A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Giáo dục được xem là quốc sách hàng đầu của nước ta, chăm sóc giáo dục trẻ
em là trách nhiệm của gia đình nhà trường và xã hội, trong đó ngành giáo dục
mầm non đóng vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp chăm lo, đào tạo và bồi
dưỡng thế hệ trẻ trở thành người chủ tương lai của đất nước. Có thể nói giáo dục
mầm non được xem là viên gạch nền để xây nên các công trình vĩ đại, và ở đó
người giáo viên mầm non là những người tạo nên những viên gạch đảm bảo chất
lượng để xây nên những nền móng của mỗi công trình vĩ đại ấy, nếu nền móng
mà không được xây dựng vững chắc thì không thể nào làm cho công trình đó
vững chắc được. Bởi vậy Nghị quyết đại hội Đảng lần 2 khóa VIII đã khẳng
định: “ Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu là động lực phát triển kinh tế xã
hội”. Chính vì vậy những năm gần đây việc nâng cao chất lượng giáo dục lấy trẻ
làm trung tâm là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu trong xã hội.
Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là một giáo dục hiện đại mang đậm tính nhân
văn. Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt,chúng khác nhau về thể chất và tâm lý.
Do đó, mỗi trẻ em có hứng thú, cách học, tốc độ học tập khác nhau và chúng đều
có thể thành công. Trẻ học bằng chơi tốt nhất khi có người lớn hỗ trợ và mở
rộng những gì đang hứng thú và đang thực hiện. Dạy học lấy trẻ làm trung tâm
khác với dạy học truyền thống là giáo viên không truyền đạt kiến thức cho trẻ
mà tạo ra các điều kiện, các cơ hội để trẻ được chủ động, sáng tạo tích cực hoạt
động, tự chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng xã hội. Để đạt được điều này thì chúng ta
phải thay đổi và thống nhất quan điểm về cách thực hiện giáo dục.
Quả đúng như vậy quan điểm dạy học “ Lấy trẻ làm trung tâm” đòi hỏi phải
xây dựng lại các hình thức tổ chức dạy học và các phương pháp dạy học phù
hợp. Thông thường, ở các hoạt động giáo viên đều nỗ lực trong việc đổi mới
phương pháp dạy học, tuy nhiên không phải giáo viên nào cũng thành công như
mong muốn. Trên thực tế khi tổ chức các hoạt động giáo viên vẫn rơi vào tình
trạng giáo viên làm trung tâm chính vì vậy chỗ đứng của việc dạy học mang tính
chất truyền dạy- lĩnh hội, nhồi nhét, dập khuôn, máy móc vẫn tồn tạivà ngôi
trường nơi tôi đang công tác cũng không ngoại lệ vẫn còn rất nhiều các hoạt
động khi tổ chức giáo viên “ lấy người thầy làm trung tâm” vai trò của người
thầy được đặt định quá cao, thầy quyết định mọi điều, thầy giảng trò nghe, thầy
truyền tải trẻ tiếp thu vô điều kiện làm cho khả năng tiếp nhận của trẻ thấp và kĩ
năng thực hành khó được hình thành, nhất là không có thời cơ để vận dụng vào
thực tế.
Trước tình hình đó, việc chỉ đạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ
giáo viên để tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là một trong
những yêu cầu cấp bách, là điều kiện quan trọng nhằm khẳng định sự tồn tại của
nhà trường. Để việc đổi mới phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ
làm trung tâm không chỉ là phong trào, không chỉ nhìn thấy trên bề nổi mà còn
được nhân rộng ở từng lớp học trong toàn trường và thực sự trở thành kỹ năng tổ
chức của mỗi giáo viên. Chính vì vậy mà tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số biện
pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức các hoạt động giáo dụclấy trẻ làm trung tâm”.
a trí thông minh trong giáo dục trẻ. BGH- TTCM Tháng 12 - Tổ chức kiến tập cấp trường. Kiến tập chuyên đề lĩnh vực thẩm mỹ lấy trẻ làm trung tâm. - Bồi dưỡng phương pháp, nghệ thuật lên tiết cho giáo viên tham dự thi giáo viên giỏi cấp huyện. - Trẻ được thực hiện các hoạt động khám phá trải nghiệm đơn giản về thế giới xung quanh BGH- TTCM Tháng 1+2 - Kiến tập theo khối các tiết thi giáo viên giỏi. - Phát động phong trào trang trí lớp nhân dịp tết nguyên đán. - Phát động hội giảng mùa xuân. - Chấm duyệt SKKN cấp trường. - Trao đổi kinh nghiệm khi thực hiện tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trug tâm. - Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn. - Tổ chức kiến tập cấp trường. Kiến tập chuyên đề phát triển nhận thức lấy trẻ làm trung tâm. - Kiểm tra việc ứng dụng kho học liệu lấy trẻ làm trung tâm. BGH- TTCM Tháng 3+4 - Tổ chức xem video các phương pháp dạy học tích cực. - Kiểm tra thi đua cuối năm. - Tổ chức kiến tập tại trường. Kiến tập văn học. - Kiểm tra quy chế chuyên môn. - Khảo sát đánh giá cô và trẻ. BGH- TTCM Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm 12 Tháng 5+ 6 Kiểm tra đánh giá chất lượng trẻ cuối năm. - Kiểm tra hồ sơ sổ sách của các lớp. - Hoàn thiện hồ sơ duyệt danh hiệu thi đua cấp trường. - Tổng kết năm học 2016-2017. - Xây dựng kế hoạch hoạt động hè 2017. BGH- TTCM Sau khi lập được kế hoạch cho từng tháng tôi đặt ra cho mình phương hướng và nhiệm vụ cần phải hoàn thành * Phương hướng, nhiệm vụ: - Bồi dưỡng giáo viên áp dụng một số phương pháp giáo dục tích cực: Montessori, bản đồ tư duy, thuyêt logic của Nhật Bản, thuyết đa trí thông minh trong giáo dục trẻ. - Thường xuyên kiểm tra báo trước và không báo trước, kiểm tra đột xuất quy chế chuyên môn của các nhóm lớp. - Kiểm tra phương pháp chuyên môn 06 giáo viên trong năm học. - Chỉ đạo 100% các nhóm, lớp thực hiện chương trình GDMN lấy trẻ làm trung tâm, thực hiện tốt các loại sổ sách của giáo viên, học sinh. Soạn bài đầy đủ đúng nội dung và bài soạn phải có trước một tuần, sách vở của trẻ thực hiện đầy đủ. - Tổ chức tốt sinh hoạt và thực hiện sinh hoạt tổ khối chuyên môn hiệu quả, chất lượng. - Tổ chức 01 tiết kiến tập cấp trường trong 1 tháng. Kiến tập các tiết đạt giải cao trong các hội thi và kiến tập các tiết khi đi kiến tập học hỏi các trường bạn. - Dự sinh hoạt chuyên môn các khối. Dự lên tiết trên trẻ trong mỗi lần sinh hoạt *Kết quả: Sau khi thực hiện biện pháp này tôi đã xác định được những công việc cần làm trong một năm. Phân công rõ ràng các công việc cho từng lớp, từng giáo viên. Bản thân tôi cũng thấy tự tin hơn, chủ động hơn trong việc quản lý, chỉ đạo giáo viên hoàn thành mọi công việc một cách tốt nhất. 2. Biện pháp 2: Bồi dưỡng giáo viên áp dụng một số phương pháp giáo dục tích cực: Phương pháp Montessori, Bản đồ tư duy ( Mindmap learn) Như chúng ta đã biết phương pháp giáo dục là con đường, là chìa khóa giúp người học tiếp cận kho báu tri thức nhân loại, là phương tiện để thầy và trò phát huy mọi khả năng học tập, nghiên cứu và sáng tạo. Việc phối hợp đa dạng các phương pháp và hình thức dạy học trong toàn bộ quá trình dạy học là phương hướng quan trọng để phát huy tính tích cực và nâng cao nhận thức chất lượng Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm 13 dạy học. Do đó chúng ta cần phải biết đổi mới và áp dụng những phương pháp giáo dục tích cực. Bản chất của các phương pháp giáo dục tích cực là “ lấy người học làm trung tâm”. Giáo viên thay vì truyền đạt tri thức, chuyển sang tổ chức các hoạt động phù hợp nhằm cung cấp cho trẻ phương pháp thu nhận thông tin, chủ động tư duy, nhận thức, thực hành, sáng tạo trong quá trình tiếp nhận tri thức. Chính vì vậy bên cạnh giúp giáo viên khai thác những yếu tố tích cực của các phương pháp giáo dục truyền thống thì tôi kết hợp bồi dưỡng cho giáo viên một số phương pháp giáo dục tích cực như phương pháp Montessori, bản đồ tư duy (Mindmap learn).Để giáo viên thực sự lĩnh hội và áp dụng được các phương pháp giáo dục tích cực này trước hết bản thân tôi phải tìm tòi nghiên cứu và chỉ ra cho giáo viên thấy được cái hay, điểm vượt trỗi ở mỗi phương pháp giáo dục tích cực này. Sau khi giáo viên thấy được điểm vượt trội của phương pháp giáo dục tích cực này thì tôi bắt đầu bồi dưỡng cho giáo viên về phương pháp, cách thiết kế bài học và cách vận dụng có hiệu quả các phương pháp này trong quá trình tổ chức các hoạt động cho trẻ. 2.1 Bồi dưỡng phương pháp giáo dục tích cực qua sinh hoạt chuyên môn 2.1.1.Phương pháp Montessori: Đầu tiên tôi giao nhiệm vụ cho giáo viên tìm hiểu về phương pháp Montessori qua sách, báo và trên mạng internet. Sau đó trong các buổi sinh hoạt chuyên môn tôi cùng các đồng chí giáo viên mỗi ngày một ít, mỗi buổi một tẹo cuối cùng chúng tôi đã cùng rút ra những kiến thức và cách thiết kế bài học theo phương pháp này như sau: - Giáo viên khi lên lớp cần đảm bảo các yêu cầu về tính đơn giản, rõ ràng và khách quan. Nếu giáo viên lên lớp đáp ứng đúng ba yêu cầu này mà trẻ vẫn chưa hiểu được nội dung học trên lớp, không hiểu cách giải thích của cô thì khi đó giáo viên phải để ý đến hai việc: + Một là: Không lặp lại những nôi dung như vậy ở những lần sau. + Hai là: Không để học sinh cảm thấy mình phạm sai lầm hoặc nghĩ là cô giáo không hiểu chúng. Bởi nếu như vậy, học sinh sẽ cố gắng hết sức để hiểu, khi quan sát giáo viên sẽ thấy trẻ có sự thay đổi về tâm lý như vậy kết quả quan sát sẽ không chân thực. Ví dụ 1: Cô giáo dạy trẻ phân biệt màu đỏ và màu xanh. Cô muốn trẻ chú ý về màu sắc nên nói “ Hãy xem cái này”. Cô cho trẻ xem màu đỏ nói chậm rãi và rõ Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm 14 ràng:” Đây là màu đỏ”. Sau đó cô lại cho trẻ xem một màu khác và nói” Đây là màu xanh”. Để cho trẻ hiểu về khái niệm màu sắc cô giáo nói: “Hãy đưa màu đỏ cho cô” hoặc hãy “đưa màu xanh cho cô”. Nếu trẻ đưa sai cô không nên lặp lại bài tập này nữa mà nên tỏ ra thân thiện với trẻ như bằng một nụ cười sau đó cất những đồ vật đó đi. Với cách lên lớp như trên tưởng chửng như rất đơn giản nhưng trên thực tế không phải giáo viên nào cũng biết làm công việc đơn giản đó. Việc phải kiểm soát hành vi của mình cho phù hợp với tiêu chuẩn và lên lớp theo tiêu chí đơn giản, rõ ràng, khách quan là một việc không dễ, đặc biệt là với những giáo viên đã theo phương pháp dạy học truyền thống. Họ thường nói những câu thừa, thậm chí có những lúc nói dối trước mặt học sinh.Thông thường giáo viên hay giải thích cặn kẽ những điều đơn giản mà bắt trẻngồi nghe. Không phải đứa trẻ nào cũng muốn nghe, vì thế cô lại lên lớp theo hình thức như sau: Cô nói “ Các con ai có thể đoán được trong tay của cô có gì” rõ ràng cô biết là trẻ không đoán ra được, nhưng cô muốn dùng phương pháp sai lầm này để thu hút bọn trẻ. Sau khi trẻ đoán già đoán non một hồi trong đầu chúng bây giờ chứa đầy một mớ khái niệm trong mớ hỗn độn đó trẻ rất khó phân biệt nội dung chính là phân biệt màu đỏ và màu xanh. Ví dụ 2: Giờ học phân biệt tiếng ồn và âm nhạc: Ổn định cô kể cho trẻ nghe một câu chuyện dài, bỗng có người gõ cửa (Điều này cô sắp xếp từ trước).Thế là cô giáo dừng lại và nói: “Cái gì đấy?” “ Có chuyện gì thế” Các em có biết người gõ cửa kia là ai không? Cô không thể kể tiếp chuyện được vì bị tiếng gõ cửa kia ảnh hưởng. Giờ các em đã hiểu chưa đó là tiếng ồn. Hay như với âm nhạc cô cầm chiếc đàn ghi ta lên và nói đây là một vật vô cùng kì bí có thể bật lên mọi loại âm thanh như tiếng rộn ràng, du dươngnhững tiếng đó là âm nhạc. Để trẻ phân biệt tiếng ồn và âm nhạc như vậy thật là buồn cười và hoang đường. Rất có thể trẻ sẽ có ấn tượng là cô đang đùa hay cô giáo thật ngốc vì khi bị làm phiền bằng tiếng ồn mà có thể quên hết mọi thứ và trẻ sau giờ học đó chỉ nhớ đến hình ảnh của cô chứ không để ý đến nội dung bài học. - Giáo viên trước khi bắt đầu giờ học cần tập trung vào môi trường sắp xếp giáo cụ một cách sẵn sàng, đầy đủ, đẹp đẽ để hấp dẫn trẻ. Bản thân giáo viên cũng phải hấp dẫn, sạch sẽ, rạng rỡ, vui vẻ và đầy tự trọng. Tiếp theo phải chú ý đến Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm 15 cử chỉ, lời nói của mình trong mọi lúc, mọi nơi càng trở nên duyên dáng nhẹ nhàng càng tốt. - Sau khi chuẩn bị xong môi trường thì tập trung vào việc khiến trẻ tập trung vào công việc: Nếu như trẻ chưa tập trung thì giáo viên có thể thử tất cả các cách làm cho trẻ vui thích như thơ ca, vần điệu, bài hát, trò chơiHãy bắt đầu hoạt động bằng lời nói hào hứng và vẻ mặt rạng rỡ. - Khi trẻ đã tập trung vào công việc cô tạo nhiều tình huống bài tập cho trẻ trải nghiệm tìm tòi khám phá. Trong khi trẻ trải nghiệm thì ta không được phép can thiệp và làm đứt đoạn công việc của trẻ. Lúc này một lời khen ngợi, một thái độ quan tâm thậm chí là sự chú ý của ta đến trẻ cũng chính là sự can thiệp phá hoại sự tập trung của trẻ. Cô có thể trợ giúp khi trẻ gặp khó khăn. Nếu ta can thiệp khi không có yêu cầu của trẻ thì trẻ sẽ để lại việc cho ta làm. Người giáo viên phải luôn luôn nhớ rằng: niềm đam mê của trẻ không nằm ở chính công việc đó mà nằm ở việc chinh phục sự khó khăn đó. * Thiết kế bài học theo phương pháp Montessori: Tên đề tài hoạt động - Mục đích- yêu cầu: + Kiến thức: + Kỹ năng: + Tư duy: + Thái độ: - Chuẩn bị: + Đồ dùng, giáo cụ của cô: Chuẩn bị về phương tiện và phương pháp dạy học + Đồ dùng, giáo cụ của trẻ - Tiến Hành: Trong phần này giáo viên phải thiết kế, tạo dựng viết ra các hoạt động nhằm thể hiện được các nội dung chủ yếu sau: + Ôn lại bài cũ và đặt vấn đề chuyển tiếp vào bài mới + Dạy học bài mới + Củng cố và luyện tập - Đánh giá kết thúc bài học: Giáo viên đánh giá kết quả học tập và hướng dẫn trẻ tự đánh giá kết quả của bản thân. 2.1.2. Phương pháp giáo dục Bản đồ tư duy (Mindmap learn ): Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm 16 Như chúng ta đã biết lợi ích mà bản đồ tư duy (Mind Map) mang lại cho trẻ em là không nhỏ, bởi nó giúp các em ghi nhớ tốt hơn; biết cách sắp xếp thông tin và ý tưởng một cách khoa học, hệ thống hơn; kích thích trí tưởng tượng, óc sáng tạo của các em. Thay vì những gạch đầu dòng nhàm chán, ghi nhớ bằng một bản đồ với những hình ảnh và màu sắc sinh động sẽ giúp bé không còn kém tập trung, diễn đạt lủng củng hay nhớ trước quên sau nữa. Các chuyên gia chia sẻ cách dạy bé sử dụng bản đồ tư duy như sau: - Bước 1: Dạy bé đọc và hiểu một bản đồ tư duy đơn giản. Ví dụ tìm hiểu về mùa xuân cô cho trẻ xếp các hình ảnh như bên trẻ sẽ hiểu rất nhanh và ghi nhớ mùa xuân có những hoạt động gì? công tác chuẩn bị ra sao? - Bước 2: Cho bé điền vào một mẫu bản đồ tư duy có sẵn. - Bước 3: Khuyến khích bé sử dụng bản đồ tư duy để tóm tắt lại một cuốn sách/câu chuyện. - Bước 4: Khuyến khích bé sử dụng bản đồ tư duy để lập một kế hoạch thực tế. - Bước 5: Khuyến khích bé thỏa sức sáng tạo với bản đồ tư duy. Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm 17 Một số lưu ý: - Để biến hứng thú thành thói quen, giáo viên hãy bắt đầu bằng những đề tài mà bé thích và khuyến khích bé sử dụng bản đồ tư duy để ghi nhớ, diễn đạt chúng. Ngược lại, giáo viên cũng dùng bản đồ tư duy để chia sẻ, truyền đạt với bé. - Luôn luôn trân trọng những tác phẩm của bé dù chúng có thể chưa hoàn chỉnh. - Tổ chức những cuộc thi những trò chơi trong lớp với bản đồ tư duy. - Không ép buộc bé sử dụng bản đồ tư duy nếu bé nhất quyết không thích vì mỗi đứa trẻ là một cách học. Khi nhắc đến trí thông minh, ta thường liên tưởng đến những biểu hiện như chỉ số IQ cao. Nhưng trong thực tế, trí thông minh của trẻ em tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau. Có bé giỏi về tự nhiên, có bé lại thông minh trong giao tiếp, có bé giỏi về logic toán học, có bé lại giỏi về ngôn ngữ. Quan trọng là giáo viên hãy biết nhìn ra điểm mạnh của trẻ để giúp trẻ phát huy. 2.2.Bồi dưỡng phương pháp giáo dục tích cực qua tổ chức thao giảng và kiên tập chuyên đề. Sau khi bồi dưỡng cho giáo viên về phương pháp, cách thiết kế hoạt động. Tôi nhận thấy như vậy là chưa đủ vì giáo viên của mình mới chỉ được bồi dưỡng dừng lại ở mặt lý thuyết. Bác Hồ đã từng dạy ” Học phải đi đôi với hành” chính vì vậy tôi đã tổ chức cho giáo viên thao giảng và kiến tập chuyên đề. Có thể nói việc tổ chức tốt các hoạt động thao giảng và kiến tập chuyên đề tại trường và kiến tập lại các hoạt động của trường bạn là rất cần thiết bởi vì các tiết dạy với đề tài cụ thể là những ví dụ sinh động giúp cho các đồng chí giáo viên được “ Mắt thấy, tai nghe ” những gì mà mình được học được bồi dưỡng. Nhận thức được điều này nên tôi đã lên kế hoạch và tổ chức cho giáo viên lên tiết qua các hội thi hội giảng 20/11 và hội giảng mùa xuân hay lên tiết trong các buổi sinh hoạt chuyên môn. Một số tiết đạt giải cao áp dụng phương pháp Montessori Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm 18 Không chỉ có vậy mà tôi còn thường xuyên tổ chức kiến tập các tiết đạt giải cao trong đợt hội giảng hay tổ chức kiến tập các tiết khó như tiết về định hướng không gian hay đong, đo độ lớn độ dài của đối tượngĐể làm được điều này thì vào đầu năm học khi lựa chọn kiến tập chúng tôi lựa chọn giáo viên vững vàng về chuyên môn, có kinh nghiệm trong giảng dạy. Nhưng đến giữa năm, cuối năm tôi không chỉ để những giáo viên vững về chuyên môn lên tiết kiến tập mà nhân rộng cả những giáo viên mới ra trường, những giáo viên yếu kém về chuyên môn để họ được trải nghiệm, bình tĩnh, tự tin trước đám đông. Trước khi cho các đồng chí giáo viên kiến tập ban giám hiệu chúng tôi phải duyệt giáo án, đề ra một số tình huống sư phạm có thể xảy ra giúp giáo viên có cách xử lý hợp lý nhất. Sau buổi kiến tập chúng tôi cho tất cả các đồng chí giáo viên góp ý rút kinh nghiệm cho tiết dạy về ưu điểm cũng như tồn tại của giờ học. Chính việc nhận xét của mỗi cá nhân giáo viên cho giờ dạy của bạn đã giúp họ học tập đồng nghiệp những cái tốt, hạn chế những tồn tại mà bạn mình đã mắc phải để áp dụng vào thực tế dạy trẻ hàng ngày. Tổ chức kiến tập cấp trường Sau mỗi đợt tổ chức như vậy tôi đã chắt lọc và chọn được các đề tài hay mới lạ cho vào kho đề tài giáo dục để tham gia giáo viên giỏi cấp huyện. Nhờ vậy mà năm học 2016 -2017 trong đợt thi giáo viên giỏi cấp huyện vừa rồi bằng sự nỗ lực, đoàn kết mà trường tôi đã đạt giải ba của khối mẫu giáo lớn và thật vinh dự cho trường tôi khi được Phòng giáo dục và đào tạo huyện Gia Lâm tin tưởng giao cho kiến tập chuyên đề tiết khám phá “Bóng thật kỳ lạ” Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm 19 Ảnh tổ chức kiến tập cấp Huyện Bên cạnh đó việc cho giáo viên đi thăm quan, kiến tập và dự giờ các trường bạn cũng rất quan trọng. Năm học vừa qua Phòng giáo dục đã tổ chức cho chúng tôi được học hỏi các trường trong huyện như trường Mầm non Bát Tràng, Mầm non Phù Đổng, Mầm non Dương Quang, Mầm non Hoa Phượng. Sau khi đi kiến tập về tôi tổ chức cho giáo viên lên lại các tiết này trên trẻ của trường mình sau đó xem lại video tiết của trường bạn để bản thân tôi cũng như giáo viên rút ra và so sánh được cái hay của bạn cái nghệ thuật của bạn, nếp, kiến thức trẻ của trường bạn so với trường mình từ đó bản thân tôi sẽ đúc kết được kinh nghiệm quản lý còn giáo viên sẽ lĩnh hội nhiều hơn về kiến thức, nghệ thuật và phương pháp. * Kết quả: Sau khi thực hiện biện pháp này giáo viên trường tôi nắm vững được các phương pháp giáo dục tích cực từ đó biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào trong các hoạt động và thực sự trẻ được trở thành trung tâm của mọi hoạt động. 3. Biện pháp 3: Hệ thống các bài tậpvà cách thức hoạt động lấy trẻ làm trung tâm Qua thực tế quản lý tôi nhận thấy rằng để giúp giáo viên không còn khó khăn trong việc chọn lựa các bài tập cũng như trò chơi để tổ chức các hoạt động cho trẻ. Nên tôi đã quyết định chỉ đạo giáo viên lập một kho học liệu các bài tập giảng dạy, phương pháp, giáo án của đề tài đó và trò chơi. Tôi giao cho mỗi giáo viên dựa vào kế hoạch giáo dục của phòng, chương trình giáo dục mầm non lập ngân hàng các bài tập, trò chơi theo tháng. Sau đó bản thân tôi hệ thống lại cho khoa học. Tôi sẽ chọn lựa đâu là đề tài của lĩnh vực nhận thức, hay đâu là của lĩnh vực thẩm mỹ rồi ở mỗi một lĩnh vực tôi sẽ sắp các bài tập từ dễ đến khó và để dễ tìm thì tôi đánh dấu theo vần A, B. Làm như Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm 20 vậy nên tháng nào tôi cũng hệ thống được các bài tập, cách thức hoạt động bổ sung vào kho học liệu của trường mình. Ví dụ: Tháng 1 trường tôi thực hiện theo chủ đề con vật đáng yêu và tôi đã hệ thống được một kho học liệu gồm các bài tập và cách tổ chức hoạt động sau: * Một số đề tài hoạt động:Bóng thật kì lạ, số từ 1-10, sự kì diệu của nam châm, dấu vết của con vật, ngôi nhà của loài vật, lông mao lông mũ bộ da, nuôi chim vào mùa đông, các câu chuyện về động vật, vòng đời của ếch, sống và không sống, ngọn nến tắt, nước dâng lên, không khí nóng bốc lên cao, Sắt và cát, mực bí mật không mầu, Cuốn sổ cuộc đời. * Một số bài tập: Bài tập với số và hạt, bài tập với gậy và số, bài tập với các khối gỗ dày mỏng, bài tập với các hình khối.. Ví dụ: Bài tập với gậy và số Trẻ nhận ra các chữ số từ 1-10, so sánh số lượng với nhau, nhận ra các số chẵn, số lẻ. Biết mỗi số hơn sau 1 đơn vị, luyện đếm từ 1-10 qua đếm đốt gậy. Rèn sự ước lượng bằng mắt cho trẻ xếp theo thứ tự tăng dần hoặc giảm dần. Thêm bớt trong phạm vi 10. + Chuẩn bị: Thẻ số từ 1-10 gậy có các đốt từ 1-10 + Cách thực hiện: * Bài tập 1: Xếp gậy theo thứ tự từ 1-10-> đặt thẻ số.Xếp theo thứ tự giảm dần từ 10-1 -> đặt thẻ số. * Bài tập 2: Dấu một gậy bất kỳ, yêu cầu trẻ nhận ra chiếc gậy thiếu đó là số mấy. Hoặc tráo đổi vị trí của các số và gậy, yêu cầu trẻ sắp xếp lại * Bài tập 3: Thao tác với gậy để thêm bớt trong phạm vi 10 Đặt gậy thẻ số 10 và thẻ số ra. Đặt gậy số 9 và thẻ số ra hàng thứ 2, đặt gậy số 1 trồng tiếp vào gậy số 9, đặt thẻ số. tương tự như vậy với cặp gậy số 8 và 2, 7 và 3, 4 và 6. Gậy số 5 bằng nửa các cặp gậy trước. Chuyển gậy và thẻ số 4 ở cột có cặp số 6 và 4 xuống-> 10 bớt 4 còn 6. Tương tự thao tác với các cặp số khác. * Cách tổ chức hoạt động: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm 21 Ví dụ: Đề tài bóng thật kì lạ được tổ chức như sau: Đề tài:Bóng thật kì lạ Hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của trẻ 1. Ổn định tổ chức: - Cho trẻ vè 4 hàng ngang xem diễn bóng. 2. Phương pháp, hình thức tổ chức: * Hoạt động 1: Bóng của vật. Cô chiếu đèn vào vật để trẻ phát hiện ra bóng của vật đó Cô vẫn chiều đèn nhưng không bật sáng và để vật đó đằng sau đèn pin để trẻ phát hiện ra rằng Khi chiếu ánh sáng vào đồ vật, vật đó sẽ cản ánh sáng lại và tạo ra bóng của vật đó đấy. - * Trẻ trải nghiệm cá nhân với các vật có bóng: Cô cho trẻ lấy khay đồ dùng và về đội hình chữ U. - Cô cho trẻ trải nghiệm với bàn tay của mình: - Cô cho trẻ soi bóng của con vật và rối dẹt (con bướm, con vật) để từ đó trẻ thấy rằng Nếu đặt bất kì vật gì trên đường đi của ánh sáng thì sẽ tạo ra bóng của vật đó. * Thử nghiệm với vật cho ánh sáng đi qua: - Cô cho trẻ soi bóng của con thỏ làm bằng bìa và 1 con thỏ bằng meeka để tìm ra điểm khác nhau và đi đến kết luận Hình con thỏ được làm từ meeka này chỉ cho 1 phần ánh sáng đi qua nên ta thấy bóng của vật rất mờ . Có những đồ vật cản ánh sáng( như quyển sách, bàn tay,
Tài liệu đính kèm: