Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non

Giả định trẻ bị động vật cắn

- Cách phòng động vật cắn: Không cho trẻ đến gần hoặc trêu chó mèo lạ ; Không để trẻ chơi gần bụi rậm để đề phòng rắn cắn,ong đốt .

 - Cách xử trí: Bị động vật cắn, việc cần làm ngay là phải rửa sạch vết thương bằng nước sạch và xà phòng, sau đó phủ lên vết thương miếng vải sạch hoặc băng gạc. Nếu trẻ bị chó, mèo cắn cần phải theo dõi con vật tối thiểu trong 10 ngày để phát hiện những biểu hiện bất thường như: sùi bọt mép, bị ốm sau khi cắn. Khi bị động vật nghi dại cắn, phải đưa ngay nạn nhân đến cơ sở y tế để tiêm phòng.

Tôi thường xuyên kiểm tra giáo viên về kiến thức sư phạm phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ bằng cách trò chuyện trao đổi ở bất kì nơi nào và vị trí nào có thể kiểm tra.Vì qua hình thức kiểm tra tôi đã bồi dưỡng được sâu hơn kiến thức cho giáo viên, giúp cho giáo viên nhớ lâu và tự tin hơn khi giao tiếp với mọi người xung quanh, không còn cảm giác sợ hãi khi tiếp xúc với lãnh đạo.

 

doc 27 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 3942Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rường mặc dù đang trong lộ trình xây dựng trường chuẩn xong vẫn còn thiếu so với nhu cầu hiện tại. 
Công tác kiểm tra, theo dõi,đánh giá nội dung bảo vệ an toàn, phòng tránh tai nạn cho trẻ trong nhà trường chưa được làm thường xuyên, chặt chẽ, chủ yếu là định tính, kết quả thường chung chung, không rõ ràng. Thiết bị y tế còn thiếu chưa được trang bị đầy đủ, những loại thuốc chữa những bệnh thường gặp còn hạn chế về số lượng. Hơn nữa giáo viên ít được dự các lớp tập huấn, bồi dưỡng cập nhập kiến thức chuyên môn về chăm sóc sức khỏe, về bảo vệ an toàn, phòng tránh và sơ cứu thương tích cho trẻ. 
Từ việc phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng, việc bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên trong trường để nâng cao chất lượng trong việc chăm sóc giáo dục trẻ là cấp thiết, vì vậy tôi đã đưa ra một số biện pháp cụ thể sau: 
II. 3. Các biện pháp thực hiện
a.Mục tiêu của biện pháp: 
Mục tiêu của các biện pháp là nhằm bổ sung kiến thức, hoàn thiện kĩ năng sư phạm, đẩy mạnh sự phát triển về nghiệp vụ cho tất cả giáo viên trong nhà trường, thông qua đó, giúp giáo viên có đủ năng lực tham gia vào công cuộc đổi mới giáo dục mầm non, theo kịp và đáp ứng tốt các yêu cầu phát triển của xã hội.	
Sức khỏe được đảm bảo sẽ giúp tinh thần của trẻ được ổn định, tăng khả năng tiếp thu, học hỏi những điều mới lạ trong cuộc sống, hình thành tư duy, nhân cách, năng lực thẩm mĩ, chuẩn bị vững chắc cho sự phát triển sau này.
Theo Chỉ thị số 20-CT/TW, Bộ Chính trị ngày 5/11/2012 về tăng cường lãnh đạo của Đảng đối với chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới, việc giáo dục và chăm sóc trẻ em là vấn đề có tính chiến lược lâu dài, góp phần nâng cao nguồn lực sau này của đất nước. Đó là nhiệm vụ của ngành giáo dục nói chung và của giáo dục mầm non nói riêng, đáp ứng yêu cầu của xã hội, tạo nên lòng tin của phụ huynh với giáo viên, giữ vững uy tín của trường học.
Luôn giáo dục lồng ghép các nội dung và dạy trẻ các kiến thức cơ bản về cách phòng tránh, nhận biết các nguy cơ gây tai nạn cho trẻ để trẻ tự biết bảo vệ bản thân khi cần thiết.
 Qua các biện pháp giáo viên đã thỏa mãn được nhu cầu học tập, vui chơi của trẻ mà vẫn đảm bảo an toàn mọi lúc, mọi nơi cho trẻ góp phần vào việc“ xây dựng trường học an toàn” và đẩy mạnh công cuộc xã hội hóa giáo dục còn gặp nhiều khó khăn ở địa phương. Những biện pháp sẽ được áp dụng luôn tạo được niềm tin nơi phụ huynh rằng họ đang có người đồng hành trên con đường xây đắp hạnh phúc và tương lai phồn thịnh cho thế hệ măng non chủ nhân của đất nước . 
b. Nội dung và cách thức thực hiện các biện pháp: 
 - Xây dựng kế hoạch hoạt động trường học an toàn và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 
- Chỉ đạo giáo viên thường xuyên loại bỏ đồ dùng, đồ chơi gây nguy hiểm.
	- Chỉ đạo giáo viên luôn giám sát trẻ mọi lúc, mọi nơi	 
- Bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên kiến thức, kỹ năng cơ bản để phòng tránh và xử trí các tình huống khi tai nạn xảy ra
- Động viên giáo viên tự học tập, bồi dưỡng nâng cao ý thức trách nhiệm về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ.
Chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác tuyên truyền và phối kết hợp với phụ huynh
 Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch hoạt động trường học an toàn và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 
 Xây dựng kế hoạch là một trong các nhiệm vụ của quản lí bảo vệ an toàn, phòng tránh tai nạn cho trẻ trong cơ sở giáo dục mầm non. Kế hoạch được ví như chìa khóa mở đường đi đến mục đích. Kế hoạch có tầm quan trọng đặc biệt, nó như kim chỉ nam, có tác dụng chỉ đạo, chỉ đường cho hoạt động thực hiện theo một con đường đã định sẵn. Nó như ngọn đèn pha dẫn lối cho chúng ta thực hiện công việc một cách khoa học. Vì vậy, nếu xây dựng được kế hoạch coi như ta đã thành công được một nửa công việc. Nhìn vào tình hình thực trạng của nhà trường, cũng như những vấn đề tai nạn thương tích xảy ra ở Việt Nam. Tôi đã nhận định được những điểm mạnh và những điều còn hạn chế, trong vấn đề phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mình, do vậy, ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo giáo viên thực hiện công tác xây dựng trường học an toàn, phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ với mục tiêu : Nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho Cán bộ giáo viên, phụ huynh và học sinh, từ đó thay đổi hành vi nếp sống phù hợp để hạn chế những tai nạn thương tích, chú trọng phòng tránh tai nạn giao thông, bạo lực học đường , đuối nước, dị vật đường thở, điện giật, bỏng giảm tối đa tỉ lệ tai nạn thương tích trong và ngoài trường. Đảm bảo 100% Cán bộ giáo viên của nhà trường được tập huấn kiến thức và kỹ năng phòng, tránh tai nạn thương tích. 100 % trẻ được đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần, không xảy ra tai nạn thương tích, không xảy ra ngộ độc thực phẩm . Xây dựng môi trường học tập an toàn, “Xanh - Sạch - Đẹp”. Chỉ đạo giáo viên rà soát loại bỏ các đồ dùng, đồ chơi trong lớp có nguy cơ gây tai nạn thương tích cho trẻ, giáo viên bổ xung các biển cấm ở các ổ điện tại lớp. Kiểm tra các loại đồ chơi ngoài trời hỏng, bong sơn, long ốc , gây mất an toàn cho trẻ, báo cáo Ban giám hiệu để có kế hoạch sửa chữa kịp thời.
Ký kết hợp đồng thực phẩm với các cơ sở đáng tin cậy đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ.
 	Liên hệ với Trung tâm y tế huyện Krông Ana mời Bác sĩ về trường khám sức khỏe cho trẻ 1-2lần/năm 
 Tham mưu với Hiệu trưởng bổ xung thuốc, các dụng cụ sơ cấp cứu y tế cho phòng y tế học đường.
 	Chỉ đạo giáo viên rèn các nề nếp, thói quen vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường.
 	 Phòng tránh tai nạn gây chấn thương: Thường xuyên kiểm tra chắn song cửa sổ, cửa kính, cửa ra vào cổng trường và đồ chơi ngoài trời kịp thời báo cáo để khắc phục, sửa chữa ngay. 
 	Chỉ đạo giáo viên lồng ghép tích hợp phòng tránh tai nạn thương tích vào các hoạt động giáo dục trong ngày.
Biện pháp 2: Chỉ đạo giáo viên thường xuyên loại bỏ đồ dùng, đồ chơi gây nguy hiểm.
Một trong những khái niệm về đồ chơi, thì đồ chơi là một trong những đồ dùng không thể thiếu đối với trẻ nhỏ, đồ chơi cần cho trẻ được ví như cơm ăn nước uống hàng ngày của trẻ. Nếu trong một ngày ở lớp trẻ hoạt động mà không có đồ chơi thì coi như hoạt động đó không thành công, qua đó nói nên tầm quan trọng của đồ chơi là rất cần thiết cho trẻ. Và thời gian trẻ được tiếp xúc với đồ chơi trong một ngày là rất nhiều, chính vì vậy, phải thường xuyên loại bỏ những đồ chơi gây nguy hiểm cho trẻ. 
Theo quy định của nhà trường, giáo viên phải thường xuyên vệ sinh đồ dùng, đồ chơi hàng ngày, hàng tuần để đảm bảo vệ sinh phòng chống dịch bệnh và loại bỏ những đồ chơi gây nguy hiểm cho trẻ. Những đồ chơi đã bị hư hỏng trở nên sắc nhọn rất nguy hiểm. Cơ thể trẻ còn rất non yếu, làn da mỏng manh của trẻ rất dễ bị trầy xước vì thế khi chơi dễ gây ra nguy hiểm cho trẻ như đứt tay, xước da. Vật sắc nhọn làm nguy hiểm đến mắt cũng như chảy máu cơ thể trẻ. Những đồ chơi nhỏ như hột hạt ở các góc khi trẻ chơi cô cần chú ý quan sát tránh để trẻ đưa vào miệng, khi chơi xong cô cần cất dọn cẩn thận không để trẻ tự ý lấy chơi. Đồng thời chỉ đạo giáo viên luôn cố gắng sáng tạo ra những loại đồ chơi mới phù hợp với lứa tuổi mà vẫn đảm bảo tính khoa học của hoạt động. Với những đồ chơi hiện nay đa phần là đồ chơi xuất xứ từ Trung Quốc, với nhiều chất liệu độc hại như chì, các chất gây rối loạn nội tiết, gây ung thư... một số là loại nhựa giòn dễ vỡ gây nguy hiểm vì vậy khi chọn lựa đồ chơi cho trẻ giáo viên cần lưu ý chọn cho trẻ đồ chơi có xuất xứ rõ ràng, các thông số về kỹ thuật cũng như chất liệu tạo thành được nhà sản xuất ghi đầy đủ, rõ ràng trên bao bì sản phẩm đảm bảo an toàn cho trẻ khi chơi. Song song với việc loại bỏ đồ dùng, đồ chơi nguy hiểm thì giáo viên phải luôn cẩn trọng với đồ dùng của cô như: dao, kéo, thước kẻ, súng bắn nếnkhi dùng song phải cất gọn đúng nơi quy định, cất cao khỏi tầm với của trẻ. Báo ngay với Ban giám hiệu nếu trong lớp có đồ dùng, đồ chơi bị hỏng để thay thế đồ dùng đồ chơi mới ngay đảm bảo an toàn và có đồ chơi cho trẻ. Việc thường xuyên loại bỏ đồ dùng, đồ chơi nguy hiểm hàng ngày là việc dễ làm và đơn giản giúp phòng tránh tai nạn thương tích và dị vật đường thở cho trẻ, nhờ việc giáo viên thường xuyên loại bỏ đồ dùng đồ chơi nguy hiểm giờ đây đồ dùng đồ chơi các lớp luôn đảm bảo được an toàn cho trẻ. Các lớp không có trường hợp nào bị tai nạn do bị hóc, sặc, trầy xước da,.. do đồ chơi hư hỏng.
Biện pháp 3: Chỉ đạo giáo viên luôn quan sát trẻ mọi lúc, mọi nơi.
Giáo viên không nên để trẻ chơi mà không có sự theo dõi của cô dù chỉ trong tích tắc. Trẻ phải luôn luôn được sự chăm sóc, trông coi của người có trách nhiệm. Cô giáo phải thường xuyên theo dõi, bao quát cháu mọi lúc mọi nơi, trong mọi hoạt động. Luôn luôn để mắt đến trẻ vì ở tuổi mầm non trẻ hiếu động và luôn muốn khám phá mọi đồ vật xung quanh bằng tất cả khả năng của mình: Mắt nhìn, tay sờ và ngậm vào miệng để nếm thử hoặc là đưa vào mũi, tai... Vì thế mà trẻ thường mắc phải các tai nạn về đường hô hấp do hít và nuốt phải các dị vật. Hàng ngày giáo viên nhận trẻ trực tiếp từ tay cha mẹ trẻ, đếm và kiểm tra trẻ nhiều lần trong ngày ( nhất là đầu năm), chú ý những lúc đưa trẻ ra ngoài sân trường trẻ để tham gia các hoạt động ngoài trời hoặc thăm quan. Bàn giao số trẻ khi giao ca, đóng cổng trường khi không có người ra vào. 
Khi trò chuyện với trẻ cô tổ chức chơi một số trò chơi như tập vông, tay xinh...( gợi ý xem trẻ có đồ gì trong túi thì bỏ ra chơi cùng ) để xem ai có gì trong túi quần áo không, từ đó cô có thể loại bỏ những đồ chơi nhỏ mà trẻ nhặt được hoặc mang từ nhà đến.
 Hoạt động học: Thường ít gây ra tai nạn nhưng giáo viên cũng cần phải lưu ý, trẻ có thể đùa nghịch chọc bút vào mặt nhau ( chọc vào mắt nhau). Nhất là với các hoạt động sử dụng đất nặn cần chú ý không để trẻ nghịch đất nặn nhét vào tai, mũi của nhau rất nguy hiểm. Không sử dụng các loại chai, lọ đựng thuốc, đựng màu độc hại làm đồ chơi cho trẻ. Giáo viên cần lồng ghép, tích hợp giáo dục về an toàn cho trẻ trong mọi chủ đề, lồng ghép nội dung phòng tránh tai nạn thương tích vào chương trình giáo dục.
VD: Chủ đề Mẹ và những người thân yêu của bé: lồng ghép các câu hỏi: “những đồ dùng nào trong gia đình có thể gây nguy hiểm trẻ không được đến gần”( các đồ dùng sử dụng điện, phích đựng nước nóng, dao, kéo...)
Chủ đề : Phương tiện giao thông: biển báo giao thông đơn giản, đèn tín hiệu, khi tham gia giao thông các bé cũng phải nhớ đội mũ bảo hiểm....
Chủ đề Đồ dùng, đồ chơi trong lớp bé: khi chơi đồ chơi phải như thế nào, nếu đưa vào miệng sẽ bị làm sao...
Chủ đề Cây xanh và môi trường sống: Giáo dục trẻ không được leo trèo lên cành cây sẽ bị ngã rất nguy hiểm. Cho trẻ làm quen với những biển cấm, biển báo nguy hiểm, cảnh báo những đồ vật gây nguy hiểm và những nơi nguy hiểm trẻ không được đến gần. 
Hoạt động ngoài trời: Trong giờ chơi vì ở ngoài trời, trẻ rất ham chơi nên có thể gặp các tai nạn như: Chấn thương phần mềm, rách da, gãy xương...nguyên nhân thường do trẻ đùa nghịch, xô đẩy nhau, dùng que làm kiếm nghịch, đấu kiếm, chọc vào nhau và trẻ có thể vô tình chọc vào mắt gây chấn thương. Ngoài ra, trẻ còn chơi đùa cầm gạch, sỏi, đá ném nhau hoặc chạy nhảy va vào các bậc thềm gây chấn thương.Vì vậy, trước khi cho trẻ ra hoạt động ngoài trời cô chú ý đếm trẻ, kiểm tra khu vực sân trẻ quan sát có chủ đích, giao hẹn sân chơi quy định,... phải đảm bảo đó là nơi thoáng mát. Không để trẻ chơi gần các bụi rậm, nơi có tổ ong, tổ kiến để đề phòng rắn cắn, ong đốt, kiến cắn. Loại bỏ các vật sắc nhọn bằng kim loại, mảnh thủy tinh, gốm, sắt, đá, sỏi...khỏi nơi vui chơi của trẻ, cô phải luôn bao quát ở bên trẻ để đảm bảo trẻ vui chơi mà vẫn an toàn.
Ở thang leo, xích đu, cầu trượt cần đặt các miếng thảm gai để khi trẻ tiếp đất được an toàn, không bị trầy xước khi va vào nền bê tông. Cô kịp thời giải thích ngay cho trẻ về sự nguy hiểm của các vật nhọn khi chơi, đùa nghịch hay sinh hoạt để trẻ có thể ghi nhớ và cẩn thận hơn khi chơi.
 	Hoạt động ăn: Vào giờ ăn trẻ rất hiếu động háu ăn vì thế khi thức ăn mang từ nhà bếp lên còn đang còn nóng cô cần để nguội bớt rồi mới chia về bàn cho trẻ. Kiểm tra thức ăn trước khi cho trẻ ăn, uống. Tránh cho trẻ ăn thức ăn, nước uống còn quá nóng. Không ép trẻ ăn, uống khi trẻ đang khóc, trẻ vừa ăn, vừa cười đùa hoặc khi trẻ đang khóc mà cô cố ép trẻ ăn, uống đều rất dễ gây sặc cho trẻ. Vì thế, cô phải để trẻ ăn trong tâm trạng thật thoải mái. Khi ăn cần cho trẻ ăn ở tư thế ngồi, nhắc trẻ ăn từ từ, nhai kỹ. Giáo dục trẻ khi ăn không được vừa ăn, vừa đùa nghịch, nói chuyện dễ bị sặc, nghẹn. Dị vật đường ăn thường gặp là hóc xương, nghẹn. Khi cho trẻ ăn các quả tráng miệng nên chọn các loại quả không có hạt nếu có hạt cần chú ý bóc bỏ hạt trước khi đưa lên lớp.
Hoạt động giờ ngủ: Khi trẻ chuẩn bị đi ngủ giáo viên chú ý xem trẻ còn ngậm thức ăn trong miệng không, kiểm tra tay, túi quần áo xem có vật nhỏ lạ, các loại hạt, kẹo cứng, đồ chơi trên người trẻ tránh trường hợp khi ngủ trẻ trêu ghẹo nhét vào miệng, mũi, tai nhau, để dị vật rơi vào đường thở gây ngạt thở. Phòng ngủ phải được thông thoáng tránh trường hợp khi trẻ ngủ trẻ hít phải khí độc từ các nguồn gây ô nhiễm không khí rất dễ bị ngộ độc. Giáo viên luôn bao quát trẻ không để trẻ ngủ lâu trong tư thế nằm sấp xuống đệm, úp mặt xuống gối sẽ thiếu dưỡng khí gây ngạt thở. 
Giờ chơi tự do trong lớp: Khi chơi trong lớp, trẻ có thể gặp các tai nạn như dị vật mũi, tai do trẻ tự nhét đồ chơi ( hạt cườm, con xúc sắc, các loại hạt quả, đất nặn...) vào mũi, tai mình hoặc nhét vào tai bạn, mũi bạn. Trẻ hay ngậm hoặc chọc đồ chơi vào mồm gây rách niêm mạc miệng, hít vào gây dị vật đường thở, nuốt vào gây dị vật đường ăn.Vì vậy, cô không cho trẻ cầm các đồ chơi quá nhỏ, để tránh trường hợp trẻ cho vào miệng mũi. Trẻ chơi tự do trong nhóm, lớp giáo viên không cho trẻ chạy, xô đẩy nhau tránh va vào thành bàn, cạnh ghế, mép tủ...có thể gây chấn thương . Không nên để trẻ một mình vào nơi chứa nước kể cả xô chậu nước, khi dùng xong giáo viên cần đổ hết nước, úp xô, chậu, đảm bảo các xô, thùng không chứa nước trong nhà vệ sinh. quan sát khi trẻ đi vệ sinh, khi trẻ chơi gần khu vực có chứa nguồn nước.
 Bằng việc thường xuyên giám sát, ở gần trẻ giáo viên trong trường đã loại bỏ được hết những tai nạn có thể xảy ra. Đồng thời trẻ đã nhận biết được một số nguy cơ gây nguy hiểm cho bản thân và biết cách phòng tránh
Biện pháp 4: Bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên kiến thức, kỹ năng cơ bản để phòng tránh và xử trí ban đầu một số tình huống khi tai nạn xảy ra
Bồi dưỡng những kiến thức, kỹ năng cơ bản về phòng, tránh và xử lý các tình huống khi tai nạn xảy ra cho đội ngũ giáo viên có tầm quan trọng đặc biệt. Giáo viên, là lực lượng trực tiếp thực hiện mọi hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trong trường mầm non. Hơn ai hết giáo viên, phải là người nắm vững những kiến thức, kỹ năng cơ bản về phòng, tránh và xử lý các tình huống khi tai nạn xảy ra. Nếu giáo viên, không được bồi dưỡng thường xuyên thì không thể có kiến thức và khó xử trí được các tình huống khi tai nạn xảy ra với trẻ. 
Giáo viên cần phối hợp với nhà trường phụ huynh tạo cho trẻ môi trường an toàn về sức khỏe, tâm lý và thân thể. Phải thường xuyên bao quát trẻ ở mọi lúc mọi nơi. Khi trẻ bị tai nạn phải bình tĩnh xử trí sơ cứu ban đầu tại chỗ, đồng thời báo cho cha mẹ trẻ và đưa trẻ đến y tế nơi gần nhất để cấp cứu kịp thời cho trẻ. Tạo điều kiện cho nhân viên y tế, giáo viên, nhân viên nuôi dưỡng, tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về: Phòng, tránh tai nạn thương tích trong trường học; công tác vệ sinh an toàn thực phẩm; công tác y tế, vệ sinh học đường; công tác phòng cháy chữa cháy; công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. 
 Nhà trường tổ chức các buổi chuyên đề về kiến thức cách phòng tránh và thực hành kỹ năng xử trí một số tai nạn thường gặp với trẻ như giả định một số tình huống sau:
 	 *Giả định tình huống tai nạn: Cháu bị gãy xương cánh tay
-Cách xử trí:
+ Để cánh tay sát thân mình, cẳng tay vuông góc với cánh tay( tư thế co).
           + Nhẹ nhàng đặt băng ở dưới cánh tay của trẻ, đặt điểm ở dưới khuỷu tay.
             + Cho đầu trên của băng vòng qua sau gáy của trẻ,chừa một đoạn ngắn để buộc lại ở khoảng xương đòn ở bên bị thương.
             + Đầu trên của băng vòng qua cổ,buộc đầu băng ở khoảng xương đòn.
              + Cẩn thận đưa đầu dưới của băng lên, sao cho băng nâng đỡ cánh tay đúng mức, buộc cố định nút thắt hay nút bướm.
              + Để nâng đỡ thêm có thể dùng một băng tam giác khác gấp làm ba quấn quanh cánh tay, tránh chỗ bị gãy, để cố định cánh tay.
- Sau khi đã sơ cứu cho trẻ xong giáo viên cần báo cho gia đình đồng thời đưa trẻ đến bệnh viện để điều trị.
 	* Giả định trẻ bị hóc ( sặc) dị vật đường thở
-Dấu hiệu: Trẻ đang ăn , uống hoặc chơi đột ngột ho sặc sụa , thở rít, mặt đỏ, chảy nước mắt; Ngoài ra, trẻ khó thở dội , mặt môi tím tái có thể ngừng thở
- Đề phòng dị vật đường thở : Không cho trẻ cầm các đồ chơi quá nhỏ có thể cho vào miệng , mũi; Giáo dục trẻ khi ăn không đùa nghịch hoặc nói chuyện; Không ép trẻ ăn khi trẻ đang khóc. 
- Cách xử trí: Khi thấy trẻ có dấu hiệu hóc giáo viên cần bình tĩnh và xử lý thật nhanh những thao tác như sau: Một tay giữ bé, một tay dùng lòng bàn tay vỗ thật mạnh 5 – 7 cái vào lưng bé – chỗ giữa hai xương bả vai, hành động này sẽ khiến áp lực trong lồng ngực trẻ tăng lên để tống đẩy dị vật ra ngoài.
 - Sau khi lấy được dị vật ra cô giáo nên tạo được tâm lý cho trẻ để trẻ khỏi sợ.
- Nếu Trường hợp không lấy được dị vật ra, cô áp miệng mình vào miệng trẻ và thổi nhẹ để không khí lọt qua chỗ bị tắc. Đồng thời nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để cấp cứu.
* Giả định trẻ bị bỏng 
- Cách phòng trẻ bị bỏng: Kiểm tra thức ăn trước khi cho trẻ ăn;Không cho trẻ đến gần nơi đun bếp ga, bếp củi, nồi canh hoặc phích nước còn nóng
Cách xử trí: Khi trẻ bị bỏng nhẹ, cô giáo phải càng nhanh càng tốt ngâm, dội nước lã sạch để hạ nhiệt độ ngay tức thì chỗ bỏng của trẻ để làm dịu cơn đau cho trẻ, sau đó, bôi thuốc trị bỏng.
*Giả định trẻ bị chảy máu cam
Khi trẻ bị chảy máu mũi, điều quan trọng cô giáo cần phải bình tĩnh vì lúc đó trẻ sợ hãi, khóc lóc càng khiến máu chảy ra nhiều. Cô giáo có thể hạn chế máu mũi chảy bằng cách để trẻ ngồi dậy, đầu hơi cúi về phía trước, không nên ngả người về phía sau giúp trẻ khỏi nuốt máu mũi vào cổ.
 Nếu trẻ đã lớn nên bảo trẻ thở bằng miệng, sau đó dùng tay kẹp chặt 2 bên cánh mũi, ngay đoạn dưới xương sụn mũi trong vòng 5-10 phút. Máu mũi vẫn chảy tiếp có nghĩa là bạn bóp cánh mũi của trẻ chưa đúng chỗ, cần phải bóp lại một lần nữa. 
Nếu máu tiếp tục chảy quá 15 phút hoặc khi thấy trẻ đã nuốt quá nhiều máu chảy xuống họng, phải lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
* Giả định trẻ bị vật sắc nhọn đâm:  
- Cách phòng vật sắc nhọn đâm : Cất giữ vật dụng sắc nhọn xa tầm với của trẻ; loại bỏ các vật sắc nhọn bằng kim loại , mảnh thủy tinh , gốm, sắtkhỏi nơi vui chơi của trẻ.
 - Cách xử trí: Khi trẻ bị tai nạn do vật sắc nhọn đâm phải, cần phải rửa sạch vết thương bằng ôxy già hoặc nước sạch. Tuyệt đối cô giáo không được cố lấy những dị vật đã cắm sâu vào vết thương mà nên sát khuẩn và băng cố định dị vật tại chỗ bằng khăn xô đủ chặt để cầm máu.
 Nếu vết thương ở ngay mạch máu thì nên ấn vào đường đi của mạch máu ở phía trên vết thương, đồng thời băng ép đủ chặt để cầm máu. Sau đó phải đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
 Các vật gây thương tích như dao, kéo, đinh có dính bùn đất, phân hoặc gỉ có thể gây uốn ván và các nhiễm trùng nặng khác, nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để tiêm phòng. Nhưng cách phòng tốt nhất là giáo viên nên cất riêng đồ sắc nhọn xa tầm với của trẻ .
 * Giả định trẻ bị động vật cắn
- Cách phòng động vật cắn: Không cho trẻ đến gần hoặc trêu chó mèo lạ ; Không để trẻ chơi gần bụi rậm để đề phòng rắn cắn,ong đốt .
 - Cách xử trí: Bị động vật cắn, việc cần làm ngay là phải rửa sạch vết thương bằng nước sạch và xà phòng, sau đó phủ lên vết thương miếng vải sạch hoặc băng gạc. Nếu trẻ bị chó, mèo cắn cần phải theo dõi con vật tối thiểu trong 10 ngày để phát hiện những biểu hiện bất thường như: sùi bọt mép, bị ốm sau khi cắn. Khi bị động vật nghi dại cắn, phải đưa ngay nạn nhân đến cơ sở y t

Tài liệu đính kèm:

  • doc28SKKN2014-2015.HANG.doc