A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sau 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng
trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Từ một nền kinh tế
nông nghiệp lạc hậu với 90% dân số làm nông nghiệp, Việt Nam đã xây dựng
được cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng kinh tế xã hội từng bước đáp ứng cho sự
nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá, tạo ra môi trường thu hút nguồn lực xã
hội phát triển.
Công cuộc đổi mới của đất nước ta đã thu được nhiều kết quả tốt đẹp,
nhưng trong đời sống xã hội cũng nảy sinh nhiều khó khăn và thách thức mới,
đặc biệt là lĩnh vực văn hoá văn nghệ. Bởi một bộ phận giới trẻ nhận thức chưa
sâu sắc nên dễ bị lôi cuốn vào cơ chế thị trường, văn hoá đồi truỵ, lai căng, thích
làm khác mình, khác người nên đã phần nào quên đi những bản sắc văn hoá có
từ lâu đời của đất nước mình.
Do đó, Đảng ta khẳng định: “Nhiệm vụ trung tâm của văn hoá, văn nghệ
nước ta là góp phần xây dựng con người Việt Nam về trí tuệ, đạo đức, tâm hồn,
tình cảm, lối sống, có nhân cách tốt đẹp, có bản lĩnh vững vàng ngang tầm sự
nghiệp đổi mới vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”. Dể thực
hiện được nhiệm vụ đó, cần tiến hành nhiều biện pháp đồng bộ, Đảng ta dặc biệt
quan tâm tới vai trò của các hoạt động văn hoá văn nghệ trong chiến lược phát
triển con người.
Và thực tế, đối với mỗi trường học đều có các hoạt động phong trào, trong
đó có phong trào dạy học và phong trào văn hoá văn nghệ. Hai hoạt động này
luôn song hành với nhau, không thể tách rời bởi hoạt động văn hoá văn nghệ có
tác động đến hoạt động dạy học, làm cho giáo viên và học sinh có tinh thần thoải
mái hơn, hứng thú hơn và thúc đẩy việc dạy học trong nhà trường nâng cao được
chất lượng. Bên cạnh đó, còn giúp học sinh phát triển một cách toàn diện cả về
“đức, trí, thể, mĩ”. Các em biết yêu cái hay, cái đẹp, biết tôn trọng và biết yêu
thương con người, biết bảo vệ thiên nhiên và môi trường.
Tuy nhiên nhiều năm gần đây một bộ phận giáo viên hiểu chưa hết ý
nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động phong trào văn hoá văn nghệ nên còn bỏ
ngỏ, xem nhẹ, thậm chí còn cho rằng nhiệm vụ của mình là chỉ dạy học, còn các
hoạt động khác là việc của nhà trường, hoặc còn đổ lỗi cho cơ chế thị trường và
nếu có tham gia thì cũng chỉ là chiếu lệ, qua loa, nhiều học sinh cũng chưa thực
sự ham thích hoạt động văn hoá văn nghệ, một số cha mẹ học sinh còn bỏ ngỏ,
không qua tâm chỉ mong con đến trường được chăm sóc, được an toàn, được
học kiến thức các môn. Từ thực tế đó mà chất lượng hoạt động phong trào văn
hoá văn nghệ của nhà trường chưa được quan tâm, số lượng học sinh, phụ huynh
tam gia, ủng hộ hoạt động phong trào văn hoá văn nghệ còn ít, một bộ phận cán
bộ viên chức bị xói mòn về tư tưởng, lệch lạc về định hướng nên chưa quan tâm
đến phong trào của nhà trường, chưa chủ động, tích cực hợp tác với mọi người
trong các hoạt động phong trào của nhà trường.
Nhằm giúp cho giáo viên, học sinh, phụ huynh trong nhà trường hiểu được
vai trò, tầm quan trọng của việc tham gia hoạt động phong trào văn hoá văn
nghệ, từ đó họ tích cực chủ động tham gia nên tôi chọn đề tài “Một số biện pháp
chỉ đạo để nâng cao hiệu quả hoạt động phong trào văn hoá văn nghệ trong
nhà trường”.
động phong trào văn hoá văn nghệ trong nhà trường 4 khu dân cư, thoáng mát, thuận lợi cho việc đưa đón trẻ đến trường, đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường. Trường có tổng số 390 học sinh, chia thành 12 nhóm, lớp. Trong đó: - 02 nhóm trẻ 24-36 tháng = 60 trẻ - 03 lớp mẫu giáo bé: = 86 trẻ - 04 lớp mẫu giáo nhỡ: = 130 trẻ - 03 lớp mẫu giáo lớn: = 114 trẻ Số trẻ ăn bán trú: 390/390 trẻ đạt 100% Tổng số CB, GV, NV: 41 người, trong đó: - Ban giám hiệu: 03 người - GV trực tiếp giảng dạy: 24 người - Kế toán: 01 người - Văn phòng: 01 người - Y tế: 01 người - Cô nuôi: 08 người - Bảo vệ: 03 người Trình độ chuyên môn đạt chuẩn 100%, trên chuẩn %. 2. Thuận lợi – khó khăn: * Thuận lợi: - Được sự quan tâm giúp đỡ tích cực, kịp thời của phòng GD&ĐT huyện Gia Lâm; của Đảng uỷ - HĐND - UBND xã và các phòng ban của UBND huyện Gia Lâm về mọi mặt; sự ủng hộ nhiệt tình của các ban ngành đoàn thể và các bậc phụ huynh học sinh - Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn, nhiệt tình yêu ngành, yêu nghề, có tâm huyết phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ. - Tỷ lệ học sinh ra lớp và ăn bán trú cao, bước đầu nhà trường đã tạo được niềm tin của phụ huynh. * Khó khăn: - Đội ngũ ban giám hiệu nhà trường mới được bổ nhiệm nên ít kinh nghiệm trong công tác quản lý. Một số biện pháp chỉ đạo để nâng cao hiệu quả hoạt động phong trào văn hoá văn nghệ trong nhà trường 5 - Đội ngũ giáo viên trẻ mới tuyển bổ sung nhiều, nghệ thuật lên lớp còn nhiều mặt hạn chế, kỹ năng giao tiếp chưa chủ động, chưa tự tin. Bên cạnh đó, nhà trường vẫn còn thiếu đội ngũ giáo viên. - Cơ sở vật chất: Phòng học, phòng năng khiếu, phòng hiệu bộ của nhà trường còn thiếu không đủ, diện tích các phòng học hiện tại quá chật hẹp ảnh hưởng đến việc học tập và vui chơi của các cháu (khoảng 30m2/1 phòng học). Sân chơi, sân tập chung của nhà trường còn chật hẹp. - Nhận thức của phụ huynh không đồng đều, kiến thức chăm sóc, giáo dục trẻ còn hạn chế, chưa tích cực trong việc phối kết hợp với nhà trường để làm tốt công tác nuôi dạy trẻ. 3. Khảo sát thực tế: Tôi tiến hành khảo sát 27 cán bộ, giáo viên và 60 học sinh lớp mẫu giáo lớn trong thời gian là một tháng (từ 15/8 đến 15/9/2016), khảo sát thông qua giờ hoạt động âm nhạc, thông qua các tiết mục văn nghệ của các lớp đăng ký biểu diễn vào ngày khai giảng và đêm trung thu. Tôi thấy đa số giáo viên, nhân viên và học sinh, phụ huynh chưa tích cực với phong trào văn hoá, văn nghệ do nhà trường phát động, thêm vào đó là kỹ năng ca hát, kỹ năng múa, kỹ năng biểu diễn... của giáo viên, nhân viên còn chưa đúng, chưa đẹp, chưa sáng tạo... chưa làm rõ nội dung tình cảm của bài hát, bài múa, tình cảm gửi gắm của tác giả vào bài hát, điệu múa...khiến người nghe, người xem cảm thấy nhàm chán, nên không thu hút được khám giả. Kết quả khảo sát như sau: Nội dung khảo sát Kỹ năng tổ chức hoạt động văn nghệ Kỹ năng ca hát Kỹ năng múa Kỹ năng biểu diễn Giáo viên Giáo viên Học sinh Giáo viên Học sinh Giáo viên Học sinh Tốt 3/27 = 11% 2/27 = 7% 5/60 = 8% 2/27 = 7% 4/60 = 7% 2/27 = 7% 5/60 = 8% Khá 3/27 = 11% 4/24 = 15% 6/60 = 10% 4/27 = 15% 7/60 = 12% 5/27 = 8% 11/60 = 18% Một số biện pháp chỉ đạo để nâng cao hiệu quả hoạt động phong trào văn hoá văn nghệ trong nhà trường 6 Đạt 9/27 = 33% 6/27 = 22% 14/60 = 24% 8/27 = 30% 11/60 = 18% 10/27 = 37% 19/60 = 32% Chưa đạt 12/27 = 45% 15/27 = 56% 35/60 = 58% 13/27 = 48% 38/60 = 63% 10/27 = 48% 25/60 = 42% Với kết quả khảo sát trên, tôi tìm hiểu nguyên nhân vì sao kết quả hoạt động phong trào văn hoá văn nghệ của nhà trường lại đạt hiệu quả thấp, cán bộ, giáo viên, học sinh chưa có kỹ năng tổ chức hoạt động văn nghệ, chưa có kỹ năng ca hát, kỹ năng múa, kỹ năng biểu diễn... Nguyên nhân là do giáo viên của nhà trường có nhiều cô không được đào tạo theo hệ chính quy mà theo hệ vừa học vừa làm nên số tiết học môn múa và môm âm nhac chưa đủ, chưa sâu, các cô chưa tập chung học..., một nguyên nhân nữa là do khả năng cảm thụ âm nhạc, khả năng múa của các cô còn hạn chế, dẫn đến tự ti, không chủ động trong các phong trào văn hoá văn nghệ của nhà trường. Còn đối với học sinh là do trẻ ở nhà hay hát tự do thành thói quen, trẻ chi giác câu hát của cô chưa chọ vẹn, bộ máy phát âm của trẻ chưa hoàn chỉnh, tai nghe nhạc và năng khiếu âm nhạc còn han chế. Hơn thế nữa các cô và phụ huynh không thường xuyên, không chủ động tập luyện kỹ năng ca hát và kỹ năng múa, kỹ năng biểu diễn cho trẻ. Đứng trước những thuận lợi và khó khăn trên, tôi tìm ra một số biện pháp để rèn kỹ năng ca hát, kỹ năng múa, kỹ năng biểu diễn tự tin, kỹ năng tổ chức... nhằm nâng cao chất lượng hoạt động phong trào văn hoá văn nghệ trong nhà trường. III. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ ÁP DỤNG 1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch: Là một người làm công tác quản lý thì việc xây dựng kế hoạch là không thể thiếu được, xây dựng kế hoạch là một yếu tố quan trọng góp phần quyết định sự thành công của công việc. Để nâng cao hiệu quả hoạt động phong trào văn hoá văn nghệ trong nhà trường, ngay từ đầu năm học, tôi xây dựng kế hoạch trọng tâm cho phong trào văn hoá văn nghệ dựa vào kết quả hoạt động phong trào văn hoá văn nghệ của nhà trường trong năm học trước và điều kiện thực tế, kết quả khảo sát nêu trên. Trong kế hoạch, tôi xây dựng tổ chức các ngày hội, ngày lễ trong nhà trường và phân công rõ từng nhiệm vụ cho từng đoàn thể, cho từng người. Cụ thể như sau: Một số biện pháp chỉ đạo để nâng cao hiệu quả hoạt động phong trào văn hoá văn nghệ trong nhà trường 7 Thời gian thực hiện Nội dung tổ chức phong trào văn hoá văn nghệ Các tiết mục văn hoá văn nghệ Tên tổ chức hoặc người thực hiện Tháng 9/2016 - Tổ chức văn nghệ chào mừng lễ khai giảng năm học 2016-2017. - Tổ chức đêm hội trăng rằm 2017. - Gồm 5 tiết mục, 3 tiết mục của trẻ, 1 tiết mục múa của cô và trẻ, 1 tiết mục của cô vừa ca vừa múa phụ hoạ. - Gồm 9 tiết mục văn nghệ: 6 tiết mục của cháu, 2 tiết mục của cô, 1 tiết mục múa Lân của chi đoàn thôn 5. - Khối mẫu giáo lớn 2 tiết mục văn nghệ của trẻ, khối mẫu giáo nhỡ 1 tiết mục văn nghệ của trẻ. Công đoàn phụ trách một tiết mục của cô. Đoàn thanh niên phụ trách 1 tiết mục của cô và trẻ. - Khối MGL 3 tiết mục của trẻ, khối MGN 2 tiết mụccủa trẻ. Khối MGB 1tiết mục của trẻ. Công đoàn phụ trách 2 tiết mục của cô. Đoàn thanh niên phụ trách mời 1 tiết mục múa Lân của chi đoàn thôn 5. Tháng 10/2016 - Tham dự hội thi “Giai điệu tuổi hồng” cấp cụm. - Tổ chức văn nghệ chào mừng ngày phụ nữ Việt Nam 20-10. - Gồm 1 tiết mục múa của trẻ, 2 tiết mục hát và có múa minh hoạ của trẻ. - Gồm 2 tiết mục múa của cô, 3 tiết mục ca hát của cô. - Ban giám hiệu, Công đoàn, đoàn thanh niên phụ trách. - Công đoàn 1 tiết mục múa, 2 tiết mục ca hát. Đoàn thanh niên 1 tiết mục múa, 1 tiết mục ca hát. Tháng - Tham dự hội - Gồm 1 tiết mục - Ban giám hiệu, Công Một số biện pháp chỉ đạo để nâng cao hiệu quả hoạt động phong trào văn hoá văn nghệ trong nhà trường 8 11/2016 thi “Giai điệu tuổi hồng” các cấp (nếu đạt) - Tổ chức văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam và tham gia buổi diễn tại các cấp tổ chức kỷ niệm (Phòng giáo dục, UBND xã) múa của trẻ, 2 tiết mục hát và có múa minh hoạ của trẻ. - Gồm 5 tiết mục, 3 tiết mục của trẻ, 1 tiết mục múa của cô và trẻ, 1 tiết mục của cô vừa ca vừa múa phụ hoạ. đoàn, đoàn thanh niên phụ trách. - Khối mẫu giáo lớn 2 tiết mục văn nghệ của trẻ, khối mẫu giáo nhỡ 1 tiết mục văn nghệ của trẻ. Công đoàn phụ trách một tiết mục của cô. Đoàn thanh niên phụ trách 1 tiết mục của cô và trẻ. Tháng 12/2016 - Tổ chức văn nghệ vui tết nô en cho trẻ - Gồm 5 tiết mục văn nghệ của trẻ, 3 bài về giáng sinh, 2 bài về dân vũ. - Khối MGL 2 tiết mục, khối MGN 1 tiết mục về giáng sinh. Đoàn thanh niên 2 tiết mục về dân vũ. Tháng 1/2017 - Tổ chức văn nghệ trong buổi tổ chức hội chợ xuân, đón tết nguyên đán. - Tổ chức văn nghệ trong buổi lễ sơ kết học kì I. - Gồm 4 tiết mục của trẻ, 1 tiết mục của cô. - Gồm 3 tiết mục văn nghệ của cô. - Khối MGL 2 tiết mục của trẻ, khối MGN 2 tiết mục của trẻ. Công đoàn 1 tiết mục của cô. - Công đoàn 2 tiết mục, đoàn thanh niên 1 tiết mục. Tháng 3/2017 - Tổ chức văn nghệ chào mừng ngày quốc tế phụ nữ 8/3 tại trường - Gồm 2 tiết mục của trẻ, 3 tiết mục của cô - Khối MGL 1 tiết mục của trẻ, khối MGN 1 tiết mục của trẻ, công đoàn 1 tiết mục của cô, đoàn thanh niên 2 tiết mục của cô. Một số biện pháp chỉ đạo để nâng cao hiệu quả hoạt động phong trào văn hoá văn nghệ trong nhà trường 9 và UBND xã tổ chức. Tháng 5/2017 - Tổ chức văn nghệ trong buổi lễ tổng kết năm học 2016-2017 và vui tết thiếu nhi 1-6.. - Gồm 5 tiết mục, 3 tiết mục của trẻ, 1 tiết mục múa của cô và trẻ, 1 tiết mục của cô vừa ca vừa múa phụ hoạ. - Khối mẫu giáo lớn 2 tiết mục văn nghệ của trẻ, khối mẫu giáo nhỡ 1 tiết mục văn nghệ của trẻ. Công đoàn phụ trách một tiết mục của cô. Đoàn thanh niên phụ trách 1 tiết mục của cô và trẻ. *Kết quả: Sau khi thực hiện biện pháp này tôi đã xác định được những công việc cần làm trong một năm. Phân công rõ ràng các công việc cho từng lớp, từng giáo viên. Bản thân tôi cũng thấy tự tin hơn, chủ động hơn trong việc quản lý, chỉ đạo giáo viên hoàn thành mọi công việc một cách tốt nhất. 2. Biện pháp 2: Rèn các kỹ năng ca hát, ca múa, kỹ năng biểu diễn, kỹ năng tổ chức hoạt động văn hoá văn nghệ thông qua các hoạt động hàng ngày trong nhà trường. a. Thông qua giờ thể dục sáng: Vì thể dục sáng là hoạt động diễn ra hàng ngày của trẻ, là hoạt động của toàn trường, trẻ được thể hiện bài tập thể dục, được biểu diễn dân vũ cùng toàn trường. Làm thế nào để thông qua giờ thể dục sáng góp phần nâng cao chất lượng của phong trào văn hoá văn nghệ của nhà trường? - Đầu tiên công tác chuẩn bị cho giờ thể dục sáng phải thật tốt. Chuẩn bị nhạc cho trẻ tập trung toàn trường, nhạc khởi động, nhạc tập thể dục, nhạc biểu diễn dân vũ theo từng chủ điểm. Chuẩn bị cho mỗi trẻ một đạo cụ tập thể dục sáng như bông, hoa, nơ tay, phách treBên cạnh đó, phải hướng dẫn giáo viên toàn trường các động tác thể dục, các bài dân vũ để giáo viên có kỹ năng tập đúng nhac, tập đều, tự tin và về tại nhóm lớp của mình rèn trẻ. - Trong giờ thể dục sáng yêu cầu 100% các nhóm lớp đều phải xuống sân tập thể dục sáng, 100% giáo viên trong toàn trường đều phải tập mẫu cùng trẻ. Mỗi giờ Một số biện pháp chỉ đạo để nâng cao hiệu quả hoạt động phong trào văn hoá văn nghệ trong nhà trường 10 thể dục sáng ban giám hiệu đều quan sát, nêu nhận xét thi đua, động viên cô và trò, sau tổ chức cắm cờ thi đua. Ảnh giờ thể dục sáng Duy trì thường xuyên công tác thể dục sáng đã giúp cô và trẻ có thêm kỹ năng vận động theo nhạc, thêm sự tự tin trước mọi người, thêm kỹ năng tổ chức bao quát trẻ Từ đó, các cô và trẻ thêm yêu hoạt động văn nghệ và săn sàng, hứng thú tham gia vào các hoạt động văn hoá văn nghệ trong nhà trường. b. Thông qua giờ học môn âm nhạc: Qua giờ học môn âm nhạc cung cấp kiến thức, kỹ năng hát, vận động minh hoạ, múa, phong cách biểu diễncho trẻ một cách chính xác và đầy đủ nhất. Ở giờ học này tất cả các trẻ đều được tham gia. Do đó, trước khi tiến hành dạy trẻ hát, vận động minh hoạ, múa một bài nào đó thì giáo viên phải có sự chuẩn bị chu đáo về đồ dùng dạy học, về lựa chọn nội dung bài hát, bài vận độngNếu giáo viên chuẩn bị tốt, chu đáo thì Một số biện pháp chỉ đạo để nâng cao hiệu quả hoạt động phong trào văn hoá văn nghệ trong nhà trường 11 giáo viên sẽ cảm thấy tự tin hơn khi tổ chức các hoạt động dạy trẻ và lôi cuốn trẻ tham gia hoạt động học tập một cách tích cực hơn. Khi tiến hành dạy môn âm nhạc, cô tổ chức các hoạt động đa dạng dựa vào nội dung trọng tâm của bài dạy. Nếu trọng tâm là ca hát thì nội dung chính là tập cho các cháu hát thuộc bài hát, hát rõ lời, đúng nhạc. Nếu trọng tâm là nghe hát thì phần nghe hát phải kéo dài hơn. Nếu trọng tâm là biểu diễn văn nghệ thì cô tổ chức cho trẻ biểu diễn như một đêm văn nghệ, giúp trẻ ôn lại những bài đã học. Nếu trọng tâm là vân động theo nhạc thì cô hướng dẫn trẻ cách vận động theo bài hát để tạo cho bài hát hay hơn, trẻ hứng thú hơn. Cô phải dạy như yêu cầu nêu trên thì một tiết học mới đạt loại giỏi. Chính vì vậy, tôi sắp xếp lịch thăm lớp dự giờ và có thể báo trước để thông qua dự giờ bồi dưỡng giáo viên còn yếu kém. Qua đó, giáo viên nâng cao tinh thần tự học để nâng cao kiến thức kỹ năng về môn âm nhạc. c. Thông qua hoạt động tập thể, sinh hoạt chuyên môn. Theo kế hoạch chuyên môn: mỗi lớp phải tổ chức một hoạt động tập thể trên một tuần. Nội dung của hoạt động tập thể là tổ chức hát, múa, nhẩy dân vũ, chơi trò chơi dân gian Cách tổ chức là hai hoặc ba lớp tổ chức giao lưu. Thời gian tổ chức khoảng 30 đến 40 phút. Có thể ba lớp, hoặc hai lớp cũng biểu diễn, từng lớp biểu diễn, tổ nhóm, cá nhân biểu diễn còn các cô có thể biểu diễn cùng trẻ hoặc biểu diễn độc lập cho trẻ xem. Để thành công một hoạt động tập thể, cô phải biết cách tổ chức, dẫn chương trình, phải chuẩn bị nội dung biểu diễn cho trẻ, bồi dưỡng kỹ năng cho trẻ Một số biện pháp chỉ đạo để nâng cao hiệu quả hoạt động phong trào văn hoá văn nghệ trong nhà trường 12 Hoạt động tập thể của khối mẫu giáo Thông qua sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn, tổ chức kiến tập cấp trường, dự hoạt động để bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động tập thể cho giáo viên. Giúp giáo viên mạnh dạn, tự tin tổ chức hoạt động tập thể, cô và trẻ thêm kỹ năng biểu diễn, ca hát, múa Một số biện pháp chỉ đạo để nâng cao hiệu quả hoạt động phong trào văn hoá văn nghệ trong nhà trường 13 3. Biện pháp 3: Tổ chức các ngày hội, ngày lễ trong nhà trường. Việc tổ chức ngày hội, ngày lễ ở trường mầm non là một hoạt động được quy định trong chương trình giáo dục mầm non, nhằm góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục chung là đào tạo con người phát triển hài hoà cả về thể chất lẫn tinh thần. Cho nên có thể coi việc tổ chức ngày hội ngày lễ như một phương tiện giáo dục trẻ em mang lại hiệu quả cao. Để tổ chức tốt các ngày hội, ngày lễ trong nhà trường tôi đã chỉ đạo thực hiện như sau: - Trước hết nhà trường làm tốt công tác tuyên truyền vận động các bậc phụ huynh quan tâm đến ngày hội ngày lễ sắp tới, tranh thủ sự giúp đỡ của các bậc phụ huynh trong việc chuẩn bị cho ngày hội ngày lễ đó. - Phân công các tổ chức như công doàn, đoàn thanh niên chuẩn bị các vật liệu trang trí khung cảnh trường lớp phù hợp với nội dung của buổi lễ hội đó. - Phân công các nhóm lớp, công đoàn, đoàn thanh niên chuẩn bị, luyện tập các tiết mục văn nghệ như hát, múa, đọc thơ, kể chuyện, diễn kịch nói về ngày hội, ngày lễ đó. - Lựa chọn người dẫn chương trình, hướng dẫn cách thức tổ chức. Sau khi chuẩn bị tốt cho ngày hội, ngày lễ thì tiến hành như sau: Cho trẻ từng khối vừa đi, vừa hát trên nền nhạc để tới chỗ ngồi đã quy định nhằm tạo bầu không khí vui chung cho toàn trường. Sau đó người dẫn chương trình sẽ trò chuyện với trẻ ngắn ngọn ở đầu buổi lễ và tổ chức các tiết mục văn nghệ. Ảnh lễ khai giảng Một số biện pháp chỉ đạo để nâng cao hiệu quả hoạt động phong trào văn hoá văn nghệ trong nhà trường 14 Ảnh văn nghệ khai giảng Không khí vui vẻ, tưng bừng của ngày hội, ngày lễ làm cho trẻ phấn khởi, thêm vui tươi, tạo cho trẻ cảm xúc mới mẻ, thêm yêu và gắn bó với cô giáo bạn bè, trường lớp. Từ đó, ngày hội ngày lễ đã đi vào đời sống của trẻ như một sự kiện trọng đại mà ký ức về nó sẽ đi theo suốt cuộc đời trẻ. 4. Biện pháp 4: Tham dự các hội thi, các hoạt động phong trào văn hoá văn nghệ do các cấp lãnh đạo tổ chức. Các hội thi, các hoạt động phong trào văn hoá văn nghệ là một hoạt động văn hóa bổ ích nhằm giáo dục tư tưởng, chính trị cho giáo viên, cho học sinh niềm tin, tự hào về quê hương, về Thủ đô nghìn năm văn hiến, góp phần thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” Để tham dự các hội thi đạt kết quả cao thì trước tiên ban lãnh đạo nhà trường phải nghiên cứu kế hoạch tổ chức hội thi do các cấp lãnh đạo tổ chức ban hành. Ra quyết định thành lập đội văn nghệ và phân công công việc cụ thể cho từng thành viên trong ban chỉ đạo đội văn nghệ. Từ đó, xây dựng các tiết mục văn nghệ phù hợp với thể loại, yêu cầu trong kế hoạch đề ra. Một số biện pháp chỉ đạo để nâng cao hiệu quả hoạt động phong trào văn hoá văn nghệ trong nhà trường 15 Ví dụ: Với kế hoạch tổ chức hội thi “Giai điệu tuổi hồng” của ngành giáo dục và đào tạo huyện Gia Lâm năm học 2016-2017, yêu cầu hội thi được phát động và tổ chức tại 3 cấp: Cấp trường, cấp cum, cấp huyện. Trường tôi đã tiến hành thực hiện nghiêm túc theo yêu cầu công văn đề ra nên đã đạt giải nhất cấp cụm và được vào thi vòng chung khảo hội thi do phòng giáo dục tổ chức. Để tiếp tục đạt giải cao trong vòng chung khảo hội thi, tôi đã ra quyết định thành lập và phân công cụ thể cho từng thành viên trong đội văn nghệ như sau: Tên cán bộ, giáo viên Nội dung công việc Số lượng trẻ trong mỗi tiết mục Đạo cụ Thời gian hoàn thành Nguyễn Thị Huệ Chỉ đạo chung Phạm Thu Hằng Chỉ đạo nghệ thuật Nguyễn Thị Khanh Chỉ đạo chuẩn bị đạo cụ, trang phục Nguyễn Thị Huyền Nguyễn Thị Kim Anh Rèn hát song ca bài “Bình minh quê em”và có múa minh hoạ 2 trẻ hát, 12 trẻ phụ hoạ Bụi hoa (2 cái), cây dừa, chum nước, quốc (3 cái) Từ 01/10 đến 08/10/2016 Nguyễn Thị Điều Nguyễn Thị Phương Rèn múa bài: Ngày mùa (đạo cụ: múa thúng) 5 bạn nam và 9 bạn nữ 1 thuyền thúng được trang trí các bông lúa, 9 rá nhỏ. Từ 01/10 đến 08/10/2016 Hoàng Thị Giang Nguyễn Thị Ánh Rèn hát tốp ca ba bài liên khúc: Đi cấy, Hò hụi, Lý Trẻ toàn đoàn gồm: 6 trẻ hát và Sóng biển, bông lúa, nón, cây Từ 08/10 đến 15/10/2016 Một số biện pháp chỉ đạo để nâng cao hiệu quả hoạt động phong trào văn hoá văn nghệ trong nhà trường 16 kéo chài và có múa phụ hoạ. 25 trẻ phụ hoạ dừa, chum nước Nguyễn Thị Trang Ngô Thị Thanh Huyền Chuẩn bị đạo cụ cho đội văn nghệ Chuẩn bị đạo cụ cho cả 3 bài múa Từ 01/10 đến 10/10/2016 Thạch Thị Huyền Dẫn chương trình Với sự chuẩn bị nghiêm túc, các tiết mục đã mang đến cho Hội thi không khí vui tươi, phấn khởi. Mỗi tiết mục văn nghệ đều thể hiện được màu sắc và tài năng của học sinh, góp phần khẳng định chất lượng giáo dục toàn diện đang được ngành GD&ĐT huyện triển khai có hiệu quả. Tiết mục song ca “Bình minh quê em” Một số biện pháp chỉ đạo để nâng cao hiệu quả hoạt động phong trào văn hoá văn nghệ trong nhà trường 17 Tiết mục múa bài “Ngày mùa” Tiết mục tốp ca: bài Đi cấy – Hò hụi – Lý kéo chài. Một số biện pháp chỉ đạo để nâng cao hiệu quả hoạt động phong trào văn hoá văn nghệ trong nhà trường 18 IV. HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: 1. Đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên: Các cô yêu thích bộ môn âm nhạc hơn, kiến thức và kỹ năng về bộ môn âm nhạc được nâng lên rõ rệt qua kết quả hội giảng cấp trường. Cô tự tin, biết cách tổ chức, cách dạy một hoạt động văn nghệ của lớp: như lên tiết tổng hợp biểu diễn, tổ chức hoạt động giao lưu văn nghệ giữa các lớp Đặc biệt, các cô đã dạy trẻ các tiết mục văn nghệ để tham dự hội thi “Giai điệu tuổi hồng” các cấp đạt kết quả cao. Cán bộ, giáo viên, nhân viên tích cực, chủ động tham gia các hoạt động văn hoá văn nghệ do nhà trường và địa phương, ngành phát động như tham gia
Tài liệu đính kèm: