấm 
Canh cải xanh nấu thịt 
Bữa chiều: Nhà trẻ: Cơm thịt rim, canh cải nấu thịt 
Sữa dealac 1-3 
 Mẫu giáo: Cháo Tôm, thịt, đậu xanh 
Sữa dealac học đường 
+ Bước 1:Đầu tiên tôi hướng dẫn nhân viên xác định và viết ra giấy với 
thực đơn này thì cần những thực phẩm gì? Sau đó điền giá thành cho các thực 
 Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn và vệ sinh an toàn 
thực phẩm trong trường mầm non. 
19 
phẩm đó. 
+ Bước 2: Nhập số trẻ báo ăn ở từng lớp vào sổ chia ăn. Xác định tổng trẻ 
nhà trẻ, tổng trẻ mẫu giáo và tổng trẻ toàn trường. Sau đó lấy tổng trẻ toàn 
trường nhân với 15.000đ( vì tiền ăn của trẻ ở trường tôi là 15.000đ/ngày) để biết 
được tổng số tiền tiêuchuẩn được chi trong ngày là bao nhiêu. 
+ Bước 3: Nhập tên thực phẩm, số lượng và giá tiền. đặt công thức “= di 
chuột nhấn cột số lượng * cột giá tiền->enter “ ta sẽ biết được số tiền chi cho 
một thực phẩm đó là bao nhiêu. Sau đó kích chuột vào ô vừa đặt công thức và di 
chuyển chuột vào góc phải phía dưới của ô thành hình dấu + nhấn chuột và kéo 
đến hết các ô thực phẩm cần tính thì ta sẽ tìm được tất cả số tiền chi của từng 
thực phẩm. Với phần tính chất lượng bữa ăn tôi sử dụng hàm Vlookup để tính 
định lượng thành phần các chất. 
VD: Với thực phẩm là gạo bắc hương 
+ Số lượng sau thải bỏ= số lượng-( số lượng *Vlookup(ô gạo bắc hương, 
giá trị tuyệt đối của bảng tham chiếu, số cột của tỷ lệ thải bỏ trong bảng tham 
chiếu/100). 
+ P= Vlookup( ô gạo bắc hương, giá trị tuyệt đối bảng tham chiếu, số cột 
của P trong bảng tham chiếu ,0)*10* số lượng sau thải bỏ. Lập công thức xong 
tôi kéo từ trên xuống hết bảng khẩu phần ăn thì được 1 bảng công thức định sẵn. 
 Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn và vệ sinh an toàn 
thực phẩm trong trường mầm non. 
20 
+ Bước 4: Xác định tổng tiền hỗ trợ bữa ăn trong ngày và số dư: Kích 
chuột vào ô tổng tiền đặt công thức “ = sum( tiền từ hàng nào đến hàng nào) ” và 
ấn enter.Để xác định số dư: đặt công thức “ = tồn hôm trước + tiêu chuẩn được 
phép chi – số tiền hỗ trợ bữa ăn trong ngày ” 
+ Bước 5:Cân đối tiền bữa phụ chiều và bữa chính sáng: 
Trong tính khẩu phần ăn đã chia nhà trẻ và mẫu giáo riêng. Bữa chiều của 
 Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn và vệ sinh an toàn 
thực phẩm trong trường mầm non. 
21 
nhà trẻ tỷ lệ 50- 50, mẫu giáo là 70- 30 như vậy theo tiền ăn một ngày của 
trường tôi thì nhà trẻ bữa sáng và bữa chiều đều chi là 7.500đ. còn mẫu giáo bữa 
sáng là 10.000đ, bữa chiều là 5.000đ. Vậy để biết số tiền chi đã đúng chưa thì 
talấy tổng tiền chi bữa chiều của nhà trẻ chia cho tổng số trẻ báo ăn và mẫu giáo 
cũng làm tương tự. 
+ Bước 6: Cân đối tỷ lệ các chất: 
Tôi hướng dẫn nhân viên làm bản tham chiếu. Để làm được bảng tham 
chiếu này thì tôi lên mạng doawload tỷ lệ dinh dưỡng các chất của từng thực 
phẩm. Sau đó đặt công thức lấy số lượng cân của thực phẩm đó nhân với tỷ lệ 
của bảng tham chiếu và đặt giá trị tuyệt đối. Ví dụ tìm tỷ lệ protit của 3 kg nạc 
vai. Công thức là “= !3* 19 !” (vì 19 là tỷ lệ P của nạc vai). 
* Đối với giáo viên trên lớp: Tích hợp giáo dục dinh dưỡng trong các tiết 
dạy - Hoạt động của trẻ. 
- Chuyên đề "Giáo dục dinh dưỡng- Vệ sinh an toàn thực phẩm" là 
chuyên đề có nội dung hình thức và phương pháp giảng dạy lồng ghép. Đầu năm 
học Ban giám hiệu cho lứa tuổi mẫu giáo lớn thực hiện trước, và đến học kỳ 2 
đã triển khai tới hết các độ tuổi. 
Phương pháp tích hợp là hình thức lồng ghép nội dung giáo dục dinh dưỡng 
đan xen trong các giờ học, các giờ hoạt động trong ngày của trẻ. Để đạt được kết 
quả, chúng tôi đã nghiên cứu kỹ nội dung giáo dục dinh dưỡng do vụ giáo dục 
Mầm non hướng dẫn và sử dụng hình thức dạy tích hợp, lồng ghép vào các hoạt 
động trong ngày của trẻ thông qua các hoạt động như: 
- Hoạt động học tập (thông qua tìm hiểu môi trường xung quanh, làm quen 
với văn học, giáo dục âm nhạc). 
 Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn và vệ sinh an toàn 
thực phẩm trong trường mầm non. 
22 
- Hoạt động vui chơi (thông qua hoạt động góc, hoạt động ngoài trời). 
- Các hoạt động khác (thông qua tổ cức các ngày hội, ngày lễ, bé tập làm 
nội trợ, tuyên truyền cho cha mẹ trẻ) 
Với nội dung, kiến thức về dinh dưỡng cho trẻ, chúng tôi đã chỉ đạo, hướng 
dẫn giáo viên lựa chọn nội dung giáo dục dinh dưỡng để lồng ghép tích hợp với 
các hoạt động nêu trên, cụ thể như sau: 
- Bảo vệ sức khoẻ 
- Giữ gìn vệ sinh cơ thể, vệ sinh các giác quan 
- Nhu cầu dinh dưỡng 
- Vai trò của dinh dưỡng đối với sức khoẻ . 
- Các món ăn cổ truyền 
Với những nội dung giáo dục dinh dưỡng trên, chúng tôi đã hướng dẫn giáo 
viên dựa vào chương trình của từng lứa tuổi, theo từng chủ điểm và dựa vào nội 
dung bài dạy cụ thể để lựa chọn cho các nội dung giáo dục dinh dưỡng trên, để tích 
hợp sao cho nhẹ nhàng phù hợp với bài dạy chính, phù hợp với độ tuổi của trẻ. 
Ví dụ:Mẫu giáo lớn thì thành thạo trong trò chơi "Bé tập làm nội trợ" 
Mẫu giáo nhỡ: Biết được 4 nhóm thực phẩm. 
Mẫu giáo bé: Biết giữ vệ sinh thân thể, thông qua các bài hát, bài thơ, câu 
chuyện. 
Nhà trẻ: Bước đầu làm quen với cách giữ gìn vệ sinh, ăn uống qua các bài 
thơ ngắn, dễ thuộc. 
VD: Giáo viên tổ chức các buổi liên hoan sinh nhật cho trẻ tại lớp, hướng 
dẫn trẻ cách bầy bánh kẹo, hoa quả... Hướng dẫn trẻ cắm hoa, gấp giấy ăn.... 
