Cách chơi trẻ đóng vai một số côn trùng chạy đến cây dùng miệng hái những chiếc lá có chữ cái theo yêu cầu của cô mang về đổ vào rổ của đội mình, đội nào hái được nhiều hơn thì đội đó thắng cuộc.
+Trò chơi : Vòng quay kỳ diệu,cô gắn thẻ chữ vào vòng quay như hình minh hoạ,cho trẻ lên quay khi kim chỉ vào chữ nào trẻ phát âm nói cấu tạo chữ đó.
Việc tổ chức trò chơi làm quen với chữ cái phải theo một “chương trình” xuyên suốt ,cô giáo là người dẫn chương trình kết hợp khéo léo các trò chơi, có khoảng thời gian cho trẻ thư giãn bằng các trò chơi linh động xen kẽ ,để trẻ cảm thấy thoải mái , và tích cực tham gia.
Bằng các trò chơi mới trẻ sẽ hứng thú khám phá những điểm mới của bài học, tạo được sức hút mạnh mẽ của trẻ vào bài học và giúp trẻ khắc sâu trí nhớ về cấu tạo chữ được làm quen.
Cho nên với mỗi tiết dạy tôi luôn tìm tòi, sáng tạo những trò chơi mới, cách chơi mới ứng dụng với các hình thức khác nhau, thường xuyên thay đổi trò chơi để tạo sự mới lạ hứng thú với trẻ.
*Dạy trẻ làm quenchữ cái thông qua lồng ghép tích hợp các môn học khác
Hoạt động làm quen với chữ cái tương đối khô khan so với các hoạt động khác ví thế để giúp trẻ hứng thú tham gia vào bài học với cô một cách tích cực cô
giáo là người xác định chủ đề lên kế hoạch tổ chức lồng ghép tích hợp các môn học một cách hợp lý để trẻ phát huy hứng thú, khuyến khích trẻ tích cực chủ động say mê trong tiết học.
h huống, chưa chú ý dạy phát triển, cách phát âm, cách cầm bút, tư thế ngồi học theo khả năng của trẻ để sữa sai cho trẻ. Giáo viên chưa mạnh dạn đổi mới phương pháp giáng dạy theo cách nghỉ riêng của mình, chưa phát huy tính tích cực của trẻ trong hoạt động và chưa thật sự quan tâm đến trẻ học bằng cách nào? Việc xây dựng kế hoạch hoạt động trong ngày chưa có sự logic, chưa sáng tạo chưa đưa ra được yêu cầu phù hợp với lớp mình đối với một số giáo viên tuổi cao; áp dụng công nghệ thông tin trong quá trình tổ chức hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ còn là vấn đề mới mẻ và khó khăn đối với một số giáo viên. Xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị, tôi cần tìm ra các biện pháp tháo gỡ để giáo viên hiểu, thực hiện chương trình đổi mới đạt kết quả tốt và phát triển đúng mục tiêu theo kế hoạch đã đề ra: Nắm vững tâm sinh lý của trẻ 5-6 tuổi; hình thành nhân cách của trẻ thông qua các hoạt động trong các giờ hoạt động chung, hoạt động góc, đi dạo đi chơi, giờ ngoại khóa để trao đổi, đàm thoại cùng trẻ...Tất cả các câu hỏi đặt ra nhằm khích thích trẻ nhận biết ghi nhớ, phát âm, tư duy, suy nghĩ, trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ. Các câu hỏi phù hợp với khả năng của từng trẻ nhưng không áp đặt để làm mất đi sự hứng thú của trẻ, tạo cho trẻ có sự tranh luận, thảo luận sôi nổi, khơi gợi tính tò mò, sáng tạo, khám phá để thúc đẩy trẻ học tập tích cực hơn. II.3. Giải pháp, biện pháp a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp Hình thành cho trẻ các kỹ năng, thói quen nhận biết, ghi nhớ lắng nghe, nói, đọc, đàm thoại qua môn làm quen chữ cái giúp trẻ biết yêu mến cái đẹp, cảm nhận được cái đẹp, nhận biết được đồ vật, con vật, cảnh vật, tình cảm đối với các đồ vật, con vật con người qua tranh ảnh hình tượng trong cuộc sống, mang các chữ cái trong khi hoạt động. Xác định rõ mục đích là tìm ra những biện pháp thiết thực để thực hiện chỉ đạo tốt môn làm quen với chữ cái trong trường mầm non Krông Ana theo chương trình mầm non mới hiện nay. b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp Thực hiện môn làm quen chữ cái theo chương trình mầm non mới là nâng cao chất lượng giáo dục nhằm giúp trẻ luôn sáng tạo trong cách nghĩ, cách thể hiện qua minh hoạ theo từng đề tài của từng chủ đề, chủ đề nhánh khác nhau. Khơi gợi ở trẻ tính tò mò, sáng tạo và khả năng tư duy, ghi nhớ trong khi thể hiện. Là một cán bộ quản lý chỉ đạo chuyên môn chúng ta phải biết nắm bắt, cập nhật kịp thời chương trình mầm non mới nhằm giúp giáo viên lĩnh hội kiến thức một cách trọn vẹn từ các chữ cái cho trẻ một cách dễ hiểu, dễ nhớ.Từ đó tôi đưa ra một số biện pháp để góp phần chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng lĩnh vực phát triển ngôn ngữ thông qua môn làm quen chữ cái. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch chuyên môn Trên cơ sở kế hoạch nhiệm vụ năm học các cấp đã chỉ đạo và hướng dẫn từ đó xây dựng kế hoạch năm học; kế hoạch tháng; kế hoạch tuần; xây dựng chế độ sinh hoạt; xây dựng kế hoạch chuyên môn: cụ thể chương trình dạy cho các lớp trong khối lá phù hợp , sát với tình hình của trường. Chỉ đạo giáo viên các nhóm lớp xây dựng kế hoạch hoạt động và được nhà trường phê duyệt mới thực hiện. Hàng tháng giáo viên báo cáo kế hoạch, lịch dạy của lớp cho nhà trường. Qua đó Ban giám hiệu có cơ sở để theo dõi, kiểm tra và có biện pháp chỉ đạo kịp thời tốt hơn. Giao chỉ tiêu chất lượng cho từng lớp: - Chất lượng giao gắn với chỉ tiêu thi đua của lớp, của cá nhân vào cuối năm. Với biện pháp này giáo viên trăn trở, tìm tòi có nhiều biện pháp trong việc giáo dục trẻ, trong kế hoạch, phương pháp ôn luyện kiến thức cho trẻ thêm vào các thời điểm trong ngày. - Kế hoạch thực hiện đổi mới phương pháp dạy học môn làm quen chữ cái. Để dạy môn làm quen chữ cái có hiệu quả cần phải sử dụng những phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Phương pháp đặc trưng của môn học là phương pháp trực quan, thực hành giao tiếp: Nghe, nói, đọc, viết trong các tình huống giao tiếp cụ thể, giáo viên cần phối hợp với các phương pháp nêu vấn đề, phương pháp đóng vai, phương pháp đàm thoạigiúp cho học sinh cảm thấy giờ học làm quen chữ cái vừa vui vẻ, vừa nhẹ nhàng, vừa thiết thực và mỗi bé đều có thể chiếm lĩnh tri thức của môn làm quen chữ cái, phát âm một cách rõ ràng mạch lạc, chính xác, khi tập tô giúp cho trẻ có nét chữ đẹp.Phấn đấu nâng cao chất lượng toàn diện cho trẻ theo độ tuổi của nội dung và giáo dục đổi mới trên cơ sở xây dựng tiết chuyên đề bằng các hình thức đa dạng, phong phú nhưng mang tính vừa sức dựa trên các yếu tố tâm lý trẻ. VD: Ta phải xây dựng kế hoạch ngay từ đầu năm học, cập nhật, nắm bắt chương trình đổi mới kịp thời để tổ chức các tiết chuyên đề, đầu tư nghiên cứu chuyên môn, hiểu các kiến thức một cách trọn vẹn. Lĩnh hội các kiến thức ở các kĩ năng nhận biết, lắng nghe nghe, nhận biết, phát âm, tập tô, viết chữ cái sáng tạo Làm được như vậy sẽ làm cho môn làm quen chữ cái hòa nhập vào xu thế chung về việc dạy tiếng Việt cho trẻ và hướng trẻ vào học chương trình lớp 1 tiểu học và thích ứng với cuộc sống xã hội hiện đại, đáp ứng yêu cầu của chương trình . Khác với chương trình cũ, đổi mới chương trình nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với chữ cái là luôn đặt ra những câu hỏi mở, câu hỏi phát triển trí tưởng tượng, câu hỏi giúp trẻ tư duy và luôn luôn lấy trẻ làm trung tâm. Tùy vào khả năng của trẻ mà cô giáo đặt ra những câu hỏi phát huy tính tích cực, sáng tạo ở trẻ. Từ đó để đánh giá trẻ theo bộ chuẩn phát triển trẻ năm tuổi đúng theo tiêu chí. Phát động phong trào làm đồ dùng đồ chơi tự tạo để phục vụ cho môn học, trong đó có đồ dùng, đồ chơi cô và trẻ cùng làm. - Xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động: Đối với trẻ mầm non bằng hình thức thông qua “Học mà chơi, chơi mà học” mà ta có ta có thể giúp trẻ tìm hiểu, làm quen 29 chữ cái thông qua tranh ảnh, vật thật, con vật qua các từ có chữ các chữ cái mà trẻ được làm quen, qua câu đố, ca dao, đồng dao, bài thơ Ngôn ngữ và chữ cái luôn là móc xích dẫn trẻ tới thế giới giao tiếp và giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách trọn vẹn qua tư duy của trẻ. Đồng thời dần dần hình thành cho trẻ một khả năng nhận biết, phát âm rõ ràng, mạch lạc, đúng Tiếng Việt, phát huy tính sáng tạo, tò mò ham học hỏi của trẻ. Thông qua chuyên đề đã bồi dưỡng cho giáo viên, nhà trường tổ chức đánh giá chất lượng giáo viên trên kiểm tra kết quả đạt được của học sinh. Sau một học kì được đánh giá, nhận xét góp ý, rút kinh nghiệm đã giúp giáo viên năng động, sáng tạo, suy nghĩ và tìm ra là những hình thức, nội dung trong qúa trình hướng dẫn trẻ học. Phát huy tính sáng tạo, năng động, tò mò đây là điều kiện giúp giáo viên nghiên cứu sâu hơn thực tế trên trẻ, từ đó cũng giúp giáo viên so sánh được nội dung, yêu cầu giữa chương trình cũ và chương trình đổi mới. Biện pháp 2: Chỉ đạo nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Thực hiện phân loại giáo viên để có kế hoạch bồi dưỡng thích hợp, đối với giáo viên có tay nghề còn non, giáo viên mới tuyển trong năm; Chú trọng bồi dưỡng thêm phương pháp dạy, cách tổ chức hoạt động giáo dục: Tổ chức thao giảng, dự giờ dạy tốt; Bồi dưỡng công tác tự học tập của giáo viên. Đối với giáo viên khá - tốt, bồi dưỡng năng lực sư phạm, kỹ năng, tác phong, sự sáng tạo linh hoạt cho giáo viên. - Thảo luận chuyên đề nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với với chữ cái Giáo viên nắm được kiến thức theo đặc thù của môn học theo từng chủ đề. Thực hiện chương trình ở mọi lúc mọi nơi. Xây dựng giờ học một cách khoa học phù hợp với độ tuổi giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, trí tưởng tượng, khả năng ghi nhớ, tính tò mò sáng tạo, sự tinh tế về thẩm mĩ. Đặc biệt là khả năng nhận biết, phát âm chữ cái, cách giao tiếp đối thoại. - Sáng tạo trong sưu tầm và làm đồ dùng đồ chơi để phục vụ môn học: Có kế hoạch cụ thể ngay từ đầu năm học để mua sắm đồ dùng đồ chơi và đồ dùng tự tạo để phục vụ cho môn làm quen chữ cái . Mỗi giáo viên là một cộng tác viên tham gia với BGH, các bậc cha mẹ học sinh để mua sắm và tận dụng các nguyên vật liệu đã qua sử dụng để sáng tạo ra những đồ dùng để phục vụ cho môn học như: Đồ vật, con vật có gắn chữ cái mà trẻ được học, tranh để trẻ ghép từ còn thiếu chữ cái theo yêu cầu của tiết họcđặc biệt là tranh cô và trẻ cùng sáng tác để tạo ra những tập truyện tranh chữ to, các nét để trẻ ghép thành chữ cái * Tính chất của hoạt động với chữ cái : Xây dựng góc thư viên. Bố trí treo tranh chữ to, tranh cô và trẻ cùng sáng tác. Bố trí giá đồ chơi có gắn chữ cái vào các đồ dùng đồ chơi có nội dung theo từng chủ đề. Tổ chức các trò chơi mang tính chất ôn chữ cái đã học bằng các hình thức đa dạng, phong phú như : Trò chơi “ Về đúng nhà bé”, “ Tạo lá cho cây”, "Nhận diện chữ cái, xếp chữ cái còn thiếu trong từ ". Tổ chức các hoạt động như: Bé tập tô, tô màu. Khai thác phần mềm trên máy vi tính của chương trình Kidsmast, cho trẻ gây cho trẻ sự hứng thú trong học tập. * Hướng trẻ vào hoạt động: Giáo viên tạo mọi điều kiện cho trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động với chữ cái thông qua các giờ hoạt động trên lớp, giờ học ngoại khóa, mọi lúc mọi nơi. Thực hiện chương trình lồng ghép, tích hợp môn làm quen với chữ cái vào các giờ hoạt động chung, hoạt động góc.Tuyên truyền kiến thức sâu về môn làm quen với chữ cái cho trẻ 5 tuổi một cách khoa học đến các bậc phụ huynh học sinh và cộng đồng, đây là tiền đề giúp cho trẻ có cơ sở tốt nhất bước vào lớp 1 phổ thông. Tăng cường kiến thức với chữ cái cho trẻ 5 tuổi nhận biết, phát âm đúng, tô, viết đúng nét theo chương trình giáo dục mầm non mới. Sau mỗi đợt thực hiện chuyên đề với chữ cái nhà trường đều có những buổi tọa đàm, rút kinh nghiệm, so sánh sự biến chuyển khác nhau của từng năm học thực hiện sau chuyên đề. Từ đó bám sát yêu cầu để phát huy tính tích cực sáng tạo của trẻ nhiều hơn, hạn chế lan man về kiến thức mà không có chiều sâu khai thác đứa trẻ.Tổ chức đánh giá kết quả đạt được, còn những gì vướng mắc kịp thời sữa chữa, nghiên cứu rút kinh nghiệm. Từ đó giúp giáo viên năng động sáng tạo trong suy nghĩ, tạo ra nhiều hình thức trong quá trình hướng dẫn và giảng dạy trẻ. - Sáng tạo trong sưu tầm và làm đồ dùng đồ chơi để phục vụ môn học: Có kế hoạch cụ thể ngay từ đầu năm học để mua sắm đồ dùng đồ chơi và đồ dùng tự tạo để phục vụ cho môn làm quen chữ cái . * Phát động phong trào tự làm đồ dùng dạy học, đồ chơi: Đối với trẻ, đồ chơi là công cụ quan trọng không thể thiếu được. Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ đối với việc “Học mà chơi, chơi mà học” giúp cho trẻ nắm được những kiến thức cơ bản, ôn luyện củng cố kiến thúc cho trẻ qua hoạt động vui chơi. Vì vậy, việc phát động phong trào tự làm đồ dùng, đồ chơi là một việc làm thường xuyên, mỗi tháng mỗi giáo viên làm 2- 3 loại đồ chơi/trẻ và hai lần hội thi làm đồ dùng, đồ chơi cấp trường. Do đó, số lượng đồ chơi, đồ dùng đã được tăng lên. Mỗi giáo viên là một cộng tác viên tham gia với BGH, các bậc cha mẹ học sinh để mua sắm và tận dụng các nguyên vật liệu đã qua sử dụng để sáng tạo ra những đồ dùng để phục vụ cho môn học như: Đồ vật, con vật có gắn chữ cái mà trẻ được học, tranh để trẻ ghép từ còn thiếu chữ cái theo yêu cầu của tiết họcđặc biệt là tranh cô và trẻ cùng sáng tác để tạo ra những tập truyện tranh chữ to, các nét để trẻ ghép thành chữ cái Tăng cường kiến thức với chữ cái cho trẻ 5 tuổi nhận biết, phát âm đúng, tô, viết đúng nét theo chương trình giáo dục mầm non. Sau mỗi đợt thực hiện chuyên đề với chữ cái nhà trường đều có những buổi tọa đàm, rút kinh nghiệm, so sánh sự biến chuyển khác nhau của từng năm học thực hiện sau chuyên đề. Từ đó bám sát yêu cầu để phát huy tính tích cực sáng tạo của trẻ nhiều hơn, hạn chế lan man về kiến thức mà không có chiều sâu khai thác đứa trẻ.Tổ chức đánh giá kết quả đạt được, còn những gì vướng mắc kịp thời sữa chữa, nghiên cứu rút kinh nghiệm. Từ đó giúp giáo viên năng động sáng tạo trong suy nghĩ, tạo ra nhiều hình thức trong quá trình hướng dẫn và giảng dạy trẻ. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ tốt góp một phần vào việc thực hiện tốt cuộc vận động “Hai không”. Đưa chất lượng giáo dục trẻ ngang tầm với yêu cầu giáo dục trong thời kỳ đổi mới. Biện pháp 3: Chỉ đạo giáo viên các hình thức tổ chức cho trẻ 5-6 tuổi học tốt môn làm quen với chữ cái *Dạy trẻ làm quen với chữ cái trên tiết học Để tiết học làm quen với chữ cái đươc thành công và trẻ hiểu bài ,một yêu cầu đặt ra đối với giáo viên khi cho trẻ làm quen với chữ cái là kiến thức khi truyền thụ đến trẻ phải hết sức ngắn gọn, dễ hiểu, tránh sự rập khuôn, luôn sáng tạo đổi mới vì thế trước khi lên lớp một tiết dạy làm quen với chữ cái tôi phải chuẩn bị đồ dùng chu đáo, nghiên cứu bài soạn kỹ lưỡng. Ví dụ : Với chủ điểm “Trường mầm non” Nhóm chữ cái o,ô,ơ Ta gây hứng thú bằng bài hát : “ Vịt con học chữ” Cô hỏi trẻ trong bài hát vịt con không nhớ chữ gì? ( Chữ o) Có một câu truyện cũng kể về bạn vịt đấy, bây giờ cô sẽ kể cho các con nghe câu chuyện “Vịt con trong ngày khai trường” sau đó hỏi trẻ, ngày đầu tiên đến lớp Vịt con chuẩn bị trong cặp được những gì? Trẻ nói bảng con, vở, hộp màu ... tôi cho trẻ làm quen chữ o qua từ “bảng con” ( Cô cho trẻ phát âm ,nói cấu tạo chữ o) khi Vịt con viết trên bảng đã thành thạo cô giáo Ngan bảo Vịt con lấy gì? (Hộp màu) và cô cho trẻ làm quen chữ Ô trong từ “hộp màu”( Cô cho trẻ phát âm chữ ô ,và câu tạo của chữ ô), cô giáo Ngan ra bài tập về nhà vào đâu “Quyển vở”.cô cho trẻ làm quen chữ cái ơ tương tự như chữ o,ô . Tiếp theo cô cho trẻ chơi trò chơi tạo dáng thành chữ cái. Bạn nào có thể tạo dáng chữ o trên cơ thể nào? Cô cho nhiều trẻ được tạo như cong hai ngón tay lại, cháu thì há miệng, cháu thì dùng hai cách tay....Trên cơ thể bộ phận nào giống chữ o. Trẻ nói mắt, đầu ..Hai bạn có thể tạo thành chữ o không? (Trẻ cầm tay nhau giang rộng) Ai có thể tạo thành chữ ô? Cô muốn cả lớp mình cùng tạo một chữ ô thật lớn nào? trẻ cầm tay nhau đứng thành vòng trong rộng và cho 6 trẻ làm dấu ô. Với chữ cái ơ cô cũng cho thực hiện như thế. Hoặc với trò chơi “tìm đồ dùng học tập” trên các đồ dùng học tập có chứa các chữ cái con vừa học bây giờ cô sẽ phát cho mỗi bạn một chữ cái khi có hiệu lệnh các con phải lấy ngay đồ dùng có chứa chữ cái đó. Ví dụ: Trẻ có chữ ô thì phải lấy o tô, cô cho trẻ vừa đi vừa hát bài “vịt con học chữ” sau đó cô kiểm tra số trẻ lấy đúng đồ dùng và cho trẻ nói tác dụng của từng đồ dùng đó. Trong khi dạy muốn trẻ ghi nhớ các chữ cái được lâu hơn cô cần phải liên hệ thực tế hỏi trẻ chữ cái đó giống cái gì hay con gì hay đồ vật gì? Để phát huy tính tích cự và tư duy của trẻ. Ví dụ: Chữ o giống quả trứng, quả cam. Chữ y giống cái nạng. Song song với việc làm quen với mặt chữ tôi còn phải hướng trẻ cách cầm bút đúng , cách mở sách, cách tô sao cho đúng , tô trùng khít chữ như khi tô các con phải ngồi ngay ngắn lưng thẳng,nđầu hơi cúi,ncầm bút bằng tay phải bằng ba ngón tay,mở sách từ từ nhẹ nhàng không làm rách, quăn mép sách. Ví dụ tô chữ o các con đặt bút chì từ đỉnh giữa chữ o tô ừ trái qua phải theo vệt chấm mờ thành một vòng tròn khép kín . *Dạy trẻ làm quen với chữ cái bằng các trò chơi - Muốn trẻ hiểu bài nhanh nhớ lâu ,thì trẻ phải được trực tiếp tham gia vào các hoạt động.Tôi đã sưu tầm ,sáng tác được một số trò chơi khi cho trẻ làm quen với chữ cái để trẻ tăng hứng thú ,cũng cố kỹ năng cụ thể như sau: + Trò chơi : Gạch chân chữ cái đã học : -Chuẩn bị : Các hình ảnh và bài thơ ,từ dưới tranh. -Cách chơi : Trong thời gian một bài hát đội nào gạch đúng chữ cái cô yêu cầu và gạch được nhiều chữ cái thì đội đó thắng cuộc + Trò chơi “chọn chữ theo yêu cầu” Cô phát âm, nói cấu tạo chữ hay cho chữ cái nào biến mất thì trẻ trọn chữ cái đó và phát âm. Với trò này có tác dụng luyện cho trẻ sự tinh nhanh, khả năng ghi nhớ và tư duy về cấu tạo chữ để nhặt chữ đúng và phát âm chuẩn. + Trò chơi “ Côn trùng hái lá”* Luật chơi: Trẻ hái đúng trong vòng 3 phút ,đội nào hái được nhiều chiếc lá có chữ cái là đội thắng cuộc. Cách chơi trẻ đóng vai một số côn trùng chạy đến cây dùng miệng hái những chiếc lá có chữ cái theo yêu cầu của cô mang về đổ vào rổ của đội mình, đội nào hái được nhiều hơn thì đội đó thắng cuộc. +Trò chơi : Vòng quay kỳ diệu,cô gắn thẻ chữ vào vòng quay như hình minh hoạ,cho trẻ lên quay khi kim chỉ vào chữ nào trẻ phát âm nói cấu tạo chữ đó. Việc tổ chức trò chơi làm quen với chữ cái phải theo một “chương trình” xuyên suốt ,cô giáo là người dẫn chương trình kết hợp khéo léo các trò chơi, có khoảng thời gian cho trẻ thư giãn bằng các trò chơi linh động xen kẽ ,để trẻ cảm thấy thoải mái , và tích cực tham gia. Bằng các trò chơi mới trẻ sẽ hứng thú khám phá những điểm mới của bài học, tạo được sức hút mạnh mẽ của trẻ vào bài học và giúp trẻ khắc sâu trí nhớ về cấu tạo chữ được làm quen. Cho nên với mỗi tiết dạy tôi luôn tìm tòi, sáng tạo những trò chơi mới, cách chơi mới ứng dụng với các hình thức khác nhau, thường xuyên thay đổi trò chơi để tạo sự mới lạ hứng thú với trẻ. *Dạy trẻ làm quenchữ cái thông qua lồng ghép tích hợp các môn học khác Hoạt động làm quen với chữ cái tương đối khô khan so với các hoạt động khác ví thế để giúp trẻ hứng thú tham gia vào bài học với cô một cách tích cực cô giáo là người xác định chủ đề lên kế hoạch tổ chức lồng ghép tích hợp các môn học một cách hợp lý để trẻ phát huy hứng thú, khuyến khích trẻ tích cực chủ động say mê trong tiết học. Ngoài việc dẫn dắt bằng ngôn ngữ thì sự khéo léo linh hoạt sáng tạo ứng xử sư phạm của cô giáo trong một tiết dạy phai nhanh nhạy để mang lại sự chú ý cao cho trẻ, cô giáo phải kết hợp nhuần nhuyễn các bộ môn khác vào chi tiết học làm quen chữ cái sao cho phù hợp với chủ đề chủ điểm. * Day trẻ làm quen chữ cái ở mọi lúc mọi nơi Như chúng ta đã biết, ở lứa tuổi mẫu giáo “Trẻ học bằng chơi, chơi mà học ” ghi nhớ của trẻ không chủ định, trẻ chóng nhưng mau quên. Do đó muốn nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với chữ cái không dừng lại trên tiết học mà phải thường xuyên, tranh thủ ở mọi lúc mọi nơi, các hoạt động trong ngày để cho trẻ làm quen với chữ cái một cách hợp lý như: Giờ đón trẻ ; Hoạt động góc; Hoạt động ngoài trời; giờ ăn; giờ ngủ; giờ hoạt động chiều. + Giờ đón trẻ: Khi trẻ đến lớp có thể cho trẻ tìm ảnh của mình gắn đúng vào tên của mình có trong bảng “Bé đến lớp, bé ở nhà ” Hoặc cho trẻ gắn ký hiệu vào bảng thời tiết : Ví dụ : Mưa thì phải gắn chữ m.nắng thì phải gắn chữ n....Có thể cho trẻ luyện phát âm qua đọc thơ, đọc đồng dao như luyện phát âm chữ g cho trẻ đọc bài đồng dao “ Gánh gánh gồng gồng” +Giờ hoạt động góc : Các góc chơi đều có môi trường chữ ,cô cho trẻ tự tìm hiểu như làm các bài tập gắn ,viết và gài chữ theo mẫu. Như góc học tập trẻ gắn những chữ cái đã học và cùng phát âm. + Giờ hoạt động ngoài trời : Cô cho trẻ xếp các hột, hạt, hòn sỏi thành các chữ đã học, hay dùng phấn viết lên sân những chữ đã học rồi cùng phát âm. +Giờ ăn : Khi đến giờ ăn tôi giới thiệu các món ăn và giải thích các món ăn như món cá gồm có hai chữ cái ghép lại đó là chữ c và a và dấu sắc. Cho trẻ nhận bát ,thìa ký hiệu bằng các chữ cái. + Giờ ngủ:Trước khi ngủ cô có thể ngâm thơ , kể chuyện cho trẻ nghe để trẻ có thể phát triển lời nói . + Giờ hoạt động chiều: Cô cho trẻ tô chữ in mờ, chữ in chữ rỗng và tìm cắt chữ trong hoạ báo dán thành sách làm bộ sưu tập . Biện pháp 4: Phối kết hợp với gia đình, cộng đồng để giáo dục trẻ: Đối với trẻ mầm non, thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học, chăm sóc, nuôi dạy trẻ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Bởi vậy, trường tổ chức phối kết hợp với phụ huynh qua các cuộc họp phụ huynh toàn trường qua hai lần trong năm; Để làm tốt được công tác giảng dạy mà đặc biệt là môn học làm quen với chữ cái đạt hiệu quả cao đó là tôi chỉ đạo giáo viên phối kết hợp với phụ huynh Ngoài giờ học trên lớp, các kiến thức kỹ năng về chữ cái phải được ôn luyện ở nhà.Vậy làm thể nào để tuyên truyền với phụ huynh một cách thuyết phục ,đạt kết quả cao , phối kết hợp thật tốt ?Đây cũng là vấn đề không đơn giản .Trong công tác tuyên truyền với phụ huynh tôi đã thực hiện các biện pháp sau : - Hằng ngày vào l
Tài liệu đính kèm: