Sáng kiến kinh nghiệm Khắc phục học sinh yếu, kém môn Hóa ở Lớp 10A2

Sáng kiến kinh nghiệm Khắc phục học sinh yếu, kém môn Hóa ở Lớp 10A2

 1. Kết luận :

Việc khắc phục học sinh yếu kém qua việc tổ chức ôn tập kiến thức cũ và giúp học sinh nắm vững kiến thức mới môn Hoá ở lớp 10A2 của trường THPT số 4 Thành phố Lào Cai đã làm cho kết quả học tập môn hoá được nâng lên, số lượng học sinh yếu kém được giảm đáng kể. Học sinh tự tin hơn trong học tập, thêm yêu thích môn học và ngày càng thân thiện với trường, lớp hơn.

 2. Khuyến nghị:

 a. . Đối với các cấp lãnh đạo: Cần khuyến khích giáo viên nghiên cứu chọn ra giải pháp hữu hiệu nhằm khắc phục học sinh yếu kém của từng môn học. Động viên, giúp đỡ và khen thưởng những giáo viên có thành tích trong việc nâng cao chất lượng dạy và học ở nhà trường.

 b. Đối với giáo viên: Phải không ngừng đầu tư nghiên cứu tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục. Phải không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bản thân, tích lũy kinh nghiệm từ đồng nghiệp và bản thân, biết cách áp dụng hợp lí với lớp mình giảng dạy.

Với kết quả của đề tài nghiên cứu, tôi rất mong muốn được sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp lãnh đạo giáo dục. Những ý kiến đóng góp quý báu, chân thành của quý đồng nghiệp giúp cho tôi hoàn chỉnh đề tài nghiên cứu này.

 

doc 19 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 16/08/2023 Lượt xem 430Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Khắc phục học sinh yếu, kém môn Hóa ở Lớp 10A2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ức đã học ở THCS, cũng như tiếp thu kiến thức mới được cung cấp còn chậm, chưa vận dụng được kiến thức mới vào việc giải bài tập có liên quan.
- Các chuyên đề khắc phục học sinh yếu, kém của chưa tìm ra được biện pháp hữu hiệu nhằm giảm số lượng và tỉ lệ học sinh yếu kém của môn học. 
- Thời lương dành cho ôn tập kiến thức cũ còn hạn chế.
- Phần lớn học sinh chưa ham thích học tập môn Hoá.
2. Giải pháp thay thế: 
- Qua hiện trạng trên, tôi quyết định chọn đề tài “Khắc phục học sinh yếu, kém môn Hoá ở lớp 10A2” nhằm tìm ra giải pháp giảm số lượng và tỉ lệ học sinh yếu, kém ở lớp 10A2.
- Giáo viên biên soạn tài liệu ôn tập những kiến thức căn bản, trọng tâm mà học sinh đã được học ở năm trước và kiến thức căn bản mà học sinh cần vận dụng trong năm học lớp 10 mà không có điều kiện để dạy lại . Qua đó đề ra những bài tập vừa sức với trình độ giúp các em rèn luyện và củng cố lại kiến thức bị hổng, cũng như đưa ra những bài tập rèn luyện vừa sức với trình độ của nhóm học sinh này, giúp các em theo kịp chương trình kiến thức mới đang được học. Bên cạnh đó, hàng tuần giáo viên còn sắp xếp thời gian phụ đạo riêng cho những đối tượng học sinh yếu, kém và ghi lại kết quả rèn luyện qua hàng tuần của học sinh. Kết hợp chặt chẽ với gia đình phụ huynh có học sinh yếu kém để nhắc nhở việc học tập ở nhà của các em.
3. Vấn đề nghiên cứu: 
Khắc phục học sinh yếu kém môn Hoá ở lớp 10A2 thông qua tổ chức ôn tập kiến thức cũ và giúp học sinh nắm vững kiến thức mới, kết hợp với việc theo dõi học tập ở gia đình học sinh có làm giảm số lượng học sinh yếu kém và nâng cao chất lượng học tập bộ môn hoá ở lớp 10A2 hay không?
4. Giả thuyết nghiên cứu: 
Việc tổ chức ôn tập kiến thức cũ và giúp học sinh nắm vững kiến thức mới, kết hợp với việc theo dõi học tập ở gia đình học sinh đã giảm số lượng học sinh yếu kém và nâng cao chất lượng học tập bộ môn hoá ở lớp 10A2.
III. PHƯƠNG PHÁP: 
1. Khách thể nghiên cứu:
*Giáo viên: Vũ Thị Hoa – giáo viên hoá dạy lớp 10A2 trường THPT số 4 Thành phố Lào Cai trực tiếp thực hiện việc nghiên cứu.
*Học sinh: 8 học sinh yếu, kém thuộc các tổ 1, 3 của lớp 10A2 (Nhóm thực nghiệm) và 8 học sinh yếu, kém thuộc các tổ 2, 4 của lớp 10A2 (Nhóm đối chứng).
2. Thiết kế:
Tôi dùng Thiết kế kiểm tra trước và sau tác động với các nhóm được phân chia ngẫu nhiên của lớp 10A2, trường THPT số 4 Thành phố Lào Cai .Tôi căn cứ vào kết quả khảo sát đầu năm và kết quả học kì I môn Hoá của lớp 10A2 do hội đồng bộ môn nhà trường ra đề và chọn ra các nhóm ngẫu nhiên là các học sinh yếu kém thuộc các tổ 1, tổ 3 (nhóm thực nghiệm) và các học sinh yếu kém thuộc các tổ 2, tổ 4 (nhóm đối chứng) là ngang nhau. Tôi thực hiện tác động bằng cách tổ chức ôn tập kiến thức cũ và giúp học sinh nắm vững kiến thức mới, kết hợp với việc theo dõi học tập ở gia đình học sinh của nhóm thực nghiệm. Qua tác động giải pháp thay thế 10 tuần, tôi tiến hành kiểm tra sau tác động đối với các học sinh yếu kém của nhóm thực nghiệm bằng kết quả điểm thi môn Hoá học kì II của lớp 10A2 năm học 2013 - 2014. Sau đó, tôi dùng phép kiểm chứng T-test để phân tích dữ liệu.
Bảng 1. Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương
 Đối chứng
Thực nghiệm 
TBC
1.54
1.55 
p =
0.98
p = 0,98 > 0,05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương. 
Bảng thiết kế nghiên cứu:
Nhóm
Kiểm tra trước tác động
Tác động
Kiểm tra sau tác động
N1
O1
X
O3
N2
O2
---
O4
N1: Nhóm thực nghiệm (học sinh yếu, kém tổ 1, 3, 5)
N2: Nhóm đối chứng (học sinh yếu, kém tổ 2, 4, 6)
3. Quy trình nghiên cứu:
Tôi biên soạn đề cương ôn tập lại kiến thức đã học và kiến thức sẽ được học tiếp theo cho học sinh tự ôn tập với sự hướng dẫn của tôi qua các buổi học phụ đạo và có sự giám sát, theo dõi của gia đình học sinh trong thời gian học tập ở nhà. Hàng tháng, tôi tổ chức họp PHHS của nhóm nghiên cứu để nắm tình hình học tập ở nhà của các em, sau đó rút kinh nghiệm và đề ra giải pháp giáo dục học sinh tháng tiếp theo.
Quy trình chuẩn bị đề cương có kèm theo bài tập củng cố và rèn luyện cho học sinh. Tôi thường xuyên phối hợp với gia đình của các học sinh yếu kém của lớp học để dễ dàng ghi lại sự tiến bộ của các em.
Tiến hành dạy thực nghiệm: Thời gian tiến hành dạy thực nghiệm theo thời khoá biểu, lịch báo giảng, kế hoạch năm học và kế hoạch khắc phục học sinh yếu kém của bộ môn.
4. Đo lường:
 Sử dụng công cụ đo, thang đo: Bài kiểm tra viết của học sinh.
 Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra học kì I . Đề kiểm tra do giáo viên khác trong tổ ra đề. Nhà trường tiến hành kiểm tra chung giữa các lớp trong khối 10, chia phòng, dọc phách và chấm chéo .Đảm bào hoàn toàn khách quan
Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra học kì II.( Phụ luc)
Sau khi có kết quả kiểm tra chương và học kì ở môn Hoá lớp 10A2 tổ tự nhiên tiến hành chấm bài theo đáp án đã cho sẵn của tổ và thống kê kết quả sau tác động của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng.
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ:
1. Trình bài kết quả:
Bảng so sánh điểm trung bình sau khi tác động:
Đối chứng
Thực nghiệm
Điểm trung bình
1,55
5,48
Độ lệch chuẩn
1,35
0,94
Giá trị p của T-test
0,0109
Chênh lệch giá trị 
trung bình chuẩn SMD
0.87
2. Phân tích dữ liệu:
- Kết quả kiểm tra sau tác động cho thấy điểm trung bình của nhóm thực nghiệm là 5,48 cao hơn nhiều so với điểm trung bình kiểm tra trước tác động là 1,55. Điều này chứng tỏ rằng chất lượng học tập môn Hoá của học sinh lớp 10A2 đã được nâng lên đáng kể.
- Độ chênh lệch chuẩn của kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là 0,9377 < 1 điều này cho thấy mức độ chênh lệch có ý nghĩa.
 - Độ chênh lệch điểm trung bình T-test cho kết quả p=0,0109 < 0,05 cho thấy sự chênh lệch điểm khảo sát trung bình giữa trước và sau tác động là có ý nghĩa, tức là sự chênh lệch điểm trung bình khảo sát trước và sau tác động là không xảy ra ngẫu nhiên mà là do tác động của giải pháp thay thế đã mang lại hiệu quả 
 - Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 
 so sánh với bảng tiêu chí Cohen cho thấy mức độ ảnh hưởng của giải pháp khắc phục học sinh yếu, kém môn Hoá ở lớp 10A2 của nhóm thực nghiệm là lớn.
Biểu đồ so sánh giá trị trung bình
Hình 1. Biểu đồ so sánh ĐTB trước tác động và sau tác động
của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng
3. Bàn luận:
+ Ưu điểm:
- Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là TBC= 5.48, kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là TBC = 4.3. Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 0,87; Điều đó cho thấy điểm TBC của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, nhóm được tác động có điểm TBC cao hơn lớp đối chứng.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 0,87. Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn. 
Phép kiểm chứng T-test điểm trung bình sau tác động của hai nhóm là p = 0,0109 < 0.05. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động. 
+ Hạn chế:
Nghiên cứu này giúp khắc phục học sinh yếu kém qua việc tổ chức ôn tập kiến thức cũ và giúp học sinh nắm vững kiến thức mới môn Hoá ở lớp 10A2 thuộc trường THPT số 4 Thành phố Lào Cai, nhưng do thời gian nghiên cứu ngắn nên chưa đánh giá được một cách hoàn toàn chính xác sự tiến bộ của học sinh, có thể dẫn đến sự tiến bộ rồi sau đó lại thụt lùi như tình trạng ban đầu nếu như không kiểm soát được thời gian ôn tập và rèn luyện của học sinh. Hơn nữa giáo viên cần phải biên soạn kiến thức củng cố và rèn luyện phù hợp với sự tiến bộ của học sinh và biết cách kết hợp với gian đình học sinh một cách phù hợp.
 V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ:
 1. Kết luận : 
Việc khắc phục học sinh yếu kém qua việc tổ chức ôn tập kiến thức cũ và giúp học sinh nắm vững kiến thức mới môn Hoá ở lớp 10A2 của trường THPT số 4 Thành phố Lào Cai đã làm cho kết quả học tập môn hoá được nâng lên, số lượng học sinh yếu kém được giảm đáng kể. Học sinh tự tin hơn trong học tập, thêm yêu thích môn học và ngày càng thân thiện với trường, lớp hơn. 
 2. Khuyến nghị:
 a. . Đối với các cấp lãnh đạo: Cần khuyến khích giáo viên nghiên cứu chọn ra giải pháp hữu hiệu nhằm khắc phục học sinh yếu kém của từng môn học. Động viên, giúp đỡ và khen thưởng những giáo viên có thành tích trong việc nâng cao chất lượng dạy và học ở nhà trường.
 b. Đối với giáo viên: Phải không ngừng đầu tư nghiên cứu tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục. Phải không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bản thân, tích lũy kinh nghiệm từ đồng nghiệp và bản thân, biết cách áp dụng hợp lí với lớp mình giảng dạy.
Với kết quả của đề tài nghiên cứu, tôi rất mong muốn được sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp lãnh đạo giáo dục. Những ý kiến đóng góp quý báu, chân thành của quý đồng nghiệp giúp cho tôi hoàn chỉnh đề tài nghiên cứu này.
 VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Mạng Internet, giaoandientu.com.vn
- Tài liệu tập huấn nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng dự án Việt Bỉ - Bộ GD&ĐT.
- Sách giáo khoa hóa lớp 8 và lớp 9 – Nhà xuất bản giáo dục – Bộ GD&ĐT. 
 VII. MINH CHỨNG – PHỤ LỤC CHO ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Phụ lục 1 : BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT TRƯỚC VÀ SAU TÁC ĐỘNG
 Nhóm thực nghiệm (tổ 1, tổ 3)
Stt
Họ và tên học sinh
KT trước tác động
KT sau tác động
1
Ngô Ngọc Ánh
0
5,5
2
Hoàng Văn Dũng
2,3
5.3
3
Sầm Thanh Hải
1.0
6
4
Hà Văn Hùng
0,5
5,4
5
Hoàng Văn Huy
0
4
6
Nguyễn Thị Hồng Vân
2.8
5
7
Bùi Hoàng Đức
3.3
6
8
Phạm Thị Trang
2,5
6,6
Nhóm đối chứng (tổ 2, tổ 4)
Stt
Họ và tên học sinh
KT trước tác động
KT sau tác động
1
Đinh Văn Khang
0
4
2
Lý Văn Quynh
1
4,1
3
Hà Thị Thiệp
1
4.2
4
La Văn Trực
2.5
5
5
Đinh Quang Tú
2
4,2
6
Lục Thị Hà
1
4
7
Vàng Thị Lan
2
3.9
8
Mã Thanh Lam
2,8
5
Phụ lục 2 : Đề kiểm tra hết học kì II lớp 10
SỞ GD - ĐT LÀO CAI
TRƯỜNG THPT SỐ 4 TP LÀO CAI
BÀI KIỂM TRA HẾT HỌC KÌ II
Môn : Hóa học – 10
Thời gian : 45 phút
Trắc nghiệm ( 5 điểm ) 
Câu 1. Các nguyên tố halogen đều có bao nhiêu electron lớp ngoài cùng
 A. 3e B. 5e C. 7e D. 8e 
Câu 2. Clo không phản ứng với chất nào sau đây?
	A. NaCl B. NaOH C. Ca(OH)2 D. NaBr
Câu 3. Có 4 chất bột màu trắng là vôi bột, bột gạo, bột thạch cao (CaSO4.2H2O) bột đá vôi (CaCO3). Chỉ dùng chất nào dưới đây là nhận biết ngay được bột gạo?
	A. HCl B. H2SO4 loãng	 C.dung dịchI2 D.dd Br2
Câu 4. Chất nào sau đây chỉ có tính oxi hoá, không có tính khử?
	A. F2	 B. Cl2 C. Br2	 D. I2
Câu 5. Axit HCl có thể phản ứng được với các chất trong dãy nào sau đây?
 A. Cu, CuO, Ca(OH)2, AgNO3. B. Fe3O4, CuO, CaO, NaOH, CaCO3.
 C. Zn, Na2SO4, Ba(OH)2, quỳ tím. D. MnO2, Cu, BaSO4, quỳ tím.
Câu 6. Tính chất nào sau đây không phải là tính chất chung của các nguyên tố halogen?
 A. Nguyên tử chỉ có khả năng thu thêm 1e
 B. Tác dụng với hiđro tạo thành hợp chất có liên kết cộng hoá trị có cực
 C. Có số oxi hoá -1 trong mọi hợp chất 
 D. Lớp electron ngoài cùng có 7e
Câu 7. Nước Gia-ven là hỗn hợp các chất nào sau đây?
 A. HCl, HClO, H2O B. NaCl, NaClO, H2O	
 C. NaCl, NaClO3, H2O D. NaCl, NaClO4, H2O
Câu 8. Phản ứng hóa học nào sau đây chứng tỏ HCl có tính khử?
 A. HCl + NaOH ® NaCl + H2O 	 
 B. HCl + Mg ® MgCl2 + H2
 C. 4HCl + MnO2 ® MnCl2 + Cl2 + 2H2O 	 
 D. HCl + NH3 ® NH4Cl
Câu 9. Tính chất đặc biệt của axit H2SO4 đặc là tác dụng được với các chất ở phương án nào sau đây?
 A. Ba(NO3)2, BaCl2, Ba(CH3COO)2 B. MgO, CuO, Al2O3
 C. Na, Mg, Zn D. Cu, C, S
Câu 10 . Phản ứng nào sau đây SO2 đóng vai trò chất khử?
 A. SO2 + 2NaOH ® Na2SO3 + H2O	 B. SO2 + 2H2S ® 3S + 2H2O
 C. SO2 + Br2 + 2H2O ® H2SO4 + 2HBr	 D. Cả A, B đều đúng
Câu 11. Oxi có thể thu được từ sự nhiệt phân: 
 A. CaCO3 B. KClO3 C. (NH4)2SO4 D. NaHCO3
Câu 12. Dãy kim loại nào bị thụ động trong H2SO4 đặc nguội 
 A. Fe, Cr, Al B, Al,Cu, Fe C. Al, Zn, Mg D . Fe, Ag, Cu
Câu 13 . Khí sunfurơ là chất có:
A .Tính khử mạnh	 B. Là một oxit axit yếu
C .Vừa có tính ôxi hoá, vừa có tính khử	 D .Cả C và B đều đúng
Câu 14. Để nhận biết gốc SO42- ta dùng hóa chất nào sau :
 A. BaCl2 B. Quỳ tím C. NaOH D. BaSO4
Câu 15. Cấu hình electron nào là của nguyên tố 16S 
 A. 1s22s22p63s23p4 B. 1s22s22p4 
 C. 1s22s22p63s23p33d1 	 D. 1s22s22p63s13p33d2 
Tự luận 
Câu 1 ( 2,5 điểm ) .Hoàn thành các PTHH sau : 
Na + Cl2 " .........................................
HCl + CaCO3 "........................................
O2 + FeS2 "...........................................
SO2 + NaOH "............................................
FeO + H2SO4 đặc"...........................................
Câu 2 . ( 2,5 điểm )
Cho 13,6 gam hỗn hợp Ca , CaO tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 4,48 lit H2 đktc và dung dịch muối 
Viết PTHH xảy ra ?
Tính khối lượng Ca, CaO ?
Tính khối lượng muối thu được 
Cho : Ca = 40 ; O = 16 ; Cl = 35,5 ; H = 1; Mg = 24; Al = 27
HS không sử dụng bảng tuần hoàn
Đáp án :
Trắc nghiệm : mỗi câu đúng được 0,33 điểm 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
C
A
C
A
B
C
B
C
D
C
B
A
D
A
A
Câu 
Nội dung
Điểm
1
Mỗi PT đúng được 0,5 điểm 
2Na + Cl2 "2NaCl
CaCO3 + 2HCl"CaCl2 + CO2 + H2O
2FeS2 + 11O22Fe2O3 + 8SO2
SO2 + NaOH "NaHSO3
2FeO + 4H2SO4đ " Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
2
 - PTHH : 
 Ca + 2HCl " CaCl2 + H2
 0,2 mol 0,2 0,2 mol
 CaO + 2HCl " CaCl2 + H2O
 0,1 0,1 mol
nH2 = 0,2 mol
mCa = 0,2x40 = 8 gam
mCaO = 13,6 – 8 = 5,6 g
nCaO = 0,1 mol
nCaCl2= 0,3 mol
mCaCl2 = 0,3 x 111 = 33,3 gam
0,5
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Phụ lục 3 : NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN GV CẦN ÔN TẬP CHO HỌC SINH HOẶC GIAO VỀ NHÀ CHO HS
I. PHÂN LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ
Oxit bazơ: Li2O, Na2O, K2O, CaO, BaO, CuO,Fe2O3
Oxit trung tính: CO, NO
Oxit (AxOy)
Oxit lưỡng tính: ZnO, Al2O3, Cr2O3 
Hợp chất vô cơ
Axit không có oxi (Hidraxit): HCl, HBr, H2S, HF
Axit (HnB)
Axit có oxi (Oxaxit): HNO3, H2SO4, H3PO4 .
Bazơ tan (Kiềm): NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2
Bazơ- M(OH)n
Bazơ không tan: Mg(OH)2, Cu(OH)2, Fe(OH)3 
Muối axit: NaHSO4, NaHCO3, Ca(HCO3)2 
Muối (MxBy)
Muối trung hoà: NaCl, KNO3, CaCO3 
II. ĐỊNH NGHĨA , TÍNH CHẤT CỦA CÁC HỢP CHẤT VÔ CƠ
Oxit
Axit
Bazơ
Muối
Định nghĩa
Là hợp chất của oxi với 1 nguyên tố khác
Là hợp chất mà phân tử gồm 1 hay nhiều nguyên tử H liên kết với gốc axit
Là hợp chất mà phân tử gồm 1 nguyên tử kim loại liên kết với 1 hay nhiều nhóm OH
Là hợp chất mà phân tử gồm kim loại liên kết với gốc axit.
CTHH
Gọi nguyên tố trong oxit là A hoá trị n. CTHH là: - A2On nếu n lẻ
- AOn/2 nếu n chẵn
Gọi gốc axit là B có hoá trị n. 
CTHH là: HnB
Gọi kim loại là M có hoá trị n
CTHH là: M(OH)n
Gọi kim loại là M, gốc axit là B
CTHH là: MxBy
Tên gọi
Tên oxit = Tên nguyên tố + oxit
Lưu ý: Kèm theo hoá trị của kim loại khi kim loại có nhiều hoá trị.
Khi phi kim có nhiều hoá trị thì kèm tiếp đầu ngữ.
- Axit không có oxi: Axit + tên phi kim + hidric
- Axit có ít oxi: Axit + tên phi kim + ơ (rơ)
- Axit có nhiều oxi: Axit + tên phi kim + ic (ric)
Tên bazơ = Tên kim loại + hidroxit
Lưu ý: Kèm theo hoá trị của kim loại khi kim loại có nhiều hoá trị.
Tên muối = tên kim loại + tên gốc axit
Lưu ý: Kèm theo hoá trị của kim loại khi kim loại có nhiều hoá trị.
TCHH
1. Tác dụng với nước
- Oxit axit tác dụng với nước tạo thành dd Axit
- Oxit bazơ tác dụng với nước tạo thành dd Bazơ
2. Oxax + dd Bazơ tạo thành muối và nước
3. Oxbz + dd Axit tạo thành muối và nước
4. Oxax + Oxbz tạo thành muối
1. Làm quỳ tím ® đỏ hồng
2. Tác dụng với Bazơ ® Muối và nước
3. Tác dụng với oxit bazơ ® muối và nước
4. Tác dụng với kim loại ® muối và Hidro
5. Tác dụng với muối ® muối mới và axit mới
1. Tác dụng với axit ® muối và nước
2. dd Kiềm làm đổi màu chất chỉ thị
- Làm quỳ tím ® xanh
- Làm dd phenolphtalein không màu ® hồng
3. dd Kiềm tác dụng với oxax ® muối và nước
4. dd Kiềm + dd muối ® Muối + Bazơ
5. Bazơ không tan bị nhiệt phân ® oxit + nước
1. Tác dụng với axit ® muối mới + axit mới
2. dd muối + dd Kiềm ® muối mới + bazơ mới
3. dd muối + Kim loại ® Muối mới + kim loại mới
4. dd muối + dd muối ® 2 muối mới
5. Một số muối bị nhiệt phân
Lưu ý
- Oxit lưỡng tính có thể tác dụng với cả dd axit và dd kiềm
- HNO3, H2SO4 đặc có các tính chất riêng
- Bazơ lưỡng tính có thể tác dụng với cả dd axit và dd kiềm
- Muối axit có thể phản ứng như 1 axit
III. Các công thức cần sử dụng 
1. Công thức tính số mol : 
 trong đó n : là số mol ( mol ).
 m : khối lượng chất (g).
 M : Nguyên tử khối hay phân tử khối.
 → 
 trong đó v : là thể tích chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn ( lit ) .
 → V = n . 22,4 
2. Công thức tính nồng độ phần trăm .
	Trong đó : C% : nồng độ phần trăm.
 mct : là khối lượng chất tan.
 mdd : là khối lượng dung dịch .
 mdd = mct + mdm = V. D
 V : là thể tích dung dịch . 
 D : là khối lượng riêng . 
3. Công thức tính nồng độ mol/lit 
 Trong đó : CM : là nồng độ mol/lit ( M)
 nct : là số mol của chất tan
 V : là thể tích dung dịch (l)
→ ; 
MỘT SỐ CÂU HỎI , BÀI TẬP VẬN DỤNG
DẠNG 1: Tính phân tử khối của chất
Bài tập mẫu: PTK của Ca(HCO3)2 = 40 + (1 + 12 + 16 * 3) * 2 = 162 đvC
Bài tập tự giải:
Đề: Tính phân tử khối của các chất sau: CO2, SO2, O2, CaO, FeCl2, Ca(OH)2, H2SO4, CuSO4, Al2(SO4)3, Fe2(SO4)3, Zn(NO3)2, BaSO4, BaCl2, KHCO3, Mg(HCO3)2, Na2HPO4, Ca(H2PO4)2, AgNO3, Fe(OH)2, ZnCO3
DẠNG 2: Lập công thức hóa học của hợp chất
Bài tập mẫu: a) Lập CTHH của Al (III) với O (II) 
Ta cú: x = 2 và y = 3 
 Vậy công thức hóa học là Al2O3 
Bài tập mẫu: b) Lập CTHH của Al (III) với SO4 (II) 
Ta có: x = 2 và y = 3 
Vậy công thức hóa học Al2(SO4)3 
Bài tập tự giải: Lập CTHH của của hợp chất sau:
1/ Ca(II) với O; Fe(II, III) với O; K(I) với O; Na(I) với O; Zn(II) với O; Hg(II) với O; Ag(I) với O
2/ Ca(II) với nhóm NO3(I); K(I) với nhóm NO3(I); Na(I) với nhóm NO3(I); Ba(II) với nhóm NO3(I) 
3/ Ca(II) với nhóm CO3(II); K(I) với nhóm CO3(II); Na(I) với nhóm CO3(II); Ba(II) với nhóm CO3(II) 
4/ Zn(II) với nhóm SO4(II); Ba(II) với nhóm SO4(II); K(I) với nhóm SO4(II); Ag(I) với nhóm SO4(II) 
DẠNG 3: Tính hóa trị của nguyên tố chưa biết trong hợp chất
Bài tập mẫu: a) Tính hóa trị của nguyên tố N trong hợp chất N2O5 
Giải: Gọi a là hóa trị của nguyên tố N trong hợp chất N2O5 (a>0)
Ta có: 
 Vậy trong hợp chất N2O5 thì N có hóa trị (V)
Bài tập mẫu: b) Tính hóa trị của nguyên tố S trong hợp chất SO2 
Giải: Gọi a là hóa trị của nguyên tố S trong hợp chất SO2 (a>0)
Ta có: 
Vậy trong hợp chất SO2 thì S có hóa trị (IV)
Bài tập mẫu c) Tính hóa trị của nhóm PO4 trong hợp chất Ca3(PO4)2, biết hóa trị của nguyên tố Ca là (II) 
Giải: gọi b là hóa trị của nhóm PO4 trong hợp chất Ca3(PO4)2 (b>0)
Ta có: 
 Vậy trong hợp chất Ca3(PO4)2 thì PO4 có hóa trị (III)
Bài tập tự giải: 
1/ Tính hóa trị của nguyên tố N lần lượt có trong các hợp chất NO; NO2; N2O3; N2O5
2/ Tính hóa trị của nguyên tố Fe lần lượt có trong các hợp chất FeO; Fe2O3
3/ Tính hóa trị của nhóm SO4 trong hợp chất Na2SO4; nhóm NO3 trong hợp chất NaNO3, nhóm CO3 trong hợp chất K2CO3; nhóm PO4 trong hợp chất K3PO4; nhóm HCO3 trong hợp chất Ca(HCO3)2; nhóm H2PO4 trong hợp chất Mg(H2PO4)2; nhóm HPO4 trong hợp chất Na2HPO4; nhóm HSO4 trong hợp chất Al(HSO4)3
4/ Viết CTHH của các chất có CTHH sau: Natri clorua; Sắt (III) clorua; Canxi photphat, Sắt (II) sunfat, Kali đihiđrophotphat, Natri hiđrosunfat, Nhôm hiđroxit, Đồng (II) oxit; Axit sunfuhiđric; sắt (II) oxit?
5/ Viết tên các chất có CTHH sau: CaO, FeO, AgCl, Ca(HCO3)2, Ba(OH)2, PbSO4, KH2PO4, HBr, Cu(OH)2
DẠNG 4: Tính theo công thức hóa học
Bài 1: Hãy tính thể tích ở đktc của:
a. 1,5 mol CO2; 0,5 mol NH3; 0,75 mol N2; 0,25 mol O2 ; 0,125 mol SO2 ; 1,5 mol CH4 ; 0,075 mol C2H4
b. 2,5 mol SO2; 1,5 mol H2; 1,25 mol Cl2; 1,75 mol H2S; 1,25 mol C2H2 ; 0,05 mol CO
Bài 2: Hãy tính số mol của:
a. 13g Zn; 5,4g Al; 4,8g Mg; 64g S; 3,6g C; 3,1g P
b. 4,9g H2SO4; 20g NaOH; 40g CuSO4; 51g Al2O3
c. 3,7g Ca(OH)2; 45g Fe(OH)2; 171g Al2(SO4)3
d. Ở đktc của: 2,24 lít O2; 3,36 lít CO2; 67,2 lít SO2; 5,6 lít NO2; 13,44 lít NH3; 8,96 lít CH4; 33,6 lít H2; 11,2 lít H2S; 6,72 lít Cl2; 44,8 lít CO; 89,6 lí

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_khac_phuc_hoc_sinh_yeu_kem_mon_hoa_o_l.doc
  • doc2 loại đơn.doc