Theo yêu cầu của việc dạy-học hiện nay là đổi mới phương pháp, hình
thức tổ chức dạy – học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học
sinh. Tăng cường giáo dục toàn diện, đặc biệt là chú trọng rèn luyện tư duy, kĩ
năng sống cho học sinh. Tích hợp liên môn trong dạy-học nhằm vận dụng kiến
thức giải quyết các tình huống thực tiễn.
Tháng 10 năm 2019 tôi được tham gia khóa bồi dưỡng kiến thức chuyên
môn và phương pháp giảng dạy dành cho giáo viên THPT thành phố Hà Nội do
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội liên kết với trường Đại học Anh Quốc Việt Nam
tổ chức. Sau khi tham gia khóa bồi dưỡng tôi đã cố gắng vận dụng những kiến
thức được bồi dưỡng để áp dụng vào thực tiễn giảng dạy nhằm đáp ứng các yêu
cầu mới của dạy học hiện nay.
Khi giảng dạy chương I (Hình học lớp 12 – Ban cơ bản) về Khối đa diện,
tôi thấy nội dung kiến thức không gắn với giải quyết các vấn đề thực tiễn, trong
khi đó hình đa diện, khối đa diện, đặc biệt là khối đa diện đều có ứng dụng nhiều
trong thực tiễn, chẳng hạn như việc thiết kế, chế tạo giàn không gian như mái
che cho các công trình thể thao, kết cấu giàn mái của Nhà thi đấu, lối vào các
công trình mà không cần cột trụ.
Từ thực tiễn giảng dạy và quá trình tích cực tìm tòi áp dụng phương pháp
giáo dục STEAM vào giảng dạy chương này, tôi đã tìm hiểu và biết được một số
ứng dụng thực tiễn của khối đa diện, các ứng dụng thực tiễn này giúp học sinh
thấy được ứng dụng to lớn của khối đa diện trong thực tiễn, từ đó thêm yêu
thích, đam mê với môn toán. Cũng từ đó có nhiều em có ước mơ, định hướng
nghề nghiệp theo đam mê, sở trường và năng lực của mình. Vì những lí do trên
tôi đã viết sáng kiến kinh nghiệm: Kế hoạch dạy học tiết ôn tập chương I
“Khối đa diện” – hình học 12 theo phương pháp giáo dục STEAM
ể các em có thể thảo luận, tự rút ra kết luận và ghi nhớ sâu sắc. Chẳng hạn, trong giờ khoa học, để giải thích cho các em vì sao nước sông suối lại trong, giáo viên sẽ cho học sinh thử lọc nước chứa tạp chất bằng các vật liệu tự nhiên như đá, sỏi, cát và rút ra kết luận về tính chất, vai trò của mỗi thành phần. STEAM là tích hợp Rào cản lớn nhất trong các phương pháp giáo dục truyền thống là sự tách rời giữa các lĩnh vực quan trọng: khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học. Sự tách rời này sẽ đem đến một khoảng cách lớn giữa lý thuyết và thực hành, giữa kiến thức và ứng dụng. Học sinh, sinh viên được đào tạo theo mô hình truyền thống sẽ mất một khoảng thời gian thực tế để hiểu được làm thế nào để cơ sở lý thuyết, nguyên lý chuyển thành các ứng dụng thực tế trong khi kiến thức đã bị mài mòn. Hơn nữa tư duy liên kết các sự vật, hiện tượng với các ứng dụng và kỹ thuật cũng rất hạn chế. Giáo dục STEAM về bản chất được hiểu là trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học. Các kiến thức và kỹ năng này phải được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau giúp học sinh không chỉ hiểu biết về nguyên lý mà còn có thể thực hành và tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày. Giáo dục STEAM sẽ phá đi khoảng cách giữa hàn lâm và thực tiễn, tạo ra những con người có năng lực làm việc một cách sáng tạo. STEAM – Phương pháp giáo dục hiện đại STEAM dựa trên lý thuyết giáo dục hiện đại, xem giáo viên là người hỗ trợ về học tập, không chỉ là người cung cấp kiến thức. Phương pháp này mang lại sự hứng khởi trong học tập nhưng vẫn đảm bảo việc nắm bắt kiến thức, giúp các em thật sự tương tác với môn học và học vì yêu thích, đồng thời kích thích sự tìm tòi khám phá. Mặt khác, việc đặt học sinh làm trung tâm sẽ giúp các em trở thành những nhà lãnh đạo mạnh mẽ, những nhà cải tiến đầy sáng tạo. Mô hình STEAM còn khá mới mẻ ở Việt Nam nhưng đã là “kim chỉ nam” rất thịnh 4 / 15 hành trong lĩnh vực giáo dục ở các quốc gia phát triển hàng đầu trên thế giới như Mỹ, Nhật Bên cạnh đó, với sự phát triển của công nghệ kỹ thuật trên thế giới hiện nay thì nhu cầu việc làm liên quan đến STEAM ngày càng lớn đòi hỏi ngành giáo dục cũng phải có những sự thay đổi để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Giáo dục STEAM có thể tạo ra những con người có thể đáp ứng được nhu cầu công việc của thời kỳ công nghệ 4.0 mới có tác động lớn đến sự thay đổi nền kinh tế. II.2. CÁC YẾU TỐ CỦA STEAM CÓ THỂ TÍCH HỢP TRONG TIẾT DẠY 1. Technology (công nghệ): Có thể dùng phần mềm thiết kế trên máy vi tính để tạo hình làm hình mười hai mặt đều, mỗi mặt in lịch của một tháng trong năm 2020; làm hộp đựng quà. 2. Engineering (kỹ thuật): Lựa chọn nguyên liệu phù hợp, cắt ghép thủ công hay sử dụng máy cắt vi tính,... để tạo lịch để bàn hình mười hai mặt đều; hộp đựng quà hình lập phương. 3. Art (nghệ thuật): Trang trí lịch để bàn, hộp đựng quà. 4. Math (toán học): Kiến thức về khối đa diện. II.3. THIẾT KẾ GIÁO ÁN Tiết 11: ÔN TẬP CHƯƠNG I “KHỐI ĐA DIỆN” 1. MỤC TIÊU 1.1. Mục tiêu theo chuẩn kiến thức, kỹ năng. a) Kiến thức: Củng cố cho học sinh các khái niệm về: Khối đa diện, khối đa diện lồi, khối đa diện đều, thể tích khối đa diện. b) Kĩ năng: Rèn luyện cho học sinh + Kĩ năng tính thể tích khối đa diện; + Kĩ năng mô hình hóa toán học bài toán thực tiễn; + Kĩ năng sử dụng kiến thức liên môn giải quyết vấn đề thực tiễn. c) Thái độ: + Biết nhận xét, đánh giá bài làm của bạn cũng như tự đánh giá kết quả học tập của bản thân. + Tích cực, chủ động phát hiện và chiếm lĩnh tri thức mới. Có tinh thần hợp tác trong học tập. + Hứng khởi trong học tập, thật sự tương tác với môn học và học vì yêu thích. 1.2. Mục tiêu phát triển năng lực Định hướng các năng lực được hình thành 5 / 15 - Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học; Năng lực giao tiếp và hợp tác; Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy và lập luận Toán học; Năng lực mô hình hóa toán học; Năng lực giải quyết vấn đề toán học; Năng lực giao tiếp toán học; Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán. 2. Phương pháp dạy học Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề; Phương pháp giáo dục STEAM Mô hình lớp học đảo ngược 3. Chuẩn bị của giáo viên (GV) và học sinh (HS) 3.1. Chuẩn bị của GV a) Dụng cụ dạy học: Máy tính, máy chiếu, điện thoại thông minh; b) Phiếu học tập PHIẾU HỌC TẬP (Học sinh chuẩn bị trước ở nhà và hoàn thành theo nhóm) Bài toán 1: Sắp đến Noel 2019, em hãy làm một lịch để bàn 3D hình 12 mặt đều, mỗi mặt là lịch một tháng năm 2020 để tặng cho người thân vào dịp Noel này nhé. Tiêu chí chấm điểm: + Đúng hình: 5 điểm + Đẹp: 2 điểm + Thiết kế hiện đại: 1 điểm + Thuyết trình sản phẩm rõ ràng, dễ hiểu: 2 điểm. Bài toán 2: Nhân ngày sinh nhật bạn Hoa, bạn Nam có chuẩn bị một món quà là chiếc chặn giấy hình tứ diện đều cạnh 15cm. Em hãy giúp bạn Nam làm một chiếc hộp hình lập phương đựng món quà đó. Tiêu chí chấm điểm: + Đúng hình: 4 điểm + Đẹp: 2 điểm + Tiết kiệm nguyên liệu: 2 điểm + Thiết kế hiện đại, dễ mở: 1 điểm + Thuyết trình sản phẩm rõ ràng, dễ hiểu: 1 điểm. 6 / 15 Bài toán 3: Hãy tính thể tích của món quà trong bài toán 2 và thể tích của hộp đựng quà nhỏ nhất đựng được món quà đó. 3.2. Chuẩn bị của HS Chuẩn bị các nội dung được yêu cầu trong phiếu học tập. 4. Tiến trình bài giảng 4.1. Ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra sĩ số, sơ đồ lớp (1 phút) 4.2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp với bài giảng 4.3. Giảng bài mới Hoạt động 1: (15 phút) Ôn tập kiến thức cơ bản về khối đa diện thông qua trò chơi «Ong xây tổ»: 7 / 15 Lớp chi thành 4 đội, mỗi đội sẽ được phát 13 mảnh ghép (trong hình trên) của tổ ong, trên đó có chứa các đơn vị kiến thức khác nhau. Nhiệm vụ mỗi đội là trong vòng 10 phút, các em hãy ghép các cạnh của chúng sao cho thông tin kiến thức đúng về các nội dung của chương khối đa diện. Tổ ong nào xây xong và đúng đầu tiên sẽ đạt tối đa 10 điểm, các đội chậm hơn giảm dần lần lượt mỗi lượt 1 điểm. (Đội thắng cuộc sẽ được nhận quà) (Các chữ viết tắt: GV: Giáo viên; HS: Học sinh; NLĐHT: Năng lực được hình thành; CH: Câu hỏi; TLCH: Trả lời câu hỏi; NX: Nhận xét) HĐ của GV HĐ của HS NLĐHT - Giáo viên chiếu slide nội dung trò chơi. Cho HS làm việc nhóm theo tổ (4 tổ) trong 10 phút theo yêu cầu. - GV chụp kết quả của từng nhóm và gửi hình ảnh chuyển chiếu lên máy chiếu (xoay hình ảnh khi cần). - Giáo viên chiếu đáp án, sau đó chiếu hình ảnh kết quả làm việc nhóm của học sinh. - GV nhận xét, chính xác hóa: - Làm việc nhóm tham gia trò chơi. - Theo dõi kết quả của các nhóm, nêu nhận xét, bổ sung nếu có - Tiếp nhận tri thức. Năng lực giao tiếp và hợp tác; Năng lực giải quyết vấn đề toán học; Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán. Hoạt động 2: (25 phút) Vận dụng kiến thức về khối đa diện giải quyết bài toán thực tiễn (PHIẾU HỌC TẬP đã chuẩn bị trước ở nhà) HĐ của GV HĐ của HS NLĐHT - Giáo viên chiếu slide nội dung PHIẾU HỌC TẬP (ở trên). Cho HS thảo luận nhóm theo tổ (4 tổ) trong 10 phút theo yêu cầu: 1) Những bạn biết làm giới thiệu, thuyết trình, hướng dẫn cách làm hai sản phầm yêu cầu trong bài toán 1 và bài toán 2 cho bạn trong nhóm . 2) Tính thể tích của theo yêu cầu của bài toán 3. - Giáo viên quan sát, hỗ trợ học sinh khi cần. Chú ý: - Dựa vào sản phầm đã làm trước ở nhà, trao đổi thảo luận với bạn trong nhóm về cách làm. - Tính thế tích của món quà và thể tích hộp quà nhỏ nhất đựng được món quà đó. Năng lực mô hình hóa toán học ; Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực tư duy và lập luận toán học; Năng lực giao tiếp và hợp tác; Năng lực sử dụng các 8 / 15 D' C' B'A' D C BA +Hộp quà hình lập phương nhỏ nhất đựng được món quà hình tứ diện đều là hình lập phương thỏa mãn các cạnh của tứ diện đều là các đường chéo các mặt của hình lập phương như hình vẽ: + Thể tích của khối tứ diện đều tính theo 2 cách: Cách 1: Tính trực tiếp. Cách 2: Tính gián tiếp thông qua tính thể tích khối lập phương trừ đi thể tích của 4 khối tứ diện vuông là phần bù của tứ diện đều trong khối lập phương. - GV thu sản phẩm của các nhóm, cho các nhóm thuyết trình và chấm điểm - GV nhận xét, chính xác hóa. - GV chiếu video giới thiệu thêm việc sử dụng máy cắt vi tính CNC, máy điêu khắc tạo hình khối đẹp trên mọi chất liệu để tạo hình đẹp và hiện đại hơn. - Đại diện các nhóm thuyết trình sản phẩm. - Học sinh theo dõi, nêu nhận xét, bổ sung nếu có. - Tiếp nhận tri thức. công cụ, phương tiện học toán; Năng lực ngôn ngữ. 9 / 15 4. Củng cố: (4 phút) 4.1. Tóm tắt nội dung bài học Các hình, khối đa diện được ứng dụng nhiều trong thực tế ngoài các ứng dụng đơn giản các em đã làm có còn có nhiều ứng dụng khác như thiết kế làm các đồ dùng trong gia đình, thiết kế các hộp đựng đồ, sản phẩm, ... Đặc biệt trong xây dựng hiện đại hiện nay chúng còn được ứng dụng để xây dựng các khung giàn không gian cho các thiết kế chịu lực mà không cần cột trống ví dụ các mái vòm sân vận động, - Giáo viên chiếu lại mô hình tổ ong sơ đồ kiến thức chương khối đa diện 4.2. Bài tập 1 phút Câu hỏi 1: Điều gì quan trọng nhất bạn học được từ bài học này? Câu hỏi 2: Câu hỏi quan trọng nào bạn vẫn chưa được giải đáp? Câu hỏi 3: Cái gì là điểm mơ hồ nhất trong bài học này? 5. Hướng dẫn về nhà (1 phút) + Mỗi bạn làm thêm một lịch để bàn hình 12 mặt đều tặng một người thân. + Ôn lại kiến thức tổng hợp chương khối đa diện. + Tìm hiểu nội dung chương II: Mặt nón, mặt trụ, mặt cầu. 10 / 15 II.4. THỬ NGHIỆM SƯ PHẠM II.4.1. Nội dung, tổ chức thử nghiệm Tôi đã sử dụng giáo án trên để giảng dạy tiết ôn tập chương I: khối đa diện – Hình học 12 ban cơ bản ở lớp thực nghiệm 12A1. Đối với lớp 12A2 vẫn dạy theo cách cũ là học sinh tóm tắt lại kiến thức cơ bản và làm bài tập ôn tập chương trong sách giáo khoa. Một số hình ảnh về các sản phẩm của các hoạt động trong tiết dạy thử nghiệm. Hoạt động 1: Nhóm 1 và nhóm 4 đúng đáp án. Nhóm 2 còn một mảnh chưa ghép, nhóm 3 còn hai mảnh chưa ghép (các mảnh đã ghép đều ghép đúng) Sản phẩm nhóm 1 (Nhóm 4 tương tự) 11 / 15 Sản phẩm nhóm 2. Sản phẩm nhóm 3. 12 / 15 Hoạt động 2: - Làm lịch hình 12 mặt đều: Các nhóm đều dùng phần mềm thiết kế lịch trên 2 trang khổ A4, mỗi tháng trình bày trên một hình ngũ giác đều, sau đó in ra rồi cắt. Cách làm này đã có sự hợp tác, trao đổi giữa các nhóm. - Làm hộp đựng quà: Các nhóm đều làm đúng hình lập phương, trang trí tương tự nhau. Nhóm 3 làm hình lập phương cỡ to đựng được món quà nhưng tốn nguyên liệu. 3 nhóm còn lại làm hình lập phương đảm bảo đựng được món quà và tốn ít nguyên liệu làm hộp nhất (cạnh khoảng 10,6cm). Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm cho học sinh hai lớp thực nghiệm và lớp đối chứng tôi cho học sinh hai lớp làm bài kiểm tra 45 phút. 13 / 15 II.4.2. Kết quả thử nghiệm +) Số liệu khảo sát thu được trước khi thực hiện đề tài Thống kê kết quả bài kiểm tra Điểm Lớp Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém 12A1 (Thực nghiệm-31HS) 11 8 10 2 0 12A2 (Đối chứng-30HS) 9 7 10 4 0 Kết quả tổng hợp phiếu xin ý kiến Lớp Mức độ hứng thú học tập môn toán 12A1 (31 HS) Thực nghiệm 12A2 (30 HS) Đối chứng Rất thích 10 9 Thích 7 7 Bình thường 10 9 Không thích 4 5 +) Số liệu khảo sát thu được sau khi thực hiện đề tài Thống kê kết quả bài kiểm tra Điểm Lớp Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém 12A1 (Thực nghiệm-31HS) 18 9 4 0 0 12A2 (Đối chứng-30HS) 11 7 8 4 0 Kết quả tổng hợp phiếu xin ý kiến Lớp Mức độ hứng thú học tập môn toán 12A1 (31 HS) Thực nghiệm 12A2 (30 HS) Đối chứng Rất thích 16 10 Thích 11 8 Bình thường 4 7 Không thích 0 5 So sánh kết quả khảo sát trước và sau khi thực hiện đề tài ta thấy: +) Lớp 12A1 được thực nghiệm thì việc cho học sinh ôn tập lại kiến thức toàn chương theo trò chơi “ong xây tổ” đã giúp học sinh xây dựng được sơ đồ tư duy cho kiến thức toàn chương I, mặt khác thông tin dưới dạng hình ảnh làm học sinh nhớ lâu hơn, việc thiết kế dưới dạng các mảnh ghép để xây tổ ong, muốn tổ ong sớm xây xong thì tất cả các thành viên phải “chăm chỉ xây tổ”, vì vậy học sinh được thôi thúc phải tích cực, phải biết hợp tác, chia sẻ để hoàn 14 / 15 thành nhiệm vụ. Với bài toán 1, bài toán 2 và bài toán 3 đã giúp học sinh biết vận dụng kiến thức toán học kết hợp với các kiến thức, kĩ năng về công nghệ, kĩ thuật, nghệ thuật để giải quyết bài toán thực tế làm cho học sinh thấy được ý nghĩa, vẻ đẹp của toán học trong thực tế từ đó thêm yêu thích môn học hơn, các kiến thức được củng cố khắc sâu hơn, các kĩ năng được nâng cao, các năng lực chung và năng lực chuyên biệt được hình thành và phát triển. +) Lớp 12A2 là lớp đối chứng, vẫn dạy theo cách cũ, kết quả về sự hứng thú học tập môn toán của học sinh không có thay đổi mấy so với trước khi thực hiện đề tài. +) Kết quả bài kiểm tra của lớp 12A1 cao hơn của lớp 12A2 cụ thể: Số lượng học sinh đạt điểm Khá giỏi cao hơn và không có học sinh đạt điểm yếu. Kĩ năng tính toán của học sinh lớp 12A1 tốt hơn, điều này là do các em 12A1 thấy hứng thú hơn trong học tập nên phần tự học và ôn luyện cũng tốt hơn. Như vậy việc dạy học theo hướng tích hợp liên môn, có sử dụng phương pháp giáo dục STEAM đã giúp học sinh có kiến thức khoa học, kỹ thuật, công nghệ, nghệ thuật và toán học chắc chắn, khả năng sáng tạo, tư duy logic, hiệu suất học tập và làm việc vượt trội và có cơ hội phát triển các kỹ năng mềm toàn diện hơn. PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ III.1. KẾT LUẬN Thông qua quá trình thử nghiệm và qua kết quả bài kiểm tra của học sinh cho thấy: Học sinh có động lực tích cực tự học tập tại nhà, tích cực hợp tác nhóm, làm việc nhóm khoa học, hiệu quả. Biết cách tìm kiếm thông tin phục vụ việc học tập và nghiên cứu của bản thân. Học sinh hiểu sâu kiến thức toán học đã được học, biết vận dụng linh hoạt kiến thức toán học với các kiến thức của các lĩnh vực khoa học, kĩ thuật, công nghệ khác để giải quyết các vấn đề đặt ra. Phương pháp dạy học STEAM mang đến cho học sinh sự hứng khởi trong học tập, thúc đẩy tư duy giải quyết vấn đề một cách khoa học, phát triển các kỹ năng như: giao tiếp, hợp tác, xử lý thông tin, tự phục vụ, đảm bảo an toàn Để có thể có các tiết dạy theo phương pháp dạy học STEAM, bản thân người giáo viên phải tự học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo phương pháp giáo dục STEAM. Nói cách khác, giáo viên phải tự bồi dưỡng kiến thức chuyên môn về nhiều lĩnh vực khác nhau và biết tích hợp các kiến thức đó một cách hợp lí và khoa học trong các chủ đề dạy học, kết hợp với các phương pháp 15 / 15 dạy học khác nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập. III.2. KHUYẾN NGHỊ Để sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng có hiệu quả tôi xin có một số kiến nghị như sau: Giáo viên cần nghiên cứu kĩ cách tạo và tổ chức trò chơi “Ong xây tổ”. Giáo viên cần tìm hiểu về các phần mềm tạo hình hoặc thiết kế đồ họa, máy cắt vi tính để có thể hướng dẫn học sinh biết áp dụng công nghệ, kĩ thuật vào giải quyết bài toán thực tiễn. Tôi mong rằng sáng kiến kinh nghiệm của tôi góp phần nhỏ đưa ra một giải pháp cho việc đưa phương pháp giáo dục STEAM vào dạy học chủ đề khối đa diện. Kính mong được các quý thầy cô đóng góp thêm ý kiến để sáng kiến kinh nghiệm được hoàn thiện hơn. Tôi xin trân trọng cảm ơn! XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KH CẤP CƠ SỞ Hà Nội, ngày 10 tháng 03 năm 2020 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Vũ Thị Ngọc Tình TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Văn Hạo (Tổng chủ biên) - Nguyễn Mộng Hy (Chủ biên) - Khu Quốc Anh – Trần Đức Huyên (2014), Hình học 12, Nxb Giáo dục. 2. Nguyễn Thị Hường, Giáo trình phương pháp dạy học môn Toán ở trung học phổ thông theo định hướng tích cực, NXBGDVN, 2010. 3. Nguyễn Thanh Nga (Chủ biên) - Phùng Việt Hải – Nguyễn Quang Linh – Hoàng Phước Muội (2017), Thiết kế và tổ chức chủ đề giáo dục STEAM cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông, NXB Đại học sư phạm TP Hồ Chí Minh. 4. Đào Tam, Phương pháp dạy học hình học ở trường trung học phổ thông, NXB ĐHSP. 5. Võ Ánh https://www.facebook.com/groups/giaovientoanthpt/ 16 / 15 PHIẾU KHẢO SÁT TRƯỚC KHI ÁP DỤNG ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Sau khi dạy xong lý thuyết chương I “Khối đa diện” trước khi ôn tập chươngI, tôi cho học sinh hai lớp 12A1 và 12A2 làm hai phiếu khảo sát như sau: PHIẾU SỐ 1: Đề kiểm tra thử nghiệm 45 phút A. Trắc nghiệm (6 điểm) Câu 1: Trong các hình sau, hình nào là hình biểu diễn của khối lăng trụ tam tam giác? DC BA Câu 2: Cho một hình đa diện. Tìm khẳng định sai trong các khẳng định sau: A. Mỗi đỉnh là đỉnh chung của ít nhất ba cạnh B. Mỗi đỉnh là đỉnh chung của ít nhất ba mặt C. Mỗi cạnh là cạnh chung của ít nhất ba mặt D. Mỗi mặt có ít nhất ba cạnh. Câu 3: Tìm khẳng định đúng trong các khẳng định sau: A. Hai hình được gọi là bằng nhau nếu có một phép biến hình biến hình này thành hình kia. B. Hai hình được gọi là bằng nhau nếu có một phép tịnh tiến biền hình này thành hình kia. C. Hai hình được gọi là bằng nhau nếu có một phép đối xứng qua mặt phẩng biến hình này thành hình kia. D. Hai hình được gọi là bằng nhau nếu có một phép dời hình biến hình này thành hình kia. Câu 4: Có thể chia khối lập phương thành ít nhất bao nhiêu khối tứ diện có thể tích bằng nhau? A. Hai B. Vô số C. Bốn D. Sáu Câu 5: Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào sai ? A. Hình lập phương là đa điện lồi 17 / 15 B. Tứ diện là đa diện lồi C. Hình hộp là đa diện lồi D. Hình tạo bởi hai tứ diện đều ghép với nhau là một đa diện lồi Câu 6: Hình bát diện đều thuộc loại khối đa diện đều nào sau đây A. 3;3 B. 3;4 C. 4;3 D. 5;3 Câu 7: Cho khối chóp có đáy là n – giác. Mệnh đề nào đúng sau đây: A. Số cạnh của khối chóp bằng n + 1 B. Số mặt của khối chóp bằng 2n C. Số đỉnh của khối chóp bằng 2n + 1 D. Số mặt của khối chóp bằng số đỉnh của nó Câu 8: Tìm khẳng định đúng trong các khẳng định sau: A. Trung điểm các cạnh của một hình chóp tứ giác đều là các đỉnh của một hình bát diện đều. B. Trung điểm các cạnh của một tứ diện đều là các đỉnh của một hình bát diện đều. C. Trung điểm các cạnh của một hình lập phương là các đỉnh của một hình bát diện đều. D. Trung điểm các cạnh của một hình lăng trụ tam giác đều là các đỉnh của một hình bát diện đều. Câu 9: Thể tích của khối chóp có diện tích đáy B=6dm2 và chiều cao h=5dm là: A. V = 10dm3 B. V = 30dm3 C. V = 15dm 3 D. V = 90dm 3 Câu 10: Thể tích của khối lăng trụ có diện tích đáy B=6dm2 và chiều cao h=5dm là: A. V = 10dm3 B. V = 30dm3 C. V = 15dm 3 D. V = 90dm 3 Câu 11: Cho khối chóp S.ABCcó SA ABC , tam giác ABC vuông tại B , AB a,AC a 3. Tính thể tích khối chóp S.ABC biết rằng SA=2a A. 3a 2 3 B. 3a 6 4 C. 3a 6 6 D. 3a 15 6 Câu 12: Cho khối lăng trụ đứng tam giác ABC.A’B’C’ có đáy ABC là tam giác vuông tại B , AB a,AC a 3. Tính thể tích khối lăng trụ ABC.A’B’C’ biết rằng AA’=2a/3 A. 3a 2 3 B. 3a 6 4 C. 3a 6 6 D. 3a 15 6 B. Tự luận (4 điểm) 18 / 15 Câu 13: Cho hình chóp SABCD có đáy ABCD là hình vuông có cạnh a; Mặt bên SAB là tam giác đều nằm trong mặt phẳng vuông góc với đáy ABCD. Tính thể tích khối chóp S.ABCD. Câu 14: Cho hình chóp S.ABC có SA=SB=SC, tam giác ABC là tam giác vuông tại B, AB=2a, BC=2a , mặt bên (SBC) tạo với đáy góc 60o. Tính khoảng cách từ C đến mặt phẳng (SAB). +) PHIẾU SỐ 2: Em hãy cho biết mức độ hứng thú học tập môn toán của em Rất thích Th
Tài liệu đính kèm: