Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh năng khiếu Tin học (Phần vẽ tranh với phần mềm ứng dụng Paint)

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh năng khiếu Tin học (Phần vẽ tranh với phần mềm ứng dụng Paint)

3. Mô tả bản chất của sáng kiến

3.1.Tình trạng giải pháp đã biết

- Do môn Tin học được đưa vào chương trình giáo dục tiểu học là môn tự

chọn và chỉ mới được áp dụng gần đây, vì thế chưa có sự thống nhất về phương

pháp cũng như quy trình giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh tiểu học;

- Cùng với việc môn Tin học được đưa vào chương trình tiểu học thì có

một sân chơi mới mẻ và hấp dẫn được phát triển. Đó là Hội thi “Tin học trẻ

không chuyên„ hứa hẹn là một ngày hội lớn cho những ai yêu thích môn Tin

học, cũng như một thách thức lớn cho các em thí sinh. Chất lượng hội thi ngày

càng cao thì chất lượng thí sinh tham gia cũng ngày càng được nâng lên. Đòi hỏi

thí sinh phải giỏi hơn, phải toàn diện hơn; Để được như thế thì thí sinh vừa phải

có kỹ năng sử dụng các phần mềm tốt, vừa phải có tư duy tốt;

- Ngoài ra, thí sinh vừa phải có kiến thức cơ bản về máy tính, vừa phải

biết ứng dụng một số phần mềm cở bản để phục vụ cho một số công việc nhất

định. Ví dụ như sử dụng phần mềm Paint để vẽ tranh hay sử dụng phần mềm

Word để soạn thảo văn bản; sử dụng phần mềm Logo để vẽ hình đơn giản bằng

câu lệnh. Và việc sử dụng phần mềm Paint để vẽ tranh là một trong những nội

dung thi khó nhất của thí sinh;

- Bởi vì, học sinh tiểu học vừa mới tiếp cận với môn Tin học, vừa mới

làm quen với chuột để hoàn thành một bức tranh đơn giản thay cho bút chì và

giấy vẽ mà việc sử dụng chuột để vẽ tranh cũng là một việc không dễ dàng gì

đối với các em tiểu học.

pdf 6 trang Người đăng phuongnguyen22 Lượt xem 1494Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh năng khiếu Tin học (Phần vẽ tranh với phần mềm ứng dụng Paint)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đôc lập - Tư do - Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số:.................................................;
1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh năng khiếu Tin
học (phần vẽ tranh với phần mềm ứng dụng Paint).
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giảng dạy môn Tin học cấp Tiểu học.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến
3.1.Tình trạng giải pháp đã biết
- Do môn Tin học được đưa vào chương trình giáo dục tiểu học là môn tự
chọn và chỉ mới được áp dụng gần đây, vì thế chưa có sự thống nhất về phương
pháp cũng như quy trình giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh tiểu học;
- Cùng với việc môn Tin học được đưa vào chương trình tiểu học thì có
một sân chơi mới mẻ và hấp dẫn được phát triển. Đó là Hội thi “Tin học trẻ
không chuyên„ hứa hẹn là một ngày hội lớn cho những ai yêu thích môn Tin
học, cũng như một thách thức lớn cho các em thí sinh. Chất lượng hội thi ngày
càng cao thì chất lượng thí sinh tham gia cũng ngày càng được nâng lên. Đòi hỏi
thí sinh phải giỏi hơn, phải toàn diện hơn; Để được như thế thì thí sinh vừa phải
có kỹ năng sử dụng các phần mềm tốt, vừa phải có tư duy tốt;
- Ngoài ra, thí sinh vừa phải có kiến thức cơ bản về máy tính, vừa phải
biết ứng dụng một số phần mềm cở bản để phục vụ cho một số công việc nhất
định. Ví dụ như sử dụng phần mềm Paint để vẽ tranh hay sử dụng phần mềm
Word để soạn thảo văn bản; sử dụng phần mềm Logo để vẽ hình đơn giản bằng
câu lệnh. Và việc sử dụng phần mềm Paint để vẽ tranh là một trong những nội
dung thi khó nhất của thí sinh;
- Bởi vì, học sinh tiểu học vừa mới tiếp cận với môn Tin học, vừa mới
làm quen với chuột để hoàn thành một bức tranh đơn giản thay cho bút chì và
giấy vẽ mà việc sử dụng chuột để vẽ tranh cũng là một việc không dễ dàng gì
đối với các em tiểu học.
- Bên cạnh đó:
+ Tài liệu để tham khảo của môn học này lại rất hạn chế; 
 + Học sinh có năng khiếu về vẽ tranh cũng rất ít; 
 + Tỉ lệ học sinh vừa vẽ đẹp, vừa có kỹ năng sử dụng máy tính tốt lại càng
ít.
- Do dó, trong những năm học trước (khi chưa thực hiện chuyên đề) thì
kết quả sau khi tham hội thi “Tin học trẻ không chuyên” cấp huyện, trường đạt
được kết quả như sau:
1
Năm học
Số lượng học
sinh tham gia
hội thi
Kết quả
Có giải Không có giải
2015-2016 3 1 (Khuyến khích) 2
- Trước đây, để bồi dưỡng học sinh năng khiếu Tin học (phần vẽ tranh)
tham gia vào Hội thi Tin học trẻ cấp Huyện bản thân tôi đã áp dụng những giải
pháp như sau:
+ Chọn học sinh trội nhất trong các khối lớp 4, 5;
+ Cho học sinh xem tranh mẫu theo từng chủ đề và vẽ theo mẫu;
+ Sau đó cho các em nhận xét tranh của nhau để có sự cố gắng hơn trong
các bài vẽ sau.
- Những giải pháp đó có những ưu điểm và hạn chế như sau:
+ Ưu điểm: Học sinh vẽ nhanh do không cần suy nghĩ nội dung vẽ
+ Hạn chế: 
 Không có tính sáng tạo khi vẽ tranh theo chủ đề;
 Vẽ nhiều chủ đề thi các em sẽ không nhớ nội dung các chủ đề trước đó;
 Khi gặp chủ đề mới lạ các em sẽ không biết sẽ vẽ những gì?
- Như vậy, làm thế nào để học sinh tham gia hội thi Tin học trẻ cấp huyện
đạt kết quả cao hơn cũng như để giúp các em có năng khiếu về Tin học có thể sử
dụng máy tính thành thạo hơn, vẽ thật đẹp, sinh động và sáng tạo hơn luôn là
động lực thôi thúc tôi tìm ra biện pháp tốt nhất để bồi dưỡng cho các em;
- Vì vậy “Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh năng khiếu Tin học
(phần vẽ tranh với phần mềm ứng dụng Paint)” sẽ giúp các em có năng khiếu
vẽ phát huy được khả năng của mình; càng vẽ càng tự tịn hơn và vẽ đẹp hơn.
Ngoài ra, còn mang đến cho Hội thi “Tin học trẻ không chuyên” những thí sinh
giỏi thật sự, giúp cho Hội thi trở nên sôi nổi, hấp dẫn hơn. 
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sang kiến
a. Mục đích của giải pháp
- Nhằm phát hiện và bồi dưỡng sớm những học sinh có năng khiếu môn
Tin học để các em trở thành những hạt nhân tiêu biểu trong các phong trào, hoạt
động liên quan đến lĩnh vực Tin học do nhà trường và cấp trên phát động;
- Phát triển tài năng, trí sáng tạo của học sinh;
- Đáp ứng với nhu cầu của học sinh, phụ huynh và tạo điều kiện cho các
em phát triển một cách toàn diện;
- Và nhằm tạo một sân chơi bổ ích, lành mạnh cho các em nên trong quá
trình giảng dạy và luyện học sinh năng khiếu Tin học bản thân tôi nhận thấy việc
2
rèn kỷ năng vẽ tranh cho học sinh là rất quan trọng. Để làm được điều này tôi đã
suy nghĩ, tích lũy kinh nghiệm thực tế và tìm ra: “Một số biện pháp giúp bồi
dưỡng học sinh năng khiếu Tin học (phần vẽ tranh với phần mềm ứng dụng
Paint)”. Đây là sáng kiến kinh nghiệm tôi đã áp dụng trong 2 năm học 2016 –
2017 và 2017 - 2018.
b. Nội dung giải pháp
- Tin học là môn học khác hẳn với các môn học khác là kiến thức truyền
cho học sinh không mang tính chất vĩnh cửu mà nó luôn thay đổi cùng với sự
phát triển của công nghệ thông tin; Do đó để chọn được học sinh vừa phải có
kiến thức cơ bản về máy tính, vừa phải biết ứng dụng một số phần mềm cở bản
để phục vụ cho một số công việc nhất định và vừa phải có năng khiếu vẽ thì là
chuyện không phải dễ dàng gì? Nên tôi quan sát các em trong từng tiết học và
chon ra em trội nhất trong lớp;
- Và Tin học cũng là một môn học khá mới mẻ đối với các em học sinh
tiểu học cả về kiến thức lẫn phương phương pháp học. Nên đòi hỏi các em phải
có điều kiện để thực hành rèn luyện kĩ năng nhiều song với các em học sinh
nông thôn việc tiếp xúc với máy tính là khó khăn, phần lớn kinh tế gia đình của
các em không đủ để có thể trang bị cho các em chiếc máy tính để học tập rèn
luyện ở nhà. Mà thời gian thực hành trên lớp lại rất ít; Nên khi lên tiết dạy chính
khóa tôi chỉ yêu cầu học sinh hoàn thành tranh vẽ là được không yêu cầu các em
phát huy tính sáng tạo của mình cũng như trong khi luyện học sinh năng khiếu
tôi cũng chỉ cho học sinh quan sát tranh mẫu theo chủ đề để vẽ. Khi học sinh
hoàn thành tranh vẽ thì học sinh lưu vào thư mục của em? Chưa có sự kết hợp
cùng với giáo viên Mỹ thuật để nhận xét, chỉnh sửa tranh vẽ cho các em 
- Vì thế, các em chưa được rút được kinh nghiệm sau mỗi tranh vẽ, nên
khi học tham gia hội thi các em lúng túng khi gặp những chủ đề khó, các em
không biết sẽ vẽ những gì với bố cục ra sao và màu sắc thế nào? 
- Bản thân cũng chưa có kế khoach bồi dưỡng cụ thể cho các em;
- Bên cạnh đó, có một số cha mẹ học sinh chưa thực sự quan tâm đến việc
học tập của con em mình (Khi nhà trường chọn vào đội tuyển lại không cho con
theo học bồi dưỡng);
- Nên trong những năm qua kết quả khi tham gia Hội thi Tin học trẻ cấp
huyện không khả quan lắm. Từ những thực trạng đó, tôi nhận thấy để nâng cao
chất lượng bồi dưỡng học sinh năng khiếu môn Tin học thì bản thân tôi cần
phải: 
+ Thực hiện tốt công tác tuyên truyền đến cha mẹ học sinh nên từ đó nhận
thức của cha mẹ học sinh về đầu tư học tập của con em ngày càng cao;
+ Xây dựng tốt kế hoạch khảo sát học sinh ở các khối 4, 5 để lập đội
tuyển một cách khách quan, tránh để xót học sinh có năng khiếu mà không được
đào tạo bồi dưỡng, điều này đã tạo ra tính khả thi ngay từ đầu năm học; 
3
+ Xây dụng nội dung “Dạy bồi dưỡng học sinh năng khiếu Tin học” theo
lịch cụ thể của từng tuần, từng tháng trong năm học;
+ Bên cạnh đó, còn tham mưu với nhà trường để động viên khuyến khích,
khen thưởng học sinh kịp thời nên khích lệ được tinh thần tự học, tự vươn lên
của các em. Việc duy trì tốt kỷ cương, nề nếp dạy học chính khóa và bồi dưỡng
học sinh năng khiếu cũng đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà
trường và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh năng khiếu Tin học
trong hai năm học 2016-2017 và năm học 2017-2018.
- Nội dung trọng tâm nhất trong kế hoạch đó là:
 Chọn ra học sinh năng khiếu: 
- Để chọn học sinh năng khiếu tôi dựa vào các tiêu chí sau:
+ Học sinh có thái độ học tập tích cực. Đây là điều kiện tiên quyết;
+ Học sinh học giỏi và yêu thích môn Tin học. Đây là điều kiện quan
trọng;
+ Học sinh giỏi các môn học khác như: Toán, Mĩ Thuật, Tiếng anh;
+ Phu huynh quan tâm và tạo điều kiện tốt cho em phát huy năng khiếu.
 Nội dung bồi dưỡng:
- Trọng tâm của thời gian bồi dưỡng là học sinh sử dụng phần mềm ứng
dụng Paint vẽ một số bức tranh về các chủ đề như sau: các ngày hội, ngày lễ,
trường em, quê hương em, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông, sinh hoạt vui
chơi, gia đình, ước mơ của em,..
 Phương pháp bồi dưỡng: 
- Chủ yếu là cho các em sử dụng phần mềm ứng dụng Paint để tự thực
hành vẽ trên máy theo 2 mức độ:
+ Mức 1: Gợi ý hoặc cho phép học sinh sáng tạo thêm ở các bức tranh của
mình trong giờ học chính khóa. Đây cũng là cách nhằm phát huy tính sáng tạo
của học sinh và phát hiện ra học sinh có năng khiếu vẽ tranh;
+ Mức 2: Bồi dưỡng học sinh trong giờ học năng khiếu. Học sinh vừa vẽ
theo mẫu vừa vẽ theo cảm nhận riêng của bản thân. Giáo viên sẽ trợ giúp khi
học sinh cần cũng như là chỉnh sửa những chỗ chưa phù hợp cho các em; Mức
này được tiến hành cụ thể như sau: 
 Cho học sinh xem tranh về các chủ đề trong các cấp hàng năm – thời
lượng 2 tiết; 
Học sinh tập vẽ cây, cối, hoa, lá, con vật đặc trưng nhằm giúp học sinh có
kĩ năng vẽ hình nhanh, đẹp. - thời lượng khoảng 10 tiết;
 Học sinh tập vẽ người một số dáng người thường thấy như: đi, đứng,
chạy, đi chơi, lao động - thời lượng khoảng 10 tiết;
4
Kết hợp các chi tiết trên để hoàn thành các chủ đề cho trước. Ở bước này
học sinh đã chuẩn bị ý tưởng từ trước, sau đó sử dụng phần mềm ứng dụng Paint
trên máy tính để thực hiện ý tưởng của mình trong giờ học năng khiếu – thời
lượng khoảng 20 tiết;
- Trong những giờ bồi dưỡng, tôi cũng không quên thực hiện công việc
sau:
+ Kết hợp với giáo viên Mĩ thuật để lưu ý, chỉnh sửa bài vẽ của các em.
Để bài vẽ đạt yêu cầu về bố cục và màu sắc;
+ Cùng với học sinh nêu lên những điểm hay, điểm chưa hay trong bài vẽ
của học sinh để các em học tập và rút kinh nghiệm cho bài vẽ sau được tốt hơn;
+ Thường xuyên kiểm tra bài của học sinh, tổ chức cho học sinh thi đua
với nhau nhằm đánh giá sự tiến bộ của học sinh để kịp thời biểu dương khuyến
khích.
- Ngoài ra: 
+ Khi học sinh vẽ tranh thì vẽ người là khó nhất, học sinh vẽ không đẹp
nên rất ngại vẽ người. Vì vậy, giáo viên phải động viên khuyến khích các em.
Vẽ cùng với học sinh hay sửa những chỗ chưa đẹp để học sinh vẽ lại đẹp hơn ở
những lần sau. Cho các em xem các tranh vẽ của các bạn khóa trước để các em
rút kinh nghiệm cho bản thân;
+ Tham khảo sách Mĩ thuật và ý kiến của giáo viên Mĩ thuật về cách vẽ
cây, cỏ, hoa, lá, người như thế nào là phù hợp với mức độ học sinh tiểu học;
+ Tôn trọng và giúp đỡ để các em phát huy ý tưởng sáng tạo trong quá
trình học.
- Và để góp phần giúp học sinh đạt kết quả cao trong Hội thi Tin học trẻ
cấp huyện thì bản thân tôi còn:
+ Ôn tập cho các em những kiến thức cơ bản về máy tính;
+ Hướng dẫn các em sử dụng các phần mềm trò chơi thông dụng;
+ Hướng dẫn các em soạn thảo và trình bày văn Word; thiết kế các bài
trình chiếu PowerPoint theo các chủ đề khác nhau; sử dụng các câu lệnh trong
phần mềm Logo để điều khiển Rùa vẽ được hình, viết chữ hay thực hiện phép
tính theo yêu cầu;
+ Ngoài ra, còn hướng dẫn các em thực hiện một số dạng toán như: đoán
chữ, trò chơi xóa số hay toán mẹo, .....
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp
 - Tin học là môn học mới mẽ, vẽ tranh lại là phân môn khó của môn này.
Đối với học sinh khối 3 học sinh vừa mới làm quen với hộp màu, cách tô màu
cũng như tẩy xóa những hình mẫu có sẵn. Vì vậy “Một số biện pháp bồi dưỡng
học sinh năng khiếu Tin học (phần vẽ tranh với phần mềm ứng dụng Paint)”
chỉ có thể áp dụng đối với học sinh tiểu học khối 4, 5 nói chung và phù hợp nhất
5
là dành cho học sinh năng khiếu Tin học cấp tiểu học. Vì những học sinh này có
khả năng sử dụng chuột, bàn phím và sử dụng phần mềm ứng dụng Paint thành
thạo cũng như có một kiến thức nhất định về Mĩ thuật.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng giải pháp
- Qua 2 năm áp dụng giải pháp bồi dưỡng trên thì khi tham gia hội thi
“Tin học trẻ không chuyên” cấp huyện các em đạt kết quả khá cao. 
- Cụ thể: 
+ Năm học 2016 - 2017: đạt 3 giải (trong đó có 1 giải III và 2 giải khuyến
khích);
+ Năm học 2017 - 2018: đạt 3 giải (trong đó 1 giải III và 2 giải khuyến
khích và được chọn đi thi Tỉnh). 
3.5. Tài liệu kèm theo gồm
 Bình Khánh Tây, ngày 25 tháng 12 năm
2019
 Người viết sáng kiến
 Cao Ngọc Tuyền
6

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_boi_duong_hoc_sinh_na.pdf