Hiệu trưởng thường hay kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn việc thực hiện chương trình bằng cách kiểm tra trực tiếp giáo viên dạy trên lớp xem thực hiện chương trình đúng, sai ,chậm ,nhanh.như thế nào? Như vậy Hiệu trưởng sẽ biết được việc thực hiện chương trình của giáo viên của từng khối lớp như thế nào, từ đó có sự điều chỉnh kịp thời đúng với chương trình theo quy định.
Song song với kiểm tra việc dạy học và thực hiện qui chế chuyên môn của giáo viên Hiệu trưởng còn kiểm tra nề nếp học tập của học sinh. Việc này Hiệu trưởng giao trách nhiệm cho tổng phụ trách đội và giáo viên trực tuần. Được sự chỉ đạo của Hiệu trưởng nhà trường tổng phụ trách xây dựng lớp tự quản thông qua giáo viên chủ nhiệm và đội cờ đỏ của nhà trường. Hàng tuần có điểm xét thi đua vào thứ hai trong buổi chào cờ đầu tuần.
dục - Kiểm tra thi đua - Kiểm tra nội bộ. Hoạt động của ba mặt nói trên có sự thống nhất nhưng không đồng nhất với nhau. Trong thực tiễn quản lý giáo dục cần nắm và phân biệt được các mối quan hệ giữa cái phổ biến và cái đặc thù. Cả ba mặt này có mối quan hệ với nhau, kiểm tra thi đua và kiểm tra nội bộ cung cấp thông tin , tin cậy cho thanh tra giáo dục .Đó là cứ liệu cần thiết , quan trọng của hoạt động thanh tra .Còn thanh tra cung cấp nội dung, chuẩn mực làm chỗ dựa để kiểm tra thi đua , kiểm tra nội bộ tiến hành có chất lượng và hiệu quả. 1.2. Cơ sở khoa học của kiểm tra nội bộ trường học: 1.2.1- Cơ sở lý luận: Kiểm tra nói chung và kiểm tra nội bộ nói riêng xuất phát từ luận điểm cơ bản: “Sự liên hệ ngược”định nghĩa nôm na là: “thông tin quay trở về với ngươì ra quết định sau một hành động” và được sử dụng rộng rãi trong quản lý hiện nay. Cơ sở lý luận của kiểm tra nội bộ trường Tiểu hoc là tạo lập mối liên hệ thông tin ngược (kênh thông tin phản hồi) trong quản lý trường học. Theo điều khiển học thì quản lý là một quá trình điều khiển và điều chỉnh bao gồm những mối liên hệ thông tin thuận, ngược (xem biểu đồ): a a Hệ bị quản lý (Khách thể quản lý) Hệ quản lý (Chủ thể quản lý) b b' Trong đó: a) Thông tin quản lý đến hệ bị quản lý. b) Thông tin từ hệ bị quản lý đến hệ quản lý. c) Thông tin từ hệ bị quản lý trở lại chính hệ bị quản lý. 1.2.2 – Cơ sở pháp lý: Kiểm tra nội bộ là một hoạt động mang tính pháp chế được quy định trong các văn bản pháp quy của Nhà nước và Bộ giáo dục và đào tạo. 1.2.3 - Cơ sở thực tiễn: Do yêu cầu thực tiễn giáo dục và đào tạo, hoạt động giáo dục dạy và học từng trường học phức tạp đa dạng giáo dục đào tạo con người không được phép phế phẩm. Do đó Hiệu trưởng nhà trường thường xuyên phải kiểm tra toàn bộ hoạt động, công việc và các mối liên hệ trong nhà trường để phát hiện theo dõi, kiểm soát, phòng ngừa và đánh giá chính xác mục tiêu kế hoạch. Trên cơ sở đó rút kinh nghiệm cải tiến cơ chế quản lý và hoàn thiện chu trình quản lý mới phù hợp hơn, đảm bảo nâng cao chất lượng , nâng cao hiệu quả giáo dục và đào tạo trong nhà trường. 1.3- Vị trí của kiểm tra nội bộ trường Tiểu học: Trong quy trình quản lý trường học nói chung và Hiệu trưởng nói riêng, công tác kiểm tra đứng vị trí thứ tư sau các khâu kế họach hoá, tổ chức chỉ đạo. Nó là khâu cuối cùng của một chu trình khép kín, nhưng trong thực tế quản lý của người Hiệu trưởng thì hoạt động kiểm tra không phải là khâu sau cùng . Bởi lẽ hàng ngày trước khi có bất kỳ một hoạt động nào, một quyết định về một vấn đề gì thì người Hiệu trưởng đều phải tiến hành kiểm tra . Người Hiệu trưởng thông qua hoạt động kiểm tra mới nắm bắt được và có kế hoạch điều chỉnh những hoạt động tiếp theo trong nhà trường , vì chức năng cơ bản của kiểm tra là thu thập thông tin trong mọi hoạt động có thể mô tả vị trí của chức năng kiểm tra trong một quá trình quản lý theo sơ đồ sau đây: KHH Chỉ đạo TTQL Kiểm tra Tổ chức 1.4- Chức năng của kiểm tra nội bộ trường Tiểu học: 1.4.1- Chức năng phát hiện: Đây là chức năng hàng đầu của kiểm tra nội bộ. Kiểm tra đúng để phát hiện được ưu khuyết điểm của từng đối tượng quản lý giúp Hiệu trưởng làm tốt việc điều hành định hướng trong việc chỉ đạo. 1.4.2- Chức năng động viên phê phán: Kiểm tra thường xuyên mới đánh giá đúng bản thân, hoạt động kiểm tra đã mang tính động viên, phê phán khi được kiểm tra, giáo viên và học sinh phải nỗ lực công việc, bộc lộ đầy đủ chức năng của mình . 1.4.3-Chức năng đánh giá: Trong kiểm tra đánh giá nhằm xác định hiệu quả hoạt động sư phạm, xác định trình độ thực hiện kế hoạch của từng cá nhân, đánh giá còn nhằm để thẩm định những yếu tố chủ quan, khách quan những lệch lạc để giúp Hiệu trưởng điều chỉnh các quy định, đảm bảo để chu trình quản lý được thực hiện liên tục và đạt được hiệu quả cao. 1.4.4- Chức năng điều chỉnh: Kiểm tra giúp Hiệu trưởng thu nhập được những thông tin, qua đó Hiệu trưởng xử lí đúng đắn các thông tin đó điều chỉnh được những lệch lạc . Điều chỉnh được mục tiêu và quy định cho một quá trình quản lí mới và có hiệu quả cao hơn. 1.5- Mục đích và nhiệm vụ của kiểm tra nội bộ. Kiểm tra nội bộ không có mục đích tư nhân mà chỉ là cân, đong, đo, đếm một cách khách quan tình hình công việc, thực hiện nhiệm vụ của đối tượng, giúp đỡ và phát hiện những ưu điểm, khuyết điểm, khen chê kip thời, xử lí cần thiết để cải tiến tổ chức quản lí và nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục -đào tạo trong nhà trường . 1.5.1- Nhiệm vụ: Hiệu trưởng có nhiệm vụ kiểm tra thường xuyên định kì theo kế hoạch chặt chẽ, đặc biệt kiểm tra công việc của giáo viên hàng tuần, mỗi năm kiểm tra toàn diện 1/3 giáo viên còn tất cả các giáo viên khác đều được kiểm tra từng mặt hay chuyên đề. 1.6- Đối tượng và nội dung kiểm tra: 1.6.1- Đối tượng kiểm tra nội bộ: Đối tượng kiểm tra nội bộ là tất cả các thành tố cấu thành hệ thống sư phạm. Hệ thống nhà trường sự tương tác giữa chúng tạo ra một phương thức hoạt động đồng bộ và thống nhất nhằm thực hiện tốt mục tiêu kế hoạch đào tạo và kết quả đào tạo mong muốn. Sơ đồ hệ thống sư phạm nhà trường M P N KQ HS GV CSVC-TBDH 1.6.2 -Nội dung kiểm tra nội bộ: Gồm 5 nội dung Nội dung thứ nhất: Thực hiện tốt kế hoạch phát triển giáo dục và phổ cập giáo dục, thực hiện chỉ tiêu về số lượng học sinh từng khối lớp và toàn trường. Duy trì sĩ số tỉ lệ học sinh bỏ học lên lớp lưu ban. Thực hiện chỉ tiêu kế hoạch về chất lượng và số lượng phổ cập giáo dục ở từng khối , lớp và toàn trường . Nội dung thứ hai: Thực hiện nhiệm vụ kế hoạch đào tạo. Thực hiện nội dung, chương trình dạy học và giáo dục. Chất lượng giáo dục- đạo đức lối sống. Chất lượng giáo dục văn hoá, khoa học kỹ thuật. Chất lượng giáo dục lao động hướng nghiệp. Chất lượng giáo dục sức khoẻ. Chất lượng giáo dục thẩm mỹ. Nội dung thứ ba: Xây dựng đội ngũ Hoạt động của tổ chức, nhóm chuyên môn,sinh hoạt của nhóm tổ chuyên môn: Dự giờ, thăm lớp,hội giảng và phân công giáo viên, nhân viên công tác bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và tự bồi dưỡng của các thành viên trong tổ chuyên môn. Giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề, ý thức trách nhiệm, thực hiện quy chế chuyên môn đảm bảo kết quả giảng dạy và giáo dục, tham gia đầy đủ các mặt công tác khác. Nội dung thứ tư: Xây dựng sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất thiết bị giáo dục, dạy học. - Đảm bảo các tiêu chuẩn về lớp học bàn ghế. - Sử dụng và bảo quản hợp lý cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục. Nội dung thứ năm: Công tác quản lý của Hiệu trưởng. Về công tác kế hoạch (Kế hoạch hoá) xây dựng, chỉ đạo và thực hiện kế hoach chung của toàn bộ phận cho cả năm học, học kỳ, tháng tuần. 1.7- Phương pháp kiểm tra nội bộ trường Tiểu học: Gồm có 3 loại phương pháp cơ bản đó là: Phương pháp kiểm tra kết quả, phương pháp phòng ngừa và phương pháp tự kiểm tra. CHƯƠNG II Thực trạng kiểm tra nội bộ của Trường Tiểu học Mai Lâm – Tĩnh Gia 2.1- Đặc điểm tình hình chung của trường Tiểu học Mai Lâm: Trường Tiểu học Mai Lâm thuộc huyện Tĩnh Gia –Thanh Hoá dân cư trong xã tương đối đông, đại đa số là làm nông nghiệp. Do đời sống đang còn gặp nhiều khó khăn và trình độ dân trí còn thấp. Mấy năm trở lại đây chính quyền địa phương và nhân dân xã quan tâm nhiều đến sự nghiệp giáo dục nên việc thực hiện “xã hội hoá giáo dục” có nhiều thuận lợi. Trường Tiểu học Mai Lâm có tổng số cán bộ giáo viên là: 37 đồng chí trong đó ban giám hiệu là 3 đồng chí có trình độ đào tạo đã đạt chuẩn trở lên. - Cán bộ hành chính là: 03 trình độ đào tạo đã đạt chuẩn. - Tổng số giáo viên là: 31; Trong đó có: 27 đứng lớp, 1 giáo viên nhạc, dư 3 giáo viên, đã có 100% đạt trình độ chuẩn, mặt khác giáo viên ở đây đa số là giáo viên trẻ, năng nổ với công tác, trình độ chuyên môn vững. Đây là điểm mạnh của đội ngũ nhà trường. Một điều đáng chú ý ở đây là đoàn thể phát triển mạnh và hoạt động hết sức sôi nổi. Đặc biệt là chi bộ Đảng của nhà trường. Số Đảng viên chiếm 70% tổng số cán bộ giáo viên. Về đội ngũ học sinh của nhà trường, nhà trường có tổng số là 27 lớp 797 học sinh. Một điều đáng lưu ý là cơ sở vật chất của nhà trường. Vì điều kiện kinh tế xã đang còn khó khăn cho nên cơ sở vật chất không tránh khỏi sự thiếu thốn, bàn ghế học sinh chưa được qui chuẩn, khuôn viên nhà trường chưa qui hoạch lại. Một điều thấy rõ cơ sở vật chất chưa xứng đáng với đội ngũ giáo viên nhà trường. Mặc dù còn có những khó khăn như trên nhưng đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường đã cố gắng vươn lên để đạt những thành tích đáng kể trong năm học. 2.2 Thực trạng của Hiệu trưởng trường Tiểu học Mai Lâm: * Tiến hành kiểm tra nội bộ: Qua tìm hiểu hoạt đông kiểm tra nội bộ trường Tiểu học. Năm học này và các năm học trước việc kiểm tra của Hiệu trưởng được tiến hành như sau: Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ nằm trong kế hoạch của nhà trường. Để việc kiểm tra được chặt chẽ và cụ thể hơn thì Hiệu trưởng xây dựng một kế hoạch theo từng tháng, từng thời điểm cụ thể: * Tháng 8: Hiệu trưởng tiến hành kiểm tra cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phục vụ cho năm học mới. Kiểm tra lại số học sinh đủ 6 tuổi (trong sổ phổ cập) và kiểm tra lại số hồ sơ để tuyển các em vào lớp 1. * Tháng 9: Kiểm tra hồ sơ, sổ sách của giáo viên và nề nếp học tập của học sinh. Tiến hành kiểm tra, kiểm soát, khảo sát chất lượng học sinh đầu năm học đồng thời tiến hành dự giờ thăm lớp. * Tháng 10 đến tháng 5 Hiệu trưởng thường xuyên kiểm tra các mặt hoạt động của giáo viên và học sinh trong nhà trường theo kế hoạch đã đặt ra. Dạy và học là hoạt động chủ đạo , trọng tâm trong nhà trường chính vì vậy mà công tác kiểm tra của người Hiệu trưởng quanh hoạt động này là hết sức cần thiết. Qua các năm trước kết quả kiểm tra của giáo viên , của Hiệu trưởng trong hoạt động này như sau: Năm học 2003-2004 Năm học 2004-2005 Xếp loại Số lượng Tỉ lệ Xếp loai Số lượng Tỷ lệ Giỏi 10 37% Giỏi 11 40,7% Khá 11 40,7 Khá 12 44,4 Trung bình 6 22,3% Trung bình 4 14,9% Yếu 0 0 Yếu 0 0 Qua việc kiểm tra ở trên cho ta thấy trong năm học tất cả 100%số giáo viên được kiểm tra và kết quả năm sau cao hơn năm trước. Điều này chứng tỏ công tác kiểm tra của Hiệu trưởng đã đạt được kết quả,động viên và khuyến khích giáo viên cố gắng vươn lên trong lĩnh vực dạy và học. Khi tiến hành kiểm tra Hiệu trưởng tiến hành theo kế hoạch cho từng khối lớp. Hiệu trưởng tiến hành kiểm tra theo hai hình thức chính đó là kiểm tra báo trước và kiểm tra không báo trước. Hiệu trưởng có thể trực tiếp dự giờ hoặc cuối giờ lên lớp định kiểm tra để kiểm tra chất lượng sinh từ kết quả của học sinh để đánh giá dạy của giáo viên. Hiệu trưởng cử ra các tổ kiểm tra trong khối lớp để đi kiểm tra dự giờ dạy của giáo viên (tổ trưởng, làm tổ trưởng kiểm tra đó). Đối với giờ thăm lớp khi dự giờ xong giáo viên được nghe nhận xét, đánh giá về giờ dạy .nêu những yếu điểm của bài dạy khắc phục những nhược điểm sai lệch của giáo viên . Cùng với việc kiểm tra đánh giá giờ dạy của giáo viên Hiệu trưởng tiến hành kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên từng khối lớp. Cụ thể là kiểm tra lịch báo giảng theo từng tuần kiểm tra việc giáo án, sổ điểm, sổ phụ trách lớp của giáo viên trong đó vẫn chú trọng việc soạn giáo án của giáo viên. ở đây Hiệu trưởng giao cho phó Hiệu trưởng kiểm tra và duyệt giáo án, của khối mình phụ trách Hiệu trưởng có thể kiểm tra giáo án của giáo viên khi cần thiết. Giáo án của giáo viên được kiểm tra trước một tuần giáo án của giáo viên phải thực hiện được sự đổi mới trong các môn học. Hiệu trưởng thường hay kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn việc thực hiện chương trình bằng cách kiểm tra trực tiếp giáo viên dạy trên lớp xem thực hiện chương trình đúng, sai ,chậm ,nhanh....như thế nào? Như vậy Hiệu trưởng sẽ biết được việc thực hiện chương trình của giáo viên của từng khối lớp như thế nào, từ đó có sự điều chỉnh kịp thời đúng với chương trình theo quy định. Song song với kiểm tra việc dạy học và thực hiện qui chế chuyên môn của giáo viên Hiệu trưởng còn kiểm tra nề nếp học tập của học sinh. Việc này Hiệu trưởng giao trách nhiệm cho tổng phụ trách đội và giáo viên trực tuần. Được sự chỉ đạo của Hiệu trưởng nhà trường tổng phụ trách xây dựng lớp tự quản thông qua giáo viên chủ nhiệm và đội cờ đỏ của nhà trường. Hàng tuần có điểm xét thi đua vào thứ hai trong buổi chào cờ đầu tuần. Qua tìm hiểu thực trạng của Hiệu trưởng trường Tiểu học Mai Lâm tiến hành kiểm tra nội bộ nhà trường. Tôi nhận thấy rằng việc kiểm tra được tiến hành đầy đủ đúng với những lý luận và nguyên tắc kiểm tra nội bộ đã đề ra đối với Hiệu trưởng. Từ đó Hiệu trưởng nhà trường nắm bắt việc thực hiện các hoạt động dạy học, việc thực hiện chương trình một cách cụ thể. Qua đó phát hiện uốn nắn kịp thời những sai lệch của giáo viên. Việc kiểm tra được Hiệu trưởng tiến hành theo phương pháp khác nhau để cho phù hợp với từng đối tượng làm cho đối tượng được kiểm tra hiểu ra rằng việc kiểm tra này là yêu cầu thường xuyên đối với giáo viên. Động viên, khuyến khích kịp thời đối với những người thực hiên tốt các quy định của nhà nước về chuyên môn và các công tác khác. Góp ý chân tình đối với những người đang còn sai sót. Tạo mọi điều kiện giúp họ vươn lên. Chính vì vậy mà các mặt hoạt động của nhà trường ngày càng được nâng cao. B- Giải quyết vấn đề: Chương III: Những giải pháp tiến hành kiểm tra nội bộ của Hiệu trưởng nhà trường 3.1- Nâng cao nhận thức cho giáo viên về kiểm tra nội bộ: Trong một nhà trường nếu giáo viên ý thức tốt về kiểm tra của cấp trên về việc hoạt động dạy và học của mình thì công tác kiểm tra của Hiệu trưởng trong trường có kết quả khá khả quan. Tất cả công việc trong nhà trường được một cách đầy đủ và khả quan. Họ hiểu rằng kiểm tra là một công việc làm thường xuyên, liên tục của người quản lí, có như vậy thì mình (những người được kiểm tra) sễ thấy được ưu điểm để phát huy và tìm ra nhược điểm để khắc phục, qua mỗi lần kiểm tra đó người được kiểm tra sẽ nhìn nhận đúng về mình hơn. Ngược lại với những trường mà giáo viên chưa ý thức tốt việc kiểm tra của cấp trên trong hoạt động giảng dạy của mình, xem đó là việc làm hết sức nặng nề, luôn luôn tìm cách đối phó với người kiểm tra. Việc đó sẽ ảnh hưởng không tốt đến chất lượng giảng dạy của giáo viên. Chính vì vậy mà Hiệu trưởng phải nâng cao nhận thức cho giáo viên về kiểm tra nội bộ nhà trường bằng cách cho học những thông tư, quy chế, quy định ... của ngành về việc kiểm tra nội bộ trường học. Từ đó giáo viên ý thức được kiểm tra nội bộ là thường xuyên theo qui định nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của giáo viên và học sinh .Mặt khác người Hiệu trưởng khi tiến hành kiểm tra nội bộ phải hiểu rõ và làm đúng chức năng kiểm tra đó là: Phát hiện và uốn nắn điều chỉnh và bồi dưỡng nâng cao chất lượng dạy và học trong nội bộ nhà trường mình quản lý. 3.2- Xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ trường học: Muốn kế hoạch được xây dựng có tính khả thi thì kế hoạch Hiệu trưởng xây dựng phải phù hợp với tình hình, điều kiện cụ thể của trường. Kế hoạch này cần được thiết kế dưới dạng sơ đồ hoá và treo ở văn phòng nhà trường. Trong đó ghi rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp tiên hành, hình thức và đơn vị cá nhân được kiểm tra, thời gian kiểm tra .... Đảm bảo tính ổn định và tương đối của kế hoạch. Kế hoạch cần phải được công bố, công khai từ đầu năm học với giáo viên nội dung kiểm tra phải có sức thuyết phục hình thức kiểm tra gọn nhẹ, không gây tâm lý nặng nề cho đối tượng cần huy động được nhiều lực lượng kiểm tra và dành thời gian cần thiết, thích đáng cho kiểm tra .Hiệu trưởng cần xây dựng các loại kế hoạch kiểm tra học kỳ , kế hoạch kiểm tra toàn năm học, kế hoạch kiểm tra hàng tháng ,kế hoạch kiểm tra hàng tuần với những lịch biểu cụ thể. * Kế hoạch kiểm tra trong năm học được ghi lại toàn bộ đầu việc theo thứ tự từ tháng 9 đến tháng 8 năm sau: Tuần Tháng Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4 Công việc Công việc Công việc Công việc 9 Kiểm tra sĩ số các lớp Kiểm tra sĩ số các lớp Kiểm tra sĩ số các lớp ...... 12 1 ....... 8 * Kế hoạch kiểm tra tháng dựa vào kế hoạch kiểm tra năm nhưng cần chi tiết công việc, đối tượng, thời gian cụ thể. Tuần Thứ Nội dung kiểm tra Các mặt khác Ghi chú Dự giờ Hồ sơ Môn Lớp G.V Lớp Tổ G.V 1 2 3 4 5 6 2 . . . * Kế hoạch kiểm tra tuần: Được ghi chi tiết cụ thể, đối tượng (cá nhân đơn vị) được kiểm tra nội dung cụ thể, thời gian, lực lượng kiểm tra một cách công khai ở văn phòng. 3.3 – Tổ chức tiến hành kiểm tra nội bộ: Xây dựng lực lượng kiểm tra: Hiệu trưởng ra quyết định thành lập ban kiểm tra gồm những thành viên có uy tín, có nghiệp vụ chuyên môn phạm giỏi như hiệu phó tổ trưởng và giáo viên giỏi cấp huyện và cấp tỉnh...phân công cụ thể và xác định quyền hạn trách nhiệm của từng thành viên trong ban kiểm tra. Phân công kiểm tra Hiệu trưởng có thể kiểm tra trực tiếp,khi gián phải uỷ quyền phân công rõ ràng(cho phó Hiệu trưởng) tổ trưởng chuyên môn hai giáo viên có uy tín. Xây dựng chế độ kiểm tra: Hiệu trưởng quy định về thể thức làm việc cụ thể, thời gian quy định tiến hành, quyền lợi cho mỗi đợt kiểm tra. Cung cấp kịp thời những điều kiện vật chất, tinh thần, tâm lý hoạt động kiểm tra, khai thác vận dụng vọi khả năng sáng tạo của thành viên trong ban kiểm tra của nhà trường. 3.4- Cách tiến hành kiểm tra nội bộ của Hiệu trưởng: 3.4.1- Kiểm tra giáo viên: a) Kiểm tra toàn diện một giáo viên: Việc kiểm tra ,đánh giá toàn diện một giáo viên dựa vào ba nội dung sau đây: - Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ (tay nghề). - Thực hiện quy chế chuyên môn ,ý thức trách nhiệm . - Tham gia các hoạt động giáo dục khác. - Kết quả giảng dạy giáo dục (Thông qua kiểm tra chất lượng học sinh). b) Hiệu trưởng kiểm tra hoạt động giảng dạy và giáo dục của giáo viên: (Đây là hoạt động đặc trưng của nghề nghiệp) thực chất quản lý nhà trường là quản lý dạy học. Quản lý từng giờ lên lớp của giáo viên là vấn đề cốt lõi của chất lượng nhà trường. - Kiểm tra kế hoạch giảng dạy của giáo viên: Kế hoạch giảng dạy cá nhân cả năm học kỳ, tháng, đề tài, giáo án, chẩn bị phương tiện dạy học, thiết bị dạy học ... - Kiểm tra giờ lên lớp của giáo viên + Chẩn bị của giáo viên. + Giảng bài lên lớp của giáo viên. + Kết quả nhận thức của học sinh trên lớp. Riêng việc kiểm tra giảng bài trên lớp của giáo viên Hiệu trưởng cần thiết phải tiến hành theo quyết định sau đây: Bước1: Dự giờ dạy của giáo viên dưới nhiều hình thức: báo trước, không báo trước, các lớp song song dự liên tục cả buổi, theo chuyên đề có lựa chọn... Bước2: Phân tích sư phạm giờ lên lớp đã dự, dựa vào lý thuyết các bài học, dựa vào mục đích yêu cầu của bài dạy, phân tích hoạt động thầy - trò trong việc thực hiện mục đích, nội dung, phương pháp kết quả và mối quan hệ tương tác giữa chúng. Thầy có vận dụng linh hoạt các phương pháp hay không ? ... Bước 3: Đánh giá kết quả bài dạy - Giáo viên tự đánh giá kết quả của mình - Hiệu trưởng đánh giá dựa vào chuẩn đánh giá một giờ lên lớp theo mẫu của ngành. Bước 4: Kiểm tra kết quả nhận thức của học sinh (nếu cần ) để khẳng định nhận xét đánh giá của Hiệu trưởng. Bước 5: Hiệu trưởng nêu kết luận cuối cùng ghi biên bản hồ sơ. Hiệu trưởng chịu trách nhiệm về việc này. - Kiểm tra hoạt động ngoài giờ lên lớp của giáo viên + Kiểm tra công tác chủ nhiệm (Sổ chủ nhiệm của giáo viên thể hiện đầy đủ việc này) + Kiểm tra việc giáo viên tổ chức các hình thức hoạt động giáo cụ ngoài trời như văn hoá,văn nghệ thể dục thể thao , vui chơi giải trí ...... + Đánh giá kết quả của giáo viên. 3.4.2 –Hiệu trưởng kiểm tra học: a) Kiểm tra toàn diện học sinh: Kiểm tra về mặt văn hoá: Ngoài các bài kiểm tra theo quy định của ngành (kiểm tra đầu năm, giữa kỳ, cuối kỳ) Hiệu trưởng có kiểm tra chất lượng của học sinh ngay sau khi dự giờ thăm lớp . Khảo sát chất lượng của từng khối theo sinh trong lớp và điểm của từng học sinh trong lớp (theo mẫu). Bài 1: Kiến thức cơ bản phù hợp với mọi đối tượng Bài 2: Rèn luyện, kỹ năng, kỹ xảo ở dạng cao hơn Bài 3: các bài toán nâng cao dể tìm ra những học sinh giỏi . TT Họ và tên Điểm
Tài liệu đính kèm: