5 Mô tả bản chất của sáng kiến:
5.1 Tính mới của sáng kiến:
Các thầy cô giáo chủ yếu giới thiệu, gợi mở các kiến thức mới. Hướng dẫn
cách giải bài toán cơ bản. Do đó học sinh thường có cảm giác nặng nề khi bước vào
tiết học dẫn đến cản trở khả năng tiếp thu cũng như vận dụng nội dung kiến thức bài
học của các em. Chính vì lẽ đó, việc tạo không khí thoải mái trong tiết học của giáo
viên đóng vai trò rất quan trọng để một tiết học thành công.
Sử dụng trò chơi trong dạy học là việc làm thường xuyên của giáo viên
nhằm giảm bớt áp lực, căng thẳng cho học sinh trong quá trình học tập. Đối với
môn Toán, việc làm này thường được giáo viên áp dụng một cách triệt để nhằm
giảm bớt khô khan trong học Toán. Các trò chơi, tên các trò chơi tôi đưa ra dưới
đây đã được giáo viên sử dụng nhiều, nội dung trò chơi phù hợp với nội dung bài
học. Tính mới của sáng kiến nằm ở việc tổng hợp các trò chơi, đưa một số trò
chơi toán học vào các bài dạy của mình để gây hứng thú học tập cho học sinh và
qua đó các em có thể tự tổ chức trò chơi toán học vào những lúc giải lao, lúc rảnh
rỗi để khắc sâu kiến thức và đặc biệt có thể xa rời các trò chơi điện tử kém tính
giáo dục thể chất và tinh thần. Đó chính là điểm mới của sáng kiến
có thể chiến thắng. 5 5.2.3 b . Trò chơi 2: mang tên “Ai nhanh hơn”. - Trò chơi này được phát triển từ trò chơi “cướp cờ” mà các em vẫn được chơi từ nhỏ. - Giáo viên có thể sử dụng trong nhiều bài dạy với yêu cầu mỗi lần lên cờ là một yêu cầu khác nhau. - Đa số các bài đố vui trong sách giáo khoa đều có thể được sử dụng làm trò chơi. Ví dụ : Bài “Phép cộng phân số” chương trình số học 6. Giáo viên có thể lấy mẫu bài 48 (SGK Toán 6 tập 2/ T28). * Chuẩn bị: Những miếng bìa màu biểu hiện rất nhiều các phân số dạng như hình 8 (SGK /T28 tập 2). Đố em đặt các miếng bìa đã cắt cạnh nhau để được 1/4 hình chữ nhật. * Cách chơi: Chia làm 2 đội, mỗi đội từ 3 đến 4 học sinh. Yêu cầu mỗi lần 1 học sinh ở mỗi đội lên chọn các tấm bìa theo yêu cầu của người chủ trò (yêu cầu lấy dạng như bài 48 SGK Toán hình 8/ trang 28 tập 2). * Tác dụng: Vẫn như các bài toán tính bình thường nhưng nếu tổ chức thành trò chơi đã giúp cho học sinh cảm thấy thích làm bài hơn, nhu cầu phải tính thật nhanh và chính xác cao hơn thì mới có thể thắng được đội bạn và đấy cũng là một thành công lớn nhất trong hoạt động giảng dạy toán học. Ví dụ: Bài “Luyện tập ” sau bài “Quy đồng mẫu số nhiều phân số”. Giáo viên có thể lấy bài 36 (SGK toán 6 tập 2 / trang 20). 6 Giáo viên chuẩn bị nội dung như hình 6, có thể các chữ cái N, H, I, giáo viên có thể cho các miếng bìa màu đính vào đó. Cho các em lần lượt lên làm theo yêu cầu của trò chơi rồi bóc chữ cái dán vào ô trống ở dưới. KẾT QUẢ: H O I A N M Y S O N 3. Trò chơi 3: mang tên “Nhanh tay, nhanh mắt”: Trò chơi này được áp dụng được gần như tất cả các bài trong chương trình toán học. * Chuẩn bị: Những miếng bìa mica các màu có gắn sẵn các nam châm. Với những miếng bìa này giáo viên có thể ghi tất cả các nội dung cần học sinh quan tâm. Dụng cụ này có thể sử dụng rất nhiều lần. * Cách chơi: Chia làm 2 đội hoặc cho 2 học sinh chơi. Ai nhanh lấy được nhiều miếng bìa theo yêu cầu của chủ trò thì đội đó ( hay người đó) thắng. Ví dụ: Bài luyện tập về cộng hai số nguyên cùng dấu (Số học 6). Giáo viên gắn các miếng bìa trên bảng như hình vẽ sau: N 1 5 3 10 2 5 H 1 6 1 4 1 3 O 9 20 3 5 3 4 Y 1 20 1 8 1 5 M 2 3 3 4 5 6 S 2 9 5 18 1 3 I 1 18 2 9 7 18 A 1 7 5 14 4 7 5 12 5 9 1 2 11 40 9 10 9 10 11 14 11 12 7 18 1 2 -4 -16 -15 -7 7 -3 -10 -2 -1 0 1 2 3 9 16 7 Câu hỏi: 1. Tìm số đối của -3 2. Tìm số đối của 16 3. Tìm số đối của | -15 | 4. Tìm các số có giá trị tuyệt đối bằng 7 5. Tìm số liền sau của số -11 6. Tìm số liền trước của số -3 7. Tìm các số nguyên x thỏa mãn -2 ≤ x < 3 8. . *Tác dụng: - Học sinh lại có thêm một trò chơi lí thú, trò chơi này các em cũng có thể tự làm và tự tổ chức chơi với nhau và có thể áp dụng cho tất cả các môn học. Qua trò chơi này các em rèn khả năng nghe tốt, phản xạ nhanh và đặc biệt đây là một cách thú vị để các em rèn luyện về các phần của bài học. - Giáo viên có thể lấy dạng bài tập trắc nghiệm điền khuyết làm trò chơi loại này bằng cách phần nội dung cần điền giáo viên ghi sẵn ra các tấm bìa mica úp xuống sau đó cho các đội chơi lần lượt lên lật lên và thật nhanh gắn vào chỗ trống cho đúng. Ví dụ: Bài cộng hai số nguyên cùng dấu (Số học 6). Chia làm hai đội chơi, mỗi đội 3 học sinh lên lần lượt lật từng miếng bìa để ghép vào đúng chỗ trên bảng. Đội 1: 1) Tổng của 3 số nguyên âm là một số nguyên âm. 2) Tổng của 5 số nguyên dương là một số nguyên dương. 3) ( – 13) + ( - 17) = - 30 4) | - 15 | + 5 = 20 5) Giảm 50C tức là cộng với - 5 8 Đội 2: 1) Tổng của n số nguyên dương là một số nguyên dương. 2) Tổng của n số nguyên âm là một số nguyên âm. 3) ( + 13) + ( + 17) = + 30 4) | - 15 | + 35 = - 20 5) Tăng 50C tức là cộng với 5 5.2.3 c. Trò chơi: mang tên “Đoàn kết”: Dùng trong bài luyện tập phép cộng hai số nguyên. *Chuẩn bị: các phép tính cộng hai số nguyên cùng dấu và khác dấu. * Thời gian: 5 – 7 phút * Cách chơi: - Giáo viên hô: “Đoàn kết, Đoàn kết”. Học sinh hỏi: “Kết mấy, kết mấy”. - Giáo viên hô các phép tính như: “ Kết (-4) + (-5)” hoặc 11 + (-2); - Học sinh phải nhẩm nhanh được theo yêu cầu và trả lời. * Luật chơi: Ai nhanh được tuyên dương, ai chậm bị phạt tùy theo yêu cầu của lớp. * Tác dụng: giúp HS củng cố quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu, khác dấu. Rèn cho HS khả năng phản ứng nhanh nhạy trong tính toán. 52.3 d. Trò chơi 4: mang tên “ngắm đúng mục tiêu”: Dùng trong các bài phép toán về số tự nhiên, số nguyên, số hữu tỉ, * Chuẩn bị: Những cây phi tiêu có gắn nam châm ở đầu và một bảng có các vòng tròn đồng tâm như hình 52 (SGK/T91 sách Toán lớp 6 tập 1) (Hoặc có thể mua luôn ở các của hàng bán đồ chơi trẻ em). * Cách chơi: Cho 2 hay nhiều học sinh chơi. * Luật chơi: Các đội lên phi các tiêu vào các vòng tròn rồi tính điểm (mỗi đội có thể có 10 phi tiêu). Đội nào có nhiều điểm hơn thì đội đó thắng. 9 Ví dụ: Cách chơi như bài 81 (trang 91 sách Toán 6 tập 1) nhưng thay vì bắn bi thì ta phi các mũi tiêu. Sau đó các em tính điểm theo luật đề ra. *Tác dụng: Qua trò chơi này rèn cho các em về phép tính cộng, nhân số nguyên. Ở trò chơi này muốn chiến thắng các em phải biết ngắm đúng mục tiêu, rèn cho các em khả năng tập trung trong các tình huống, 5.2.3 e. Trò chơi 5: mang tên: “Trò chơi ô chữ”: Trò chơi này có thể áp dụng cho các bài liên quan đến các khái niệm. * Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị một bảng kẻ ô có thể gắn các miếng bìa chữ hoặc số lên. Đồ dùng này còn có thể sử dụng cho bài số nguyên tố, hợp số ở lớp 6. * Cách chơi: Có thể cho học sinh toàn lớp chơi. Học sinh được tổ chức chơi như các trò chơi ô chữ. 10 5 0 -2 -4 10 1 H Ơ P S Ô 2 T Â P R Ô N G 3 G I A O H O A N 4 K Ê T H Ơ P 5 S Ô N G U Y Ê N T Ô 6 X 7 S Ô T Ư N H I Ê N 8 V E N 9 N Các từ hang ngang: 1. Tên gọi chung của tất cả các số tự nhiên lớn hơn 1, có nhiều hơn hai ước. 2. Tên gọi của tập hợp không có phần tử nào cả. 3. Công thức a + b = b + a thể hiện tính chất này. 4. Công thức ( a . b ) . c = a . ( b . c) thể hiện tính chất này. 5. Tên gọi của tất cả các số tự nhiên lớn hơn 1, chỉ có hai ước là 1 và chính nó. 6. Chữ cái được dùng làm kí hiệu cho một phép toán. 7. Tên gọi chung cho các số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 8. Đây là một loại biểu đồ để biểu diễn tập hợp. 9. Đây là kí hiệu của tập hợp số tự nhiên. Từ hàng dọc: Ơ-ra-to-xten. Ông là nhà toán học cổ Hi Lạp, là người đã phát minh ra một loại sàng không phải để sàng lúa, gạo mà là để sàng số nguyên tố được gọi là sàng Ơ-ra-tô-xten. * Tác dụng: Học sinh được ôn lại một số các khái niệm cơ bản đã học. Qua trò chơi này học sinh lại có thêm một kiến thức mới, biết thêm được một nhà toán học nổi tiếng trên thế giới. 11 * Ngoài ra còn có rất nhiều trò chơi nữa mà các bạn có thể tổ chức cho học sinh. * Tổng kết chung: khen, thưởng những em (đội) chơi tốt. 5.3 Khả năng áp dụng sáng kiến Như vậy, qua hai bảng kết quả thực nghiệm sư phạm ở trên, tôi rút ra một số kết luận như sau: Áp dụng lựa chọn sắp xếp trò chơi vào soạn giảng ở môn toán 6 là có hiệu quả. Kĩ thuật này đã tiếp cận, phát huy được năng lực học sinh. Kiến thức hình thành cho học sinh đạt được ở bốn mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao. Kết quả kiểm tra, đánh giá: Những lớp dạy theo lựa chọn sắp xếp trò chơi có kết quả cao hơn và rất hào hứng trong các tiết toán so với những lớp dạy theo cách truyền thống. Trong điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ nhà giáo, thói quen học tập của học sinh, cách kiểm tra đánh giá như hiện nay. Các nhà trường THCS, các giáo viên dạy môn toán hoàn toàn có thể sử dụng phương pháp này vào soạn giảng. 6. Những thông tin cần được bảo mật: không 7.Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: 7.1. Giáo viên nắm vững một số yêu cầu khi thiết kế trò chơi toán học trong môn Toán 6: Tổ chức trò chơi học tập để dạy môn Toán 6, chúng ta phải dựa vào nội dung bài học, điều kiện thời gian trong mỗi tiết học cụ thể để đưa ra các trò chơi cho phù hợp. a. Yêu cầu của trò chơi. Muốn tổ chức được trò chơi trong dạy Toán 6 có hiệu quả cao thì đòi hỏi mỗi giáo viên phải có kế hoạch chuẩn bị chu đáo, tỉ mỉ, cặn kẽ và đảm bảo các yêu cầu sau: - Trò chơi phải phù hợp nội dung học tập và mang ý nghĩa giáo dục. - Trò chơi phải nhằm mục đích củng cố, khắc sâu nội dung bài học. - Trò chơi phải phù hợp với tâm sinh lý của học sinh lớp 6, phù hợp với khả năng người hướng dẫn và cơ sở vật chất của nhà trường. - Hình thức tổ chức trò chơi phải đa dạng, phong phú. - Trò chơi phải được chuẩn bị chu đáo. 12 - Trò chơi phải gây được hứng thú đối với học sinh. b. Cấu trúc của trò chơi học tập. - Tên trò chơi. - Mục đích: Nêu rõ mục đích của trò chơi nhằm ôn luyện, củng cố kiến thức, kỹ năng nào. Mục đích của trò chơi sẽ quy định hành động chơi được thiết kế trong trò chơi. - Đồ dùng, đồ chơi: Mô tả đồ dùng, đồ chơi được sử dụng trong trò chơi học tập. - Luật chơi : Nêu lên cách chơi, chỉ rõ qui tắc của hành động chơi quy định đối với người chơi, quy định thắng thua của trò chơi. - Số người tham gia chơi: Cần chỉ rõ số người tham gia trò chơi. 7.2. Giáo viên cần nắm được yêu cầu về tổ chức trò chơi. - Thời gian tiến hành: Thường từ 5 - 7 phút. - Giới thiệu trò chơi : Nêu tên trò chơi. - Hướng dẫn cách chơi bằng cách vừa mô tả vừa thực hành, nêu rõ luật chơi. - Chơi thử và qua đó nhấn mạnh luật chơi. - Chơi thật. - Nhận xét kết quả chơi, thái độ của người tham dự, giáo viên có thể nêu thêm những tri thức được học tập qua trò chơi, những sai lầm cần tránh. - Thưởng - phạt: Phân minh, đúng luật chơi, sao cho người chơi chấp nhận thoải mái và tự giác làm trò chơi thêm hấp dẫn, kích thích học tập của học sinh. Phạt những học sinh phạm luật chơi bằng những hình thức đơn giản, vui (như chào các bạn thắng cuộc, hát một bài, nhảy lò cò, ....) 8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sang kiến theo ý kiến của tác giả: Sau khi lựa chọn để vận dụng một số trò chơi đã nêu trên vào các tiết học môn toán của các lớp 6 thì kết quả thật đáng mừng: a. Đối với giáo viên: - Đã nâng cao được nhận thức của giáo viên về vai trò của trò chơi học tập trong môn Toán. Mỗi giáo viên thường xuyên sử dụng trò chơi trong dạy học không những môn Toán mà cả các môn học khác. 13 - Những trò chơi do tôi thiết kế ở trên được giáo viên giảng dạy bộ môn toán hưởng ứng và vận dụng có hiệu quả vào từng tiết dạy. b. Đối với học sinh: - Không những học sinh nắm được kiến thức bài học mà còn nhớ rất lâu những kiến thức của bài học đó. Các em được rèn khả năng nhanh nhẹn, khéo léo và tạo cho các em mạnh dạn, tự tin hơn. - Các em rất hào hứng, chờ đợi tiết học Toán tạo cho các em lòng yêu thích, ham mê với môn Toán. Chất lượng môn Toán giữa các kì đều có sự tiến bộ rõ rệt. c. Kết quả: Sau khi lựa chọn vận dụng một số trò chơi đã nêu trên vào các tiết học môn toán của các lớp 6. Tôi tiến hành áp dụng và đánh giá hiệu quả các trò chơi thông qua 43 học sinh lớp 65 và 41 học sinh lớp 61 Trước thực nghiệm: STT Lớp Tổng số học sinh Số học sinh hiểu bài theo các mức độ. Từ 0 -20% Từ 20-50% Từ 50-80% Trên 80% SL % SL % SL % SL % 1 65 43 12 27,9 13 30.2 15 34,8 4 9,3 2 61 41 10 24,3 14 34,1 10 24,3 7 17,1 Sau thực nghiệm: STT Lớp Tổng số học sinh Số học sinh hiểu bài theo các mức độ. Từ 0 -20% Từ 20-50% Từ 50-80% Trên 80% SL % SL % SL % SL % 1 65 43 2 4,7 4 9,3 20 46,5 17 39,5 2 61 41 1 2,4 3 7 22 53,7 15 34,9 Trong quá trình áp dụng sáng kiến tôi nhận thấy: - Tiết học sinh động hơn, học sinh chủ động tích cực trong các hoạt động. - Giảm bớt áp lực, căng thẳng cho học sinh trong tiết Toán. - Học sinh rèn được tính nhanh nhẹn, khéo léo, tự tin và nắm được kiến thức trong bài học dễ dàng hơn. - Trong học kỳ I, chất lượng môn Toán có sự tiến bộ rõ rệt. 14 9. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu: .. .. . Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Bình Long, ngày 25 tháng 1 năm 2021 Người nộp đơn Nguyễn Thị Phương 15 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÁO CÁO MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: “Lựa chọn, sắp xếp một số trò chơi học tập cho môn Toán lớp 6 phù hợp nội dung chương trình nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh”. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Toán 6 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết: - Lên lớp 6 là một môi trường học tập hoàn toàn khác biệt so với bậc Tiểu học. Học sinh phải làm quen với trường mới, lớp mới. Đặc biệt đó chính là kiến thức nhiều hơn, cách giảng dạy, kiểm tra hoặc cách đánh giá kết quả học tập đều mới. Ở lớp 6, phương pháp giảng dạy sẽ khác biệt so với bậc Tiểu học. Các thầy cô giáo chủ yếu giới thiệu, gợi mở các kiến thức mới. Hướng dẫn cách giải bài toán cơ bản. Do đó học sinh thường có cảm giác nặng nề khi bước vào tiết học dẫn đến cản trở khả năng tiếp thu cũng như vận dụng nội dung kiến thức bài học của các em. Chính vì lẽ đó, việc tạo không khí thoải mái trong tiết học của giáo viên đóng vai trò rất quan trọng để một tiết học thành công. Nhận thấy điều đó, thông qua tổ chức các trò chơi vận dụng kiến thức một cách phù hợp tùy vào nội dung từng bài học của giáo viên sẽ giúp các em dễ dàng củng cố cũng như khắc sâu kiến thức một cách tốt hơn. 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: 3.2.1 Mục đích của giải pháp: Sử dụng trò chơi trong dạy học thường xuyên của giáo viên nhằm giảm bớt áp lực, căng thẳng cho học sinh trong quá trình học tập. Đối với môn Toán, việc làm này thường được giáo viên áp dụng một cách triệt để nhằm giảm bớt khô khan trong học Toán. Từ đó phát huy, khơi dậy khả năng sử dụng hiệu quả kiến thức vốn có của học sinh, đồng thời thu hút, lôi cuốn các em ham thích học 16 môn toán, đáp ứng những yêu cầu về đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học hiện nay. 3.2.2 Nội dung giải pháp: a/ Tính mới của giải pháp: Tính mới của sáng kiến nằm ở việc tổng hợp các trò chơi, đưa một số trò chơi toán học vào các bài dạy của mình để gây hứng thú học tập cho học sinh và qua đó các em có thể tự tổ chức trò chơi toán học vào những lúc giải lao, lúc rảnh rỗi để khắc sâu kiến thức và đặc biệt có thể xa rời các trò chơi điện tử kém tính giáo dục thể chất và tinh thần. Đó chính là điểm mới của sáng kiến. b/ Cách thực hiện giải pháp:Vận dụng các trò chơi trong dạy học chương trình môn Toán 6. b.1. Trò chơi 1: mang tên “Xây tường”. (Trò chơi này được lấy theo bài tập 53 sách giáo khoa lớp 6 tập 2 trang 30. Trò chơi này được sử dụng trong các bài giảng về các phép toán cộng, trừ, nhân, chia trong N, trong Z, trong Q, trong R. Tùy theo từng bài giáo viên có thể đưa ra quy tắc “xây tường” khác nhau). * Chuẩn bị: - Giáo viên có thể chuẩn bị một tờ giấy to có kẻ sẵn các viên gạch như hình 9 (SGK Toán 6 tập 2/T30) để học sinh lên điền nội dung thích hợp. - Giáo viên có thể chuẩn bị các viên gạch màu gắn nam châm lên bảng (Sử dụng các miếng nhựa dán giấy màu lên có dính nam châm ở phòng đồ dùng các trường đều có hoặc sử dụng nhựa ghép hình của học sinh mẫu giáo làm các viên gạch, đặc biệt giáo viên có thể sử dụng được nhiều lần). * Cách chơi: Chia làm 2 đội (2 nội dung tương tự). Mỗi đội khoảng 3 đến 4 học sinh lần lượt lên điền kết quả). Ví dụ: - Bài luyện tập về phép cộng phân số ( Số học 6). - Bài phép trừ phân số, phép nhân phân số, cộng số nguyên, trừ số nguyên, nhân số nguyên, 17 Giáo viên cho sẵn hàng gạch phía dưới. Học sinh lên lần lượt cầm từng viên gạch xây chồng lên trên theo quy tắc viên gạch trên bằng tổng hai viên gạch dưới kề với nó ( Số trên viên gạch là tùy ý giáo viên và yêu cầu tính tổng hay hiệu, tích, là theo yêu cầu của bài dạy). *Tác dụng: Trò chơi này giúp các em phải vận dụng cả khả năng tính toán nhanh, chính xác, khéo léo thì mới có thể chiến thắng. b.2. Trò chơi 2: mang tên “Ai nhanh hơn”. - Trò chơi này được phát triển từ trò chơi “cướp cờ” mà các em vẫn được chơi từ nhỏ. - Giáo viên có thể sử dụng trong nhiều bài dạy với yêu cầu mỗi lần lên cờ là một yêu cầu khác nhau. - Đa số các bài đố vui trong sách giáo khoa đều có thể được sử dụng làm trò chơi. Ví dụ : Bài “Phép cộng phân số” chương trình số học 6. Giáo viên có thể lấy mẫu bài 48 (SGK Toán 6 tập 2/ T28). * Chuẩn bị: Những miếng bìa màu biểu hiện rất nhiều các phân số dạng như hình 8 (SGK /T28 tập 2). Đố em đặt các miếng bìa đã cắt cạnh nhau để được 1/4 hình chữ nhật. 18 * Cách chơi: Chia làm 2 đội, mỗi đội từ 3 đến 4 học sinh. Yêu cầu mỗi lần 1 học sinh ở mỗi đội lên chọn các tấm bìa theo yêu cầu của người chủ trò (yêu cầu lấy dạng như bài 48 SGK Toán hình 8/ trang 28 tập 2). *Tác dụng: Vẫn như các bài toán tính bình thường nhưng nếu tổ chức thành trò chơi đã giúp cho học sinh cảm thấy thích làm bài hơn, nhu cầu phải tính thật nhanh và chính xác cao hơn thì mới có thể thắng được đội bạn và đấy cũng là một thành công lớn nhất trong hoạt động giảng dạy toán học. Ví dụ: Bài “Luyện tập ” sau bài “Quy đồng mẫu số nhiều phân số”. Giáo viên có thể lấy bài 36 (SGK toán 6 tập 2 / trang 20). Giáo viên chuẩn bị nội dung như hình 6, có thể các chữ cái N, H, I giáo viên có thể cho các miếng bìa màu đính vào đó. Cho các em lần lượt lên làm theo yêu cầu của trò chơi rồi bóc chữ cái dán vào ô trống ở dưới. KẾT QUẢ: H O I A N M Y S O N b.3. Trò chơi 3: mang tên “Nhanh tay, nhanh mắt”: Trò chơi này được áp dụng được gần như tất cả các bài trong chương trình toán học. N 1 5 3 10 2 5 H 1 6 1 4 1 3 O 9 20 3 5 3 4 Y 1 20 1 8 1 5 M 2 3 3 4 5 6 S 2 9 5 18 1 3 I 1 18 2 9 7 18 A 1 7 5 14 4 7 5 12 5 9 1 2 11 40 9 10 9 10 11 14 11 12 7 18 1 2 19 * Chuẩn bị: Những miếng bìa mica các màu có gắn sẵn các nam châm. Với những miếng bìa này giáo viên có thể ghi tất cả các nội dung cần học sinh quan tâm. Dụng cụ này có thể sử dụng rất nhiều lần. * Cách chơi: Chia làm 2 đội hoặc cho 2 học sinh chơi. Ai nhanh lấy được nhiều miếng bìa theo yêu cầu của chủ trò thì đội đó ( hay người đó) thắng. Ví dụ: Bài luyện tập về cộng hai số nguyên cùng dấu (Số học 6). Giáo viên gắn các miếng bìa trên bảng như hình vẽ sau: Câu hỏi: 9. Tìm số đối của -3 10. Tìm số đối của 16 11. Tìm số đối của | -15 | 12. Tìm các số có giá trị tuyệt đối bằng 7 13. Tìm số liền sau của số -11 14. Tìm số liền trước của số -3 15. Tìm các số nguyên x thỏa mãn -2 ≤ x < 3 16. . *Tác dụng: -4 -16 -15 -7 7 -3 -10 -2 -1 0 1 2 3 9 16 20 - Học sinh lại có thêm một trò chơi lí thú, trò chơi này các em cũng có thể tự làm và tự tổ chức chơi với nhau và có thể áp dụng cho tất cả các môn học. Qua trò chơi này các em rèn khả năng nghe tốt, phản xạ nhanh và đặc biệt đây là một cách thú vị để các em rèn luyện về các phần của bài học. - Giáo viên có thể lấy dạng bài tập trắc nghiệm điền khuyết làm trò chơi loại này bằng cách phần nội dung cần điền giáo viên ghi sẵn ra các tấm bìa mica úp xuống sau đó cho các đội chơi lần lượt lên lật lên và thật nhanh gắn vào chỗ trống cho đúng. Ví dụ: Bài cộng hai số nguyên cùng dấu (Số học 6). Chia làm hai đội chơi, mỗi đội 3 học sinh lên lần lượt lật từng miếng bìa để ghép vào đúng chỗ trên bảng. Đội 1: 1) Tổng của 3 số nguyên âm là một số nguyên âm. 6) Tổng của 5 số nguyên dương là một số nguyên dư
Tài liệu đính kèm: