Sáng kiến kinh nghiệm Kiểm tra chuyên hiệu an toàn giao thông cho đội viên bằng phương pháp quan sát thực tế

Sáng kiến kinh nghiệm Kiểm tra chuyên hiệu an toàn giao thông cho đội viên bằng phương pháp quan sát thực tế

Trong quá trình tổ chức các phong trào, hoạt động Đội, bản thân tôi đã rút ra được một số biện pháp để nâng cao chất lượng hoạt động Đội và giúp các em học sinh– đội viên hoàn thành tốt các chuyên hiệu trong Chương trình Rèn luyện đội viên. Ở đây tôi xin đưa ra giải pháp cho việc kiểm tra, công nhận chuyên hiệu An toàn giao thông bằng phương pháp quan sát thực tế tại Liên đội THCS Bảo Quang như sau:

Vào đầu năm học, Tổng phụ trách Đội soạn thảo kế hoạch tổ chức kiểm tra chuyên hiệu An toàn giao thông trình Ban giám hiệu, đồng thời triển khai cho toàn bộ giáo viên và học sinh toàn trường nắm rõ nội dung, hình thức và thời gian kiểm tra công nhận. Song song với việc đó, Tổng phụ trách Đội cần tham mưu Ban giám hiệu, Chi đoàn trường trong việc chọn cử giáo viên, đoàn viên tham gia vào việc theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở các em học sinh thường xuyên hoàn thành các yêu cầu của việc kiểm tra chuyên hiệu này.

 

docx 12 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 2100Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kiểm tra chuyên hiệu an toàn giao thông cho đội viên bằng phương pháp quan sát thực tế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g đã trở nên phổ biến. Nguyên nhân một phần do ý thức chấp hành Luật Giao thông còn hạn chế, một phần do tâm lý lứa tuổi các em đang phát triển, thích khẳng định mình nên còn chưa hiểu được hậu quả của việc không chấp hành Luật Giao thông. Thêm vào đó, ba nhân tố: gia đình, nhà trường và xã hội cũng còn chưa thể hiện hết vai trò của mình trong việc giáo dục ý thức của các em học sinh đối với việc chấp hành Luật Giao thông. Trong đó phải kể đến nhân tố nhà trường đóng vai trò rất quan trọng. Để làm được điều này, mọi tổ chức, cá nhân trong nhà trường đều phải chung tay với nhau trong việc tổ chức các hoạt động nhằm hướng các em học sinh trở thành một người có văn hóa thông qua việc chấp hành Luật Giao thông. Thể hiện rõ nhất trong việc giáo dục ý thức cho học sinh là vai trò của tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong nhà trường.Thông qua tổ chức này, các hoạt động, phong trào từng bước được tổ chức với ý nghĩa giúp các em học sinh nâng cao kỹ năng sống, hoàn thiện bản thân để trở thành người có ích cho xã hội. 
Các hoạt động Đội trong nhà trường rất đa dang, phong phú, một trong những nội dung chính của chương trình năm họclà Chương trình Rèn luyện đội viên– đây là một nội dung bắt buộc đối với các em học sinh– đội viên hiện nay. Để hoàn thành được Chương trình Rèn luyện đội viên, các em phải hoàn thành được một số các chuyên hiệu, trong đó có chuyên hiệu bắt buộc là chuyên hiệu An toàn giao thông. Và với việc phần lớn các em học sinh– đội viên có ý thức chưa cao trong việc chấp hành Luật Giao thông như hiện nay thì chuyên hiệu này như là một chương trình học, một bài kiểm tra về mức độ hiểu biết và chấp hành Pháp luật về an toàn giao thông rất có hiệu quả đối với các em. Tuy nhiên, phần lớn các trường học xem việc tổ chức kiểm tra chuyên hiệu này là một việc làm hình thức, còn mang tính đối phó do yêu cầu của tổ chức Đội. Việc thực hiện kiểm tra công nhận chủ yếu bằng hình thức trắc nghiệm kiến thức về Luật Giao thông, các trò chơi, thực hànhđược thực hiện trong phạm vi sân trường, hội trường hoặc dựa trên ý thức của các em khi tham gia giao thông trên đường. Các hình thức kiểm tra này chưa thể hiện được nhiều ý thức của các em khi tham gia giao thông trên đường trong thực tế, vì phần lớn các em khi tham gia kiểm tra dưới hình thức trắc nghiệm, trò chơi thì thể hiện rất tốt, nhưng khi tham gia giao thông trên thực tế các em còn vi phạm khá nhiều với những lỗi cơ bản mà trong bài trắc nghiệm, trong trò chơi các em đã thể hiện tốt.Nhằm giúp các em học sinh ý thức hơn trong việc chấp hành Luật Giao thông, đảm bảo an toàn cho bản thân mình và cho mọi người, đồng thời hoàn thành tốt chuyên hiệu An toàn giao thông, chính vì lí do đó tôi đã thực hiện sáng kiến:Kiểm tra chuyên hiệu An toàn giao thông cho đội viên bằng phương pháp quan sát thực tế.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Đất nước ta đang chuyển mình mang theo hơi thở mới của thời đại, thời đại của hội nhập và phát triển. Song song với những thành tựu đạt được trong các lĩnh vực, chúng ta đã và đang đối mặt với các vấn đề của xã hội như môi trường, dân số, tệ nạn xã hội và gần đây, một trong những vấn đề đang nhức nhối, thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận và làm tốn không ít giấy mực của báo giới lại là vấn đề an toàn giao thông. An toàn giao thông đang là vấn đề xã hội bức xúc hiện nay khắp mọi miền đất nước và đang trở thành gánh nặng cả về vật chất, tinh thần không chỉ đối với tổ chức, cá nhân mà cả nền kinh tế, xã hội của nước ta. Trong đó, đối tượng học sinh với đặc điểm tâm lý bồng bột, háo thắng, đặc biệt là thiếu hiểu biết về Luật Giao thông đã là đối tượng của rất nhiều vụ tai nạn giao thông, vi phạm trật tự an toàn giao thông với vai trò vừa là nạn nhân, vừa là thủ phạm, để lại nhiều hậu quả đau thương cho gia đình, nhà trường và xã hội.
Chính vì lẽ đó, Chương trình Rèn luyện đội viên với chuyên hiệu bắt buộc là An toàn giao thông một phần nào đã giúp cho các em rèn luyện được kỹ năng tham gia giao thông theo đúng quy tắt: an toàn cho bản thân và cho mọi người.
Tuy nhiên, việc kiểm tra chuyên hiệu An toàn giao thông trong nhà trường hiện nay còn mang tính hình thức như đã nói ở trên cho thấy: chính chúng ta còn thờ ơ với việc kiểm tra ý thức các em thì học sinh sẽ không có lí do gì phải nghiêm túc với việc phải nắm rõ Luật Giao thông.
Bản thân tôi đã tham dự rất nhiều lớp tập huấn, tuyên truyền về An toàn giao thông cho học sinh trong trường học. Chủ đề chính của các buổi tập huấn, tuyên truyền là giúp các em nhận thấy hậu quả của tai nạn giao thông, ý thức chấp hành Luật Giao thông, văn hóa giao thông,tuy nhiên hình thức tổ chức thì nhàm chán như: nói chuyện dưới cờ, phát tờ rơi tuyên truyền, học Luật Giao thông thông qua tài liệu, diễn tiểu phẩm,hoặc mấy năm gần đây còn có thêm Cuộc thi Giao thông thông minh trên mạng Internet. Nhìn chung các hình thức trên đều có nhiều cải tiến nhằm giúp các em ý thức hơn, hiểu hơn về Luật Giao thông và từ đó giúp các em có thêm nhiều kỹ năng khi tham gia giao thông trên đường. 
Trong khi đó hầu hết các liên đội hiện nay cũng căn cứ vào các hình thức trên để tổ chức cho các em kiểm tra, công nhận chuyên hiệu An toàn giao thông từ những kiến thức các em đã đạt được thông qua việc tổ chức tuyên truyền, tập huấn cho các em. Và như đã nói ở trên, việc này chỉ có thể giúp chúng ta có được kết quả trên lý thuyết chứ thực tế các em học sinh khi tham gia giao thông trên đường vẫn vi phạm.
Tôi đã đọc một vài sáng kiến của các thầy cô Tổng phụ trách Đội khác như: “Một số hình thức đổi mới kiểm tra, công nhận các chuyên hiệu” của cô Ngô Lan Phương –Tổng phụ trách Đội trường tiểu học Thạnh Hưng 1, tỉnh Kiên Giang hay sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng Chương trình Rèn luyện đội viên” của thầy Nguyễn Khánh – Tổng phụ trách Đội trường THCS Đông Ngũ, Tiên Yên, Quảng Ninh. Hai sáng kiến trên nhìn chung là phương pháp của hầu hết các giáo viên – Tổng phụ trách – phụ trách chi đội hiện nay. Ưu điểm chung của cả hai đề tài trên đều giúp chúng ta kiểm tra được các chuyên hiệu – trong đó có chuyên hiệu An toàn giao thông trên diện rộng. Các hoạt động kiểm tra chủ yếu là kiểm tra bằng hình thức trắc nghiệm kiến thức, thực hành đóng vai. Thời gian tổ chức thường cố định vào thời điểm tháng 9 – tháng An toàn giao thông. Đó đó, chúng ta không thể thấy được thực tế các em học sinh ý thức được như thế nào khi tham gia giao thông trên đường. Và khi các em đã hoàn thành xong bài kiểm tra công nhận vào tháng 9, trong quảng thời gian còn lại, với việc ít trao dồi, hướng dẫn của thầy cô, các em có thể sẽ quên đi việc phải luôn chấp hành Luật Giao thông trong mọi thời gian khi lưu thông trên đường.
Qua đó, bản thân tôi đã không ít trăn trở, suy nghĩ và xác định cần phải có một giải pháp thay đổi hoàn toàn việc kiểm tra công nhận chuyên hiệu An toàn giao thông cho các em học sinh – đội viênmà qua đó ta có thể giúp các em luôn chấp hành Luật Giao thông trong mọi thời điểm, đảm bảo được an toàn cho bản thân mình và mọi người. 
Trên cơ sở các hoạt động của nhà trường, tôi đã lồng ghép các hoạt động Đội vào việc kiểm tra, công nhận chuyên hiệu An toàn giao thông trong thời gian suốt năm học thông qua việc các em học sinh thường đi học từ nhà đến trường và ngược lại, khi đi chơi hoặc bất cứ lúc nào khi các em tham gia giao thông trên đường. Từ hoạt động trên, các em đã từng bước nắm vững những kiến thức về Luật Giao thông và luôn ý thức được việc tham gia giao thông an toàn là điều cần thiết như thế nào. Và cũng qua hoạt động trên, việc công nhận chuyên hiệu An toàn giao thông cho các em thật sự có hiệu quả hơn, trung thực hơn.
Bản thân tôi cho rằng đây là một giải pháp hoàn toàn mới giúp cho việc kiểm tra, công nhận chuyên hiệu An toàn giao thông trong trường học được thực hiện đạt kết quả cao, từng bước khẳng định vai trò của tổ chức Đội và các hoạt động Đội trong nhà trường đóng vai trò quan trong trong việc giáo dục đạo đức, nhân cách của học sinh.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
Hằng ngày, các em học sinh đều phải tự đi bộ, chạy xe đạp hoặc được người thân chở đến trường, ngoài ra các em còn có rất nhiều hoạt động cần phải tham gia vào việc di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Trong quá trình tham gia giao thông trên đường dù với loại hình nào, các em đều phải quan sát và nhận biết được đâu là đúng, đâu là sai của người khác khi họ cũng tham gia giao thông trên đường, hay các yếu tố khách như ý nghĩa biển báo trên đoạn đường mà các em đi qua,
Trong quá trình tổ chức các phong trào, hoạt động Đội, bản thân tôi đã rút ra được một số biện pháp để nâng cao chất lượng hoạt động Đội và giúp các em học sinh– đội viên hoàn thành tốt các chuyên hiệu trong Chương trình Rèn luyện đội viên. Ở đây tôi xin đưa ra giải pháp cho việc kiểm tra, công nhận chuyên hiệu An toàn giao thông bằng phương pháp quan sát thực tế tại Liên đội THCS Bảo Quang như sau:
Vào đầu năm học, Tổng phụ trách Đội soạn thảo kế hoạch tổ chức kiểm tra chuyên hiệu An toàn giao thông trình Ban giám hiệu, đồng thời triển khai cho toàn bộ giáo viên và học sinh toàn trường nắm rõ nội dung, hình thức và thời gian kiểm tra công nhận. Song song với việc đó, Tổng phụ trách Đội cần tham mưu Ban giám hiệu, Chi đoàn trường trong việc chọn cử giáo viên, đoàn viên tham gia vào việc theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở các em học sinh thường xuyên hoàn thành các yêu cầu của việc kiểm tra chuyên hiệu này. 
Với ý nghĩa đó, bản thân tôi lập ra một cách thức kiểmtra theo hàng tuần, hàng tháng cho từng khối như sau:
Bảng thứ tự kiểm tra công nhận chuyên hiệu An toàn giao thông hàng tháng
Khối
Tuần
Số học sinh
Số nhóm
Số câu hỏi
Số địa điểm
6
1
139
13
13
7
7
2
163
16
16
8
8
3
148
15
15
7
9
4
143
14
14
7
Tất cả các em học sinh của khối khi được kiểm tra trong tuần đó đều phải bốc thăm để biết mình thuộc nhóm thứ mấy, hình thức bốc thăm này có thể chỉ thực hiện một lần từ tuần đầu tiên của khối. Sau đó Tổng phụ trách Đội hoặc giáo viên phụ trách chi đội sẽ thông báo nội dung câu hỏi, địa điểm mà từng nhóm sẽ phải tham gia quan sát thực tế khi thực hiện bài kiểm tra.
Nội dung câu hỏi sẽ tùy vào địa điểm mà các nhóm bốc thăm được. Số địa điểm được tôi lựa chọn như sau:
Bảng liệt kê địa điểm, vị trí quan sát thực tế 
kiểm tra chuyên hiệu An toàn giao thông
STT
Tên địa điểm, vị trí
Đặc điểm địa điểm, vị trí
Số câu hỏi liên quan
1
Cổng trường Bảo Quang
Đường nông thôn, vỉa hè, hàng quán khá nhiều, xe công nông, xe tải thường xuyên lưu thông với tốc độ cao, học sinh tan học thường tụ tập gây cản trở giao thông,
8-10 câu
2
Ngã ba Ông Phúc
Ngã ba có đèn tín hiệu, khu họp chợ, buôn bán đông đúc, số lượng xe lưu thông khá nhiều vào giờ cao điểm,
4-6 câu
3
Ngã ba Bảo Vinh
Ngã ba có đèn tín hiệu, nhiều của hàng buôn bán, số lượng xe lưu thông khá nhiều vào giờ cao điểm,
4-6 câu
4
Đường rầy xe lửa khu vực chợ Xuân Thanh
Ngã 6, nơi giao cắt với đường sắt, nơi giao nhau có đèn tín hiệu, lượng xe lưu thông lớn, khu vực có chợ đông người,
8-10 câu
5
Đường Cách mạng tháng 8-Nguyễn Thị Minh Khai
Có đường một chiều, nhiều đoạn giao nhau với hệ thống đèn tín hiệu,
4-6 câu
6
Vòng xoay Long Khánh
Nơi giao nhau với vòng xuyến, lượng xe lưu thông lớn,
2-4 câu
7
Trường tiểu học Long Khánh
Gần chợ, trường mầm non và tiểu học, lượng xe lưu thông lớn,
4-6 câu
8
Trường THPT Long Khánh-Văn Hiến
Số lượng hoc sinh đông, đường một chiều, gần khu vực giao nhau với vòng xuyến, đèn tín hiệu,
6-8 câu
Nội dung câu hỏi đặt ra cần liên quan đến đặc điểm địa điểm, vị trí nơi các nhóm bốc thăm chọn để quan sát thực tế, có thể đặt ra những câu hỏi gợi mở như: 
Đoạn đường em đi qua có những loại biển báo nào? Ý nghĩa của biển báo đó.
Em nhìn thấy những người tham gia giao thông ở đoạn đường này thường vi phạm những lỗi nào? Với lỗi vi phạm đó sẽ bị xử phạt ra sao?
Vì sao ở đoạn đường này lại có dãy phân cách? Tác dụng của nó như thế nào?
Các bạn học sinh thường vi phạm những lỗi nào khi qua đoạn đường này?
Quy định nhường đường khi đến nơi giao nhau với vòng xuyến như thế nào?
Nguyên nhân nào gây ra kẹt xe, ún tắt giao thông ở khu vực này?
Khi các nhóm đã biết được địa điểm và nội dung yêu cầu phải quan sát thực tế, điều đầu tiên các em cần làm là xác định thời gian để cả nhóm đến nơi thực hiện kiểm tra. Đây cũng là hạn chế của phương pháp này, vì thời gian học tập của các em tương đối nhiều, thêm vào đó đôi khi một vài em trong nhóm gặp nhiều khó khăn về phương tiện, thời gian phụ giúp gia đình, Chính vì vậy trong quá trình bốc thăm nhóm, tôi cũng tạo điều kiện cho các em là bạn thân, gần nhà, cùng giới tính,được ở chung nhóm để có thể giúp đở lẫn nhau trong quá trình tham gia kiểm tra chuyên hiệu này. 
Về giáo viên phụ trách chi đội, đoàn viên giáo viên thì yêu cầu các em xác định thời gian thực hiện bài kiểm tra để sắp xếp công việc cùng với các em đi đến vị trí, địa điểm nhằm đảm bảo an toàn cho các em học sinh, đồng thời kiểm tra số lượng các thành viên trong nhóm khi tham gia kiểm tra, hạn chế tình trạng các em ham chơi,
Khi đến nơi cần quan sát thực tế tình hình giao thông, các em có thể ghi chép, chụp hình, quay video,đề làm tư liệu cho bài kiểm tra. Sau khi các em hoàn thành xong bài kiểm tra của tuần, cả nhóm sẽ nộp bài và được giáo viên phụ trách chi đội chấm điểm theo hướng dẫn. 
Mỗi tuần tôi tổ chức cho một khối tham gia kiểm tra chuyên hiệu An toàn giao thông, sau đó lặp lại cho đến khi mỗi khối phải thực hiện xong 7– 8 bài kiểm tra công nhận chuyên hiệu này thì mới hoàn thành. 
Qua quá trình thực hiện kiểm công nhận chuyên hiệu An toàn giao thông bằng phương pháo quan sát thực tế cho thấy, đa số các em học sinh đều tham gia tích cực vào hoạt động này vì hình thức này phù hợp với tâm lý, lứa tuổi của các em đó là thích được vui chơi, gặp gỡ bạn bè. Qua hình thức kiểm tra này ta cũng nhận ra rằng phần đông các em nhận thức được hành vi đúng, sai khi tham gia giao thông của mọi người, từ đó các em có thể rút ra kiến thức, bài học, kỹ năng khi tham gia giao thông mà so với những phương pháp, hình thức như: làm bài trắc nghiệm, thực hành trò chơi, đóng vai,các em đều khó nhận ra thực tế khi tham gia giao thông có sự khắc biệt như thế nào. 
Riêng đối với học sinh, để hoàn thành được bài kiểm tra, các em phải rèn kỹ năng quan sát, đánh giá, xử lý tình huống, dự đoán và phải tự tìm tòi thêm các quy định về Luật Giao thông để có thể hoàn thành tốt bài kiểm tra hàng tháng. Chính vì điều này giúp cho các em ghi nhớ, khắc sâu hơn những điều cần phải có, phải biết và phải chấp hành khi tham gia giao thông nhằm đảm bảo an toàn cho mình và cho người khác. Đây chính là mục đích chính của hình thức kiểm tra chuyên hiệu An toàn giao thông bằng phương pháp quan sát thực tế.
Thông qua hình thức kiểm tra chuyên hiệu này, ta có thể thấy được việc kiểm tra dưới dạng học bài, làm bài,mang tính phong trào thường đem lại hiệu quả thấp hơn so với việc tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh cho các em học sinh tham gia. Hoạt động trên nhắc nhở chúng ta rằng: Việc học gượng ép thường không mang lại hiệu quả mà chỉ gây cho người học cảm thấy áp lực, chán nản. Việc tham gia hoạt động trên với nền tảng là các em được nhìn thấy những điều mà hằng ngày ở những nơi các em thường đi qua giúp các em có hứng thú hơn vì bản thân các em biết được mình có thể làm tốt bài kiểm tra này bằng chính sức lực, trí tuệ, kinh nghiệm của mình.
Hình thức này được tôi thực hiện vào năm học 2014-2015 và đã thu được kết quả cao so với năm học trước đó được thực hiện bằng hình thức kiểm tra trắc nghiệm kiến thức. Các em học sinh hầu hết đều thích thú với hình thức này, tôi đã khảo sát mức độ yêu thích đối với hai hình thức kiểm tra và có được kết quả mong muốn như sau:
Số học sinh tham gia khảo sát
Hình thức làm bài trắc nghiệm kiến thức
Hình thức quan sát thực tế
315 em
45 em thích
270 em thích
HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI 
Qua việc tổ chức kiểm tra chuyên hiệu An toàn giao thông bằng phương pháp thực tế, bản thân tôi được Ban giám hiệu nhà trường, Chi đoàn và giáo viên phụ trách chi đội hết sức ủng hộ và cùng tôi tham gia tổ chức kiểm tra. Đối với các em học sinh, lúc đầu bản thân các em còn ngỡ ngàng và ít quan tâm đến các hoạt động, đặc biệt là việc phải đi đến địa điểm kiểm tra vào thời gian không phù hợp với bản thân. Tuy nhiên, sau vài tuần tham gia cùng các bạn trong nhóm, được sự hướng dẫn tận tình của thầy cô, bên cạnh đó là việc tham gia trả lời các câu hỏi thực tế gần gũi đã tạo cho các em sự hứng thú trong việc tiếp tục tham gia vào hoạt động này, từ đó các em cảm thấy việc tham gia giao thông an toàn là điều rất cần thiết đối với bản thân mình và mọi người.
Đây là một chuyên hiệu bắt buộc đối vối tất cả các em học sinh– đội viên, chính vì điều đó, bản thân các em đều ý thức được phải hoàn thành tốt các bài kiểm tra này, nó là điều kiện cần và đủ để các em hoàn thành tốt Chương trình Rèn luyện Đội viên. So với năm học 2013 –2014, số lượng học sinh hoàn thành chuyên hiệu này được tăng lên rõ rệt, và quan trọng hơn là tình hình các em học sinh vi phạm Luật Giao thông của nhà trường giảm đi rất nhiều so với các năm học trước đó.
Thông kê số lượng học sinh– đội viên hoàn thành chuyên hiệu An toàn giao thông
Năm học 2013– 2014
Năm học 2014 - 2015
497đội viên / 530 đội viên
571đội viên / 593 đội viên
Qua bảng số liệu thống kê cho thấy việc các em đội viênnhận thức đượcphương pháp kiểm tra thực tế đã đem lại nhiều lợi ích trong việc rèn kỹ năng tham gia giao thông của bản thân các em, từng bước giúp các có thêm nhiều kinh nghiệm khi lưu thông trên đường, hạn chế được tối đa các tình huống gây nguy hiểm cho bản thân mình và người khác. Nhưng điều đặc biệt là việc tham gia các hoạt động của tổ chức Đội không gò bó, không nặng nề, chủ yếumang tính chất vui chơi, giải trí mà có thể hiểu được các kiến thức theo hình thức “ vừa học, vừa chơi ”.
ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Đề tài này đã được tôi áp dụng tại đơn vị mình trong năm học 2013 – 2014 và tiếp tục thực hiện trong năm học 2014 – 2015, 2015 – 2016 đã thu được những hiệu quả rất lớn. Việc tổ chức kiểm tra công nhận chuyên hiệu này thì hầu như ở các liên đội nào trong cả nước cũng thực hiện. Tuy nhiên hình thức chúng ta thực hiện như thế nào để đem lại hiệu quả cao nhất thì tôi xin đề xuất như sau:
Cần phải có kế hoạch lâu dài và thật cụ thể trong việc tổ chức các hình thức kiểm tra nhằm giúp các em nắm bắt được ý nghĩa của việc kiểm tra chuyên hiệu An toàn giao thông đối với bản thân mình.
Cần có sự tham gia tích cực của các ban ngành, đoàn thể và cá nhân có chuyên môn để giúp cho các hoạt động được tiến hành thuận lợi hơn.
Nên có kinh phí để khen thưởng cho các cá nhân, tập thể các em tích cực nhằm khích lệ tinh thần các em.
Cần thiết phải tổ chức chuyên đề Ngày hội công nhận các chuyên hiệu ở các cụm thi đua hoặc theo sự chỉ đạo của cấp trên – Hội đồng Đội, Phòng Giáo dục và Đào tạo – nhằm giúp các liên đội bạn học hỏi cách thức thực hiện để triển khai cho liên đội mình.
Tổ chức thi đua theo mức độ từ các chi đội đến các liên đội và giữa các liên đội với nhau nhằm giúp các em giao lưu, học hỏi và hiểu được tầm quan trọng của An toàn giao thông.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Văn hóa giao thông–TS. Phạm Ngọc Trung - Nhà xuất bản Hà Nội - Năm xuất bản 2012
Văn hóa giao thông trong mội trường học đường – TS Huỳnh Văn Sơn - Nhà xuất bản Đại học Sư phạm – Năm xuất bản 2012
NGƯỜI THỰC HIỆN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
 Trần Hữu Thạch
UBND THỊ XÃ LONG KHÁNH
TRƯỜNG THCS BẢO QUANG
–––––––––––
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
––––––––––––––––––––––––
Bảo Quang, ngày 20 tháng 01 năm 2016
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học 2015 – 2016
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm: Kiểm tra chuyên hiệu An toàn giao thông cho đội viên bằng phương pháp quan sát thực tế
Họ và tên tác giả: Trần Hữu Thạch	 Chức vụ: Tổng phụ trách Đội
 Đơn vị: Trường THCS Bảo Quang
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác)
- Quản lý giáo dục 	1	- Phương pháp dạy học bộ môn: 1
- Phương pháp giáo dục 	þ	- Lĩnh vực khác: 1
Sáng kiến kinh 

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem.docx