Sáng kiến kinh nghiệm Một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao kỹ thuật và thành tích môn đá cầu cho học sinh ở trường Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao kỹ thuật và thành tích môn đá cầu cho học sinh ở trường Tiểu học

Hướng dẫn học sinh cách cầm cầu:

Tay cầm cầu: (cùng với chân đá) cao ngang thắt lưng và cách người khoảng 0,3m, để cầu trên ngón tay 3 và 4, bàn tay ngửa khum lại để đỡ cầu, tay không cầm cầu co tự nhiên.

Hướng dẫn học sinh cách tâng cầu:

* Kỹ thuật tâng cầu bằng đùi.

Chuẩn bị 2 chân đứng rộng bằng vai, mũi chân thuận đặt sau gót chân trước khoảng 1/2 bàn chân, chạm đất bằng nửa bàn chân, hai đầu gối hơi khuỵu, hai tay tự nhiên, trọng tâm cơ thể dồn vào chân trước. Tung cầu lên cao khoảng 0,3 – 0,5m, cách ngực 0,2 – 0,4m, mắt nhìn theo cầu để dự đoán hướng cầu rơi. Di chuyển về nơi cầu rơi rồi co gối chân đá lăng nhẹ và lướt lên.

* Kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân:

Chuẩn bị 2 chân đứng rộng bằng vai, mũi chân thuận đặt sau gót chân trước khoảng 1/2 bàn chân, chạm đất bằng nửa bàn chân, hai đầu gối hơi khuỵu, hai tay tự nhiên, trọng tâm cơ thể dồn vào chân trước. Tung cầu lên cao khoảng 0,5m, khi cầu rơi xuống, dùng mu bàn chân tâng cầu lên cao khoảng 0,5m, khi rơi xuống đến mức hợp lí lại tâng cầu lên. Trường hợp cầu rơi hơi xa vị trí đứng cần vươn chân ra hoặc di chuyển đến để tâng cầu.

Hướng dẫn học sinh kỹ thuật phát cầu bằng mu bàn chân

Chuẩn bị 2 chân đứng rộng bằng vai, mũi chân thuận đặt sau gót chân trước khoảng 1 bàn chân (xa hơn tâng cầu), chạm đất bằng nửa bàn chân, hai đầu gối hơi khuỵu, trọng tâm cơ thể dồn vào chân trước. Tung cầu lên cao khoảng 0,5m, khi cầu rơi xuống dùng mu bàn chân đá cầu cho cầu bay lên cao – ra xa đến phía bạn hoặc qua lưới sang sân đối phương.

 

doc 24 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 08/01/2025 Lượt xem 96Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao kỹ thuật và thành tích môn đá cầu cho học sinh ở trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đá cầu cho cầu bay lên cao – ra xa đến phía bạn hoặc qua lưới sang sân đối phương.
2.4. Hướng dẫn học sinh kỹ thuật chuyền cầu bằng bàn chân (chuyền cầu theo nhóm).
Tư thế chuẩn bị 2 chân rộng bằng vai, chân trước chân sau cách nhau 1/2 bàn chân, mắt nhìn theo cầu. Khi bạn chuyền cầu sang cách người 0,5m bên phải, chân thuận đá lăng từ dưới lên trên và tiếp xúc với cầu, kết thúc chân thuận tiếp đất sẽ chuẩn bị các kỹ thuật khác (bên trái thì ngược lại). 
2.5. Hướng dẫn học sinh kỹ thuật bổ trợ đá cầu bằng đá má ngoài.
Tư thế chuẩn bị 2 chân rộng bằng vai, tay phải cầu cầu khi tung cầu lên cao khoảng 0,5m, cầu rơi xuống, dùng má ngoài bàn chân tâng cầu lên cao khoảng 0,5m, khi rơi xuống đến mức hợp lí lại tâng cầu lên. Trường hợp cầu rơi hơi xa vị trí đứng cần vươn chân ra hoặc di chuyển đến để tâng cầu. 
2.6. Hướng dẫn học sinh kỹ thuật bổ trợ đá cầu bằng đá má trong.
Tư thế chuẩn bị 2 chân rộng bằng vai, tay phải cầu cầu khi tung cầu lên cao khoảng 0,5m, cầu rơi xuống, dùng má trong bàn chân tâng cầu lên cao khoảng 0,5m, khi rơi xuống đến mức hợp lí lại tâng cầu lên. Trường hợp cầu rơi hơi xa vị trí đứng cần vươn chân ra hoặc di chuyển đến để tâng cầu.
2.7. Hướng dẫn học sinh kỹ thuật bổ trợ đá cầu đá gót trạm mông.
Tư thế chuẩn bị hai chân rộng bằng vai, tay phải cầu cầu khi tung cầu lên cao khoảng 0,5m, cầu rơi xuống, dùng má ngoài bàn chân đá lên gần trạm mông sau đó đá cầu lên cao khoảng 0,5m, khi rơi xuống đến mức hợp lí lại tâng cầu lên. Trường hợp cầu rơi hơi xa vị trí đứng cần vươn chân ra hoặc di chuyển đến để tâng cầu. 
+ Giải pháp 3: Hướng dẫn học sinh các kỹ thuật nâng cao để học sinh phát triển năng khiếu cá nhân.
3.1. Kỹ thuật chắn cầu bằng ngực.
Tư thế chuẩn bị giống như phát cầu, quan sát thấy cầu bay tới cách ngực khoảng 0,3 – 0,5cm, cần nhanh chóng chuyển trọng tâm về chân sau, thân người hơi ngả phía sau, hơi xoay sang một bên, hay tay thả lỏng tự nhiên. Khi cầu cách ngực 10 cm thì đạp mạnh chân sau, hất nhẹ ngực đưa thân trên chuyển động ra trước để phần trước ngực tiếp xúc với cầu sao cho quả cầu bật ra về phía chân đá cách người khoảng 0,3 – 0,5m, thông thường nếu chân đá là chân phải thì tiếp xúc với cầu ở phần ngực trái và ngược lại, kết thúc chuyển trọng tâm về trước, nhanh chóng xử lý thăng bằng.
3.3. Kỹ thuật đánh đầu.
Học sinh chuẩn bị đứng tự nhiên như khi chuẩn bị đỡ đùi, khi cầu bay cao 2m cách đầu 0,5m, dùng sức cả 2 chân bật lên cao, thân người ưỡn cong hình cánh cung, hai tay đưa sang hai bên để giữ thăng bằng, mắt quan sát cầu. Sau đó gập nhanh đầu xuống chạm cầu, cầu tiếp xúc với trán sẽ bay đi. Có thể lắc sang phải hay trái gây khó khăn cho đối phương thì 2 chân tiếp đất nhanh chóng quay mặt quan sát đường cầu đối phương.
3.4. Kỹ thuật móc cầu bằng mu bàn chân.
Chân đá đặt phía sau, trọng tâm để cơ thể dồn vào 2 chân, tay thả lỏng, mắt quan sát đồng đội nhận cầu của đồng đội, người móc cầu tâng lần một sau đó chuyển trọng tâm cơ thể sang mũi bàn chân trước, kết hợp kiễng chân trụ, ngả người ra phía sau, lăng chân thuận ra trước lên cao về phía có cầu, cổ chân thả lỏng, khi tiếp xúc cầu bàn chân gập nhanh, móc cầu sang đối phương, khi hai chân tiếp đất  học sinh nhanh chóng xoay người lại.
+ Giải pháp 4: Sử dụng hệ thống bài tập luyện.
Khi tôi đã củng cố được kĩ năng đá cầu và cung cấp kĩ thuật đá cầu như  trên, nếu học sinh còn mắc những sai lầm trong từng kĩ thuật, tùy từng lỗi học sinh mắc phải, giáo viên có thể áp dụng biện pháp khắc phục với những bài tập sau:
Bài tập 1: Đối với những em học sinh sai về mặt di chuyển (di chuyển không đúng hướng cầu rơi hoặc di chuyển chậm) thì giáo viên nên cho học sinh tập các động tác bổ trợ để tăng độ linh hoạt của khớp hông, gối như:
– Xoạc ngang, dọc.
– Chạy nhẹ kết hợp với đá má trong, má ngoài, đá gót trạm mông.
– Đá lăn chân theo chiều ngang, dọc.
– Tập các bài tập chuyển vị trí kết hợp với xoay người, chuyển hướng.
Bài tập 2: Với những học sinh không dự đoán được điểm rơi của cầu, tốc độ bay của cầu, giáo viên nên phân tích cho học sinh tầm quan trọng chú ý theo điểm rơi của cầu, phân tích tầm quan trọng tốc độ bay của cầu. Giáo viên nên cho học sinh tập:
– Tập tung cầu, đúng động tác.
– Tự tung bắt cầu.
– Tập co chân và hướng mu bàn chân tâng cầu lên cao không cầu và có cầu.
– Tập đón cầu do người khác tung cho.
– Treo cầu ở độ cao nhất định và tập đá cầu.
+ Giải pháp 5: Tăng cường bồi dưỡng kiến thức cho bản than.
– Giáo viên cần phải thường xuyên tăng cường học tập, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn qua sách vở, qua truyền hình, học tập ở đồng nghiệp.
– Thường xuyên rèn luyện thể dục để có thể thị phạm tốt các kỹ thuật, động tác đá cầu.
– Ngoài những kĩ thuật cơ bản trên, để nâng cao chất lượng đá cầu cho học sinh giáo viên cần quan tâm từ những học sinh có năng khiếu đá cầu. Đó là cung cấp cho học sinh những kĩ năng đá cầu như chắn cầu bằng ngực, đánh cầu bằng đùi, móc cầu bằng mu bàn chân  (như giải pháp 3).
+ Thường xuyên tổ chức cho học sinh đá cầu trong các hoạt động ngoại khóa.
+ Giải pháp 6 đối với môn đá cầu.
Việc tổ chức hoạt động tập luyện, thi đấu môn đá cầu là nội dung góp phần làm phong phú sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh, tận dụng được thời gian nhàn rỗi, hướng các em vào hoạt động bổ ích lành mạnh, hạn chế hoạt động tự phát được thể hiện cụ thể như sau: 
a- Các hoạt động tập luyện, thi đấu môn đá cầu ở trong nhà trường.
Hình thức này cần chú ý thông qua các hoạt động: 
+ Đá cầu trong chế độ sinh hoạt của học sinh trong nhà trường vào thời gian giải lao giữa tiết học. 
+ Đá cầu là hình thức tự nguyện để lôi cuốn học sinh tham gia, tập luyện trong các ngày như: Hội khỏe Phù Đổng, giao lưu TDTT Tập luyện trong các buổi chuẩn bị cho thi đấu, trình diễn các môn thể thao trên địa dư nhà trường theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể. 
b- Các hoạt động tập luyện, thi đấu môn đá cầu.
Đây là hình thức hoạt động khá phong phú.
+ Thể dục buổi sáng ở nhà.
+ Học bài thể dục do giáo viên cho về nhà.
+ Thi đấu đá cầu ở ngoài nhà trường. 
+ Đá cầu trong các nhóm hoạt động hè. 
Về căn bản các hoạt động ngoại khóa còn có ưu điểm sau: 
- Học sinh tham gia tự nguyện tự giác, có thể lựa chọn theo khả năng và hứng thú để tham gia vào các hoạt động TDTT nói trên. 
- Tận dụng được thời gian hợp lí không ảnh hưởng đến quá trình lao động và học tập. 
- Đảm bảo yêu cầu phát triển trí tuệ, tâm lý, tình cảm, hành vi và thể chất học sinh. 
- Thu hút nhiều người tham gia và cổ vũ cho người tham gia được mọi điều kiện của nhà trường. 
Đối với các em học sinh việc tổ chức đá cầu lành mạnh sẽ giúp các e có động lực trong học tập và trong rèn luyện thân thể. Đây là những môn chơi mang tính tập thể, các em có thể kết hợp “ Học mà chơi, chơi mà học”. 
Đặc biệt hơn việc đưa môn đá cầu vào trường học đã đem lại hiệu quả rất cao trong việc giáo dục đức tính của học sinh, giúp học sinh phát triển nhân cách toàn diện và đúng đắn. 
Để có thành tích tốt trong môn đá cầu người tập cần phải nắm bắt được kỹ thuật. Muốn có kỹ thuật thì người tập phải tập luyện để tập luyện đạt kết quả cao thì đòi hỏi phải có những bài tập bổ trợ. Giúp người tập hình thành được kỹ thuật.
Vì vậy, để nâng cao thành tích và kỹ thuật cho người tập thì một yếu tố rất quan trọng không thể thiếu đó là: "Các bài tập bổ trợ". Chính vì vậy mà tôi đưa ra đề tài: "Một số bài tập bổ trợ nhằm nâng cao kỹ thuật và thành tích môn đá cầu cho học sinh Tiểu học" để nghiên cứu.
* Nghiên cứu đặc điểm sinh lý và tác dụng của TDTT.
Xét về mặt khoa học qua nhiều công trình nghiên cứu cho thấy hoạt động TDTT là biện pháp rất hiệu quả để phát triển thể lực và hoàn thiện kĩ năng vận động. Mỗi nội dung đều có tác dụng khác nhau đến việc rèn luyện cơ thể. Dưới đây là những đặc điểm sinh lý và tác dụng của môn TDTT. 
a.1- Hệ vận động.
Tập luyện thể dục có tác dụng phát triển cơ bắp, sức mạnh và tính linh hoạt của thần kinh vận động. Ngoài ra các hoạt động thể dục có ảnh hưởng rất tốt tới sự phát triển các tố chất khác như: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khéo léo, mềm dẻo
a.2- Hệ thần kinh.
Tập luyện thể dục có tác dụng rèn luyện các quá trình thần kinh, tăng cường phối hợp các hoạt động khả năng điều kiện và thả lỏng đúng lúc nhằm đáp ứng thực hiện kĩ thuật động tác trong bài tập liên hoàn. 
a.3- Các cơ quan phân tích.
Tập luyện thể dục phức tạp có tác dụng rèn luyện các cơ quan phân tích, cơ quan thẩm định, phân tích vận động, xúc giác, cảm giác về không gian, thời gian, mức độ dừng của cơ.
a.4- Các chức năng thực vật.
Tập luyện để hoàn thiện các chức năng vận động có khả năng phản ứng với kích thích của các cơ quan đối với yêu cầu của môn học. 
+ Tiêu hao năng lượng. 
+ Hô hấp và tuần hoàn. 
a.5- Rèn luyện đạo đức, ý chí, phẩm chất.
Thông qua việc tập luyện, người tập sẽ rèn luyện được tính can đảm, ý chí vượt khó, mạnh dạn và tinh thần đoàn kết tập thể. 
b- Giá trị tác động của các môn học.
Đối với lứa tuổi học sinh thông qua việc chọn chính xác môn học sẽ có tác dụng củng cố sức khỏe, nâng cao tính tích cực, tự giác, say mê luyện tập để cơ thể khỏe khoắn và dẻo dai. Mỗi môn học sẽ có tác dụng tới từng bộ phận và có năng lực thể chất do đó sự lựa chọn môn học thích hợp với lứa tuổi sẽ có tác dụng tốt tới các bộ phận trên cơ thể. ở lứa tuổi này thích hợp với các môn: bóng đá, bóng ném, chạy, nhảy, bóng bàn, cầu lông, đá cầu
Trong quá trình dạy học tôi đã đưa 3 bài tập bổ trợ trên vào giờ học chính khoá của phần đá cầu cho 5 lớp 5A, 5B, 5C, 5D, 5E thực hiện. Sau khi khởi động chung xong tôi cho các em tập 3 bài tập bổ trợ: 
a- Bài tập bổ trợ đá má ngoài.
b- Bài tập bổ trợ đá má trong
c- Bài tập bổ trợ đá gót trạm mông. 
Mỗi bài tập 4 lần 8 nhịp và chia lớp thành 2 nhóm nam riêng, nữ riêng. Mỗi nhóm cử ra 1 tổ trưởng điều khiển.
Tôi thường xuyên kiểm tra bài cũ bằng 3 bài tập bổ trợ trên. Sau khi kiểm tra xong tôi đánh giá và sửa sai chung cho cả lớp. 
Sau mỗi giờ học, giờ ra chơi tôi tổ chức cho các em tự tập truyền cầu bằng mu bàn chân, má bàn chân. Và tổ chức cho các em thi đấu một cách sôi nổi và hào hứng. Tôi còn đư

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bai_tap_bo_tro_nham_nang_cao_ky.doc