Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh trải nghiệm thực tế tại phòng Bộ môn Hóa thông qua hoạt động làm đồ dùng trang trí từ vật liệu phèn chua

Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh trải nghiệm thực tế tại phòng Bộ môn Hóa thông qua hoạt động làm đồ dùng trang trí từ vật liệu phèn chua

C. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN

I. Thực trạng ban đầu trƣớc khi áp dụng sáng kiến

Nuôi tinh thể là một trào lưu rất được giới trẻ Việt Nam quan tâm. Nuôi tinh thể

phèn chua đảm bảo được yếu tố an toàn, dễ làm, ít tốn kém. Hoạt động này còn bổ ích

vì kích thích tình yêu môn Hóa học và mọi đối tượng học sinh trung học đều có thể

tham gia.

Tình hình học tập môn Hóa học của học sinh trường trung học phổ thông Võ

Thành Trinh năm học 2018-2019 như sau:

-Đa số các em học sinh ngoan, có ý thức cao trong học tập và có mục tiêu học tập

đúng đắn. Các em luôn muốn được vận dụng kiến thức vào trải nghiệm thực tế nhằm

để hình thành kĩ năng nghiên cứu, kích thích tư duy sáng tạo, tăng cường tính chủ

động học tập, tự giác thu thập kiến thức Hóa học cần thiết cho bản thân.

-Đối với học sinh lớp 10, nhìn chung điểm tuyển sinh đầu vào thấp (khoảng 10

điểm). Do đó đa số các em bị quên phần lớn kiến thức cũ, cảm thấy bị áp lực khi học7

môn Hóa. Một bộ phận nhỏ học sinh còn lười học, chưa có động cơ thái độ học tập tốt,

nên dẫn đến học yếu hoặc chán học Hóa

pdf 50 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 03/03/2022 Lượt xem 1068Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh trải nghiệm thực tế tại phòng Bộ môn Hóa thông qua hoạt động làm đồ dùng trang trí từ vật liệu phèn chua", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
21 Võ Thị Thanh Ngân 10C4 44 Trần Việt Tiến 10C2 
22 Võ Thị Mọng Nhi 10C4 45 Trần Hữu Nhân 10C2 
23 Nguyễn Thị Bích Trâm 10C4 46 Đỗ Thị Hoàng Mai 10C2 
11 
1.2. Lập kế hoạch trải nghiệm, sáng tạo 
Giáo viên đóng vai trò cố vấn, kiểm tra sổ nhật ký của học sinh, đôn đốc và 
khích lệ học sinh. 
Học sinh phải định hình những công việc như sau: 
 Cần làm gì? 
 Bầu tổ trưởng: chọn trong số 45 học sinh có tên trong danh sách tham 
gia trải nghiệm; có vai trò quản lý tổ, báo cáo và tham mưu kịp thời với giáo viên 
hướng dẫn. 
 Tập hợp các ý tưởng sáng tạo, chọn lọc các ý tưởng khả thi. Có 3 ý 
tưởng: hoa mai, hoa lan và hoa sen. 
 Học sinh sẽ chia thành 3 nhóm tương ứng với 3 ý tưởng ở trên. (Lưu ý 
ưu tiên học sinh cùng lớp chung 1 nhóm để tiện xếp lịch). 
 Mỗi nhóm lại bầu ra 1 người làm nhóm trưởng; có vai trò quản lý nhóm 
và liên hệ báo cáo tình hình với tổ trưởng. 
Tổ chức ở đâu vào thời gian nào? 
 Học sinh trải nghiệm tại phòng Bộ môn Hóa. 
 Thời gian vào các buổi chiều từ 21-26/01/2019 
Những ai thực hiện ? 
 Giáo viên hướng dẫn luôn giám sát hoạt động của học sinh khi trải 
nghiệm. 
 Học sinh các nhóm. 
Cần những gì về cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng để thực hiện ? 
 Thiết bị bao gồm: 2 thùng nhựa vuông 30 lít, 1 dây điện trở nấu nước 
(hàng chất lượng chính hãng), 1 nhiệt kế, 1 đũa khuấy bằng gỗ, 1 khăn lọc, 10 chậu 
thủy tinh, 2 kiềm, 10 kéo, 1 búa, 45 chậu sành, 10 mâm nhựa, 1 miếng xốp. 
 Nguyên liệu bao gồm: 10 kg phèn chua, 0,5 kg dây nhôm có vỏ bọc 
màu vàng, xanh, đỏ (loại nhỏ), 1 kg dây nhôm loại vừa, 1 chai nước sơn màu hồng, 10 
chai sơn bóng, 1 miếng xốp bitis màu xanh lá, 5 kg xi măng trắng. 
Lúc này, vai trò của nhóm trưởng, tổ trưởng và cả tập thể được phát huy. Các 
em vừa là người thu thập và xử lý thông tin, phân tích tình hình và tổ chức nhóm để 
bàn bạc đi đến thống nhất nội dung công việc cần làm. 
12 
Ở giai đoạn này, học sinh tự ghi chép. Tùy theo các em có thể viết trong vở theo 
trình tự về nội dung, hình thức, công tác chuẩn bị, thời gian, địa điểm, đối tượng tham 
gia, hoặc các em xây dựng bằng sơ đồ, bảng biểu Như vậy, ngay từ hoạt động 
này, các em được bộc lộ nhiều khả năng: ngôn ngữ, giao tiếp, phân tích, phán đoán, 
lắng nghe, cách trình bày, tổng hợp, tính toán Đó là cái đích mà giáo viên đang rất 
cần ở các em. Vì thế phát huy vài trò của học sinh từ bước 2 là quan trọng để các em 
làm tốt các giai đoạn tiếp theo. 
1.3. Trang bị một số kĩ năng và kiến thức cần thiết trƣớc khi trải nghiệm 
 Ngoài việc tìm hiểu, học hỏi thông qua mạng internet, học sinh cần được 
giáo viên hướng dẫn kĩ lưỡng kiến thức về thiết bị điện, kiến thức về nhiệt độ tan và 
kết tinh của phèn; trang bị một số kĩ năng như sau: 
 Kĩ năng làm việc nhóm. 
 Kĩ năng sử dụng thiết bị điện. 
 Kĩ năng đun nấu phèn chua trong nước. 
 Kĩ năng quản lý thời gian. 
 Kĩ năng quan sát, phán đoán. 
 Kĩ năng uốn dây nhôm tạo hình lá và hoa các loại hoa mai, hoa lan, hoa 
sen. 
Trong quá trình học sinh thực hiện giai đoạn này, giáo viên cần theo dõi, giúp 
đỡ học sinh việc chuẩn bị thực sự phải an toàn về mọi mặt: sức khỏe, tác phong, lời 
nói, ăn mặc, đồ dùng, dụng cụ,... phục vụ cho hoạt động. Đặc biệt giáo viên có thể tập 
huấn, hướng dẫn cho các em các kĩ năng nền cần thiết: cách ghi chép, phỏng vấn hoặc 
dự đoán tình huống nảy sinh khi thực hiện, cách giải quyết 
1.4. Học sinh tiến hành thực hiện công việc 
Trong quá trình các em thực hiện, giáo viên cần giúp đỡ và theo dõi. Giáo 
viên cần quan tâm đến những tình huống nảy sinh và sự sáng tạo trong cách giải quyết 
của các em. Điều này giúp giáo viên có thể đánh giá đúng những phẩm chất năng lực 
của các em. 
Tổ trưởng phân công công việc cho từng nhóm tương ứng với ý tưởng nhóm 
đã chọn ban đầu. 
13 
Hình 3. Sơ đồ quy trình thực hiện các bước nuôi tinh thể phèn chua. 
Bƣớc 1: Tạo khuôn và bể nuôi phèn 
 Tạo khuôn nuôi phèn chua: 
 Uốn dây nhôm thành hình hoa mai, hoa lan, hoa sen và lá của 
chúng. Riêng lá sen thì dùng miếng xốp bitis cắt thành hình. 
 Dùng sơn, sơn lên cánh và lá hoa cho đẹp màu. 
Hình 4. Khuôn hoa mai và hoa lan. 
Làm sạch phèn chua 
Tạo khuôn và bể nuôi 
tinh thể phèn chua 
Tạo dung dịch phèn 
chua quá bão hòa 
Nuôi tinh thể phèn chua 
Tạo hình và trang trí 
vật liệu phèn chua 
14 
Hình 5. Khuôn lá sen và hoa sen 
 Tạo bể nuôi phèn chua: dùng chậu thủy tinh. 
Hình 6. Bể chứa dung dịch nuôi phèn chua. 
15 
Bƣớc 2: Làm sạch phèn chua 
 10 kg phèn chua mua ở chợ về được tán nhỏ bằng búa rồi cho vào 
thùng nhựa chứa 5 lít nước sạch, đảo đều. Sau đó vớt hết phèn chua chưa tan ra mâm 
nhựa. Lấy khăn lược phần nước phèn chua để bỏ bụi bẩn. Sau đó để yên 2 giờ, gạn lấy 
phần nước trong, loại bỏ phần cặn bẩn dưới đáy thùng. Lặp lại tương tự một lần nữa 
cho phèn chua thật sạch. 
 Qua 2 lần rửa, lọc ta được khoảng 9 kg phèn và khoảng 10 lít nước 
phèn chua ở nhiệt độ thường. 
Hình 7. Phèn chua đã được làm sạch. 
Bƣớc 3: Tạo dung dịch phèn quá bão hòa 
 Cho thêm 15 lít nước vào phần phèn chua và nước lọc (bước 2), sau đó 
đun nóng và khuấy đều nước phèn chua trên bếp sao cho phèn tan hết (70°C). 
 Sau đó ngưng đun, để nguội đến 36°C rồi lọc lấy phần nước phèn chua 
cho vào bể nuôi đã chuẩn bị sẵn. 
16 
Hình 8. Học sinh nghiên cứu tạo dung dịch phèn chua quá bão hòa. 
Hình 9. Dung dịch phèn chua quá bão hòa. 
17 
Bƣớc 4: Nuôi tinh thể phèn chua 
 Dùng miếng xốp cố định cho khuôn nuôi không chạm vào đáy châu 
thủy tinh. 
 Cho khuôn nuôi vào bể nuôi phèn chua (đã thực hiện ở bước 1), giữ 
ổn định trong 2-3 giờ ở nhiệt độ phòng. 
 Lấy khuôn nuôi phèn chua ra và đợi phèn chua khô sau một giờ ta 
đã có được các tinh thể phèn chua rất đẹp mắt . 
Hình 10. Chuẩn bị nuôi tinh thể phèn chua 
Hình 11. Nuôi tinh thể phèn chua 
18 
Hình 12. Tinh thể phèn chua bám vào khuôn 
19 
 Bƣớc 5: Trang trí vật liệu phèn chua 
Dùng sợi dây nhôm loại vừa gấp làm 4 rồi quấn chặt vào nhau để tại 
thân. Sau khi hoàn thành bước nuôi phèn chua, ta tiến hành quấn hoa và lá vàothân 
trang trí để tạo sản phẩm. (Sự đa dạng và phong phú của sản phẩm là do cách chúng ta 
tạo hình khuôn nuôi phèn chua). 
Hình 13. Học sinh đang uốn hoa phèn 
Hình 14. Hoa sen từ vật liệu phèn chua 
20 
Hình 15. Đồ dùng trang trí từ vật liệu phèn chua 
21 
1.5. Đánh giá kết quả thực hiện 
Việc các em được tham gia đầy đủ vào từng giai đoạn sẽ giúp hình thành và 
rèn luyện các phẩm chất năng lực cần thiết: năng lực tổ chức, năng lực giao tiếp, tự 
giải quyết vấn đề Do đó giáo viên không nên coi nhẹ một giai đoạn nào. Đây là giai 
đoạn cuối cùng của hoạt động, Học sinh tự đánh giá lại quá trình hoạt động. Hội đồng 
tự quản duy trì trực tiếp hoặc học sinh tự viết ra giấy, sau đó Hội đồng tự quản tổng 
hợp lại các ý kiến. 
 Nội dung đánh giá phải được tổng hợp lại từ việc xây dựng ý tưởng đến tất cả 
các giai đoạn tổ chức thực hiện; kết quả công việc và ý nghĩa của nó; những bài học 
kinh nghiệm về mọi mặt; những sáng kiến mới nào có thể áp dụng trên lớp học hoặc 
hoạt động ngoài lớp học tiếp theo,Thông qua đây, giúp học sinh sẽ có khả năng tư 
duy sâu hơn; việc giao tiếp được mạnh dạn, tự tin; ý thức trách nhiệm của các em được 
bộc lộ. 
 Tuyên dƣơng cá nhân có thành tích tốt: 
 Do tập thể bầu chọn các cá nhân có nhiều sáng tạo, có biểu hiện tốt 
trong mọi mặt của hoạt động. 
 Có thể mời 1 vài giáo viên bộ môn hóa cùng với giáo viên hướng dẫn 
chấm chọn ra các sản phẩm xuất sắc nhất. Mời cô Võ Thái Tường Vi, tổ trưởng Bộ 
môn Hóa và cô Nguyễn Thị Hoàng Oanh, giáo viên Bộ môn Hóa làm giám khảo). 
 Phần thưởng là vở học sinh do nhà trường tài trợ. 
 Những mặt đạt được: 
Hoạt động trải nghiệm thực tế thực tế tại phòng Bộ môn Hóa thông qua 
hoạt động làm đồ dùng trang trí từ vật liệu phèn chua rất hay và bổ ích vì qua đó học 
sinh được: 
 Nâng cao hiểu biết về muối sunfat, gọi tên phèn chua theo thuật ngữ và 
danh pháp hóa học, biết được công thức phân tử, công thức cấu tạo và hình dạng tinh 
thể phèn chua, cảm thấy thích học hóa hơn, môn Hóa rất thú vị và bổ ích. 
 Tình cảm bạn bè tương thân tương ái. 
22 
 Tạo môi trường cạnh tranh tích cực, lành mạnh, tinh thần quyết tâm 
không bỏ cuộc. 
 Phát huy được trí sáng tạo, óc thẩm mĩ... 
 Không còn tự ti mặc cảm, tự tin khẳng định bản thân. 
 Biết cách tổ chức công việc, phân bố thời gian hợp lý, tuân thủ quy tắc 
an toàn khi trải nghiệm tại phòng bộ môn hóa. 
 Rèn được rất nhiều kĩ năng về: giao tiếp; quan sát; sử dụng một số vật 
dụng như kìm, kéo; sử dụng thiết bị điện;  
 Rèn luyện sự khéo léo của tay, tính cẩn thận, tỉ mỉ 
 Những mặt chưa làm được: 
Thời gian trải nghiệm không nhiều (do học chính khóa và trái buổi) nên 
không có sản phẩm để bán. 
Có một số học sinh chưa ý thức cao khi tham gia trải nghiệm. 
 Kiến nghị: 
 Tổ chức hoạt động trải nghiệm nuôi tinh thể phèn chua ở các năm tiếp 
theo. 
 Tổ chức nhiều hoạt động thực tế khác tại phòng Bộ môn Hóa và trong 
tiết học trên lớp của bộ môn Hóa học. 
Bảng 2. Danh sách đề nghị khen thƣởng. 
Thứ tự Họ tên Lớp Nội dung khen thƣởng 
1 Trần Việt Tiến 10C2 Có tinh thần tập thể, có ý thức 
trách nhiệm, sáng tạo 
2 Trần Hữu Nhân 10C2 
3 Hồ Thị Kim Xoàn 10C2 Giải nhất: sản phẩm đẹp 
4 Nguyễn Thị Huỳnh Như 10C9 Giải nhì: sản phẩm đẹp 
5 Phạm Thị Kim Yến 10C4 Giải ba: sản phẩm đẹp 
23 
2.Thời gian và biện pháp tổ chức thực hiện sáng kiến 
 Thời gian từ 14-26/01/2019 bao gồm các công việc như sau: 
 Từ 14-20/01/2019: 
 Nghiên cứu lại công việc nuôi tinh thể đã làm trong năm trước. 
Đồng thời tìm hiểu qua mang internet xem các thành tựu nổi bật về nuôi tinh thể trong 
nước và trên thế giới. 
 Nghiên cứu điều kiện cơ sở vật chất của phòng Bộ môn Hóa. Tham 
mưu với tổ chuyên môn và Ban Giám hiệu về hoạt động trải nghiệm. 
 Tuyên truyền cho học sinh về nội dung của hoạt động trải nghiệm 
này (chủ yếu là học sinh tại các lớp 10 mà tôi đang phụ trách giảng dạy). 
 Từ 21-26/01/2019: 
 Lập danh sách học sinh đăng kí tham gia trải nghiệm (phải có sự 
đồng ý của phụ huynh). 
 Lập kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm, nộp kế hoạch lên tổ bộ 
môn và ban giám hiệu ký duyệt. 
Tiến hành hướng dẫn học sinh tham gia trải nghiệm tại phòng Bộ 
môn Hóa. 
 Tổ chức tổng kết đánh giá hoạt động và trưng bày sản phẩm vào 
ngày Hội Xuân 2019 của trường. 
24 
 Một số hình ảnh lƣu niệm của học sinh với sản phẩm trải nghiệm 
sáng tạo tại phòng Bộ môn Hóa (từ Hình 16 – Hình 26) đã đƣợc trƣng bày trong 
ngày Hội Xuân 2019 – trƣờng THPT Võ Thành Trinh. 
Hình 16. Sản phẩm trải nghiệm 
25 
Hình 17. Gian trưng bày sản phẩm trải nghiệm 
Hình 18. Nhóm học sinh trong Đội Kết nối Sáng tạo 
26 
Hình 19. Nhóm học sinh lớp 10C9 
 Hình 20. Em Duy, lớp 10C9 Hình 21. Em Kim Anh lớp 10C8 
27 
Hình 22. Nhóm học sinh lớp 10C4 
Hình 23. Nhóm học sinh trải nghiệm 
28 
Hình 24. Em Xoàn lớp 10C2, đạt giải sản phẩm trải nghiệm đẹp nhất 
Hình 25. Nhóm học sinh lớp 10C2 
29 
Hình 26. Ban giám khảo chấm sản phẩm trải nghiệm 
3. Mức độ khả thi: 
Đề tài tương đối dễ làm, mọi đối tượng học sinh đều có thể tham gia trải 
nghiệm; không đòi hỏi dụng cụ, thiết bị phức tạp; hóa chất không độc hại, giá thành 
tương đối rẻ, có thể mua với số lượng lớn; có thể triển khai bất cứ lúc nào trong năm 
học. Có thể lặp lại hoạt động trải nghiệm này sau mỗi năm học. 
Sản phẩm là đồ dùng trang trí rất đẹp và tương đối bền, có thể bán ra thị 
trường. 
30 
D. HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƢỢC 
I. Thực nghiệm khảo sát chất lƣợng học sinh khi đã qua trải nghiệm 
1. Mục đích thực nghiệm 
Mục đích thực nghiệm sư phạm là để kiểm chứng kết quả giả thuyết khoa học 
của đề tài, kiểm tra hiệu quả của hoạt động trải nghiệm. Đồng thời kết quả của thực 
nghiệm sư phạm sẽ góp phần khẳng định tính khả thi của đề tài sáng kiến kinh nghiệm. 
2. Đối tƣợng thực nghiệm 
Đa số học sinh của 5 lớp: lớp 10C1, 10C2, 10C4, 10C8, 10C9 trường trung 
học phổ thông Võ Thành Trinh. 
Để chọn đối tượng cho quá trình thực nghiệm tôi đã tìm hiểu khả năng và kết 
quả học tập của những lớp mà chúng tôi dự định thực nghiệm thông qua các biện 
pháp: 
 + Trao đổi với giáo viên chủ nhiệm. 
 + Thời khóa biểu học tập của lớp. 
 + Phòng thí nghiệm thực hành môn Hóa học của trường. 
 + Phòng thư viện của trường về các tài liệu có liên quan về mođun môi 
trường. 
Trong đó, lớp 10C1 và 10C2 có đa số học sinh đạt loại khá, giỏi môn Hóa; lớp 
10C4, 10C8 và 10C9 có đa số học sinh đạt loại trung bình, 1 số đạt loại yếu môn Hóa. 
3. Nhiệm vụ thực nghiệm 
Tiến hành điều tra, thăm dò nắm tình hình học tập của các em học sinh đối với 
lớp thực nghiệm. 
Tiến hành hướng dẫn học sinh trải nghiệm thực tế tại phòng Bộ môn Hóa thông 
qua hoạt động làm đồ dùng trang trí từ vật liệu phèn chua mà đề tài đã nghiên cứu. 
Kiểm tra, thu thập số liệu, xử lý kết quả thực nghiệm để đánh giá hiệu quả của 
đề tài nghiên cứu. 
31 
4. Nội dung thực nghiệm 
 4.1. Đối với 46 học sinh có tham gia trải nghiệm (danh sách theo Bảng 1) 
Bảng 3. Điều tra năng lực chuyên biệt của môn Hóa học 
Năng lực 
chuyên biệt Câu hỏi khảo sát 
Ý kiến của học sinh 
Tổng số ý 
kiến 
1. Năng 
lực sử 
dụng ngôn 
ngữ hóa 
học 
Câu 1: Sau khi trải nghiệm 
sáng tạo tại phòng bộ môn 
hóa, em có gọi được tên 
phèn chua theo thuật ngữ 
và danh pháp hóa học 
không? 
Có, em có thể vận dụng 20 
Có, em hiểu chúng 24 
Biết, không hiểu lắm 2 
Em không biết 0 
Câu 2: Sau khi trải nghiệm 
sáng tạo tại phòng bộ môn 
hóa, em có hiểu biết về 
cấu tạo và hình dạng tinh 
thể phèn chua không? 
Có, em có thể vận dụng 20 
Có, em hiểu chúng 24 
Biết, không hiểu lắm 2 
Em không biết 0 
2. Năng 
lực thực 
hành hóa 
học 
Câu 3: Sau khi trải nghiệm 
sáng tạo tại phòng bộ môn 
hóa, em có quan sát được 
sư lớn dần của mầm tinh 
thể phèn chua không? 
Có, em quan sát rất kĩ 46 
Có, nhưng không rõ 0 
Em không nhìn thấy 0 
Câu 4: Sau khi trải nghiệm 
sáng tạo tại phòng bộ môn 
hóa, em có được kĩ năng 
nào sau đây? 
Kĩ năng Có Không 
Giao tiếp và quan sát 
hiện tượng tốt hơn 
46 0 
Sử dụng thành thạo một 
số vật dụng như kìm, 
kéo; sử dụng thiết bị 
điện;  
46 0 
Đôi tay khéo léo hơn, tỉ 
mỉ, cẩn thận hơn 
46 0 
3. Năng 
lực giải 
quyết vấn 
đề thông 
qua môn 
hóa học 
Câu 5: Sau khi trải nghiệm 
sáng tạo tại phòng bộ môn 
hóa, em có nắm được 
cách nuôi đa tinh thể phèn 
chua không? 
Có, dựa vào nhiệt độ của 
dung dịch quá bão hòa 
44 
Có 2 
Không 0 
32 
Bảng 4. Điều tra năng lực chung 
Năng lực 
chung Câu hỏi khảo sát 
Ý kiến của học sinh 
Tổng số 
ý kiến 
1. Năng 
lực tự chủ 
và tự học 
Câu 1: Sau khi trải nghiệm 
sáng tạo tại phòng bộ môn hóa, 
em có muốn tiếp tục nghiên 
cứu sáng tạo về nuôi tinh thể 
không? 
Có, rất thích 46 
Bình thường 0 
Không thích 0 
Câu 2: Sau khi trải nghiệm 
sáng tạo tại phòng bộ môn hóa, 
em có thích được trải nghiệm 
nhiều nội dung khác nữa 
không? 
Có, rất thích 46 
Bình thường 0 
Không thích 0 
Câu 3: Sau khi trải nghiệm 
sáng tạo tại phòng bộ môn hóa, 
em có thích học môn hóa hơn 
không? 
Có, rất thích 46 
Bình thường 0 
Không thích 0 
2. Năng 
lực giao 
tiếp và 
hợp tác 
Câu 4: Sau khi trải nghiệm 
sáng tạo tại phòng bộ môn hóa, 
em có thích được làm chung 
với các bạn không? 
Có, rất thích 46 
Bình thường 0 
Không thích 0 
3. Năng 
lực giải 
quyết vấn 
đề và sáng 
tạo 
Câu 5: Sau khi trải nghiệm 
sáng tạo tại phòng bộ môn hóa, 
em có nắm được cách nuôi đa 
tinh thể phèn chua không? 
Có, dựa vào nhiệt độ 
của dung dịch quá 
bão hòa 
44 
Có 2 
Không 0 
33 
4.2. Đối với học sinh không tham gia trải nghiệm (nhóm đối chứng) 
Bảng 5. Danh sách học sinh tham gia khảo sát đối chứng 
Thứ tự Họ và tên Lớp Thứ tự Họ và tên Lớp 
1 Lê Thị Linh Đa 10C9 24 Lê Minh Hiếu 10C4 
2 Nguyễn Thị Kim Anh 10C9 25 Nguyễn Thành Nam 10C4 
3 Huỳnh Thị Mỹ Trân 10C8 26 Trương Khánh Vân 10C4 
4 Võ Thành Trung 10C8 27 Phan Nguyễn Nhật Tiến 10C4 
5 Nguyễn Thị Cẩm Ly 10C8 28 Nguyễn Phú Sang 10C4 
6 Nguyễn Thị Thủy Tiên 10C8 29 Võ Thị Mỹ Phúc 10C4 
7 Nguyễn Minh Nhựt 10C8 30 Đặng Hoàng Lam 10C4 
8 Nguyễn Lê Diễm Thúy 10C8 31 Võ Phúc Chương 10C1 
9 Hồ Hồng Thắm 10C8 32 Võ Văn Phương 10C1 
10 Lê trần Thảo Duy 10C2 33 Võ Ngọc Mỵ 10C1 
11 Võ Thị Ngọc Ly 10C2 34 Trương Anh Thy 10C1 
12 Nguyễn Minh Trung 10C2 35 Phan Ngọc Trâm 10C1 
13 Trần Thị Cẩm Nhung 10C2 36 Trần Văn Nhàng 10C1 
14 Trần Thị Diễm Quỳnh 10C2 37 Nguyễn Thị Minh Anh 10C1 
15 Trần Thị Như Quyền 10C2 38 Văng Thị Kim Anh 10C1 
16 Nguyễn Thị Thanh Xuân 10C2 39 Nguyễn Thị Ánh Xuân 10C1 
17 Huỳnh Kim Hương 10C2 40 Nguyển Hồng Sơn 10C1 
18 Mai Thanh Tuyền 10C2 41 Nguyễn Thanh Hải 10C1 
19 Nguyễn Thị Thùy Linh 10C4 42 Nguyễn Thị Cẩm Tiên 10C1 
20 Nguyễn Thị Minh Thy 10C4 43 Võ Lan Anh 10C1 
21 Đoàn Văn Thanh 10C4 44 Huỳnh Thị Mỹ Tiên 10C1 
22 Tạ Anh Thư 10C4 45 Nguyễn Sơn Tùng 10C1 
23 Văn Huỳnh Khang 10C4 46 Lê Huỳnh Hương 10C1 
34 
Bảng 6. Điều tra năng lực chuyên biệt của môn hóa học 
Năng lực 
chuyên biệt 
Câu hỏi khảo sát Ý kiến của học sinh 
Tổng số 
ý kiến 
 Năng lực 
sử dụng 
ngôn ngữ 
hóa học 
Câu 1: Em có gọi được tên 
phèn chua theo thuật ngữ và 
danh pháp hóa học không? 
Có, em có thể vận dụng 
được 
0 
Có, em hiểu chúng 0 
Em biết nhưng không 
hiểu lắm 
25 
Em không biết 21 
Câu 2: Em có hiểu biết về 
cấu tạo và hình dạng tinh thể 
phèn chua không? 
Có, em có thể vận dụng 
được 
0 
Có, em hiểu chúng 0 
Em biết nhưng không 
hiểu lắm 
25 
Em không biết 21 
Bảng 7. Điều tra năng lực chung 
Năng lực 
chung Câu hỏi khảo sát 
Ý kiến của học sinh 
Tổng số 
ý kiến 
Năng lực 
tự chủ và 
tự học 
Câu 1: Em có thích học môn 
Hóa không? 
Có, rất thích 25 
Bình thường 10 
Không thích 11 
Câu 2: Em có thích được trải 
nghiệm sáng tạo tại phòng 
bộ môn hóa không? 
Có, rất thích 46 
Bình thường 0 
Không thích 0 
Câu 3: Khi thấy sản phẩm 
trải nghiệm sáng tạo phòng 
Bộ môn Hóa, em có muốn 
tham gia trải nghiệm nuôi 
tinh thể phèn chua không? 
Có, rất thích 46 
Bình thường 0 
Không thích 0 
35 
II. Kết quả thực nghiệm 
Bảng 8. So sánh kết quả giữa 46 học sinh tham gia trải nghiệm (Nhóm A) và 46 
học sinh không tham gia trải nghiệm (Nhóm B- Nhóm đối chứng). 
Năng 
lực 
Nội dung câu hỏi 
khảo sát về 
Ý kiến của học 
sinh 
Tổng số ý kiến (%) 
Nhóm A Nhóm B 
Năng 
lực 
chuyên 
biệt sử 
dụng 
ngôn 
ngữ hóa 
học 
Câu 1: Gọi tên phèn 
chua theo thuật ngữ 
và danh pháp hóa 
học? 
Có, em có thể vận 
dụng được 
20 43,5% 0 0% 
Có, em hiểu chúng 24 52,2% 0 0% 
Em biết nhưng 
không hiểu lắm 
2 4,3% 25 54,3% 
Em không biết 0 0% 21 45,7% 
Câu 2: Hiểu biết về 
cấu tạo và hình dạng 
tinh thể phèn chua? 
Có, em có thể vận 
dụng được 
20 43,5% 0 0% 
Có, em hiểu chúng 24 52,2% 0 0% 
Em biết nhưng 
không hiểu lắm 
2 4,3% 25 54,3% 
Em không biết 0 0% 21 45,7% 
Năng 
lực 
tự 
chủ 
và tự 
học 
Câu 1: Sự yêu thích 
môn hóa? 
Có, rất thích 46 100% 25 54,3% 
Bình thường 0 0% 10 21,7% 
Không thích 0 0% 11 23,9% 
Câu 2: Thích được 
trải nghiệm sáng tạo 
tại phòng bộ môn 
hóa không? 
Có, rất thích 46 100% 46 100% 
Bình thường 0 0% 0 0% 
Không thích 0 0% 0 0% 
Câu 3: Mong muốn 
tham gia trải nghiệm 
nuôi tinh thể phèn 
chua? 
Có, rất thích 46 100% 46 100% 
Bình thường 0 0% 0 0% 
Không thích 0 0% 0 0% 
36 
III. Xử lý kết quả 
Thu thập kết quả điều tra được thể hiện trong Bảng 3, Bảng 4, Bảng 6, 
Bảng 7 và Bảng 8 ta thấy: 
Trước khi áp dụng sáng kiến, năng lực của học sinh chưa được chú trọng 
phát huy. Sự yêu thích môn hóa chủ yếu tập trung ở những học sinh khá giỏi (54,3%), 
rất nhiều học sinh tỏ ra thờ ơ (21,7%) hoặc không thích học hóa (23,9%) nhưng các 
em rất mong muốn được trải nghiệm thực tế hóa học (100%). 
Sau khi áp dụng sáng kiến lên 46 học sinh thì ở các em được hình thành và 
phát huy rất rõ nét các năng lực chuyên biệt, năng lực chung, năng lực cộng nghệ, 
năng lực thể chất và cả năng lực tin học. Vì trong quá tr

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_trai_nghiem_thuc_te.pdf