Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn giáo viên sử dụng và thiết kế bài dạy bằng các công cụ của bảng tương tác trong giảng dạy ở bậc tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn giáo viên sử dụng và thiết kế bài dạy bằng các công cụ của bảng tương tác trong giảng dạy ở bậc tiểu học

Với kho tài nguyên có sẵn trong bảng tương tác và kho tài nguyên trên mạng internet, giáo viên có thể sử dụng để phục vụ cho việc giảng dạy các môn học kể trên rất tiện lợi và dễ dàng. Việc tải các tài nguyên về bảng tương tác, chèn phim, hình ảnh rất dễ dàng, nhanh chóng hơn rất nhiều. Khi dạy các môn học trên bằng bảng tương tác, giáo viên và học sinh có thể tương tác với nhau: học sinh được học và thực hành tương tác trên bảng chứ không chỉ ngồi nghe giảng thụ động. Giáo viên có thể sử dụng phương pháp bàn tay nặn bột và các dạy học kĩ thuật tích cực phối hợp với các công cụ của bảng tương tác giúp học sinh khám phá kiến thức qua con đường thực hành nhiều hơn là học lí thuyết.

pptx 54 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 21/03/2024 Lượt xem 1628Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn giáo viên sử dụng và thiết kế bài dạy bằng các công cụ của bảng tương tác trong giảng dạy ở bậc tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
  Tân Bình, ngày 17 tháng 8 năm 2016  BÁO CÁO THAM LUẬN HƯỚNG DẪN GIÁO VIÊN SỬ DỤNG VÀ THIẾT KẾ BÀI DẠY BẰNG CÁC CÔNG CỤ CỦA BẢNG TƯƠNG TÁCTRONG GIẢNG DẠY Ở BẬCTIỂU HỌC 
UBND QUẬN TÂN BÌNH 	 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
TRƯỜNG TH LÊ THỊ HỒNG GẤM 	 Độc Lập – Tự Do – Hạnh Ph ú c 
 Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy đã trở thành một nhiệm vụ quan trọng và rất cần thiết cho người giáo viên trong một xã hội học tập.Với những phương tiện, công cụ hiện đại sẽ giúp cho người giáo viên giảm bớt được thời gian lao động trong việc soạn giảng, đáp ứng được yêu cầu đổi mới trong dạy học là “ Lấy học sinh làm trung tâm ’’, tạo nên một môi trường học tập chủ động, tích cực. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ : 
Giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn, điều chỉnh, kiểm tra, đánh giá học sinh trong quá trình dạy học; học sinh là người chủ động trong quá trình học để chiếm lĩnh kiến thức dưới sự hướng dẫn, tổ chức của giáo viên là người dạy. Việc ứng dụng công nghệ thông tin nói chung và sử dụng các công cụ của bảng tương tác để thiết kế bài dạy nhằm đạt được những yêu cầu kể trên là một nhiệm vụ cần thiết của giáo viên hiện nay. 
- Các trường tiểu học trong địa bàn Quận Tân Bình đều đã được trang bị bảng tương tác . - Các thiết bị bổ trợ như: các phần mềm dạy học, máy quay phim, chụp hình, máy scan, máy in cũng đã được trang bị khá đầy đủ . - Đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên đã được tập huấn nhiều lần kể từ khi có bảng tương tác.- Các tài nguyên trên mạng internet rất dồi dào, phong phú, sẽ giúp cho người giáo viên thuận lợi trong việc tìm kiếm nguồn tài nguyên để phụ vụ cho việc giảng dạy . 
2 . THỰC TRẠNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG BẢNG TƯƠNG TÁC HIỆN NAY TRONG NHÀ TRƯỜNG TIỂU HỌC : 
2.1. Thuận Lợi : 
- Số lượng bảng tương tác còn ít, không đủ để giáo viên có thể rèn luyện, thiết kế.- Trình độ của giáo viên hiểu biết về bảng tương tác không đồng đều cũng dẫn đến nhiều khó khăn trong quá trình học tập và rèn luyện.- Đa số giáo viên sử dụng bảng tương tác như một màn hình để ứng dụng các phần mềm vào giảng dạy như: power point, Plash,  mà không tận dụng được các công cụ trong bảng tương tác để thiết kế bài dạy. Khi dạy các phần mềm kể trên, học sinh ít được tương tác nên không phát huy được tính chủ động, tích cực của học sinh. 
2.2. Hạn chế : 
 Với những hạn chế nêu trên, chúng tôi đã đề ra các giải pháp thực hiện nhằm giúp giáo viên có thể thiết kế các hoạt động dạy học dựa trên các công cụ của bảng tương tác như sau : 
3. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN : 
3.1. Tham mưu với cụm trưởng và cụm phó chuyên môn họp cùng các trường trong cụm để xây dựng kế hoạch tổ chức chuyên đề, các buổi tập huấn cho giáo viên về sử dụng các công cụ trong bảng tương tác để thiết kế bài dạy. 
3.2. Tổ chức phân công thực hiện rõ ràng cho từng thành viên trong việc nghiên cứu thiết kế, hướng dẫn thiết kế . 
- Hướng dẫn thiết kế theo nguyên tắc từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, ứng dụng cho các phân môn cần dạy.- Trong phần hướng dẫn thiết kế có kèm theo ghi chú từng bước thiết kế và hướng dẫn sử dụng để giúp giáo viên có thể sử dụng dễ dàng bài đã thiết kế và có thể dùng chung cho cả khối chuyên môn.- Hướng dẫn cho giáo viên nắm được cách sử dụng các trình duyệt trang, các công cụ của bảng, cách chèn phim, chèn hình ảnh, tải tài nguyên về máy, lưu trữ, xóa bỏ ,  
3.3 . Hướng dẫn thiết kế : 
 Chuyên đề này giúp học sinh tập tìm ý, viết đoạn văn cho các phần của một bài văn qua các đoạn video clip được chèn vào bảng tương tác. Cách dạy này giúp học sinh chủ động, tự tin hơn, phát triển tư duy, ý tưởng mà không bị lệ thuộc vào một khuôn mẫu làm văn truyền thống . Khi chèn phim vào bảng tương tác để giảng dạy, một lợi thế là bảng tương tác có thể đọc được tất cả các dạng phim tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên khi giảng dạy, không mất thời gian phải đổi đuôi phim. 
3.4 . Các chuyên để đã tổ chức có sử dụng các công cụ của bảng tương tác: 
3.4.1 Chuyên đề dạy tập làm văn bằng các phương tiện nghe nhìn: 
 Với kho tài nguyên có sẵn trong bảng tương tác và kho tài nguyên trên mạng internet, giáo viên có thể sử dụng để phục vụ cho việc giảng dạy các môn học kể trên rất tiện lợi và dễ dàng. Việc tải các tài nguyên về bảng tương tác, chèn phim, hình ảnh rất dễ dàng, nhanh chóng hơn rất nhiều. Khi dạy các môn học trên bằng bảng tương tác, giáo viên và học sinh có thể tương tác với nhau: học sinh được học và thực hành tương tác trên bảng chứ không chỉ ngồi nghe giảng thụ động. Giáo viên có thể sử dụng phương pháp bàn tay nặn bột và các dạy học kĩ thuật tích cực phối hợp với các công cụ của bảng tương tác giúp học sinh khám phá kiến thức qua con đường thực hành nhiều hơn là học lí thuyết. 
3.4.2 Chuyên đề dạy khoa học, lịch sử địa lí, Tự nhiên xã hội : 
 Trong năm học 2015 – 2016, Cụm 4 chúng tôi được phân công thực hiện chuyên đề “Dạy toán bằng các công cụ của bảng tương tác’’. Mục tiêu của chuyên đề là giúp giáo viên tập thiết kế dạy toán bằng các công cụ của bảng tương tác. Với 3 hoạt động tiến hành thực dạy, chuyên đề đã mang lại thành công, mang lại hiệu quả nhất định: học sinh được tương tác, làm bài trên bảng tương tác. Các sản phẩm của các em được trình bày thông qua công cụ active view của bảng tương tác 
3.4.3 Chuyên Chuyên đề khai thác một số công cụ của bảng tương tác để dạy toán: 
. Học sinh được sử dụng trình duyệt active vote để thực hiện bài tập toán dưới dạng trắc nghiệm, được so sánh, đối chiếu bài làm của mình với bài của bạn khác, học được nhiều cách giải khác nhau , tham gia trò chơi toán học được thiết kế trên bảng tương tác. Chuyên đề đã được Phòng Tiểu học Sở Giáo dục và Đào Tạo đánh giá cao và chọn Tân Bình là quận tổ chức chuyên đề “Khai thác một số công cụ của bảng tương tác để dạy toán’’cho toàn Thành phố Hồ Chí Minh trong tháng 7 vừa qua. 
 Trong chuyên đề do Phòng Tiểu học Sở Giáo dục và Đào Tạo tổ chức, cán bộ quản lí và giáo viên tham dự đều được thực hành thiết kế tại chỗ và rút ra được nhiều bài học bổ ích. 
- Nhiều giáo viên đã biết thiết kế bài dạy của mình bằng các công cụ của bảng tương tác và triển khai dạy mang lại hiệu quả tốt.- Mỗi tháng, mỗi giáo viên đều có ít nhất 1 tiết dạy được thực hiện trên bảng tương tác.- Trường đã thành lập được các nhóm thiết kế của từng khối lớp để giúp nhau cùng học tập và nghiên cứu.- Những giáo viên chưa thiết kế được vẫn có thể sử dụng bài dạy đã được thiết kế nhờ có trình duyệt ghi chú hướng dẫn cụ thể cho giáo viên từng bước sử dụng bảng để giảng dạy.- Tinh thần học tập và tay nghề giáo viên ngày càng được nâng cao. 
4. CÁC KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: 
- Bảng tương tác còn ít nên giáo viên ít có thời gian được thực hành , rèn luyện trực tiếp trên bảng tương tác.- Khả năng tiếp thu và khả năng thiết kế của giáo viên chưa đồng đều. 
5 . HẠN CHẾ: 
6. BÀI HỌC KINH NGHIỆM : 
- Ban giám hiệu nhà trường cần tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên được học tập và rèn luyện sử dụng bảng tương tác trong giảng dạy bằng cách trang bị đầy đủ các điều kiện về trang thiết bị và tổ chức các chuyên đề tập huấn cho giáo viên hàng năm . 
- Người giáo viên phải có nhận thức tích cực, quyết tâm và kiên trì trong việc tự học, tự rèn để nâng cao trình độ của bản thân. 
- Thành lập các nhóm thiết kế bài dạy bằng các công cụ của bảng tương tác trong nhà trường để giúp nhau cùng học tập và tiến bộ. 
- Thường xuyên tự học, tự nghiên cứu để khám phá các chức năng của bảng tương tác phục vụ vào việc giảng dạy. 
- Cần phối hợp sử dụng bảng tương tác với các kĩ thuật dạy học tích cực, các phương pháp dạy học mới trong giảng dạy, tránh lạm dụng bảng tương tác và các phần mềm dạy học khác, mang nặng hình thức biểu diễn , không mang lại hiệu quả trong giảng dạy . 
- Đẩy mạnh sinh hoạt chuyên môn theo cụm dưới sự chỉ đạo của chuyên viên Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận Tân Bình . - Động viên, khen thưởng kịp thời những tập thể, đơn vị, cá nhân thực hiện tốt việc sử dụng bảng tương tác trong toàn quận. 
7. KIẾN NGHỊ : 
NGƯỜI BÁO CÁO 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxsang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_giao_vien_su_dung_va_thiet_k.pptx