Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn giải toán có lời văn cho học sinh Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn giải toán có lời văn cho học sinh Lớp 1

GV thể hiện trên màn hình cho HS đọc nội dung bài toán quan sát hình ảnh minh hoạ, nêu tóm tắt kết hợp với phương pháp hỏi đáp, thực hành để hình thành kiến thức mới, HS sẽ thấy lôi cuốn với những con gà được phóng to trên bảng, các em sẽ dễ dàng đếm được số gà cần tìm.

Như vậy thông thường, GV phải viết bài tập lên bảng (khoảng 5 phút), hoặc đính bài tập đã viết sẵn ở bảng phụ (khoảng 3 phút), nhưng sử dụng bài giảng điện tử, chỉ cần một thao tác nhỏ là Enter hoặc Click vào chuột máy vi tính thì nội dung bài tập sẽ xuất hiện trên màn hình và HS sẽ nắm bắt được nội dung bài tập cần làm. GV có thể lựa chọn hình thức dạy học cho phù hợp (nhóm, cá nhân, trò chơi, bảng con, thi đua, ) cho phù hợp với tình hình của từng lớp. Sau đó GV cho kiểm tra và đối chiếu lại kết quả của HS làm được bằng cách đưa lên kết quả lên màn hình để HS có thể sửa sai,

Như vậy quá trình nhận thức của HS lớp 1 rất cần đến những phương tiện trực quan sinh động, mà sử dụng các phương tiện trực quan để dạy học một cách thông thường thì sẽ tốn rất nhiều thời gian, công sức vì vậy thông qua CNTT để dạy toán cho HS lớp 1 là hết sức cần thiết.

Tóm lại việc sử dụng đồ dùng dạy học trong môn toán lớp 1 đóng vai vô cùng quan trọng giúp học sinh giáo viên truyền thụ bài giảng một cách logíc khoa học tạo không khí lớp học nhẹ nhàng, giúp học sinh nắm được kiến thức toán học một cách chắc chắn và rèn kĩ năng giải toán có lời văn thành thạo, nhanh kết quả chính xác. Đây là một việc hết sức cần thiết mà GV lớp 1 cần thực ngay từ đầu năm học. Do đó khi giáo viên sử dụng đồ dùng và phương tiện dạy học còn phụ thuộc vào mục tiêu từng bài dạy, từng hoạt động trong bài dạy, tình hình thực tế của lớp mình mà thiết kế bài giảng cho phù hợp có thể sử dụng tranh vẽ để minh hoạ, có thể sử dụng tranh ảnh trên màn hình thông qua trình chiếu trên bài giảng điện tử mà còn đòi hỏi nghệ thuật của giáo viên trong giảng dạy cũng như khi sử dụng dồ dùng dạy học phải mang tính khoa học, lời nói ngắn gọn dễ hiểu, cần mềm dẻo không cứng ngắc rập khuân, thì tiết dạy mới mang lại hiệu quả cao.

 

doc 25 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 08/01/2025 Lượt xem 11Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn giải toán có lời văn cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c này như thế nào cho hợp lí để khai thác triệt để hiệu quả của đồ dùng dạy học đạt hiệu quả tiết dạy tối ưu thì còn phụ thuộc vào người giáo viên khi sử dụng. 
Ví dụ 2: Dạy bài: Giải bài Toán có lời văn 
GV thể hiện trên màn hình cho HS đọc nội dung bài toán quan sát hình ảnh minh hoạ, nêu tóm tắt kết hợp với phương pháp hỏi đáp, thực hành để hình thành kiến thức mới, HS sẽ thấy lôi cuốn với những con gà được phóng to trên bảng, các em sẽ dễ dàng đếm được số gà cần tìm.
Hình ảnh 1 : Màn hình xuất hiện nội dung bài toán. 
Hình ảnh 2: màn hình xuất hiện thêm 5 con gà bên trái và 4 con gà bên phải.
Hình ảnh 3 : Màn hình xuất hiện thêm phần tóm tắt của bài toán.
Hình 4: Màn hình xuất hiện thêm phần bài giải sau khi HS đã thực hiện xong phép tính.
 GV thể hiện trên màn hình cho HS đọc nội dung bài toán quan sát hình ảnh minh hoạ, nêu tóm tắt kết hợp với phương pháp hỏi đáp, thực hành để hình thành kiến thức mới, HS sẽ thấy lôi cuốn với những con gà được phóng to trên bảng, các em sẽ dễ dàng đếm được số gà cần tìm.
Như vậy thông thường, GV phải viết bài tập lên bảng (khoảng 5 phút), hoặc đính bài tập đã viết sẵn ở bảng phụ (khoảng 3 phút), nhưng sử dụng bài giảng điện tử, chỉ cần một thao tác nhỏ là Enter hoặc Click vào chuột máy vi tính thì nội dung bài tập sẽ xuất hiện trên màn hình và HS sẽ nắm bắt được nội dung bài tập cần làm. GV có thể lựa chọn hình thức dạy học cho phù hợp (nhóm, cá nhân, trò chơi, bảng con, thi đua,) cho phù hợp với tình hình của từng lớp. Sau đó GV cho kiểm tra và đối chiếu lại kết quả của HS làm được bằng cách đưa lên kết quả lên màn hình để HS có thể sửa sai,
Như vậy quá trình nhận thức của HS lớp 1 rất cần đến những phương tiện trực quan sinh động, mà sử dụng các phương tiện trực quan để dạy học một cách thông thường thì sẽ tốn rất nhiều thời gian, công sức vì vậy thông qua CNTT để dạy toán cho HS lớp 1 là hết sức cần thiết. 
Tóm lại việc sử dụng đồ dùng dạy học trong môn toán lớp 1 đóng vai vô cùng quan trọng giúp học sinh giáo viên truyền thụ bài giảng một cách logíc khoa học tạo không khí lớp học nhẹ nhàng, giúp học sinh nắm được kiến thức toán học một cách chắc chắn và rèn kĩ năng giải toán có lời văn thành thạo, nhanh kết quả chính xác. Đây là một việc hết sức cần thiết mà GV lớp 1 cần thực ngay từ đầu năm học. Do đó khi giáo viên sử dụng đồ dùng và phương tiện dạy học còn phụ thuộc vào mục tiêu từng bài dạy, từng hoạt động trong bài dạy, tình hình thực tế của lớp mình mà thiết kế bài giảng cho phù hợp có thể sử dụng tranh vẽ để minh hoạ, có thể sử dụng tranh ảnh trên màn hình thông qua trình chiếu trên bài giảng điện tử mà còn đòi hỏi nghệ thuật của giáo viên trong giảng dạy cũng như khi sử dụng dồ dùng dạy học phải mang tính khoa học, lời nói ngắn gọn dễ hiểu, cần mềm dẻo không cứng ngắc rập khuân, thì tiết dạy mới mang lại hiệu quả cao.
 Lưu ý: Khi hướng dẫn học sinh quan sát hình vẽ giáo viên nên chỉ cụ thể bên trái, bên phải, bên trên hay bên dưới hoặc dấu hiệu thể hiện trên hình vẽ ( người; con vật) đang đứng hay đang đi đến, đang đậu, đang bay đi hay bay đến,để các em không nhầm lẫn khi viết phép tính)
Giải pháp 4: Kinh nghiệm dạy giải bài toán có lời văn lớp 1
 Trong thực tế giảng dạy môn Toán ở lớp Một, tôi thấy giải bài toán có lời văn là một dạng mới so với trước đây, dạng toán này các em được học ở tuần 22 trong học kì II. Khi dạy các em đặt lời giải trình bày bài toán còn vất vả hơn dạy trẻ lựa chọn các phép tính và làm các phép tính ấy để tìm ra đáp số, bắt buộc lời giải phải có quan hệ chặt chẽ lo gíc với phép tính thể hiện được điều cần tìm. Đối với học sinh lớp Một đa số các em đọc rất chậm còn phải đánh vần nên khi các em đọc bài toán không nhớ được nghĩa của cụm từ vừa đọc dẫn đến chưa hiểu rõ ý đồ của bài toán nên không nhận biết những cái đã cho (dữ kiện) và cái phải tìm (Câu hỏi) các em hay lầm tưởng lẫn lộn giữa cái đã cho và cái phải tìm nên các em đặt lời giải chưa chính xác, viết phép tính cộng thành trừ, trừ thành cộng dẫn đến kết quả sai và không biết trình bày bài toán. Vì thế tôi đã nghiên cứu kĩ Sách giáo khoa và và nhận thấy mặc dù đến tuần 22 học sinh mới được chính thức học cách giải “ Bài toán có lời văn” song chúng ta đã có ý ngầm chuẩn bị từ xa ở học kỳ I ngay từ bài “ Phép cộng trong phạm vi 3” ở tuần 7 đến tuần 16 hầu hết các tiết dạy về phép cộng trừ trong phạm vi (không quá) 10 đều có các bài tập thuộc dạng “ Nhìn tranh viết phép tính vào dãy 5 ô trống”. 
	a) Dạng bài điền khuyết: Quan sát hình vẽ rồi viết phép tính thích hợp vào ô trống.
Ví dụ: Dạy bài : Luyện tập trang 45
 Bài 5 a): SGK (trang 46 Toán 1)
Hình minh hoạ SGK
 Sau khi quan sát tranh vẽ giáo viên hướng dẫn học sinh tập nêu bằng lời: “Có 1 quả bóng trắng và 2 quả bóng xanh. Hỏi có tất cả mấy quả bóng”, rồi tập cho các em nêu miệng câu trả lời: “Có tất cả 3 quả bóng”. Như vậy các em đã được làm quen với bài toán ở dạng quan sát hình minh hoạ rồi viết phép tính thích hợp vào ô trống. Dạng bài này là bước khởi đầu của dạng bài toán có lời văn các em sẽ được học ở tuần 21 nên tôi hướng dẫn các em quan sát hình vẽ minh hoạ rất kĩ và nêu câu hỏi gợi mở giúp các em miệng 3 - 5 lần để hình thành bài toán, từ đó đã bồi dưỡng cho các em vốn ngôn ngữ. Bước đầu giúp các em biết diễn đạt bài toán bằng lời văn. Sau đó viết phép tính vào ô trống:
1
+
2
=
3
- Ở dạng này Giáo viên cần hướng dẫn các em thực hiện theo các bước cụ thể: Xem tranh vẽ - Nêu bài toán bằng lời – Nêu câu trả lời – Và viết phép tính thích hợp với tình huống trong tranh.
	b) Dạng bài: Đọc tóm tắt rồi nêu đề toán bằng lời
 Từ tuần 7 các em được làm dạng bài điền khuyết quan sát tranh viết phép tính vào ô trống thì giáo viên đã hướng dẫn cho các em nêu bài toán bằng lời văn rồi mới viết phép tính vào ô trống. Ở dạng bài này yêu cầu cao hơn, không có tranh minh hoạ mà phải đọc tóm tắt rồi viết phép tính thích hợp vào ô trống. 
Ví dụ: Dạy bài Luyện tập chung (SGK trang 89)
Bài 5: Viết phép tính thích hợp
a) Có : 5 quả b) Có : 7 viên bi
 Thêm : 3 quả Bớt : 3 viên bi
 Có tất cả :  quả Còn :  viên bi 
Dựa vào tóm tắt bài toán thì rất khô khan khó hiểu, các em không thể tưởng tượng được bài toán nên giáo viên phải đặt câu hỏi gợi mở cho các em. Giáo viên có thể liên hệ thực tế: có thể đây là mẹ có, hoặc bà có, hay chị có;; còn quả ở đây có thể là quả cam, hay táo, hay lê,qua đó hướng dẫn các em nêu thành bài toán như sau:
 	Mẹ có 5 quả cam, mẹ mua thêm 3 quả nữa. Hỏi có tất cả mấy quả cam?
 Hoặc 
Bà có 5 quả táo, bà mua thêm 3 quả nữa. Hỏi bà có tất cả mấy quả táo? 
Ở dạng này giáo viên phải hướng các em dựa vào tóm tắt nêu đề toán sau đó mới viết phép tính thích hợp vào ô trống theo từng bước cụ thể sau:
Bước 1: Yêu cầu vài em nêu tóm tắt bài toán. 
Bước 2: Hướng dẫn học sinh nêu đề toán.
Bước 3: Hướng dẫn các em nêu phép tính thích hợp
Bước 4: Hướng dẫn học sinh viết phép tính vào ô trống.
Qua đó các em đã được làm quen dần và cũng là cầu nối với dạng bài toán có lời văn ở tuần 21. Có bài được cài sẵn “cốt câu” hỏi, lời giải vào tóm tắt để các em có thể dựa vào đó mà viết câu lời giải. 
Ví dụ: Dạy bài: Bài toán có lời văn (trang 115) gồm 4 bài toán có yêu cầu khác nhau.
	c) Dạng bài toán còn thiếu số và câu hỏi (cái đã cho, cái phải tìm) 
 * Bài toán còn thiếu số (Cái đã cho)
 Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm để có bài toán.
 Bài toán 1: Có bạn, có thêm bạn đang đi tới. Hỏi có tất cả bao nhiêu bạn?
 Bài toán 2: Có  con, có thêm  con thỏ đang chạy tới. Hỏi có tất cả bao nhiêu con thỏ?
 * Bài toán còn thiếu câu hỏi (cái cần tìm)
Bài 3: Viết tiếp câu hỏi để có bài toán.
Bài toán 3: Có 1 gà mẹ và có 7 gà con. Hỏi ........?
 * Bài toán còn thiếu cả số cả câu hỏi (cái đã cho và cái cần tìm)
Bài toán 4: Có  con chim đậu trên cành, có thêm.con chim bay đến. Hỏi ............................................?
 - Dạy dạng toán này giáo viên phải xác định làm thế nào giúp các em điền đủ được các dữ kiện (cái đã cho và cái cần tìm) còn thiếu của bài toán và bước đầu các em hiểu được bài toán có lời văn là phải đủ các dữ kiện; đâu là cái đã cho và đâu là cái cần tìm. 
 Để đạt được yêu cầu này trước hết GV nêu yêu cầu bài toán, cho vài ba học sinh nhắc lại yêu cầu bài toán. Sau đó giáo viên hướng dẫn các em quan sát hình vẽ minh hoạ (SGK) 
Bước 1: GV đặt câu hỏi - HS trả lời và điền số còn thiếu vào chỗ chấm để có bài toán. Giáo viên kết hợp dùng phấn màu ghi số còn thiếu vào bài toán mẫu trên bảng lớp.
+ Có mấy bạn ở bên trái ? (HS trả lời, nhận xét).
 + Có mấy bạn ở bên phải đang đi tới ? (HS trả lời, nhận xét).
 - Cho vài em nhắc lại.
- Cho HS viết số thích hợp vào chỗ chấm để có bài toán.
 - Cho các em đọc lại bài toán. (đọc cá nhân, đồng thanh).
Bước 2: Hướng dẫn các em xác định cái đã cho và cái cần tìm. (dữ kiện và yêu cầu bài toán). Dùng phấn màu gạch chân dữ kiện và từ quan trọng (tất cả) của bài toán.
 	 Sau khi hoàn thành 4 bài toán giáo viên nên cho các em đọc lại và xác định bài 1&2 thiếu cái đã cho; bài 3 thiếu cái cần tìm; bài 4 thiếu cả cái đã cho và cái cần tìm. Qua đó giúp các em hiều được đây là dạng toán có lời văn phải có đủ dữ kiện.
	Với cách hướng dẫn cụ thể tỉ mỉ logíc khoa học từ dễ đến khó như trên giúp các em hiểu và nắm được bài toán lời văn đầy đủ phải có dữ kiện (cái đã cho biết và cái cần phải đi tìm). Đây cũng là bước HS hiểu bài toán có lời văn giúp các em giải tốt bài toán có lời văn.
Ví dụ: Dạy bài: Giải bài toán có lời văn
Bài toán: Nhà An có 7 con thỏ, mẹ mua thêm 2 con thỏ. Hỏi nhà An có tất cả mấy con thỏ?
	- Sau khi học sinh quan sát tranh minh hoạ (SGK) rồi đọc bài toán, cần giúp học sinh xác định rõ cái đã cho và cái phải tìm. Giáo viên đặt câu hỏi để tìm dữ kiện bài toán:
 + Bài toán cho biết gì? (Nhà An có 7 con thỏ) 
 + Bài toán còn cho biết gì nữa? (Mẹ mua thêm 2 con thỏ) 
 + Bài toán yêu cầu tìm gì? (Nhà An có tất cả mấy con thỏ) 
(Học sinh trả lời giáo viên dùng phấn màu gạch chân dữ kiện bài toán)
- Sau khi đã tìm được dữ kiện bài toán giáo viên có thể hướng dẫn các em viết câu lời giải theo 4 cách sau: 
Cách 1: Dựa vào câu 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_giai_toan_co_loi_van_cho_hoc.doc