1. PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lý do chọn đề tài:
Bóng rổ là môn thể thao hiện đại có quá trình hình thành và phát triển lâu
đời, là môn thể thao nằm trong hệ thống thi đấu chính thức của Đại hội.
Cũng như các môn thể thao khác tập luyện và thi đấu Bóng rổ có tác dụng
thúc đẩy sự phát triển toàn diện các tố chất vận động cho người tập như: sức
nhanh, sức mạnh, sức bền, khéo léo và sự phối hợp vận động.
Bóng rổ là một môn thể thao có tác dụng nâng cao các tố chất của cơ thể:
nhanh, mạnh, bền, dẻo, khéo léo và đặc biệt phát triển tích cực linh hoạt và trí
thông minh.
Luyện tập bóng rổ sẽ nâng cao tinh thần dũng cảm, ý chí quyết thắng,
khắc phục khó khăn.
Chính vì vậy trong những năm gần đây, môn bóng rổ đã thu hút được sự
quan tâm của các em học sinh tiểu học và nhận được sự quan tâm của các cấp
lãnh đạo, các nhà giáo dục, giáo viên, phụ huynh và cộng đồng xã hội.
Cá nhân tôi sau khi nghiên cứu lý luận về đặc điểm tâm lý học sinh tiểu
học, nắm bắt được niềm đam mê của học sinh mình phụ trách tôi nhận thấy:
Thứ nhất, học sinh tiểu học rất hứng thú khi được tập luyện bóng rổ,
không gượng ép.
Thứ hai: Khi tập luyện bóng rổ các em không chú trọng tới các kỹ thuật
dẫn bóng mà chỉ dẫn bóng theo cảm tính, làm sao cho bóng vào rổ là được.
Để nâng cao kỹ năng dẫn bóng trong môn bóng rổ thì ngay từ khi bắt đầu
được học là vô cùng quan trọng. Dạy Thể Dục ở bậc tiểu học được 9 năm, bản
thân tôi luôn trăn trở và tìm tòi các bài tập bổ trợ phù hợp với lứa tuổi cũng như
đặc điểm tâm sinh lý của học sinh để giờ dạy đạt hiệu quả cao nhất. Chính vì
những lý do trên tôi đã chọn đề tài “Một số bài tập bổ trợ giúp học sinh lớp 1
học tốt môn bóng rổ.”
1.2. Mục đích nghiên cứ
i này tôi xác định nhiệm vụ sau. + Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc lựa chọn một số một số bài tập bổ trợ giúp học sinh lớp 1 học tốt môn bóng rổ. + Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập phù hợp với học sinh lớp 1. 1.5. Phương pháp nghiên cứu. Để giải quyết nhiêm vụ của đề tài tôi đó sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau. + Phương pháp trò chơi: Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài nhằm giúp học sinh lớp 1 học tốt môn bóng rổ. + Phương pháp quan sát sư phạm. Quan sát giờ tập luyện của các em học sinh lớp 1A6 trường tiểu học Thanh Xuân Trung để đánh giá hiệu quả của bài tập cũng như sự tiến bộ của học sinh trước và sau buổi tập. Từ đó tôi có sự điều chỉnh trong các phương pháp bài dạy. + Phương pháp thực nghiệm sư phạm. Sau khi sác định và lựa chọn một số bài tập bổ trợ phù hợp với học sinh tôi đó tiến hành thực nghiệm trên hai mẫu giáo án: + Lớp 1a5 tập luyện bình thường theo nội dung và giáo án giờ học chính khóa. + Lớp 1a6 tập luyện theo nội dung, phương pháp đó được tôi lựa chọn trong giờ thể dục. 1.6. Tổ chức nghiên cứu. Tôi tổ chức nghiên cứu theo từng giai đoạn: - Giai doạn 1: Từ tháng 9 đến tháng 11 năm 2020. + Phân tích lý luận thực tiễn, xác định hướng nghiên cứu chọn đề tài . + Xác định nhiệm vụ nghiên cứu chọn phương pháp nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, chuẩn bị cơ sở vật chất. - Giai đoạn 2: Từ tháng 11 đến tháng 12 năm 2020. + Phân tích tổng hợp tài liệu. - Giai đoạn 3: Từ tháng 12 năm 2020 đến tháng 03 năm 2021. + Lựa chọn các bài tập phù hợp với đối tượng nghiên cứu. + Thu thập và xử lý số liệu + Viết kết luận và kiến nghị đề tài. + Đánh máy hoàn thiện đề tài. 3 2. PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản của đề tài nghiên cứu 2.1.1. Phương pháp trò chơi. Môn bóng rổ là một môn mới, luật và kỹ thuật khá phức tạp nên việc giảng dạy đơn thuần không làm cho học sinh ham thích và lười luyện tập. Chính vì vậy trong các tiết dạy nội dung thể thao tự chọn với môn bóng rổ khi học và ôn kỹ thuật mới, giáo viên luôn giành một khoảng thời gian cho hoạt động trò chơi định hướng chuyên môn. *Trò chơi 1: “Dẫn bóng nhanh”. + Tổ chức: Giáo viên chia lớp thành nhiều đội có số học sinh tham gia tương ứng nhau sau đó tiến hành cho bốc thăm tham gia trò chơi. + Cách chơi: Mỗi đội chia số lượng đứng đối diện thành hai hàng dọc khoảng cách nhau là 10m, khi có hiệu lệnh của trọng tài học sinh thứ nhất của từng đội chạy dẫn bóng trao cho đồng đội thứ hai của đội mình, cứ như vậy đội nào về trước , không phạm quy thì đội đó giành chiến thắng. Thông qua trò chơi này tác động đến tính tự giác tích cực và phát triển khả năng vận động của các em. *Trò chơi 2: “Chuyền bóng nhanh, chính xác”. + Tổ chức: Giáo viên chia lớp thành nhiều đội có số học sinh tham gia tương ứng nhau sau đó tiến hành cho bốc thăm tham gia trò chơi. + Cách chơi: Mỗi đội xếp thành hai hàng dọc đối diện nhau khoảng cách 5m. Khi nghe tín hiệu của giáo viên thì em thứ nhất của từng đội chuyền bóng cho đồng đội thứ hai của mình. Người thứ nhất sau khi chuyền xong quay sang trái chạy vòng về phía sau đứng xếp vào hàng của mình. Cứ như vậy đội nào về trước sẽ giành chiến thắng. *Trò chơi 3: “ Chuyền bóng xa ”. + Tổ chức: Giáo viên chia lớp thành nhiều đội có số học sinh tham gia tương ứng nhau sau đó tiến hành cho bốc thăm tham gia trò chơi. + Cách chơi: Từ vạch xuất phát thứ tự từng em của mỗi đội sẽ thực hiện kỹ thuật chuyền bóng xa về phía trước, giáo viên xác định thành tích của từng đội. Đội nào Có tổng chiều dài hơn thì đội đó giành chiến thắng. Thông qua đó tạo sự hứng thú cho các em tập luyện và nâng cao thể lực. *Trò chơi 4: “ Ném rổ nhanh, chính xác ”. + Tổ chức: Giáo viên chia lớp thành nhiều đội có số học sinh tham gia tương ứng nhau sau đó tiến hành cho bốc thăm tham gia trò chơi. 4 + Cách chơi: Mỗi đội đứng sau vạch xuất phát thành một hàng dọc và được trang bị mỗi thành viên một quả bóng. Giáo viên qui định thời gian và tín hiệu còi, thứ tự từng thành viên của đội sẽ ném bóng vào rổ. Sau khi ném xong tự nhặt bóng và xếp vào phía sau của hàng mình. Khi hết thời gian ấn định đôi nào có số lần ném vào rổ nhiều hơn đội đó sẽ giành chiến thắng. *Trò chơi 5: “ Khống chế bóng tốt ”. + Tổ chức: Giáo viên chia lớp thành nhiều đội có số học sinh tham gia tương ứng nhau sau đó tiến hành cho bốc thăm tham gia trò chơi. +Cách chơi: Vẽ một vòng tròn có bán kính 4m lần lượt từng hai đội bước vào vòng trong. Mỗi thành viên của đội được trang bị một quả bóng. Khi nghe tín hiệu còi đội 1 có nhiệm vụ vừa nhồi bóng vừa ngăn cản không cho thành viên tương ứng theo cặp của đội 2 chạm vào bóng. Nếu thành viên nào của đội 1 bị thanh viên tương ứng của đội 2 chạm tay vào bóng của mình. Giáo viên sẽ bấm giờ tính thời gian. Đội nào có thời gian khống chế bóng lâu hơn thì đội đó giành chiến thắng. Lưu ý: Các thành viên của đội tranh bóng không được xô đẩy lôi kéo đôi bạn theo luật bóng rổ qui định. *Trò chơi 6: “ Trò chơi phối hợp kỹ thuật dẫn, chuyền bóng và bắt bóng nhanh ”. + Tổ chức: Giáo viên chia lớp thành nhiều đội có số học sinh tham gia tương ứng nhau sau đó tiến hành cho bốc thăm tham gia trò chơi. + Cách chơi: Mỗi đội tập trung thành một hàng dọc ngay sau vạch xuất phát và được trang bị một quả bóng rổ. Người thứ nhất của mỗi đội cầm một quả bóng và luôn ở tư thế sẵn sàng. Khi nghe tín hiệu còi xuất phát của giáo viên, người thứ nhất của mỗi đội thực hiện động tác dẫn bóng nhanh về phía trước vòng qua bên phải mốc cờ và dẫn bóng ngược lại. Đồng đội thứ hai của mỗi đội thực hiện động tác bắt bóng về đến vạch xuất phát. Giáo viên sẽ xác định thứ hạng của các đội. Lưu ý: - Người thứ nhất của mỗi dội trước khi nghe tín hiệu còi của giáo viên thì không được dẫm vạch, vượt vạch xuất phát. - Các thành viên còn lại của đội khi bắt bóng thì chân không được dẫm, vượt vạch xuất phát. Từ nhừng phương pháp trên, tôi đã lựa chọn một số trò chơi trong giờ thể dục nhằm tạo hứng thú học tập cho HS. Đặc biệt, các bài tập này tạo hứng thú giúp các em phát triển thể lực chung, phát triển toàn diện con người, phát triển toàn diện thể chất, luyện tập một cách hăng say. 5 Tham gia tập luyện bóng rổ, có thể phát triển toàn diện tố chất cơ thể, tăng cường chức năng của các cơ quan trong cơ thể, có lợi cho việc nâng cao tính linh hoạt của trung khu thần kinh, nâng cao năng lực phối hợp điều khiển. 2.2. Thuận lợi và khó khăn 2.2.1.Thuận lợi. Chi bộ, Ban Giám hiệu trường tiểu học Thanh Xuân Trung rất quan tâm đến các hoạt động thể dục thể thao. Điều kiện sân bãi thoáng mát, trường có giáo viên chuyên trách TDTT, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác giảng dạy. Bề dày thành tích của trường về lĩnh vực thể dục thể thao luôn nổi trội so các trường bạn. Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo về việc đầu tư nên đa phần các trang thiết bị đầy đủ cũng là tiền đề thuận lợi cho môn bóng rổ phát triển tốt. Với chương trình học như hiện nay thì việc giúp các em học sinh học tập, luyện tập TDTT đang được xã hội rất quan tâm và khuyến khích. Đặc biệt, Bộ giáo dục - Đào tạo có chủ trương khuyến khích và phổ biến rộng rãi việc tổ chức và hướng dẫn rèn luyện TDTT trong trường học nhằm phát triển một cách toàn diện cho các em học sinh. Do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi nên học sinh tiểu học rất hiếu động, thích vận động, thích khám phá những môn thể thao mới phù hợp với bản thân. 2.2.2 Khó khăn Một số ít em học sinh bỡ ngỡ khi tập luyện môn này. Mỗi em có những sở trường, năng khiếu khác nhau. Giờ học thể dục chủ yếu là tập luyện vì thế các nội dung được lặp đi lặp lại nhiều lần. Hệ thần kinh của trẻ em lứa tuổi tiểu học chưa bền vững, nếu thực hiện lặp lại nhiều lần nội dung nào đó sẽ gây chán nản cho học sinh. Vậy làm thế nào để tạo được giờ học không bị nhàm chán? Với những suy nghĩ trăn trở của một người giáo viên, tôi nhận thấy rằng khi dạy học sinh theo phương pháp cũ là tập luyện, thì bên cạnh những học sinh tiếp thu nhanh, có sở trường , có năng khiếu, còn có một số em tiếp thu còn chậm, uể oải, không tập trung, miễn cưỡng học mà thôi. Các em không thấy rõ tầm quan trọng, lợi ích của việc tập luyện thể dục có tác động đến sức khoẻ của chính bản thân mình để giúp cho việc học tập các môn khác được tốt hơn. Trước thực trạng đó, sau một thời gian nghiên cứu và tham khảo các tài liệu và với chủ trương của Bộ Giáo dục và Sở Giáo dục tôi đã mạnh dạn lựa chọn “Một số bài tập giúp học sinh lớp 1 học tốt môn bóng rổ”, nhằm giúp học sinh tiếp thu động tác bổ trợ dẫn bóng nhanh hơn tạo cho học sinh hứng thú tập luyện, tạo không khí sôi nổi để giờ học luôn tạo được kết quả tốt nhất. 6 2.3. Nội dung các bài tập được lựa chọn STT Tên bài tập Mục đích 1. Dẫn bóng cao. Giúp học sinh kiểm soát được bóng một cách dễ dàng. 2. Dẫn bóng thấp. Nhằm giúp học sinh phán đoán nhanh và linh hoạt khi tiếp xúc bóng. 3. Dẫn bóng đổi tay trước mặt. Tạo cảm giác linh hoạt cổ tay, tạo cảm giác tốt với bóng. 4. Dẫn bóng theo đường thẳng. Giúp học sinh kiểm soát bóng tốt và di chuyển dễ dàng. 5. Di chuyển ngang Giúp cổ chân linh họat, phản ứng bóng nhanh 6. Vòng bóng qua người Giúp cơ thể dẻo dai. Tạo cảm giác với bóng. 7. Chuyền bóng trước mặt Tạo cảm giác với bóng. 8. Tung và bắt bóng Phán đoán điểm rơi và bắt bóng chính xác. 2.3.1. Dẫn bóng cao. - Mục đích: Giúp học sinh kiểm soát được bóng một cách dễ dàng. - Yêu cầu: Học sinh đứng chân trước chân sau, trọng tâm dồn vào chân trước, thân trên hơi ngả về phía trước, bàn tay xòe rộng tự nhiên. 7 - Cách thực hiện: Tư thế chuẩn bị học sinh lấy khuỷu tay làm trụ, cánh tay khép sát thân người. Khi bóng nảy lên, đầu ngón tay tiếp xúc bóng trước rồi đến toàn bộ ngón tay và trai tay, điểm tiếp xúc bóng ngang thắt lưng. 2.3.2. Dẫn bóng thấp. - Mục đích: Nhằm giúp học sinh phán đoán nhanh và linh hoạt khi tiếp xúc bóng. - Yêu cầu: Học sinh đứng chân trước chân sau, trọng tâm dồn vào chân trước, thân trên hơi ngả về phía trước, bàn tay xòe rộng tự nhiên. - Cách thực hiện: Tư thế chuẩn bị học sinh lấy khuỷu tay làm trụ, cánh tay khép sát thân người. Khi bóng nảy lên, đầu ngón tay tiếp xúc bóng trước rồi đến toàn bộ ngón tay và trai tay, điểm tiếp xúc bóng ngang đầu gối. 2.3.3. Dẫn bóng đổi tay trước mặt. - Mục đích: Tạo cảm giác linh hoạt cổ tay, tạo cảm giác tốt với bóng. - Yêu cầu: Học sinh đứng chân trước chân sau, trọng tâm dồn vào chân trước, thân trên hơi ngả về phía trước, bàn tay xòe rộng tự nhiên. 8 - Cách thực hiện: Tư thế chuẩn bị học sinh lấy khuỷu tay làm trụ, cánh tay khép sát thân người. Khi bóng nảy lên, đầu ngón tay tiếp xúc bóng trước rồi đến toàn bộ ngón tay và trai tay, điểm tiếp xúc bóng ngang đầu gối. 2.3.4. Dẫn bóng theo đường thẳng. - Mục đích: Giúp học sinh kiểm soát bóng tốt và di chuyển dễ dàng. - Yêu cầu: Học sinh đứng chân trước chân sau, trọng tâm dồn vào chân trước, thân trên hơi ngả về phía trước, bàn tay xòe rộng tự nhiên. Cách thực hiện: Tư thế chuẩn bị học sinh lấy khuỷu tay làm trụ, cánh tay khép sát thân người. Khi bóng nảy lên, đầu ngón tay tiếp xúc bóng trước rồi đến toàn bộ ngón tay và trai tay, điểm tiếp xúc bóng ngang đầu gối. 2.3.5. Di chuyển ngang. Mục đích:. Giúp học sinh phản ứng nhanh, tạo cảm giác linh hoạt cổ chân. 9 Yêu cầu: Đứng hai chân song song, tay ngag vai, bàn tay xòe rộng tự nhiên. Di chuyển dụng cạch bàn chân trượt nhanh đồng thời mắt nhìn về phía trước, thân người không nhấp nhô. 2.3.6. Vòng bóng qua người. Mục đích: giúp cơ thể dẻo dai, tạo cảm giác với bóng. Yêu cầu: Hai chân rộng bằng vai, tư thế thân người thằng, bàn tay cầm bóng thả lỏng tự nhiên. Dùng tay đưa bóng vòng qua thân người. 2.3.7. Chuyền bóng trước mặt. 10 Mục đích: Tạo cảm giác với bóng. Yêu cầu: Hai người đứng đối diện cách nhau 1m. Hai chân rộng bằng vai. Tay cầm bóng xòe rộng tự nhiên. Chuyền bóng ngang ngực đối phương rồi . Khi bắt bóng tay xòe hình chữ A. 2.3.8. Tung và bắt bóng. Mục đích: Phán đoán điểm rơi và bắt bóng chính xác. Yêu cầu: Hai chân rộng bằng vai, hai tay cầm bóng, tung bóng lên cao theo phương thẳng đứng rồi bất bóng khi bóng rơi ngang thắt lưng. 2.4. Tổ chức thực nghiệm khoa học 2.4.1. Mục tiêu SKKN này nhằm bổ sung những kiến thức và kĩ năng, đồng thời nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn Thể dục nói chung, nâng cao chất lượng giảng dạy môn bóng rổ của trường Tiểu Học Thanh Xuân trung nói riêng. 2.4.2. Nội dung và cách tiến hành Tôi đã tiến hành phối kết hợp một số biện pháp và cách thức như sau: - Mượn và nghiên cứu tài liệu có liên quan đến phương pháp dạy Thể dục và môn bóng rổ. Trên cơ sở đó, tôi lựa chọn để xây dựng cơ sở lí luận cho vấn đề nghiên cứu. - Bằng những kinh nghiệm của bản thân và kết hợp với những thông tin có chọn lọc qua việc nghiên cứu tài liệu, tôi đã thiết kế một số giáo án có sử dụng kết quả nghiên cứu của đề tài này. - Tôi lên tiết dạy chính thức có ứng dụng một số bài tập bổ trợ cho kỹ thuật dẫn bóng nhằm tạo hứng thú và nâng cao chất lương học tập cho học sinh. - Tiến hành trao đổi, rút kinh nghiệm tiết dạy, rút ra bài học kinh nghiệm. 2.4.3. Thử nghiệm trên tiết dạy Tôi tiến hành dạy thử nghiệm 2 tiết: 11 Tiết 1: Ngày dạy: 15 tháng 1 năm 2021 Tiết 2: Ngày dạy: 17 tháng 1 năm 2021 2.5. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm 2.5.1. Đánh giá hiệu quả việc lựa chọn một số bài tập dẫn bóng trong môn bóng rổ. Sau khi nghiên cứu bằng phương pháp trò chơi, tôi nhận thấy: học sinh tập luyện rất hưng phấn sôi nổi, tiếp thu bài học có hiệu quả cao, chăm chỉ tập luyện. Trong mỗi giáo án, tôi đã sử dụng các phương pháp khác nhau phù hợp với học sinh nhằm tạo một giờ học nhẹ nhàng, hiệu quả, gây được hứng thú tập luyện cho các em, giúp các em lĩnh hội kiến thức một cách tốt hơn về năng lực thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ và thể chất cho học sinh đúng với quan điểm của Đảng và Nhà nước về mục tiêu giáo dục: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp. Hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Chuẩn bị cho học sinh những hành trang tốt nhất cho những năm tháng phát triển sau này của các em. 2.5.2 Chất lượng về giáo dục đạo đức Đối với việc dạy thể dục, giáo viên bộ môn đã sát cánh cùng với giáo viên chủ nhiệm luôn giáo dục đạo đức cho học sinh. Kết quả là không có học sinh cá biệt, 100% học sinh thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của học sinh tiểu học. 2.5.3. Chất lượng về chuyên môn Để đánh giá chính xác việc ứng dụng một số bài tập bổ trợ cho kỹ thuật dẫn bóng trong giờ thể dục, sau một thời gian ứng dụng cho từng giáo án cụ thể, tôi đã so sánh mức độ tiến bộ và kết quả tập luyện của các em. Kết quả cụ thể của học sinh lớp 1A6 (lớp thực nghiệm) và lớp 1A5(lớp đối chứng) trước thực nghiệm như sau: Lớp Số HS HS hứng thú tập luyện HS hoàn thành tốt bài tập bổ trợ SL % SL % 1A6 48 38 79,2% 28 58,3% 1A5 49 37 75,5 % 27 55,1% 12 Kết quả cụ thể của học sinh lớp 1A6(lớp thực nghiệm) và 1A5 (lớp đối chứng) sau thực nghiệm: Lớp Số HS HS hứng thú tập luyện HS hoàn thành tốt bài tập bổ trợ SL % SL % 1A6 48 45 93,8% 35 72,9% 1A5 49 43 87,7% 33 60,9% Kết quả cụ thể của học sinh lớp 1A6 trước và sau thực nghiệm như sau: Thời gian Lớp Số HS HS hứng thú tập luyện HS hoàn thành tốt bài tập bổ trợ SL % SL % Trước thực nghiệm 1A6 48 38 79,2% 30 61,2% Sau thực nghiệm 1A6 48 45 93,7% 36 73,5% Với các số liệu thống kê trên, tôi nhận thấy việc đưa các bài tập bổ trợ vào trong giờ học đã nâng cao được chất lượng tập luyện của các em lên nhiều, dường như các em tham gia với tất cả niềm thích thú say mê không hề gượng ép. Hơn nữa, kết quả tập luyện của học sinh lớp 1A5 được nâng lên rõ rệt. Điều này khẳng định việc đưa các phương pháp của tôi đạt hiệu quả cao. 2.5.4. Kết quả chung của toàn trường Sau một thời gian thực nghiệm, tôi nhận thấy không chỉ chất lượng chuyên môn trong những giờ thể dục được nâng lên, mà phong trào tập luyện TDTT trong trường tiểu học Thanh Xuân Trung cũng được các em học sinh tham gia hào hứng sôi nổi (Phụ lục kèm theo) Tôi hy vọng nếu tiếp tục vận dụng và phát huy những kết quả đạt được trong đề tài thì chất lượng giáo dục thể chất của trường Tiểu Học Thanh Xuân Trung ngày càng nâng cao. 13 3. PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Với những thành tích mà trường đã đạt được, tôi tin rằng mục tiêu giáo dục của trường Tiểu học Thanh Xuân Trung đã, đang và sẽ tiếp tục phát triển theo đúng chủ trương của Bộ Giáo dục là giáo dục học sinh phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Nội dung là phù hợp với lứa tuổi các em và có hiệu quả rõ rệt trong quá trình dạy học, tạo không khí sôi nổi, hưng phấn trong học tập nhằm nâng cao hiệu quả giờ thể dục nói riêng và góp phần nâng cao chất lượng các môn học khác. Khi giảng dạy, tôi đã áp dụng trong từng giáo án cụ thể và kết quả này đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển toàn diện cho học sinh, làm cho giờ học đạt kết quả cao hơn, sức khoẻ các em ngày càng được cải thiện hơn và học sinh của chúng ta vốn đã yêu thích giờ thể dục sẽ yêu thích giờ thể dục hơn nữa. Mặt khác, nó còn góp phần thúc đẩy các phong trào học tập của nhà trường lên cao. 2. Kiến nghị Để tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học thể dục, nhằm giúp các em tâp tốt hơn, nâng cao hiệu quả và thành tích môn bóng rổ, tôi xin có một vài khuyến nghị sau: 2.1. Đối với trường Bồi dưỡng cán bộ giáo dục: Nên có thêm các chuyên đề, buổi tập huấn để nhiều giáo viên được tham dự, trao đổi kinh nghiệm trong công tác giảng dạy môn giáo dục thể chất nói chung và tổ chức tập luyện môn bóng rổ cầu nói riêng. 2.2. Đối với trường Tiểu học Thanh Xuân Trung Có kế hoạch nâng cấp, trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, phương tiện dạy học hỗ trợ dạy học môn Thể dục. Tiếp tục ủng hộ, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ giáo viên Thể dục được tham gia bồi dưỡng và tự bồi dưỡng, nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn, tổ chức hoạt động trao đổi chuyên môn trong trường và liên trường. 14 LỜI CẢM ƠN Để thực hiện được sáng kiến: “Một số bài tập giúp học sinh lớp 1 học tốt môn bóng rổ”. Tôi xin chân thành cảm ơn các cấp lãnh đạo, các đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu. Do thời gian có hạn nên bản sáng kiến không tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo và đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn thiện tốt hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Xác nhận của Ban giám hiệu .. .. .. .. .. Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của tôi viết và không sao chép nội dung của người khác. Người viết Nguyễn Trung Quảng 15 4. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tâm lý học TDTT- Phạm Ngọc Viễn- Lê Văn Xem- Mai Văn Muôn- Nguyễn Thanh Nữ- Nhà xuất bản TDTT Hà Nội 1991. 2. Sinh lý thể thao- PGS Lưu Quang Hiệp- Phạm Thị Uyên Nhà xuất bản TDTT 1995. 3. Lý luận và phương pháp TDTT- chủ biên Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn- Nhà xuất bản Trẻ 4. Giáo trình môn bóng rổ – Trường Đại Học sư phạm TDTT 5. Tâm lý học TDTT- NXB TDTT- 1990 -TS Phạm Ngọc Viễn. 6. Học thuyết huấn luyện-TS DIEIRICHHARRA- NXB TDTT 1990- do Trương Anh Tuấn cùng cộng sự dịch. 7. Sinh lý học lứa tuổi trong hoạt động TDTT- Tập thể tác giả- NXB TDTT Hà Nội 1995. 8. Tâm lý học lứa tuổi- Dịch Nguyễn Chu Văn- NXB GDH Hà Nội. 9. Lý luận và phương pháp thể thao trẻ- Dịch Nguyễn Quang Hưng. 16 MỤC LỤC 1. PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................. 1 1.1. Lý do chọn đề tài: ....................................................................................... 1 1.2. Mục đích ngh
Tài liệu đính kèm: