Sáng kiến kinh nghiệm Luyện đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Luyện đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4

 Qua mỗi bài tập đọc, tôi thường tổ chức cho học sinh thảo luận, nhận ra thể loại của văn bản, gợi ý giúp học sinh tự xác định giọng điệu chung của bài.

 Về thể loại, nếu đọc thơ phải chú ý tách nhịp điệu của ngôn ngữ, thơ thể hiện sự luân chuyển nhịp nhàng giữa các dòng thơ. Đồng thời, lưu ý học sinh cần tránh cách đọc dừng lại máy móc ở cuối mỗi dòng thơ mà không chú ý đến nghĩa tiếp nối của dòng trước và dòng sau.

 

doc 10 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 1961Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Luyện đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng giáo dục Tĩnh Gia
Trường Tiểu học Xuân Lâm
Sáng kiến - kinh nghiệm:
Luyện đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4
Người thực hiện: GV Nguyễn Thị Nhâm
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Xuân Lâm
 Tĩnh Gia - Thanh Hoá 
A/- Đặt vấn đề:
I/- Mở đầu:
Như ta đã biết xã hội phát triển ngày một cao, khoa học kỹ thuật hiện đại cùng với sự phát triển đổi thay của nền giáo dục. Và đặc biêt, chúng ta ngày càng quan tâm đến sự đổi mới và phát triển giáo dục nước nhà nhằm bồi dưỡng đào tạo những thế hệ mới, những mầm xanh tương lai của đất nước có đức, có tài, có sức khoẻ. Vì vậy, ngành giáo dục đã quan tâm và dạy công nghiên cứu ra đời những bộ SGK, SGV, các đồ dùng dạy học nhằm giúp cho giáo viên và học sinh dễ định hướng phương pháp dạy học cho từng môn, từng bài.
Nhưng cho dù công tác giáo dục có hoàn hoản và hiện đại đến mấy thì vai trò của người giáo viên vẫn chiếm vị trí quan trọng không thể thiếu được trong quá trình dạy học: Như lời nói, cử chỉ, điệu bộ tác động rất lớn đối với học trò đặc biệt là học sinh Tiểu học. Tâm lý trẻ thích tìm tòi bắt chước mà người giáo viên cấp I phải dạy tốt cả 9 môn đúng là "Người thầy tổng thể" nhưng cái khó nhất là môn Tiếng việt không những cho học sinh đọc thông viết thạo mà đối với học sinh lớp 4 phải đọc điễn cảm tốt một bài thơ, một bài văn. Vì thế mà người thầy phải trải qua những khó khăn vất vả, trăn trở để tìm cái đích tốt nhất đó là: Dạy đúng, dạy đủ mà phải dạy cho học sinh biết cảm thụ đọc đúng đọc hay những văn bản nghệ thuật.
Một trong những yêu cầu của quy trình dạy học Tập đọc của chương trình Tiếng Việt Tiểu học hiện hành, đó là đọc diễn cảm khi tiến hành giảng dạy những văn bản văn chương mang tính nghệ thuật.
	Đọc diễn cảm, đó là khả năng làm chủ được ngữ điệu, làm chủ các thông số âm thanh như tốc độ, chỗ ngừng giọng, cường độ, cao độ của giọng .... để biểu đạt đúng ý nghĩa và tình cảm mà tác giả đã gửi gắm trong bài đọc, đồng thời thể hiện sự thông hiểu, cảm thụ của người đọc đối với tác phẩm. Đọc diễn cảm thể hiện năng lực đọc ở trình độ đọc cao và chỉ thực hiện được trên cơ sở đọc đúng và đọc lưu loát. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều học sinh đã không thực hiện được yêu cầu đọc diễn cảm này.
	II/- Thực trạng của việc thực hiện đọc diễn cảm trong dạy học tập đọc:
	1- Thực trạng:
	a- ưu điểm: 
	- Đối với nhà trường: Trường Tiểu học Xuân Lâm đã có truyền thống yêu nghề mến trẻ, luôn quan tâm đến chất lượng dạy và học đặc biệt là bồi dưỡng học sinh giỏi và nâng bậc học sinh yếu kém.
	- Đối với giáo viên: Là người trực tiếp đứng lớp qua nhiều năm có nhiều kinh nghiệm và hiểu về đặc điểm tình hình học sinh ở địa phương, của lớp mình chủ nhiệm để đưa ra phương pháp dạy học phù hợp.
	- Đối với phụ huynh: Đại đa số là gia đình hiếu học luôn quan tâm đến việc học cho con em và chuẩn bị đồ dùng học tập khá đầy đủ.
	- Đối với đại phương: Luôn luôn quan tâm đến công tác giáo dục của xã nhà, thường xuyên động viên giáo viên và học sinh kịp thời và chu đáo.
	b- Nhược điểm:
	Bất kể cái gì cũng tồn tại hai mặt có vấn đề ngoài những thuật lợi thì trường chúng tôi không ít gặp những khó khăn:
	- Một số gia đình không quan tâm đến việc học của con cái chỉ lo làm kinh tế và phó mặc cho nhà trường.
	- Đồ dùng học tập, SGK còn thiếu vì học sinh đánh mất.
	- Về nhà không chịu đọc bài, nghĩ đơn giản là: "Biết đọc là đủ".
	- Cơ sở vật chất nghèo, chưa có điều kiện học hai buổi/ ngày.
	- Lớp học đông, thời gian ít không luyện đọc được nhiều.
	- Trong lớp đang còn tình trạng học sinh khuyết tận như em: Đình Đức, Văn Đông ở Vạn Xuân - Xuân Lâm.
	2- Kết quả thực trạng:
	Trên cơ sở lớp 4A - Trường Tiểu học Xuân Lâm, lớp do tôi chủ nhiệm, qua kết quả khảo sát đầu năm học vào 10/9/2005, kết quả cụ thể như sau: (ở kiểm tra đọc).
Tổng số học sinh
Đọc ngắc ngứ
Đọc đúng
Đọc lưu loát
Đọc diễn cảm
Số HS
%
Số HS
%
Số HS
%
Số HS
%
27
2
7,4
13
48,1
8
29,6
4
14,9
	Với kết quả kiểm tra đọc như trên, đặc biệt là ở đọc diễn cảm đã khiến tôi rất trăn trở. Các em đã qua giai đoạn thứ nhất với các lớp 1, 2, 3 và bước sang giai đoạn thứ 2 của bậc Tiểu học.Do đó, yêu cầu về kiến thức, kỹ năng cũng cao hơn. Chính vì vậy, tôi đã tìm tòi, nghiên cứu để đưa ra những biện pháp cụ thể giúp học sinh luyện đọc diễn cảm.
B/- Giải quyết vấn đề:
	Như chúng ta đã biết, "Không hiểu tư tưởng chính của tác phẩm và mục đích chính của việc đọc nhằm thể hiện nó thì không thể đọc diễn cảm nổi, dù chỉ là một dòng"- theo E. Iadovixki.
	ở đây , chúng ta khẳng định rằng: Đọc diễn cảm là kết quả của việc hiểu thấu đáo bài học nên không thể luyện đọc diễn cảm tách rời với luyện đọc hiểu. Mặt khác, đọc diễn cảm không phải là việc làm chủ những đặc tính âm thanh riêng lẻ của giọng đọc mà là sự hoà đồng của các thông số âm thanh tạo nên âm hưởng chung của bài đọc. Và đọc diễn cảm không phải là đọc thiếu tự nhiên, có tính chất "kịch" và tuỳ theo ý thích chủ quan của người đọc. Nó bị quy định bởi cảm xúc của bài đọc cho nên tác phẩm quy định ngữ điệu cho người đọc chứ không phải người đọc lại đặt ra ngữ điệu. Vì vậy, muốn dạy học sinh đọc diễn cảm, trước hết phải làm cho các em hoà nhập được với bài văn, bài thơ. Có cảm xúc thì sẽ "bật" ra được ngữ điệu thích hợp.
	I/- Các giải pháp thực hiện:
	1- Không áp đặt sẵn giọng đọc của bài:
	Qua mỗi bài tập đọc, tôi thường tổ chức cho học sinh thảo luận, nhận ra thể loại của văn bản, gợi ý giúp học sinh tự xác định giọng điệu chung của bài.
	Về thể loại, nếu đọc thơ phải chú ý tách nhịp điệu của ngôn ngữ, thơ thể hiện sự luân chuyển nhịp nhàng giữa các dòng thơ. Đồng thời, lưu ý học sinh cần tránh cách đọc dừng lại máy móc ở cuối mỗi dòng thơ mà không chú ý đến nghĩa tiếp nối của dòng trước và dòng sau.
	2- Hướng dẫn học sinh rút ra kết luật về giọng đọc chung của bài qua tìm hiểu bài:
	- Qua tìm hiểu nọi dung, học sinh sẽ xác định giọng đọc chung của bài như: nhẹ nhàng, tha thiết, vui tươi, ngợi ca hay trầm lắng.Nhịp điệu của bài: Nhanh, hơi chậm ....
	Ví dụ 1: Qua nắm được nội dung của câu thơ: "Lá trầu khô giữa cơi trầu" (Mẹ- Tiếng Việt 4, Tập II) là muốn nói : mẹ đang mệt mỏi nên lá trầu cũng bị "bỏ quên" và do đó có cách ngắt câu đúng:
 Lá trầu/ khô giữa cơi trầu
 ( Nhịp 2/ 4 )
chứ không phải là :
 Lá trầu khô/ giữa cơi trầu.
 ngắt theo nhịp 3/ 3 như một số học sinh đọc theo thói quen.
	Ví dụ 2: Qua bài "Sầu riêng" (trang 34- Tiếng Việt 4, tập 2)
	Học sinh hiểu được các tầm thường của vẻ ngoài sầu riêng: Cây, cành, lá: "Đừng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về các dáng cây kỳ lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu các dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn. Lá nhỏ xanh hơi khép lại, tưởng như lá héo". Từ đó thể hiện nhấn giọng ở từ "Vậy mà" và thể hiện nổi bật hơn gây bất ngờ cho người đọc: "Vậy mà khi trái chín, hương toả ngạt ngào, vị ngọt đến đam mê".
	Ví dụ 3: Từ hiểu được nội dung bài: "Thư thăm bạn" - (Trang 25 - Tiếng Việt 4 - Tập 1) là: "Nói lên sự chia sẻ, cảm thông sâu sắc của một bạn học sinh với một người bạn chưa quen biết ở miền Trung vừa bị lũ lụt thiên tai", học sinh sẽ rút ra cách đọc hay nhất là cần đọc với giọng trìu mến, chia sẻ.
	Ví dụ 4: Trong bài "Đường đi Sapa" không những ngắt nghỉ hơi sau đúng các dấu câu, giữa các cụm từ mà cần nhấn giọng ở những từ ngữ gợi cảm, gợi tả cảnh đẹp SaPa, sự ngưỡng mộ, háo hức của du khách trước vẻ đẹp của con đường lên SaPa. "Xe chúng tôi lao chênh vênh trên dốc cao của những con đường xuyên tỉnh. Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô/ tạo nên cảm giác bồng bềnh, huyền ảo. Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xoá tựa như mây, những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa. Tôi lin dim mắt ngắm mấy con ngựa đang ăn cỏ trong một vườn đào ven đường. Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rũ".
	3- Tổ chức cho học sinh tập luyện để thể hiện giọng đọc của từng câu, đoạn, bài:
	Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo cho học sinh thành công khi đọc trước người nghe.
	Tôi đã tổ chức cho học sinh thảo luận, nhận xét về cách đọc, giải thích được vì sao đọc như thế là hay, như thế này là chưa hay; điểm nào trong cách đọc của thầy, của bạn làm mình thích thú.
	Tôi thường cho học sinh luyện đọc diễn cảm dưới nhiều hình thức như: Đọc cá nhân, đọc phân vai để làm sống lại những nhân vật, và cho các em, các nhóm thi đua đọc hay. Qua đó tôi khuyến khích các em mạnh dạn thể hiện giọng đọc trước lớp.
	Cùng với các giải pháp trên, bản thân tôi luôn tự rèn kỹ năng đọc cho mình. Trước mỗi văn bản, tôi luôn suy nghĩ, tìm tòi, phát hiện ra ý tưởng của tác giả gửi gắm trong bài, tự thể hiện cách đọc sao cho hợp lý để luôn có thể chủ động trong quá trình giẩng dạy nếu cần thị phạm đọc mẫu cho học sinh và không biết từ lúc nào, tôi ham mê luyện đọc diễn cảm ,luyện đọc hay những văn bản nghệ thuật và tôi đang truyền "Ngọn lửa đam mê" đó cho học sinh.
II/- Các biện pháp dạy đọc diễn cảm:
	1- Giúp học sinh làm quen với toàn tác phẩm, tìm hiểu nội dung của bài học để từ đó xác định giọng đọc chung của cả bài.
	2- Tổ chức cho học sinh đàm thoại, nhận ra thể loại của văn bản, hiểu ý đồ của tác giả, tìm giọng điệu chung của cả bài.
	3- Giúp học sinh phân tích, thể hiện, lập dàn ý và xác định giọng đọc của từng đoạn.
	4- Học sinh tập luyện để thể hiện giọng đọc của từng câu, đoạn, bài.
	Để thực hiện những biện pháp đã nêu, tôi đã tìm ra những giải pháp thiết thực, cụ thể, giúp học sinh luyện đọc diễn cảm những văn bản văn chương.
C/- Kết thúc vấn đề:
	1- Kết quả nghiên cứu:
	Qua một thời gian kiên trì luyện đọc diễn cảm cho học sinh kết quả thu được ở lớp học do tôi chủ nhiệm thật bất ngờ: Căn cứ vào kết quả kiểm tra đọc cuối kỳ II năm học 2005-2006:
Tổng số học sinh
Đọc ngắc ngứ
Đọc đúng
Đọc lưu loát
Đọc diễn cảm
Số HS
%
Số HS
%
Số HS
%
Số HS
%
27
0
0
9
33,3
6
22,2
12
44,5
2 Kiến nghị, đề suất:
	Từ thực tiễn công tác của bản thân, với những kinh nghiệm rút ra trong quá trình hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm, tôi muốn các đồng nghiệp cùng góp ý, chia sẻ. Đó là:
	Để học sinh đọc diễn cảm tố:
	1- Giáo viên phải ham mê dạy học sinh luyện đọc diễn cảm:
 Giáo viên phải nghiên cứu, tìm tòi cách đọc hợp lý nhất để thể hiện giọng đọc mẫu cho học sinh và qua đó giúp các em tiếp cận trực quan khi gặp những bài đọc khó. Và chính giáo viên sẽ truyền ngọn lửa say mê đó cho học sinh.
	2- Không nên chỉ tập trung luyện đọc diễn cảm như một hoạt động thứ 3 của quy trình dạy học tập đọc (sau Hướng dẫn luyện đọc và Tìm hiểu bài) mà cần dạy tốt cả luyện đọc và đặc biệt là tìm hiểu nội dung của bài để học sinh nắm được "các thần" của bài, lúc đó, đọc diễn cảm sẽ như một động thái diễn ra hết sức tự nhiên.
	3- Khuyến khích học sinh mạnh dạn thể hiện giọng đọc của mình: Các em mạnh dạn thể hiện giọng đọc của mình với bạn trong nhóm hay trước lớp. Qua đó, giáo viên và học sinh khác sẽ nhận được tín hiệu và có tín hiệu thông tin phản hồi qua việc nhận xét, đánh giá hay sửa sai, bổ sung giúp giọng đọc đó ngày càng hay hơn.
+Về phương pháp của giáo viên:
	- Giáo viên cần đổi mới phương pháp phù hợp với lớp mình dạy.
	- Tổ chức các hình thức dạy học phong phú.
	- Học sinh luyện đọc theo nhóm nhiều hơn để có điều kiện học tập lẫn nhau và sửa cho nhau khi đọc sai.
	+ Về học sinh: Yêu cầu học sinh dành nhiều thời gian đọc bài ở nhà nhiều hơn.
	+ Về phụ huynh: Để xuất với phụ huynh quan tâm đến việc học của con em mình nhiều hơn.
	Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân tôi trong quá trình dạy học sinh luyện đọc diễn cảm đối với những văn bản nghệ thuật. Mong đồng nghiệp chia sẻ và góp ý, bổ sung để việc dạy tập đọc nói chung và dạy học sinh luyện đọc diễn cảm nói riêng ngày càng tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
 Ngày 01 tháng 01 năm 2007
Người viết
Nguyễn Thị Nhâm

Tài liệu đính kèm:

  • doc14-12-2006 Mon Tieng Viet cap 1 (Chi Thu).doc