- Tôi hướng dẫn các lớp mẫu giáo mỗi tuần/ 1 lần làm thông báo yêu cầu 
phụ huynh cho mỗi trẻ mang 1 loại quả đến lớp ( Cam, xoài, táo, chuối, nho....) 
để cô giáo dạy trẻ "Tập làm nội trợ". Cách làm này vừa tạo điều kiện cho trẻ 
được hoạt động thực hành tập làm một số công việc đơn giản, vừa tiết kiệm kinh 
phí và tạo điều kiện ý thức quan tâm của phụ huynh đến trẻ và cùng phối hợp 
với giáo viên chăm sóc dạy trẻ các kỹ năng dinh dưỡng. 
Với các nội dung trên, tôi đã đưa ra cùng bàn bạc với các giáo viên chia 
quy trình, cách làm từng món, nội dung từ 4- 6 bước rõ ràng, cụ thể. Vẽ hoặc 
chụp ảnh minh họa từng bước để hướng dẫn trẻ dễ tiếp thu kiến thức, kỹ năng. 
Ví dụ: Quy trình pha nước cam; Quy trình nặn bánh trôi; Quy trình làm 
bánh mỳ kẹp thịt...... 
 Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn và vệ sinh an toàn 
thực phẩm trong trường mầm non. 
23 
Hình ảnh trẻ tập pha nước cam. 
Trẻ chơi bầy bàn tiệc ở góc ăn. 
3. Biện pháp 3: Tổ chức kiểm tra đánh giá. 
 Để thực hiện tốt các biện pháp đề ra trong kế hoạch và thu được kết quả 
tốt. Tôi đã làm tốt công tác kiểm tra để kịp thời uốn nắn và thúc đẩy tiến trình 
công việc. 
a. Kiểm tra đánh giá giáo viên tổ chức "Giờ ăn, giờ ngủ". 
 - Hàng tháng BGH kiểm tra báo trước, đột xuất bằng nhiều hình thức. 
 Ví dụ: 
 + Công tác chuẩn bị ăn, ngủ. 
 Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn và vệ sinh an toàn 
thực phẩm trong trường mầm non. 
24 
 + Trong giờ trẻ ăn, ngủ. 
 + Thể hiện các biện pháp sáng tạo, nghệ thuật trong việc chăm sóc, 
giáo dục dinh dưỡng. 
- Mỗi đồng chí có một bản theo dõi thi đua, đánh giá các tiêu trí hàng tháng. 
BIỂU ĐIỂM ĐÁNH GIÁ THI ĐUA THÁNG............NĂM............ 
Họ và tên:................................................................................. 
Chức vụ:.................................................................................... 
Nhiệm vụ được phân công:..................................................... 
STT Nội dung đánh giá Điểm 
tối đa 
Tồn tại, 
nguyên nhân 
Tự 
chấm 
điểm 
BGH 
chấm 
điểm 
I. Ý THỨC TỔ CHỨC KỶ LUẬT 40 
1 Chấp hành tốt nội quy,quy chế 
nhà trường, văn hóa công sở, sự 
phân công chỉ đạo của cấp trên. 
10 
2 Sử dụng hiệu quả thời gian làm 
việc, đảm bảo ngày giờ công lao 
động cao, không đi muộn về sớm 
trước thời gian quy định ( Nhân 
viên nghỉ 1 ngày, đi muộn 1 lần 
trừ 5điểm. Nghỉ 2 ngày, đi muộn 
2 lần trừ 7 điểm. Nghỉ 3 ngày trở 
lên, đi muộn 3 lần trở lên trừ 10 
điểm). 
10 
3 Có ý thức nêu gương, tận tụy, có 
tinh thần trách nhiệm với công 
việc. 
10 
4 Có tinh thần đoàn kết, tinh thần 
phối hợp với đồng nghiệp th

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_thuc_hien_nha.pdf