Khi vận dụng đề tài này, giáo viên sẽ có những kiến thức cơ bản, những biện pháp, những kỹ năng, thủ thuật đọc thơ, kể chuyện diễn cảm, để truyền thụ kiến thức, đưa đến cho trẻ những cảm xúc, những hình tượng tuyệt diệu của ngôn ngữ văn học một cách có hệ thống. Từ đó hướng chú ý của trẻ vào nội dung và các phương tiện biểu cảm của tác phẩm. Trẻ biết đọc diễn cảm ( ngữ điệu phù hợp , ngắt nghỉ đúng )
Trẻ biết tự kể lại chuyện, biết sử dụng trong lời nói của mình bằng các từ mà trẻ đã lĩnh hội được. Điều này chứng tỏ đã chuẩn bị cho sự phát triển ngôn ngữ nghệ thuật của trẻ. Tuy nhiên với những nội dung của đề tài này, nếu giáo viên không chịu khó suy nghĩ, rèn luyện kỹ năng để vận dụng vào thực tế thì nhiều hoạt động cho trẻ Làm quen văn học để phát triển ngữ cho trẻ không đạt được hiệu quả cao.
cảm, chưa truyền được cảm xúc cho trẻ, chưa gây được hứng thú cho trẻ khi hoạt động. b.Thành công và hạn chế Khi vận dụng đề tài này, giáo viên sẽ có những kiến thức cơ bản, những biện pháp, những kỹ năng, thủ thuật đọc thơ, kể chuyện diễn cảm, để truyền thụ kiến thức, đưa đến cho trẻ những cảm xúc, những hình tượng tuyệt diệu của ngôn ngữ văn học một cách có hệ thống. Từ đó hướng chú ý của trẻ vào nội dung và các phương tiện biểu cảm của tác phẩm. Trẻ biết đọc diễn cảm ( ngữ điệu phù hợp , ngắt nghỉ đúng) Trẻ biết tự kể lại chuyện, biết sử dụng trong lời nói của mình bằng các từ mà trẻ đã lĩnh hội được. Điều này chứng tỏ đã chuẩn bị cho sự phát triển ngôn ngữ nghệ thuật của trẻ. Tuy nhiên với những nội dung của đề tài này, nếu giáo viên không chịu khó suy nghĩ, rèn luyện kỹ năng để vận dụng vào thực tế thì nhiều hoạt động cho trẻ Làm quen văn học để phát triển ngữ cho trẻ không đạt được hiệu quả cao. c. Mặt mạnh, mặt yếu Với nội dung của đề tài này giáo viên đã biết vận dụng trong quá trình hướng dẫn trẻ hoạt động. Tổ chức cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen Văn học với nhiều hình thức khác nhau như hình thức trong tiết học, hay hoạt động ngoài trời, đi dạo, đi tham quan đều vận dụng các biện pháp đưa ra để dạy trẻ, nhằm giúp trẻ hoạt động tích cực Trẻ biết phân tích, tổng hợp và khái quát hóa tri thức, đồng thời trẻ biết cảm nhận, rung động trước cái hay, cái đẹp của tác phẩm. Từ đó trẻ không những thích đọc thơ, đọc ca dao, đồng dao,thích kể chuyện mà còn biết cách đọc thơ, kể chuyện diễn cảm. Song nếu giáo viên không chịu khó suy nghĩ, đầu tư xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ, không có sự linh hoạt sáng tạo khi vận dụng các nội dung biện pháp của đề tài thì việc tổ chức hướng dẫn trẻ hoạt động Làm quen văn học ở trường mầm non vẫn chưa đạt hiệu quả. d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động Với nội dung đề tài này đã đưa ra các biện pháp thực tiễn, dễ thực hiện. Đã có sự lựa chọn nội dung, các phương pháp biện pháp và hình thức phù hợp cho trẻ làm quen văn học để phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Tiến hành phân tích tổng hợp tìm ra được những ưu điểm, hạn chế của giáo viên hay của trẻ, để tổ chức cho trẻ làm quen văn học có hiệu quả hơn. e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra Từ những khó khăn bất cập về việc cho trẻ 5 - 6 tuổi Làm quen văn học. Muốn thành công và hạn chế những vấn đề yếu kém, và tìm ra được nguyên nhân Để khắc phục, cần phải thường xuyên phân tích và tổng kết kinh nghiệm giảng dạy. Cần có sự lựa chọn nội dung phương pháp, biện pháp và các hình thức cho trẻ tiếp cận với hoạt động Làm quen văn học. Tiến hành phân tích tổng hợp tìm ra những nguyên nhân ưu điểm hạn chế của cá nhân hay tập thể sư phạm trong quá khứ, để tổ chức cho trẻ 5- 6 tuổi Làm quen văn học ở trường mầm non được tốt hơn. II.3.Giải pháp, biện pháp a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp Các giải pháp biện pháp đưa ra sẽ giúp cho giáo viên có thêm kỹ năng thủ thuật để tổ chức cho trẻ Làm quen văn học có hiệu quả. Giáo viên biết phân tích nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Giáo viên nắm được kỷ thuật đọc và kể, phát âm rõ ràng, sử dụng các phương tiện biểu cảm ngữ điệu ( tốc độ, nhịp điệu, ngừng nghỉ, điều chỉnh độ nhanh chậm, cường độ giọng). Làm cho việc tiếp thu kiến thức của trẻ trở nên dễ dàng và sự ghi nhớ giàu cảm xúc để phát triển ngôn ngữ của trẻ trở nên bền vững và chính xác hơn. b. Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp, biện pháp Biện pháp thứ nhất: Hướng dẫn giáo viên dạy trẻ phát triển ngôn ngữ lời nói mạch lạc, thông qua dạy trẻ cảm nhận nhịp điệu, âm điệu, các hình thức nghệ thuật của bài thơ, ca dao, đồng dao, câu chuyện, cách đánh giá nhân vật trong thơ, chuyện. Cho trẻ tiếp cận với các bài thơ, ca dao, đồng dao, câu chuyện là một trong những phương tiện có hiệu quả mạnh mẽ đối với việc giáo dục trí tuệ, đạo đức thẩm mỹ cho trẻ, và điều rất quan trọng là nó có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển và làm phong phú lời nói của trẻ. Cô giáo cần đem đến cho trẻ tác phẩm văn học như một tác phẩm nghệ thuật, mở ra ý nghĩa của nó, truyền cho trẻ thái độ xúc cảm đối với các nhân vật của tác phẩm, có nghĩa là truyền đạt bằng ngữ điệu thái độ của mình đối với các nhân vật. Để làm được điều đó, trước khi cho trẻ làm quen với tác phẩm, hiểu và rung động với nó, giáo viên cần phải biết phân tích nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Và giáo viên phải nắm được kỷ thuật đọc và kể, phát âm rõ ràng, sử dụng các phương tiện biểu cảm ngữ điệu (tốc độ, nhịp điệu, ngừng nghỉ, điều chỉnh độ nhanh chậm, cường độ giọng) Trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi có khả năng suy nghĩ sâu hơn về nội dung các tác phẩm văn học và hiểu một số đặc trưng của hình thức thể hiện nội dung, có nghĩa là trẻ có thể phân biệt được các loại thể văn học và đặc trưng của từng loại. Trẻ dễ dàng phân biệt văn xuôi với thơ, chỉ ra rằng thơ có sự nhịp nhàng, có thể phân biệt dựa vào tính nhịp điệu và cấu tạo vần, sự ngân vang của các câu thơ. Vì vậy, giáo viên cần phải hướng sự chú ý của trẻ vào các đặc trưng thể loại, khi đó trẻ sẽ nhận thức sâu sắc hơn những giá trị của các tác phẩm văn học, và sẽ hứng thú tham gia vào đàm thoại, đọc, kể, đóng kịch. Ví dụ : Cho trẻ đọc những bài thơ, đồng dao sau đây, trẻ vừa cảm nhận phân biệt được thể loại, vừa luyện phát âm cho trẻ Hoa kết trái Hoa cà tim tím Rung rinh trước gió Hoa mướp vàng vàng Này các bạn nhỏ Hoa lựu chói chang Đừng hái hoa tươi Đỏ như đốm lửa Hoa yêu mỗi người Hoa vừng nho nhỏ Nên hoa kết trái Hoa đỗ xinh xinh. Nu na nu nống Nu na nu nống Chân ai sạch sẽ Đánh trống phất cờ Gót đỏ hồng hào Mở cuộc thi đua Không bẩn tí nào Thi chân đẹp đẽ Được vào đánh trống. Sau khi đọc truyện cổ tích cần phân tích cho trẻ hiểu và rung cảm được cả nội dung tư tưởng, cả những giá trị nghệ thuật, cả đặc trưng của thể loại cổ tích để những hình tượng kì diệu của cổ tích lưu giữ dài lâu trong tình yêu mến của trẻ. Ví dụ: Sau khi kể chuyện Tích Chu, cần hỏi: “Cô vừa kể cho các cháu nghe câu chuyện gì? Tại sao cháu biết? Nhân vật nào các cháu yêu thích nhất? Tại sao? Các cháu nhớ lại xem câu chuyện bắt đầu và kết thúc như thế nào? Ai nhớ được bà nói gì với Tích Chu khi cháu chạy về nhà thấy bà hóa thành chim? Những từ nào các cháu nhớ nhất?... Những câu hỏi như vậy hướng trẻ vào nhận thức nội dung chính và những đặc điểm nhân vật của truyện cổ tích, các phương tiện biểu cảm của truyện (mở đầu, điệp khúc, kết thúc). Trong khi cho trẻ làm quen với thể loại của truyện, cần phân tích tác phẩm mở ra ý nghĩa xã hội của hiện tượng được miêu tả, mối quan hệ qua lại giữa các nhân vật, hướng chú ý của trẻ vào các từ ngữ để nêu được tính cách của từng nhân vật. những câu hỏi nêu ra sau khi kể chuyện phải làm sáng tỏ cả nội dung, cả kĩ năng đánh giá hành động, hành vi của các nhân vật. Ví dụ: Sau khi kể truyện “Hai anh em” cô có thể hỏi: “Người anh là người như thế nào? Người em có chăm chỉ như vậy không? Ai đã cứu người em khỏi chết đói? Người anh chăm chỉ như thế nào? Vì sao cháu biết người em lười viếng Và cần đặc biệt chú ý những câu hỏi về các phương tiện biểu cảm trong các bài thơ về thiên nhiên. Ví dụ: Sau khi đọc xong bài thơ Gà nở của Phạm Hổ, cần đặt cho trẻ các câu hỏi: Nhà thơ đã nói gà mẹ thế nào? (buộc trẻ lại phải nhớ lại các từ: Gà mẹ xơ xác, đôi mắt có quầng nhưng mẹ càng kiêu hãnh vì có đàn con): Gà con thế nào? Như hòn tơ nhỏ; líu xíu chạy sau, chạy như lăn tròn Sau khi đọc bài thơ: Trăng ơi từ đâu đến, có thể hỏi: Trần Đăng Khoa đã ví trăng như thế nào? Trăng hồng như quả chín, trăng tròn như mắt cá, trăng bay như quả bóng Trả lời được các câu hỏi này tức là chú ý, cảm nhận của trẻ đã tập trung vào những giá trị nghệ thuật của các bài thơ. Mặt khác cần đặc biệt chú ý cho trẻ tri giác tác phẩm trong sự thống nhất của nội dung và hình thức khi đọc thơ và dạy trẻ đọc thơ thuộc lòng. Tất cả các bài thơ phải được cô học thuộc lòng chứ không phải cầm sách đọc, chỉ khi đó cô mới chủ động thể hiện diễn cảm ngữ điệu, nhịp điệu, mức độ. Không nên yêu cầu trẻ ghi nhớ ngày lập tức vì điều này làm cho trẻ xao lãng chú ý vào nhạc tính của bài thơ. Hãy để cho các cháu trước hết cảm nhận vẻ đẹp, sự du dương của bài thơ, nhận thức sâu hơn nội dung của nó. Sau khi đọc cần trao đổi để làm rõ trẻ có hiểu hay không. Chẳng hạn, sau khi đọc bài thơ Làm anh của Phan Thị Thanh Nhàn, cô có thể nêu câu hỏi: Bài thơ nói về cái gì ( làm anh phải như thế nào); Thế làm anh phải thế nào? Ai có em bé nói cho cô và các bạn nghe: Phải dỗ em, phải nhường em, có em rất vui Sau khi thảo luận cô đọc bài thơ một lần nữa (nếu bài thơ ngắn thì đọc hai lần) và yêu cầu trẻ nhớ lại, bởi vì khi đó trẻ đã nắm được nội dung, cảm nhận được hình thức nghệ thuật, nhớ được những từ riêng biệt. Cô giáo lựa chọn cháu nào cần gọi lên đọc. Các cháu nhớ tốt hay ngược lại, hoặc những cháu còn hạn chế về giọng điệu. Điều này phụ thuộc vào nội dung của bài thơ, khối lượng dài hay ngắn và những nhiệm vụ cụ thể đặt ra cho tiết học. Nhờ sự tri giác này, cùng với nội dung giúp trẻ nắm được cả hình thức nghệ thuật có thể gọi là toàn vẹn và theo đó những từ ngữ hình tượng chuyển vào vốn từ tích cực của trẻ đã được phát triển. Biện pháp thứ hai : Hướng dẫn giáo viên sử dụng một số kiến thức, kỷ năng truyền đạt nội dung tác phẩm văn học, trong hoạt động dạy trẻ kể lại chuyện. Đối với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, có thể nêu ra những nhiệm vụ mới trong việc dạy trẻ kể lại các tác phẩm văn học, kĩ năng truyền đạt lại nội dung chuyện kể, chuyện dân gian, một cách thứ tự, biểu cảm, chặt chẽ không cần đến những câu hỏi gợi ý của cô, truyền đạt lại lời thoại có biến đổi ngữ điệu tương ứng với tình cảm của các nhân vật, sử dụng các phương tiện biểu cảm. Phương pháp dạy trẻ kể lại chuyện trong các tiết học phụ thuộc vào trình độ phát triển lời nói mạch lạc của trẻ từng nhóm, lớp, vào nhiệm vụ cô đặt ra, vào đặc trưng của câu chuyện đem ra kể. Cô kể tác phẩm văn học có thể cô kể với nhiều hình thức khác nhau. (kể theo tranh vẽ, tranh chữ to, kể theo màn hình chiếu ở ti vi). Trước khi kể lần thứ nhất không cần đặt mục tiêu ghi nhớ câu chuyện. Cần chú ý kể một cách diễn cảm, bằng ngữ điệu làm nổi bật đối thoại của nhân vật và điều này giúp trẻ xác định được thái độ của mình đối với các nhân vật và sự vật trong chuyện. Cô tâm tình cùng trẻ về nội dung câu chuyện. Cô cần nêu lên những tình tiết liên quan đến nội dung chính có trong câu chuyện, giúp trẻ hiểu và tri giác tổng thể toàn bộ nội dung câu chuyện được dễ dàng. Cô và trẻ đàm thoại dựa vào tri giác tác phẩm; dùng câu hỏi không cần để làm rõ và chính xác hóa biểu tượng của trẻ, mà có thể cho xem tranh minh họa nhằm kích thích trạng thái xúc cảm của trẻ Đàm thoại theo nội dung và hình thức của tác phẩm vừa kể, câu hỏi của cô phải được cân nhắc, lựa chọn cẩn thận. Ngoài những câu hỏi tiêu biểu về sự hiểu biết của trẻ và những gì ở trong câu chuyện, cái gì là mới đối với trẻ, những nét đặc tính căn bản của nhân vật chính mà trẻ yêu thích là gì, còn cần có những câu hỏi phát hiện hình thức nghệ thuật của tác phẩm. Đó là những câu hỏi làm rõ tác giả đã miêu tả các hiện tượng như thế nào, đã so sánh nó với cái gì, những từ, câu nào trẻ thích và nhớ, những gì khác lạ đối với trẻ. Cuộc trao đổi như vậy cũng cố tri giác toàn vẹn về tác phẩm văn học trong sự thống nhất của nội dung và hình thức. Phần này không cần kéo dài quá, chỉ nên cho trẻ đàm thoại 5-6 câu hỏi. Phần trẻ kể lại chuyện: Cần nhớ rằng phần quan trọng của tiết học chính là việc trẻ kể tự kể lại chuyện. Để gây hứng thú cho trẻ, giáo viên cần có nhiều hình cho trẻ kể lại chuyện. ( trẻ kể chuyện diễn cảm, kể chuyện theo tranh, tập đóng kịch...) Trẻ được học kể chuyện, xây dựng các câu đúng ngữ pháp, truyền đạt lại một cách chặt chẽ và tuần tự nội dung, sử dụng từ, cách thể hiện của tác giả cũng như lời của chính mình để truyền đạt lại nội dung câu chuyện. Điều rất quan trọng là làm sao cho khi trẻ kể chuyện lời nói hình ảnh nghệ thuật của nhân vật trong chuyện thành lời của riêng trẻ.( trẻ kể diễn cảm biết kết hợp cử chỉ điệu bộ). Nếu câu chuyện không dài, trẻ có thể kể lại một cách đầy đủ. Câu chuyện dài hơn cần chia thành các phần và cho trẻ kể theo các phần đó (cô nêu nhận xét trước lôgic các phần đó). Cần nêu ra những câu hỏi dự định trước cho các cháu gặp khó khăn khi kể lại. Chỉ dùng câu hỏi để gởi ý, nhắc nhở, ( chú ý không có quá nhiều câu hỏi). Câu hỏi phải cụ thể, không làm cho trẻ lãng quên nội dung câu chuyện. Thỉnh thoảng cô nhắc trẻ một vài hành động nhân vật, một vài từ ngữ trẻ bỏ qua hoặc quên (từ ngữ đó liên quan đến nội dung chính của câu chuyện). Cô giáo quyết định lựa chọn cháu nào lên kể đầu tiên. Các cháu có lời nói phát triển hay ngược lại, có thể chọn cháu nhút nhát hơn để rèn sự tự tin và ngôn ngữ cho trẻ. Sự lựa chọn phù thuộc vào mức độ khó khăn của câu chuyện, vào nhiệm vụ cụ thể đặt ra cho tiết học và vào đặc điểm cá nhân của trẻ. Ví dụ: Nếu câu chuyện có khối lượng không lớn, nội dung đơn giản, cô có thể yêu cầu các cháu yếu hơn. Câu chuyện dài có thể cho những trẻ nhanh nhẹn kể nối tiếp. Điều quan trọng là làm sao có thể gọi từng cháu. Đối với những trẻ ít tập trung chú ý cần động viên khuyến khích trẻ . Có thể dạy trẻ tập nhập vai đóng kịch cùng cô và các bạn khác ( cho trẻ vào vai nhân vật đơn giản nhất trong câu chuyện). Có như vậy mới phát triển ngôn ngữ cho trẻ mạch lạc hơn. Biện pháp thứ ba: Hướng dẫn giáo viên một số biện pháp dạy trẻ kể chuyện sáng tạo nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Kể chuyện sáng tạo là sự thể hiện ngôn ngữ của bản thân mỗi trẻ về câu chuyện, đồ vật, bức tranhmà trẻ được nghe, được thấy, được trãi nghiệm. Kể chuyện sáng tạo giúp trẻ mở rộng vốn từ, biết cách sử dụng từ, luyện phát âm, biết sắp xếp và diễn đạt mạch lạc các ý tưởng của mình. Đồng thời giúp trẻ cách thể hiện các sắc thái biểu cảm trong lời nói. Kể chuyện sáng tạo là một hình thức kích thích sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ, giúp trẻ mạnh dạn tự tin. Hướng dẫn trẻ kể chuyện sáng tạo khác với hướng dẫn trẻ kể lại chuyện. Kể lại chuyện tức là trẻ chỉ cần kể lại sao cho giống câu chuyện đã được nghe, được kể. Còn kể chuyện sáng tạo là đòi hỏi trẻ không những phải biết kể lại chuyệ, mà còn phải biết phát triển câu chuyện, tưởng tưởng thêm chi tiết để câu chuyện hấp dẫn, cuốn hút. Trẻ phải thể hiện câu chuyện bằng ngôn ngữ của chính bản thân trẻ. Giáo viên có thể sử dụng nhiều hình thức khác nhau để hướng dẫn trẻ kể chuyện sáng tạo. Sử dụng các loại câu hỏi có tính chất khác nhau: Sử dụng loại câu hỏi “Các con đã bao giờ kể chuyện “Ba cô gái ” chưa”? “Các con đã thấy chị Út như thế nào?; Trẻ sẽ nói về kinh nghiệm của mình. Sử dụng loại câu hỏi “ Các con sẽ làm gì nếu?: “Nếu đang đi bộ trên đường và nhìn thấy., con sẽ làm gì?”; “Nếu con là(nhân vật nào đó trong truyện) con sẽ làm gì?... + Sử dụng loại câu hỏi khuyến khích trẻ giải thích ý kiến, đánh giá “Như thế nào?” và “Tại sao?” : “Tại sao con nghĩ bạn ấy làm việc đó?” ; “Làm cách nào mà anh nông dân vác được cây tre trăm đốt về nhà?” ; “Tại sao con nghĩ như vậy?” ; “Con thích nhân vật nào nhất?” ; Tại sao con thích Thỏ trắng?” ; “Tại sao (nhân vật) làm như vậy?” ; “Theo con, bạn Gấu nên làm gì?... + Sử dụng loại câu hỏi dự đoán kích thích trẻ phỏng đoán, suy nghĩ diễn biến và kết quả: Kể hoặc đọc cho trẻ một câu chuyện. Trong lúc đọc/ kể có thể dừng lại một vài lần và hỏi: “Các con nghĩ chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo?”. + Sử dụng các câu hỏi miêu tả: “Câu chuyện xảy ra ở đâu?”; “Các nhân vật trong truyện là ai?” ; “Điều gì xảy ra trong phần đầu câu chuyện?: “Tại sao con nghĩ nó lại kết thúc như thế?” ; “Giải thích tại sao con lại nghĩ như vậy?” ; “Con có thích câu chuyện này không? Tại sao?”. Về cách đưa ra câu hỏi giáo viên cần: Đưa ra câu hỏi với thái độ khuyến khích, giọng nói nhẹ nhàng. Thu hút sự chú ý của trẻ trước khi nêu câu hỏi, nêu câu hỏi chung cho cả lớp. Gọi những trẻ giơ tay nhưng không chỉ tập trung vào một trẻ khá. Cần chú ý đến những trẻ nhút nhát, rụt rè hoặc chậm chạp. Đưa ra những câu hỏi mở: Hỏi trẻ các câu hỏi gợi mở như “Con sẽ làm gì sau giờ kể chuyện hôm nay?”, chúng ta sẽ nhận được câu trả lời chi tiết hơn từ trẻ. Tránh sử dụng câu hỏi chỉ yêu cầu trẻ trả lời “Có/không” : “Hôm nay giờ kể chuyện có vui không?” Sử dụng đa dạng các dạng câu hỏi khuyến khích trẻ gọi tên, kể tên, nêu đặc điểm, nêu nhận xét, cảm nghĩ, kết luận, giải thíchđể kích thích sự phát triển tư duy và ngôn ngữ cho trẻ. Giáo viên sử dụng tranh, ảnh để gợi ý: Lựa chọn tranh: Có thể sử dụng tranh đơn lẻ theo chủ đề hoặc tranh liên hoàn theo nội dung một câu chuyện cụ thể. Tranh lựa chọn theo chủ đề là các tranh phản ánh cuộc sống của con người và con vật. Tranh mô tả môi trường sống (thiên nhiên, xã hội), các hành động của con người và con vật trong cuộc sống hàng ngày , trong học tập, lao động và vui chơi. Tranh mô tả con người, con vật, các sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ nào đó. Tranh giáo dục tình cảm, giáo dục lối sống, giáo dục tình yêu thương gia đình, cha mẹ, quê hương, đất nước. Tranh liên hoàn: Giáo viên lựa chọn những câu chuyện có nội dung gần gũi với vốn kinh nghiệm sống của trẻ. Các bức tranh sắp xếp theo trình tự, có nội dung rõ ràng, có khả năng hướng suy nghĩ của trẻ theo các sự kiện và giúp trẻ nhận thức được các mối quan hệ giữa các sự kiện với nhau. Có thể sử dụng các truyện tranh theo nội dung truyện kể. Sử dụng tranh: Tùy thuộc vào hình thức kể chuyện sáng tạo cũng như tùy thuộc vào hoạt động của trẻ trong giờ kể chuyện sáng tạo cũng như tùy thuộc vào hoạt động trong giờ kể chuyện mà giáo viên sử dụng biện pháp xem tranh một cách linh hoạt sao cho có hiệu quả. Giáo viên có thể sử dụng ngay suy nghĩ về nội dung chính. Cũng có thể cho trẻ xem tranh như một “gợi ý” cho lời kể tiếp theo của trẻ. Cho trẻ quan sát tranh, tự do thảo luận, phán đoán nội dung được thể hiện qua bức tranh. Trên cơ sở đó, tạo mối liên kết giữa tranh và nội dung câu chuyện trẻ sẽ kể. Giáo viên cho trẻ kể chuyện sáng tạo theo tranh. Để sử dụng biện pháp này đòi hỏi giáo viên phải có tranh, ảnh hoặc các vật kí hiệu tượng trưng. Những đồ dùng trực quan đó phải quen thuộc và gần gũi với trẻ ,Ví dụ: Tranh vẽ về nội dung chuyện cô Ba gái. Giáo viên là người đưa ra những gợi ý, các “mốc” có tính định hướng xung quanh nội dung câu chuyện, giúp cho trẻ kể chuyện phong phú hơn, có nhiều cơ hội sử dụng ngôn ngữ của mình hơn. Trong quá trình trẻ hoạt động, giáo viên đưa ra các tình huống kích thích trẻ tưởng tượng, kích thích trẻ vận dụng kinh nghiệm đã biết vào các hoàn cảnh cụ thể để giải quyết các tình huống xảy ra, từ đó nâng cao dần khả năng tưởng tượng, sáng tạo của trẻ, kích thích trẻ nói bằng lời. Ngoài ra giáo viên có thể cho trẻ tạo sơ đồ câu chuyện bằng cách nối hình theo trình tự không gian, thời gian hay theo cách sắp xếp của cá nhân mỗi trẻ. Một câu chuyện có thể xây dựng một sơ đồ hoặc nhiều sơ đồ, điều đó tùy thuộc vào nội dung câu chuyện cũng như tùy thuộc vào khả năng của trẻ trong lớp. Giáo viên cùng trẻ tham gia xây dựng xác lập nên sơ đồ dàn ý của chuyện giúp cho trẻ nhớ được bố cục của chuyện. Qua dàn ý mà trẻ cùng lập nên, trẻ nhớ được các sự kiện chính trong câu chuyện. Từ đó, trẻ có thể kể chuyện được dễ dàng. Trong quá trình lập dàn ý của truyện, giáo viên đưa ra các câu hỏi giúp trẻ định hướng tốt hơn: “Trong câu chuyện có những nhân vật nào?”; “Chuyện gì đã xảy ra?”; “Nhân vật đó đi đâu? Làm gì? Làm như thế nào?” Đây là biện pháp đòi hỏi ở trẻ khả năng vận dụng linh hoạt các kiến thức, kinh nghiệm đã có, tính tích cực sáng tạo của mình trong quá trình kể chuyện. Sử dụng tốt biện pháp này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ tự kể chuyện. Với những trẻ nhút nhát, trẻ cũng có thể từng bước hoàn chỉnh câu chuyện của mình dù ở mức độ đơn giản. Với những trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát, thì các gợi ý của sơ đồ sẽ là đòn bẩy để trẻ phát huy trí tưởng tượng sáng tạo của mình bộc lộ qua lời nói, qua cử chỉ, điệu bộ, nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ. c. Điều kiện thực hiện các giải pháp, biện pháp Muốn thực hiện các biện pháp, giải pháp có hiệu quả thì cần phải tổ chức môi trường hoạt động phong phú đa dạng. Ở trường mầm non cần xây
Tài liệu đính kèm: