Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh Lớp 4 phân biệt từ ghép và từ láy qua phân môn Luyện từ và câu

Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh Lớp 4 phân biệt từ ghép và từ láy qua phân môn Luyện từ và câu

Trong chương trình tiểu học, nội dung tạo từ chính là khái niệm về từ đơn, từ phức được dạy chủ yếu ở phân môn luyện từ và câu của TV lớp 4.

Việc cung cấp tri thức, lý thuyết cấu tạo từ có ý nghĩa hết sức quan trọng, bởi vì có nắm được cấu tạo từ cũng như kiểu nhận xét về cấu tạo thì học sinh mới có kĩ năng nhận diện, phân loại, sử dụng từ một cách có hiệu quả. Chính vì vậy, việc dạy học sinh nắm được khái niệm từ đơn, từ phức là một nhiệm vụ đơn giản, song rất phức tạp. Trong thực tế việc dạy nội dung cấu tạo từ ở tiểu học, để hình thành khái niệm từ đơn, từ phức đa số các giáo viên còn hay lúng túng trong việc lĩnh hội tri thức này thông qua một số nội dung, đặc biệt là khái niệm từ phức.

+ Phân biệt từ đơn, đa âm và từ phức.

+ Phân biệt từ phức với từ láy.

Qua thực trạng dạy học và sự thay đổi của chương trình SGK Tiểu học tôi xin được trình bày những kiến thức của mình trên cơ sở học hỏi, tham khảo tài liệu giáo trình, SGK và thực tế dạy học nhằm nâng cao chất lượng các bài giảng cấu tạo từ nói riêng và dạy Tiếng Việt nói chung.

Với lý do cơ bản trên, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài này: “Giúp học sinh lớp 4 phân biệt từ ghép và từ láyqua phân môn Luyện từ và câu”.

 

doc 8 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 05/03/2022 Lượt xem 1527Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh Lớp 4 phân biệt từ ghép và từ láy qua phân môn Luyện từ và câu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, việc đổi mới nền giáo dục và đào tạo được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt chú trọng. Đổi mới giáo dục sẽ giúp cho học sinh có năng lực sáng tạo, tư duy nhanh nhạy trong việc giải quyết mọi vấn đề. Từ đó đặt ra cho nền giáo dục và đào tạo nước nhà cần phải đổi mới phương pháp dạy học. Xu thế gần đây, ngành giáo dục và đào tạo đang coi trọng phương pháp “ Dạy học tập trung vào người học”, hay còn gọi là phương pháp “ Dạy học phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh”. Để có được điều này, trường Tiểu học phải tiến hành đổi mới toàn diện ở các môn học.
Như chúng ta đã biết: Tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục . Mỗi môn học ở Tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển nhân cách của con người. Cùng với các môn học khác, môn Tiếng Việt có vị trí hết sức quan trọng. Học tốt môn Tiếng Việt, học sinh có cơ sở để tiếp thu và diễn đạt các môn học khác. Môn Tiếng Việt cung cấp cho các em kiến thức, kỹ năng sử dụng tiếng mẹ đẻ (nghe, nói, đọc, viết). Thông qua việc giảng dạy, môn Tiếng Việt còn giúp các em có kiến thức về tự nhiên, xã hội, văn hóa của đất nước và của toàn nhân loại. Chúng ta đều biết ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người. Vốn từ của học sinh càng phong phú, càng chính xác thì khả năng diễn đạt của học sinh (nói, viết) càng tốt hơn.
Đối với học sinh Tiểu học, khi mà vốn Tiếng Việt nói chung và vốn từ ngữ nói riêng của các em còn hạn chế , cần phải được bổ sung, mở rộng và phát triển để đáp ứng nhu cầu học tập, giao tiếp, thì việc dạy từ và câu cho học sinh càng quan trọng hơn. Trong phân môn Luyện từ và câu, hai nhiệm vụ rèn luyện về Từ và rèn luyện về Câu luôn có mối liên mật thiết với nhau, tuy nhiên để học sinh có kĩ năng về Câu thì trước hết người giáo viên cần phải có những biện pháp để rèn luyện tốt kĩ năng về Từ. 
 Phân môn Luyện từ và câu là một môn học giữ vị trí chủ đạo trong chương trình Tiếng Việt mới của lớp 4. Ngay từ đầu của hoạt động học tập ở trường, học sinh đã được làm quen với lí thuyết của từ và câu. Từ và câu có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ. Từ là đơn vị trung tâm của ngôn ngữ. Câu trong hệ thống ngôn ngữ quyết định tầm quan trọng của việc dạy luyện từ và câu ở Tiểu học. Việc dạy luyện từ và câu nhằm mở rộng, hệ thống hoá làm phong phú vốn từ của học sinh, cung cấp cho học sinh những hiểu biết sơ giản về từ và câu, rèn cho học sinh kỹ năng dùng từ đặt câu và sử dụng các kiểu câu của người khác nói ra trong hoàn cảnh giao tiếp nhất định. Luyện từ và câu có vai trò hướng dẫn học sinh trong việc nghe, nói, đọc, viết phát triển ngôn ngữ và trí tuệ.
Khái niệm ngữ pháp mang tính trừu tượng và khái quát cao, khó hiểu với học sinh. Việc tìm hiểu và mở rộng vốn từ của học sinh tiểu học là rất cần thiết.
Trong chương trình Tiểu học mới, tên một phân môn mới được hình thành, thay thế cho phân môn từ ngữ, ngữ pháp trước kia là phân môn luyện từ và câu. Đây là một phân môn khó, ít lôi cuốn học sinh, vì thế việc hình thành ngữ pháp cho học sinh sẽ gặp khó khăn. 
Quá trình hình thành các khái niệm ngữ pháp đồng thời là quá trình học sinh nắm các thao tác tư duy. Những học sinh gặp khó khăn trong việc tách ý nghĩa ngữ pháp của từ ra khỏi ý nghĩa từ vựng của nó, không đối chiếu được từ và tập hợp được chúng thành một nhóm những dấu hiệu nội  dung bản chất sẽ gặp khó khăn trong việc hình thành khái niệm và sẽ mắc lỗi.
Để học sinh nắm được những khái niệm ngữ pháp thuận lợi hơn đảm bảo nguyên tắc thống nhất giữa hình thức và nội dung khi dạy ngữ pháp, đây cũng là vấn đề khó đối với giáo viên. Phải làm thế nào để giúp học sinh nhận ra được dấu hiệu nội dung và dấu hiệu hình thức của hiện tượng ngữ pháp được nghiên cứu, đồng thời nắm được chức năng của nó trong lời nói.
Việc hình thành kỹ năng nghe, nói, đọc, viết là mục tiêu của phân môn luyện từ và câu, giúp học sinh có điều kiện và phương tiện cần thiết trong học tập. Việc hình thành kỹ năng này là chìa khoá cho sự phát triển nhận thức đúng đắn. Nắm được ngôn ngữ lời nói cũng là điều kiện thiết yếu của việc hình thành xã hội hoá về nhân cách. Mục đích của dạy luyện từ và câu nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết về từ vựng, ngữ pháp để thực hiện tư tưởng, tình cảm trong hình thức nói và viết. Kết quả học tập của học sinh phản ánh chất lượng của một nền giáo dục.
Để học sinh học tốt thì giáo viên phải tổ chức cho học sinh tiến hành các hoạt động để chiếm lĩnh tri thức. Như vậy mỗi giáo viên phải biến quá trình dạy học của mình thành quá trình học của học sinh, biết dạy cho học sinh cách học. Điều đó đòi hỏi mỗi giáo viên phải có một trình độ sư phạm lành nghề, phải luôn tìm tòi, sáng tạo, có ý tưởng mới trong dạy học, nắm vững nội dung kiến thức của bài dạy và nắm được trình độ của từng học sinh trong lớp mình dạy, trang bị cho mình một kiến thức và phương pháp dạy học nhằm phát huy tính năng động và chủ động của học sinh, tạo cho học sinh khả năng làm việc độc lập và tự giải quyết các tình huống nảy sinh trong cuộc sống.
Trong chương trình tiểu học, nội dung tạo từ chính là khái niệm về từ đơn, từ phức được dạy chủ yếu ở phân môn luyện từ và câu của TV lớp 4.
Việc cung cấp tri thức, lý thuyết cấu tạo từ có ý nghĩa hết sức quan trọng, bởi vì có nắm được cấu tạo từ cũng như kiểu nhận xét về cấu tạo thì học sinh mới có kĩ năng nhận diện, phân loại, sử dụng từ một cách có hiệu quả. Chính vì vậy, việc dạy học sinh nắm được khái niệm từ đơn, từ phức là một nhiệm vụ đơn giản, song rất phức tạp. Trong thực tế việc dạy nội dung cấu tạo từ ở tiểu học, để hình thành khái niệm từ đơn, từ phức đa số các giáo viên còn hay lúng túng trong việc lĩnh hội tri thức này thông qua một số nội dung, đặc biệt là khái niệm từ phức.
+ Phân biệt từ đơn, đa âm và từ phức.
+ Phân biệt từ phức với từ láy.
Qua thực trạng dạy học và sự thay đổi của chương trình SGK Tiểu học   tôi xin được trình bày những kiến thức của mình trên cơ sở học hỏi, tham khảo tài liệu giáo trình, SGK và thực tế dạy học nhằm nâng cao chất lượng các bài giảng cấu tạo từ nói riêng và dạy Tiếng Việt nói chung.
Với lý do cơ bản trên, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài này: “Giúp học sinh lớp 4 phân biệt từ ghép và từ láyqua phân môn Luyện từ và câu”.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài nhằm mục đích tìm hiểu kĩ về nội dung từ phức ở lớp 4 nhằm nâng cao chất lượng dạy cấu tạo từ. Trên cơ sở đó sẽ nâng cao được chất lượng đọc, nói, viết cho học sinh.
Tình hình học tập vủa học sinh hiện nay so với học sinh các năm trước có những tiến bộ đáng kể, nhất là khả năng giao tiếp. Học sinh đã tự tin hơn khi trình bày ý kiến trước đám đông, có khả năng cảm thụ cái hay cái đẹp của các tác phẩm văn học và được học thêm nhiều kiến thức mới so với nội dung chương trình cũ như thuyết trình, tranh luận, phát biểu cảm nghĩ.Tuy nhiên, về phần từ và câu, học sinh còn mắc phải những hạn chế sau:
Kĩ năng nhận diện từ, phân cắt các đơn vị từ trong câu còn nhiều sai lệch.
Kĩ năng phân loại và nhận diện từ theo cấu tạo còn nhiều nhầm lẫn.
Kĩ năng nhận diện và phân tích các thành phần câu chưa thật chính xác.
Kĩ năng xác định từ loại còn hạn chế.
 Trong các hạn chế trên, mặt nào cũng cần phải khắc phục. Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài này, bản thân tôi muốn trình bày sâu một vấn đề. Đó là kĩ năng phân loại và nhận diện từ theo cấu tạo còn nhiều hạn chế. Ở đơn vị kiến thức này, học sinh thương mắc các lỗi sau:
Học sinh còn xác định sai từ ghép khi cả hai tiếng có bộ phận cuả tiếng giống nhau như các từ: nhân dân, mệt mỏi, buồn bực.
Học sinh chưa nhận dạng được các từ láy đặc biệt khuyết phụ âm đầu thường là các từ tượng thanh, tượng hình.
Học sinh không phân biệt được từ ghép phân loại và từ ghép tổng hợp trong các trường hợp từ đó có tiếng gốc là một động từ hay một tính từ.
Học sinh có vốn từ ghép và từ láy có 3 hay 4 tiếng rất hạn chế, ít ỏi.
 Vì sao học sinh lại mắc những tồn tại trên, trước hết ta phải tìm hiểu từ nội dung sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy của giáo viên, điều kiện học tập của học sinh và một số vấn đề có liên quan khác.
 Sách giáo khoa đang hiện hành được biên soạn theo quan điểm tích hợp, quan điểm giao tiếp và quan điểm tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh. Sự thể hiện các quan điểm này trong sách giáo khoa được thể hiện rất rõ ràng. Các kiến thức học sinh được học đan xen, kiến thức về từ học cùng kiến thức về câu, học sinh vừa học miêu tả ở tiết trước, tiết sau lại được làm quen với đơn từ. Kiến thức ở bài sau được mở rộng hơn so với bài trước. Hệ thống kiến thức được cung cấp chú ý nhiều đến việc rèn kĩ năng giao tiếp nên học sinh không những nghe đọc tốt hơn mà viết nói cũng tốt hơn. Sẽ giúp cho học sinh tiếp thu tốt những kiến thức đó, giáo viên phải sử dụng nhiều phương pháp dạy học, đặc biệt là phương pháp tích cực.
3. Đối tượng nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu
 Nghiên cứu việc học tập phân môn luyện từ và câu, cụ thể dạy từ ghép, từ láy cho học sinh lớp 4A5 và học sinh khối 4 trường TH Phương Liệt cùng các giáo viên trong khối.
4. Phạm vi nghiên cứu
 Nghiên cứu về khả năng phân biệt, nhận dạng các loại từ ghép (từ ghép có nghĩa tổng hợp và từ ghép có nghĩa phân loại), từ láy (láy âm, láy vần, láy cả âm và vần).
5. Phương pháp nghiên cứu
-  Đọc phân tích các tài liệu dạy học liên quan đến cấu tạo từ như: SGK, SGV tiếng việt 4, giáo trình Tiếng Việt 2.
- Phương pháp điều tra thực tế.
- Trao đổi với đồng nghiệp trong khối 4.
- Dự giờ đánh giá.
- Khảo sát chất lượng học sinh.
- Dạy thực nghiệm.
- Luyện tập về từ ghép và từ láy.
- Thống kê phân loại kết quả sau thực nghiệm.
 - Khảo sát hứng thú học tập và giảng dạy phân môn luyện từ và câu của giáo viên và học sinh thông qua các bài học và trao đổi giữa giáo viên và học sinh. 
 - Tìm đọc các tài liệu có liên quan tới việc phân biệt từ ghép, từ láy, dùng từ đặt câu của học sinh tiểu học xung quanh phân môn luyện từ và câu.
 - Điều tra tình hình gia đình và nhà trường có liên quan tới chất lượng và học tập của phân môn luyện từ và câu của giáo viên và học sinh.

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_lop_4_phan_biet_tu_ghep.doc