5. Mô tả bản chất của sáng kiến:
5.1. Tính mới của sáng kiến:
Nghị quyết trung ương II khoá VIII đã xác định: “Giáo dục là sự nghiệp
của toàn Đảng, toàn dân”.
Luật Giáo dục 2005 quy định: “Trách nhiệm của xã hội, cơ quan nhà
nước, tổ chức chính trị, tổ chức kinh tế đơn vị vũ trang nhân dân và công dân có
trách nhiệm: Giúp nhà trường tổ chức các hoạt động dạy và học, góp phần xây
dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn. Tạo điều
kiện cho người học được vui chơi, giải trí hoạt động văn hoá thể dục thể thao
lành mạnh. Hỗ trợ về tài lực, vật lực cho sự nghiệp phát triển giáo dục theo khả
năng của mình. Uỷ ban mặt trận tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của
mặt trận có trách nhiệm động viên toàn dân chăm lo cho sự nghiệp giáo dục”.
Bộ giáo dục ban hành quy chế công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc
gia ghi rõ: “Các hoạt động của gia đình và cộng đồng nhằm xây dựng môi
trường giáo dục Nhà trường – Gia đình – xã hội lành mạnh.Sự tham gia của gia
đình và cộng đồng trong việc tăng cơ sở vật chất cho nhà trường; huy động được
sự đóng góp về công sức tiền của các tổ chức cá nhân và gia đình để xây dựng
cơ sở vật chất, tăng thêm phương tiện và thiết bị dạy và học, khen thưởng giáo
viên dạy giỏi, học sinh giỏi và hỗ trợ học sinh nghèo”.
phụ đạo học sinh chưa hoàn thành, hỗ trợ thăm hỏi giáo viên có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế, những giáo viên ở xa trường, ốm đau hoặc tai nạn rủi ro. Trồng cây làm đẹp cho cảnh quan nhà trường, giúp làm vườn cây thuốc nam... Một số người không đóng góp về vật chất nhưng họ coi việc giúp đỡ nhà trường như một niềm vui đầy hứng thú, tiếng nói của họ có tác động rất lớn đến việc nhận thức của nhiều người; tạo nên phong trào quần chúng tích cực tham gia ủng hộ cho sự nghiệp giáo dục. * Tóm lại, tất cả các tầng lớp nhân dân, các tổ chức xã hội đều tích cực tham gia ủng hộ cho sự nghiệp giáo dục. Vì tương lai con em, vì quyền lợi và nghĩa vụ, vì vinh dự của gia đình - dòng họ, niềm tự hào của địa phương và vì sự phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước; họ có thể cống hiến một phần công sức, tiền của cho giáo dục. Những việc làm đó được bắt nguồn từ tình cảm yêu thương vô hạn của cha mẹ đối với con cái, tất cả vì việc học tập và vì tương lai thế hệ trẻ. Những việc làm ý nghĩa đó đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam – truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo của nhân dân ta. - Như vậy, giáo dục là một hoạt động mang tính xã hội cao; chỉ riêng nhà trường, riêng ngành giáo dục thì không thể làm tốt công tác giáo dục. Đúng như lời Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội và trong gia đình, để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Giáo dục trong nhà trường dù tốt đến mấy, nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không hoàn toàn.” b) Thực trạng của trường Tiểu học Thanh Phú A: Trường Tiểu Thanh Phú A đóng trên địa bàn ấp Thanh Thủy xã Thanh Phú, là xã nằm ở phía Bắc thị xã Bình Long, cách trung tâm thị xã gần 10km, địa bàn rộng phân bố không đồng đều, kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp mà trọng điểm là trồng các cây tiêu, điều và cao su. Do thời tiết khắc nghiệt, bệnh dịch làm cho cây tiêu chết hàng loạt; mặt khác giá cả các mặt hàng nông nghiệp không ổn định dẫn đến đời sống của nhân dân gặp rất nhiếu khó khăn. Học sinh của trường là con em của nhiều tỉnh thành trong cả nước và sự khác biệt về phong tục tập quán, lối sống đã phần nào ảnh hưởng đến điều kiện, kết quả học tập của các em và nhận thức của phụ huynh. * Đội ngũ GV: - Tổng số CBGVCNV là 25, chia ra: - BGH: 2; GV đứng lớp: 19; TPT Đội: 1; nhân viên: 04 - GV có tuổi nghề dưới 5 năm: 03 - GV có tuổi nghề trên 5 năm: 16 * Học sinh: - Tổng số HS là 272 em - HSDT: 03 em. - HS có hoàn cảnh khó khăn: 25 em - HS khuyết tật: 01 em 5 c. Những biện pháp đã tiến hành ở trường TH Thanh Phú A: Là một người làm công tác quản lý, tôi luôn xác định bản thân phải nhận thức đúng đắn về công tác huy động các nguồn lực của xã hội vào công tác XHHGD; bảo đảm nguyên tắc công khai, dân chủ tự nguyện và theo đúng pháp luật của Nhà nước; phải cụ thể hoá công tác này bằng chương trình hành động cụ thể phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, mang lại hiệu quả cao trong công tác quản lý. Để đảm bảo thực hiện được mục tiêu đó, tôi đã tiến hành các biện pháp như sau: * Xác định mục tiêu chiến lược của nhà trường: Tìm hiểu thực tế của địa phương, của nhà trường: - Xuất phát từ những nhu cầu cần thiết của nhà trường, tiến hành tìm hiểu tình hình thực tế của địa phương. Từ đó xây dựng mục tiêu và đề ra kế hoạch thực hiện các chương trình hành động, phối hợp với các lực lượng trong cộng đồng tham gia xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường ngày một khang trang sạch đẹp hơn. - Nhà trường phải thực sự là bộ phận của địa phương. Tất cả các hoạt động giáo dục của nhà trường phải phục vụ những mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phương, đem lại niềm tin, lợi ích thiết thực cho cộng đồng, cho địa phương. - Kế hoạch hành động cụ thể của nhà trường đều phải có sự tham gia ý kiến và phê duyệt của chính quyền địa phương. Mục tiêu chiến lược, phương hướng phát triển của nhà trường phải dựa trên phương hướng phát triển chung và phù hợp với hoàn cảnh thực tế của địa phương. Theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Thanh Phú giai đoạn 2020-2025, mục tiêu đặt ra đối với giáo dục: “Các lực lượng trong toàn xã có tham gia đóng góp công sức, tài lực để xây dựng trường lớp, tăng cường chăm lo cho sự nghiệp giáo dục của xã nhà. Huy động sự đóng góp của toàn dân giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh con em các gia đình thuộc diện chính sách gặp khó khăn, khuyến khích khen thưởng học sinh năng khiếu, phát hiện và bồi dưỡng tài năng, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho giáo viên. Khuyến khích mọi tầng lớp nhân dân tham gia thực hiện xoá mù chữ phổ cập giáo dục, tham gia chống bỏ học, duy trì sĩ sốtiến tới năm 2024 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2. - Uỷ ban nhân dân xã được Hội đồng nhân dân giao trách nhiệm trong việc chỉ đạo, phối hợp với các lực lượng xã hội làm giáo dục. Việc huy động nguồn tài chính này phải đảm bảo nguyên tắc công khai, dân chủ, tự nguyện và theo đúng quy định của pháp luật. . Nhà trường cần tham gia với tư cách tư vấn hoặc giám sát.” - Đối với nhà trường, chất lượng giảng dạy và hiệu quả giáo dục của trường phải thực sự tốt về mọi mặt thể hiện qua kết quả của các phong trào như: Phong trào giáo viên dạy giỏi các cấp, học sinh giỏi các cấp; phong trào vở sạch chữ đẹp, phong trào thể dục thể thao, phong trào của Đoàn viên giáo viên, các phong trào của Đội thiếu niên, Sao nhi đồng. Kết quả hoạt động công tác xã hội đối với địa phương của công đoàn viên như tham gia Hội phụ nữ, Hội chữ thập đỏ Việc duy trì sĩ số, huy động học sinh đúng độ tuổi ra lớp, hiệu quả đào tạo của nhà trường sau 5 năm một phần cũng phản ánh chất lượng giáo dục. Sự quan tâm của nhà trường đối với các em học sinh nghèo, học sinh bỏ học; nhân cách, 6 lối sống của mỗi giáo viên tạo lên uy tín, niềm tin đối với quần chúng nhân dân và chính quyền địa phương. Ngoài ra, cảnh quan sư phạm xanh - sạch - đẹp, cơ sở vật chất của nhà trường ngày càng khang trang, sự tham gia tích cực của Ban đại diện cha mẹ học sinh tạo thành động lực vô cùng mạnh mẽ huy động các nguồn lực tham gia xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường. - Nhà trường phát triển bằng sức mạnh của cộng đồng và vì lợi ích của cộng đồng; ngược lại nhà trường không thể phát triển về mọi mặt trong hoàn cảnh kinh tế của địa phương không phát triển. Xác định vai trò chủ động của nhà trường trong công tác huy động cộng đồng tham gia xây dựng cơ sở vật chất: - Các hoạt động dạy và học của Nhà trường được tổ chức theo một chương trình giáo dục thống nhất trong cả nước, với đội ngũ giáo viên lành nghề được đào tạo một cách có hệ thống. Những phương tiện chuyên môn bao gồm cơ sở trường lớp và trang thiết bị dạy học phải phù hợp với từng môn học để từ đó chuyển tải nội dung giáo dục tới học sinh bằng những phương pháp khoa học, hợp lý. Nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục đã đề ra, nhà trường cần đảm bảo về cơ sở vật chất trường học như sân chơi, bãi tập, phòng học, bàn ghế đúng theo quy cách, tăng cường việc mua sắm đầy đủ các loại trang thiết bị dạy học. - Phát huy vai trò chủ động, tính sáng tạo và nòng cốt của nhà trường trong công tác huy động tổ chức các lực lượng xã hội thực hiện chủ trương đã được “Hợp thức hóa” từ chính quyền địa phương; tập hợp được các lực lượng quần chúng, xây dựng các mối quan hệ trong việc phối hợp các hoạt động thống nhất theo kế hoạch đã đề ra và là trung tâm thông tin hai chiều giữa nhà trường với nhân dân, giữa nhân dân với chính quyền địa phương. - Tuy trong hoàn cảnh đất nước còn nhiều khó khăn, hơn ai hết nhà trường phải hiểu được đường lối chính sách giáo dục, nhiệm vụ và thực tế giảng dạy trong nhà trường, những điều kiện và phương tiện để tiến hành các hoạt động giáo dục; nhà trường đã được trang bị những gì, còn thiếu những điều kiện, phương tiện nào? Trách nhiệm của nhà trường là phải nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo. Do đó, nhà trường không thể hoạt động đơn độc mà cần sự quan tâm, ủng hộ về vật chất cũng như tinh thần của tất cả các lực lượng trong xã hội theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm và dân kiểm tra” ,“Nhà nước và nhân dân cùng làm”. * Chỉ đạo và phối hợp các tổ chức trong nhà trường: Đối với Chi bộ nhà trường: - Căn cư vào tình thực tế và nhu cầu phát triển của nhà trường đề ra các nghị quyết chỉ đạo các bộ phận trong nhà trường lập kế hoạch thực hiện chủ trương huy động nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất cho công tác giáo dục. Nghiêm túc thực hiện việc kiểm tra, giám sát kết quả triển khai nghị quyết của Chi bộ. Cụ thể trong năm học 2020 – 2021. Nghị quyết Chi bộ đề ra: “Nhà trường cần tham mưu với chính quyền địa phương, Ban đại diện cha mẹ học sinh tuyên truyền vận động các bậc cha mẹ học sinh tích cực đóng góp công sức, tiền của tu sửa, nâng cấp sân chơi, bãi tập, công trình vệ sinh cho giáo viên và học sinh tại 02 điểm trường, nguồn nước sạch phục vụ cho sinh hoạt nhằm giữ gìn vệ sinh môi truờng sạch sẽ, tạo nếp sống văn minh nơi công cộng. Xây mới 02 7 phòng học, lắp đặt hệ thống máy nước lọc (đội 17), kết nối mạng Internet, điện thoại, mytv (đội 17), đèn điện và quạt trần cho tất cả các phòng học. Duy trì danh hiệu thư viện xuất sắc, mua sắm thêm trang tiết bị phục vụ tốt cho công tác dạy và học” đặc biệt là khối lớp Một theo chương trình giáo dục phổ thông 2018. Đối với BGH: - Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm tổ chức họp cha mẹ học sinh vào đầu năm học để lấy ý kiến về các nội dung: Việc tổ chức việc học tập cho các em ở nhà, phối hợp với nhà trường nắm bắt tình hình học tập của con cái họ, tổ chức phối hợp giáo dục các hoạt động ngoài giờ cho học sinh, chăm lo việc học tập của con em họ theo yêu cầu của giáo viên chủ nhiệm như việc chuẩn bị đồ dùng học tập hoặc việc kiểm tra, theo dõi việc chuyên cần, học tập của học sinh, các hình thức động viên, tuyên dương, khen thưởng các em có thành tích xuất sắc trong học tập; tham gia ủng hộ phong trào dạy tốt học tốt, các phong trào thi đua khác. - Đề cao vai trò trách nhiệm của gia đình trong việc chăm lo giáo dục con cái bởi gia đình và các thành viên trong gia đình động viên con cái đi học như là một quyền lợi và nghĩa vụ để thực hiện tốt trách nhiệm phổ cập giáo dục, giúp cho địa phương nâng cao dân trí. Việc học tập thường xuyên của các thành viên trong gia đình là quyền lợi, là niềm vinh dự của gia đình, họ tộc và vì sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, của đất nước. Những thành viên trong gia đình có mặt trong nhiều giới xã hội, nhiều tổ chức xã hội như Hội cha mẹ học sinh, Hội khuyến học, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội đồng giáo dục sẽ góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục trong nhà trường và sẽ là nòng cốt trong công tác tuyên truyền, lôi cuốn, động viên các tầng lớp nhân dân quan tâm chăm lo, đóng góp công sức tiền của cho sự nghiệp giáo dục. - Chỉ đạo GV chủ nhiệm trao đổi với cha mẹ học sinh về phương pháp giáo dục giữa gia đình và nhà trường trong các buổi họp phụ huynh; thông báo tình hình cơ sở vật chất của nhà trường những phương tiện, thiết bị đã được mua sắm, những trang thiết bị còn thiếu thốn. Nêu lên kế hoạch của nhà trường cần mua sắm, sửa chữa, xây dựng trong năm học mới. Đề nghị các bậc phụ huynh xem xét tình hình thực tế của nhà trường tham gia phát biểu ý kiến xây dựng cơ sở vật chất cũng như sự ủng hộ nhất trí cao về tinh thần cho các hoạt động giáo dục trong nhà trường theo phương châm: “Toàn Đảng, toàn dân chăm lo cho sự nghiệp giáo dục”. - GVCN phải biết kích lệ, động viên phát huy sự nhiệt tình và sáng kiến của quần chúng nhân dân. Nâng cao nhận thức, sự tự giác và tinh thần làm chủ của phụ huynh học sinh bằng các phương tiện truyền thông, tài liệu, báo chí, nói chuyện, giảng giảivà bằng những việc làm, những tấm gương cụ thể. - Phải cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác về đường lối, chính sách, chế độ, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Kế hoạch thực hiện những hoạt động cụ thể của nhà trường, của Ban đại diện cha mẹ học sinh, những yêu cầu cần phối hợp, kết quả cần đạt được, những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện công việc để các bậc cha mẹ HS hiểu rõ vấn đề, từ đó mới có thể bàn bạc và chủ động trong quá trình thực hiện. - Bầu Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp, của trường trong buổi họp phụ huynh học sinh đầu năm phải đảm bảo nguyên tắc dân chủ, phát huy quyền 8 làm chủ của nhân dân. Đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Những thành viên tiêu biểu trong tổ chức này sẽ nói nên tiếng nói chung về nguyện vọng đóng góp công sức tiền, của cho các hoạt động giáo dục, việc xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường. Cùng nhà trường đề xuất các chương trình hành động, tổ chức việc thực hiện với chính quyền địa phương. - Chỉ đạo GV chủ nhiệm thực hiện nghiêm túc việc sinh hoạt định kỳ của Hội cha mẹ học sinh với nhà trường, cũng như từng vị cha mẹ đến với nhà trường để trao đổi về việc học tập của con em họ. Sự phối hợp giáo dục giữa nhà trường - gia đình và xã hội đã trở thành một nguyên tắc chung không thể thiếu được trong nhà trường. Đối với tổ chức Công đoàn và Đoàn thanh niên: - Đoàn thể là nơi thể hiện ý chí dân chủ của tập thể giáo viên. Công đoàn, Đoàn thanh niên không thể đứng ngoài cuộc trông chờ sự giúp đỡ của các lực lượng bên ngoài mà phải chủ động tham gia quản lý, huy động, kết hợp tổ chức thực hiện các hoạt động dạy và học trong nhà trường. - Chỉ đạo cho tổ chức công đoàn gia nhập vào tổ chức Hội phụ nữ xã vì phụ nữ với vai trò là mẹ của các em học sinh chiếm tỷ lệ lớn về dân số và có mặt trong nhiều tổ chức chính trị- xã hội. Họ có uy tín và ảnh hưởng sâu rộng đến vấn đề chăm lo cho việc học hành của con cái. Tích cự tham gia vào viêc duy trì sĩ số, chống bỏ học, vận động nhiều trẻ em bỏ học trở lại nhà trường hoặc giúp đỡ nhiều em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được tiếp tục đi học. Hội phụ nữ còn tham gia rất thiết thực vào việc kiểm tra trẻ em thực hiên nhiệm vụ học tập ở nhà; theo dõi, động viên, phối hợp với nhà trường giáo dục con cái. Các bà mẹ thường rất chăm chỉ đi họp phụ huynh cho con, nắm bắt tình hình học tập, tình hình trường lớp, giải quyết các yêu cầu về vấn đề giáo dục con cái theo sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường. Do đó, công đoàn nhà trường kết hợp chặt chẽ với Hội phụ nữ xã làm tốt công tác tuyên truyền, huy động khuyến khích các lực lượng trong cộng đồng tham gia ủng hộ các hoạt động của nhà trường về vật chất cũng như tinh thần. - Động viên các thành viên trong nhà trường góp quỹ hỗ trợ học sinh nghèo (mỗi tháng được 200 000 đồng), đoàn thanh niên tích cực tham gia công trình của đoàn viên như mua bàn ghế đá tặng cho nhà trường, chăm sóc vườn hoa cây cảnh. Mỗi đoàn viên công đoàn nhận đỡ đầu một em học sinh nghèo có hoàn cảnh gia đình khó khăn. Khen thưởng những công đoàn viên tích cực, xuất sắc nhất trong các phong trào của nhà trường. - Chỉ đạo cho đoàn thanh niên trong nhà trường liên lết chặt với tổ chức đoàn Đoàn thanh niên của xã, tổ chức đoàn của các đơn vị đóng trên địa bàn của địa phương như đơn vị Bưu Điện xã, trạm y tế xã. Bởi Đoàn thanh niên là tổ chức năng động nhất trong các công tác xã hội. Với tổ chức chặt chẽ và lực lượng đoàn viên đông đảo, Đoàn thanh niên sẽ giúp cho nhà trường triển khai tổ chức các phong trào như vui chơi giải trí, lao động công ích, hoạt đông từ thiện, góp quỹ giúp đỡ học sinh nghèoHoạt động của tổ chức đoàn thanh niên mang lại hiệu quả công việc một cách nhanh chóng và thu hút nhiều đối tượng tham gia chăm lo xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường, quan tâm đến đời sống tinh thần của giáo viên, xây dựng tốt các môi trường giáo dục: nhà trường - gia đình - 9 xã hội. Thông qua các phong trào xã hội, tổ chức Đoàn thanh niên trong nhà trường phải làm tốt công tác kết hợp tuyên truyền, vận động các lực lượng xã hội hiểu và tham gia đóng góp tích cực cho việc xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường. * Đề cao vai trò trách nhiệm, tinh thần đoàn kết, ý thức tự giác của đội ngũ giáo viên: Trong trường tiểu học GVCN vừa làm công tác giảng dạy vừa chịu trách nhiệm toàn diện mọi hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trong đó việc giảng dạy là quan trọng nhất. Ngoài nhiệm vụ giảng dạy hơn ai hết họ phải nhận thức sâu sắc về công tác huy động các nguồn lực tham gia đóng góp cho sự nghiệp giáo dục. Thầy (cô) giáo là lực lượng chủ yếu trong việc huy động và phối hợp các tầng lớp nhân dân nhất là với gia đình học sinh chăm lo tới việc học tập của con cái, tích cực tham gia đóng góp vật chất, công sức xây dựng trường lớp. GV là nhân tố trung tâm, tích cực trong việc phát huy sự nhiệt tình và sáng kiến của quần chúng, xây dựng tốt các mối quan hệ với mọi tầng lớp nhân dân, nhất là với các gia đình học sinh. Biết khích lệ động viên và phối hợp các tổ chức, quần chúng hợp thành sức mạnh tổng hợp thực hiện các hoạt động trong nhà trường đạt hiệu quả cao. Sáng tạo, tìm ra các giải pháp tốt nhất giúp nhà trường khắc phục khó khăn, thực hiện các hoạt động xã hội hoá giáo dục ở địa phương theo hướng đã được địa phương cụ thể hoá kế hoạch đề ra phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của nhân dân địa phương. Ngoài hoạt động chuyên môn dạy và học, nhà trường còn là trung tâm của công tác tuyên truyền về những chủ chương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Hơn nữa, Nhà trường phải tôn trọng ý kiến của các thầy cô giáo trong việc đóng góp vào công tác quản lý trường học, nhất là quản lý chất lượng dạy và học. Nhà trường phải thực sự là một tập thể sư phạm đoàn kết, nhất trí cao, luôn luôn phát huy tính tích cực, tinh thần lao động sáng tạo, làm chủ tập thể, tinh thần trách nhiệm trong công tác giảng dạy, giáo dục đạo đức cho học sinh. Mỗi thành viên trong nhà trường phải luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, có tâm huyết với nghề, đạo đức tốt, có tín nhiệm với quần chúng nhân dân. Ngoài ra, nhà trường là nguồn động viên giáo viên giúp cho người dân nâng cao nhận thức về vai trò quan trọng trong công tác huy động các nguồn lực của cộng đồng thông qua việc thu thập nguyện vọng, nhu cầu, sáng kiến của các lực lượng xã hội bằng chương trình hành động cụ thể. * Thực hiện tốt công tác phối kết hợp tuyên truyền vận động: Đối với nhà trường: Thông qua các buổi họp phụ huynh học sinh, Đại hội Hội cha mẹ học sinh, các buổi lễ sơ kết, tổng kếttranh thủ ý kiến phát biểu chỉ đạo của lãnh đạo chính quyền địa phương, ý kiến đóng góp của cha mẹ học sinh, sự ủng hộ của các mạnh thường quân tạo nên nguồn động viên nhất trí, đồng tâm hiệp lực trong công tác huy động cộng đồng tham gia đóng góp cho sự nghiệp giáo dục của địa phương. Đối với các ban ngành, các tổ chức và cá nhân: Thuyết phục trực tiếp từng đối tượng (cán bộ phong trào, các mạnh 10 thường quân, các doanh nghiệp tư nhân) bởi mỗi người trong họ có thể có những khả năng, điều kiện đóng góp theo những cách thức riêng. Họ có thể tham gia với nhiều mức độ, nhiều hình thức khác nhau như đóng góp một tiết mục văn nghệ cho một đêm văn nghệ, tham gia sinh hoạt câu lạc bộ “Ông kể cháu nghe” hoặc hỗ trợ kinh phí cho một buổi cắm trại, tổ chức một trò chơi, hoặc hỗ trợ kinh phí cho ngày tết của thiếu nhi, tết Trung Thu, tặng sách vở, đồ dùng học tập, hoặc có những tổ chức nhận cấp học bổng giúp học sinh nghèo, đỡ đầu trẻ khó khăn có nguy cơ bỏ học, Phát huy vai trò, trách nhiệm của ban đại diện cha mẹ học sinh: - Cần tạo điều kiện cho Ban đại diên cha mẹ học sinh làm tốt công tác vận động, quyên góp, dự trù kinh phí, nguyên vật liệu, nhân công, quản lý tài chính các quỹ tự nguyện. Đồng thời tham gia ký kết việc thực hiện các công trình cùng với nhà trường với các đối tác có liên quan. Phối hợp chặt chẽ với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm trong việc phổ biến đường lối chính sách giáo dục nói chun
Tài liệu đính kèm: