Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh học tốt phần giải toán có lời văn lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh học tốt phần giải toán có lời văn lớp 4

A, Thí dụ minh hoạ: ( bài 4 trang 23 sách giáo khoa toán 4)

Một xe ô tô chuyến trước chở được 3 tấn muối, chuyến sau chở nhiều hơn chuyến trước 3 tạ .Hỏi cả 2 chuyến xe đó chở được bao nhiêu tạ muối?

b. Cách giải bài toán theo các bước sau.

* Tìm hiểu nội dung đề toán

Giáo viên cầu hỏi dưới dạng lệnh làm việc ( như bài trên)

* Tìm cách giải bài toán.

 

doc 20 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 2344Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh học tốt phần giải toán có lời văn lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tập sâu thời gian. Phần giải toán có lời văn rất quan trọng có mặt ở hầu hết ở mạch kiến thức trong chương trình, nó làm tiền đề để học sinh học lên các lớp trên. 
Nhưng thực tế thực trạng dạy học mạch kiến thức này học sinh có hiểu nhưng chưa sâu , dẫn dến kếtquả bài làm hay bị sai, chất lượng giải toán có lời văn của học sinh còn thấp. Năm học 2005 – 2006 tôi được chủ nhiệm lớp 4A với sĩ số là 30 học sinh. Học được 2 tháng đầu năm qua các bài tập tôi nhận kết quả giải toán của học sinh chưa đạt yêu cầu, đến đầu tháng 11 tôi khảo sát chất lượng của học sinh về giải toán có lời văn. Kết quả đạt được cụ thể như sau.
Tổng số HS
Điểm giỏi
Khá
TB
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
30 HS
2
6,6
5
16,7
15
50
8
26,7
 Từ thực tế trên tôi đã tìm hiểu nguyên nhân vì sao dẫn đến chất lượng giải toán có lời văn của học sinh còn thấp và tìm ra những biện pháp khắc phục
II nguyên nhân của vấn đề qua thực tế dạy học
Học sinh chưa chú trọng đến kỹ năng giải toán, chưa biết nhận dạng các bài toán và cách giải từng dạng toán. Có thể có những học sinh chưa nắm vững phần thuật tính ở các phép tính cộng trừ, nhân, chia nên dẫn đến làm sai, cũng có thể có những học sinh làm phép tính kết quả đúng những đặt lời giải sai, có những học sinh không biết cách đặt lời giải nên chỉ viết lời giải cho xong ( nhưng không đúng). ở phần giải toán có lời văn học sinh còn gặp khó khăn trong việc nhận dạng toán, phân tích dữ liệu của bài toán và đặc biệt là đặt lời giải cho mỗi bước tính. Có khi học sinh còn có quan niệm sai lầm là hễ thấy “nhiều hơn” thì làm tính cộng, “ ít hơn” thì làm tính trừ mà không đi sâu vào tìm hiểu các điều kiện của đầu bài dẫn đến chất lượng giải toán có lời văn của học sinh đạt chưa cao.
Qua những năm thực tế giảng dạy ở lớp 4 tại trường Tiểu học Nguyên Bình A bản thân tôi đã nghiên cứu suy nghĩ, tìm ra những giải pháp từ thực trạng dạy học của mình.
III. Các giải pháp thực hiện.
Giải toán là một hoạt động trí tuệ khó khăn phức tạp, hình thành kĩ năng giải toán khó hơn nhiều so với kĩ xảo tính, vì các bài là sự kết hợp đa dạng nhiều khái niệm, nhiều quan hệ toán học nắm chắc các ý nghĩa phép tính đòi hỏi khả năng độc lập suy luận của học sinh, đòi hỏi học sinh biết cách tính thông thạo, đặc biệt là biết nhận dạng bài toán và lựa chọn thích hợp.
Để giúp học sinh giải tốt các bài toán có lời văn cần hướng dẫn học sinh nắm được một số bước của quy tắc chung, hướng dẫn các em giải bài toán có lời văn :
Việc giải bài toán có lời văn có thể tiến hành theo 4 bước:
1.Tìm hiểu kĩ đầu bài .
2.Lập kế hoạch giải 
3.Thực hiện kế hoạch giải.
4.Kiểm tra lời giải và đánh giá kết quả.
1 Phương pháp giải các bài toán đơn .
* Các bài toán đơn giản có 1 phép tính.
Thực hiện các bước cụ thể như sau.
Bước 1: Tìm hiểu nội dung bài toán ( đọc kĩ đề bài toán)
Bước này ở bất kỳ bài toán nào cũng không thể bỏ qua được. Tránh thói quen xấu là vừa đọc xong bài hoặc chưa hiểu đề bài đã vội thực hiện bài giải. Như vậy sẽ tránh được sự bế tắc trong giải toán dẫn đến tình trạng không biết ghi lời giải như thế nào cho phù hợp.
Vì vậy bước đầu tiên của giải bài toán có lời văn là học sinh cần đọc kỹ đề bài để phân biệt được cái đã cho và cái cần tìm.
Dù bài toán được cho dưới dạng văn hoàn chỉnh hay tóm tắt sơ đồ, mô hình, hình vẽ....thì giáo viên cần yêu cầu học sinh đọc lại đề 3 đến 4 lần 
( đọc to hay đọc thầm). Thông qua đó học sinh sẽ hiểu được bài toán cho biết gì? yêu cầu cái gì?.
Ví dụ minh hoạ ( bài 3 trang 39 SGK toán 4)
Một huyện trồng 325164 cây lấy gỗ và 60830 cây ăn quả. Hỏi huyện đó trồng được tất cả bao nhiêu cây?
Học sinh đọc kỹ đề toán hiểu và nắm được dữ kiện của bài toán sẽ dễ dàng giải quyết được bước tiếp theo
Bước 2: Tóm tắt và lập kế hoạch giải.
Tóm tắt đề là kết quả của bước 1 bằng những sơ đồ, lược đồ đơn giản, bài toán được tóm tắt lại một cách ngắn gọn làm nổi bật mối quan hệ giữa các yếu tố đã cho và các yếu tố cần tìm. Mặc dù phần tóm tắt không bắt buộc khi giải các bài toán có văn trong chương trình tiểu học mới. Song đối với các bài toán khó hoặc hướng dẫn ban đầu cho học sinh có kỹ năng tóm tắt đề thì cần phải tóm tắt, nhưng tóm tắt bằng cách nào lại phụ thuộc rất nhiều vào bài toán. Bài toán có thể tóm tắt bằng nhiều cách, không nhất thiết học sinh phải tóm tắt theo giáo viên nhưng miễn sao phải đúng phù hợp với đề bài.
 	Ví dụ minh hoạ ( Bài 2 trang 77 SGK toán 4)
Người ta đổ đều 128610 lít xăng vào 6 bể. Hỏi mỗi bể có bao nhiêu lít xăng?
Tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng
 128610 lít
 ? lít
Trong quá trình giảng dạy giáo viên cần giúp học sinh chọn cách tóm tắt sao cho phù hợp với từng loại bài.
*. Lập kế giải bài toán.
Nhằm xác định trình tự giải quyết, chọn các phép tính thích hợp với câu lời giải và thực hiện phép tính. Có 2 hình thức thể hiện
Đi từ câu hỏi của bài toán đến số liệu.
Đi từ số liệu đến câu hỏi của bài toán
Ví dụ: Bài 2 trang 77.
 Xuất phát từ câu hỏi của bài toán đến dữ kiện.
Giáo viên: Bài toán hỏi gì ?
Học sinh: Mỗi bể đó có bao nhiêu lít xăng?.
 Giáo viên:Muốn biết được mỗi bể đó có bao nhiêu lít xăng phải làm gì ?
Học sinh: Ta lấy tống sô lít xăng chia cho 6 bể để tìm 1 bê tức là: 
 128610: 6 = 21435 ( lít xăng)
Từ đó học sinh dễ dàng tìm được cách giải 
* Xuất phát từ dữ kiện đến câu hỏi của bài toán, học sinh tự tìm cách giải quyết nhanh nhất, hiệu quả nhất. Đây là bước tập trung cao độ tư duy của học sinh, ở bước này giáo viên cần giúp học sinh phân tích suy luận để tìm ra các hướng giải bài toán.
Trong các bước phân tích giáo viên cần hướng dẫn các em qua các câu hỏi cụ thể nhằm giải quyết được yêu cầu của bài toán, tránh tình trạng lan man thiếu trọng tâm.
* Hướng dẫn học sinh có thể giải bài toán theo các cách khác nhau ( nếu có thể)
Bước 3: Thực hiện giải bài toán
Đây là các bước cụ thể hoá của quá trình tư duy trên nó thể hiện rõ kỹ năng giải toán của học sinh, giúp học sinh thực hiện rõ các phép tính nêu trong kế hoạch giải, và trình bày bài giải.
Yêu cầu: - Câu lời giải phải ngắn gọn.
- Phép tính phải đúng, có kết quả chính xác, kết quả phải kèm theo danh số thích hợp ( hay đơn vị đó thích hợp)
- Phải có đáp số rõ ràng
Ví dụ: ( Bài 2 trang 81 sách giáo khoa toán 4)
Người ta xếp đều 240 bộ bàn ghế vào 15 phòng học. Hỏi mỗi phòng xếp được bao nhiêu bộ bàn ghế ?
Với bài này ta sẽ hướng dẫn học sinh giải như sau.
Bài giải
Số bộ bàn ghế được xếp vào mỗi phòng là:
240 : 15 = 16( bộ)
 Đáp số : 16 bộ bàn ghế.
Bước 4: Kiểm tra lại bài toán.
Đây là bước rất cần thiết khi giải bất kỳ bài toán nào.
Bước này sẽ giúp các em nhận ra lời giải vừa trình bày đúng hay sai, sai ở chỗ nào để sữa chữa (cách đặt lời giải, đặt phép tính và tính) sau đó nêu cách giải đúng thì ghi đáp số
 Các hình thức thực hiện sau đây:
- Tạo ra bài toán ngươc với bài toán đã cho rồi giải bài toán ngược đó.
- Xét tính hợp lý của bài toán.
Trên đây là bước tính mà giáo viên cần phải sử dụng để hướng dẫn học sinh.Hình thành thói quen cho học sinh sử dụng khi giải các bài toán có lời văn nói chung. Tuy nhiên nếu xem xét từng bài, từng dạng thì cũng có phương pháp giải riêng cho từng dạng toán.
*Rèn kỹ năng nhận dạng toán.
Nếu trong quá trình dạy học người giáo viên chỉ chú trọng đến rèn kỹ năng cơ bản khi giải toán mà không rèn kỹnăng là nhận dạng toán lại là 1 điều đáng tiếc. Thầy giảng cố gắng gợi ý, hướng dẫn để học sinh biết được thực hiện đầy đủ 4 bước giải một bài toán cụ thể nào để mà không quan tâm đến nhận dạng toán xem học sinh có biết bài toán thuộc dạng toán nào, còn học sinh cứ thực hiện một cách máy móc.
Vậy khi đứng trước một bài toán, mỗi học sinh chỉ chú ý đến các thao tác đã biết để giải. Nếu như học sinh không giải được bài toán đó, học sinh không hiểu phải làm thế nào với các số đã cho trong đề bài vì học sinh thường ( nếu thấy nhiều hơn thì cộng, ít hơn thì trừ, gấp lên số lần thì nhân kém số lầm thì chia.....) không biết làm phép tính đó để tìm cái gì ? Nếu không biết ghi lời giải ra sao và nếu có ghi thì hầu như không hợp lý cũng chính vì thế mà hầu hết các em chỉ có khả năng giải các bài toán đơn giản, chứ chưa biết giải các bài toán phức tạp.
Do học sinh chưa nắm chắc được đặc trưng của từng dạng toán và chưa nắm được cách giải của từng dạng nên kĩ năng giải toán của học sinh còn chậm và chưa chính xác. Vì vậy trong khi dạy - giải toán có lời văn giáo viên cần giúp HS nắm được các dạng toán đó là một điều rất cần thiết đối với HS Tiểu học. Đặc biệt là HS lớp 4 với những bài toán có lời văn.
2 Các bài toán hợp
2.1 Các bài toán hợp giải bằng hai phép tính cộng trừ
a, Ví dụ minh hoạ: Bài 4 trang 40 sách giáo khoa toán 4.
Năm nay học sinh của một tỉnh miền núi trồng được 214800 cây, năm ngoái học sinh trồng được ít hơn năm nay 80600 cây. Hỏi cả 2 năm học sinh tỉnh đó trồng được bao nhiêu cây ?
b, Tìm cách giải bài toán đó theo các bước sau.
* Tìm hiểu nội dung đề toán.
Giáo viên nêu câu hỏi với lệnh làm việc “ hãy gạch một gạch dưới những cái đã cho “ hãy gạch 2 gạch ở dưới câu hỏi của đề toán”. Như vậy tất cả học cùng làm việc, em nào không chiụ làm việc giáo viên sẽ thấy và nhắc nhở.
* Tìm cách giải bài toán.
Giáo viên yêu cầu học sinh tóm tắt đề toán và lập sơ đồ giải bài toán
Tóm tắt Sơ đồ giải bài toán
 214800 cây 2 năm
Năm nay: Năm nay + Năm ngoái 
 80600 cây ? cây Năm nay – 80600 cây 
Năm ngoái:
Sơ đồ trên đó có 2dấu bằng viết dọc 
Dấu “ =” thứ nhất chỉ rõ cách tính số cây trong hainăm
Dấu “ =” thứ 2 chỉ rõ cách tính số cây của năm ngoái
*Thực hiện cách giải bài toán
 Bài giải
Năm ngoái học sinh của tỉnh đó trồng được số cây là:
214800 – 80600 = 134200 ( cây )
Cả 2 năm HS của tỉnh đó trồng được số cây là:
214800 + 134200 = 349000 ( cây )
Đáp số : 349000 cây
* Kiểm tra cách giải bài toán.
Muốn thử lại 214800 – 80600 = 134200 ta tính xem 134200 + 80600 có đúng bằng 214800 không.
Muốn thử lại: 214800 + 134200 = 349000 ta tính xem 349000 – 134200 có đúng bằng 214800 không
2.2 Các bài toán hợp giải bằng 2 phép tính cộng.
A, Thí dụ minh hoạ: ( bài 4 trang 23 sách giáo khoa toán 4)
Một xe ô tô chuyến trước chở được 3 tấn muối, chuyến sau chở nhiều hơn chuyến trước 3 tạ .Hỏi cả 2 chuyến xe đó chở được bao nhiêu tạ muối?
b. Cách giải bài toán theo các bước sau.
* Tìm hiểu nội dung đề toán
Giáo viên cầu hỏi dưới dạng lệnh làm việc ( như bài trên)
* Tìm cách giải bài toán.
HS tóm tắt và lập sơ đồ giải bài toán.
 Tóm tắt Sơ đồ giải bài toán
Đổi 3 tấn = 30 tạ Cả 2 chuyến
 30 tạ Chuyến trước + chuyến sau
 Chuyến trước ? tạ Chuyến trước + 3 tạ
 Chuyến sau 3 tạ 
 Thực hiện cách giải bài toán
Giải
Chuyến sau xe ô tô chở được số tạ muối là:
30 + 3 = 33 (tạ)
Số muối 2 chuyến xe đó chở được là:
30 + 33= 63(tạ)
Đáp số: 63 tạ muối
 *Kiểm tra cách giải bài toán
Muốn thử lại: 30 + 3 = 33 tạ thì ta tính xem 33 – 3 có bằng 30 không
Muốn thử lại 30 + 33 = 63 ta tính xem 63 – 33 có bằng 30 không
2.3 Giải bài toán hợp bằng 3 phép tính
a.Thí dụ minh hoạ: Bài 5 trang 139 sách giáo khoa toán 4
Một kho chứa 23450 kg cà phê. Lần đầu lấy ra 2710 kg cà phê, lần sau lấy ra gấp đôi lần đầu. Hỏi trong kho còn lại bao nhiêu kg cà phê ?
b.Cách giải bài toán theo các bước 
* Tìm hiểu nội dung đề toán
- Giáo viên yêu cầu HS đọc đề bài, GVnêu câu hỏi với lệnh làm việc: Gạch 1 gạch dưới những cái đã cho, gạch 2 gạch dưới những câu hỏi của bài toán. tất cả học sinh đều phải làm việc.
*Tìm cách giải bài toán.
 GV yêu cầu HS tóm tắt và lập sơ đồ để phân tính đề toán.
Tóm tắt 
 23450kg Sơ đồ phân tích đề toán.
 270kg Còn lại
 Lần 1 lần 2 còn ? kg Tổng – ( lần 1 + lần2)
 2 lần 1
Nếu qúa trình lập sơ đồ học sinh gặp khó khăn giáo viên quan sát giúp đỡ. Sau khi học sinh lập sơ đồ phân tính xong, nói cách suy nghĩ
- Ta muốn tìm số cà phê còn lại, lấy tổng số cà phê trừ đi 2 lần lấy.
- Muốn tìm số cà phê lấy lần sau và ta sẽ lấy số cà phê lần đầu nhân với 2.
Sau đó yêu cầu học sinh đi ngược sơ đồ trên để giải
*Thực hiện cách giải bài toán
Giải
Số ki – lô - gam cà phê lấy ra lần sau là:
2710 x 2 = 5420 (kg)
Số ki – lô - gam cà phê lấy ra cả 2 lần là:
2710 + 5420 = 8130 (kg)
Số ki – lô - gam cà phê còn lại trong kho là
23450 – 8130 = 15320 (kg)
Đáp số : 15320 kg cà phê
*Kiểm tra cách giải bài toán
Hướng dẫn học sinh tính ngược đề thử lại
5420: 2 = 2710
8130 – 5420 = 2710
15320 + 8130 = 23450
3. Giải các bài toán có văn điển hình.
3.1 Giải toán về số trung bình cộng
a, Thí dụ minh hoạ: ( Bài toán 2 trang 27 sgk toán 4)
Số học sinh của 3 lớp lần lượt là 25 học sinh, 27 học sinh, 32 học sinh. Hỏi trung bình mỗi lớp có bao nhiêu học sinh ?
b, Tìm cách giải bài toán theo các bước sau:
* Tìm hiểu nội dung đề toán.
HS đọc kĩ đề toán, hiểu rõ bài toán cho biết gì ? bài toán hỏi gì ?
* Tìm cách giải bài toán
Giáo viên cho học sinh lập sơ đồ và nêu quy tắc 
 25 h/s 27 h/s 32 h/s
 ? h/s ? h/s ? h/s
*Thực hiện cách giải bài toán
Tổng số HS của 3 lớp là
25 + 27 + 32 = 48 ( học sinh)
Trung bình mỗi lớp có
84: 3 = 28(học sinh)
Đáp số: 28 học sinh
Chú ý: Khi giải toán về số trung bình cộng ta hướng dẫn học sinh vận dụng quy tắc để giải
3.2 Giải toán về tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của chúng 
a, Ví dụ minh hoạ: ( Bài 2 trang 47 sgk toán 4)
Một lớp học có 28 học sinh, số học sinh trai hơn số học sinh gái là 4 em. Hỏi lớp học đó có bao nhiêu học sinh trai, bao nhiêu học sinh gái ?
b, Cách giải bài toán theo các bước sau
*Tìm hiểu nội dung đề toán
- HS đọc kĩ đề toán hiễu rõ bài toán cho biết gì ? bài toán yêu cầu tìm gì ?
*Tìm cách giải bài toán
Tóm tắt đề.
 ? h/s
HS trai 28 h/s
 4 h/s
HS gái 
 ? h/s
Bài toán cho biết gì ? ( lớp đó 28 học sinh và học sinh trai nhiều hơn học sinh gái là 4 em )
Bài toán bắt ta tìm mấy số ? ( Tìm 2 số đó là số học sinh trai và học sinh gái) 
Ta đã biết gì về 2 số? ( tổng số học sinh là 28 hiệu số học sinh trai và học sinh gái là 4 em )
Vậy bài toán thuộc dạng toán nào các em đã học ? ( tìm 2 số khi đã biết tổng và hiệu của 2 số đó )
 Muốn tìm số bé ta làm như thế nào ? ( tổng - hiệu ) : 2
Tìm số bé tức là tìm số học sinh trai hay gái ? ( học sinh gái)
- Muốn tìm số lớn ta làm thế nào ? ( tổng + hiệu ) : 2
- Tìm số lớn là tìm số học sinh nào ? ( số học sinh nam)
*Thực hiện cách giải bài toán 
Số học sinh gái là
 ( 28 – 4): 2= 12 ( học sinh)
Số học sinh trai là :
 12 + 4 = 16 ( học sinh)
 Đáp số: 12 học sinh gái
 16 học sinh trai
*Kiểm tra cách giải bài toán 
Lấy số học sinh trai cộng số học sinh gái xem có bằng số học sinh cả lớp không tức là : 12 + 16 = 28, lấy số học sinh trai trừ đi số học sinh gái xem có bằng 4 không tức là : 16 – 12 = 4
Chú ý: Để giải bài toán dạng này học sinh xác định được tổng 2 số và hiệu 2 số. Sau đó áp dụng công thức để tính.
3.3 Các bài toán có dạng hình học
Các bài toán có nội dung hình học trong chương trình như diện tích, chu vi hình chữ nhật, diện tích, chu vi hình thang, diện tích hình bình hành.
a, Thí dụ minh hoạ ( Bài 4 trang 177 sgk toán 4)
Một thửa xuống hình chữ nhật có chiều dài 120m, chiều rộng bằng 2/3 chiều dài. Người ta cấy lúa ở đó, tính ra cứ 100m2 thu hoạch được 50kg thóc. Hỏi đã thu hoạch được ở thửa ruộng đó bao nhiêu tạ thóc ?
b, các bước tiến hành giải.
*Tìm hiểu nội dung đề toán.
Giáo viên yêu cầu học sinh dưới dạng lệnh làm việc “ hãy gạch 1 gạch dưới cái đã cho và” “ gạch 2 gạch dưới cái phải tìm”
 *Tìm cách giải bài toán.
Giáo viên yêu cầu học sinh lập sơ đồ phân tính đề toán. Sau khi nghe lệnh này tất cả học sinh đều cố gắng suy nghĩ và tự vẽ nên một số đồ sau:
Thửa ruộng thu hoạch
50 x ( diện tích : 100)
Chiều dài x chiều rộng.
 Chiều dài x 2
 3
*Thực hiện cách giải
Chiều rộng của thửa ruộng là :
120 x 2 = 80 (m)
 3
Diện tích của thửa ruộng là :
120 x 80 = 9600 ( m2)
Số thóc thu hoạch ở thửa ruộng đó là:
50 x ( 9600:100) = 4800 (kg)
Đổi 4800 kg = 48 tạ
Đáp số : 48 tạ thóc
Kiểm tra cách giải bài toán giáo viên hướng dẫn học sinh kiểm tra lại kết quả bài toán bằng cách tính ngược lại.
3.4 Giải bài toán về tìm 2 số khi biết tổng và tỉ của 2 số đó 
Để giải các bài toán về tìm 2 số khi biết tổng và tỉ của hai số đó ta dùng phương pháp chia tỉ lệ
*Các bước giải bài toán bằng phương pháp chia tỉ lệ
- Bước 1: Tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng. Dùng đoạn thẳng để biểu thị các số cần phải tìm. Số phần bằng nhau của các đoạn thẳng tương ứng với tỉ số của các số cần tìm
Bước 2: Tìm tổng số phần bằng nhau.
Bước 3: Tìm giá trị của một phần
Bước 4 : Xác định mỗi số cần tìm
a.Thí dụ minh hoạ ( Bài 2 trang 148 sgk toán 4)
Hai kho thóc chứa125 tấn thóc, trong đó số thóc ở kho thứ nhất bằng 3/2 số thóc ở kho thứ hai. Hỏi mỗi kho chứa bao nhiêu tấn thóc ?
b, Giải bài toán các theo bước sau.
* Tìm hiểu nội dung bài toán.
- HS đọc kĩ đề bài xem đề bài toán cho biết gì ? bài toán hỏi gì ?
* Tìm cách giải bài toán
Tóm tắt đề toán
 ? tấn
Kho 1: 125 tấn thóc
Kho 2:
 ? Tấn
ở đây đoạn thẳng thứ nhất chỉ số thóc chứa trong kho 1. Đoạn thẳng thứ 2 chỉ số thóc chứa trong kho 2. Đoạn thẳng 1 có 3 phần, đoạn thẳng 2 có 2 phần.
Để mô tả số thóc chứa trong 2 kho ta vẽ dấu móc ôm lấy 2 đoạn thẳng và ghi số tấn thóc cả 2 kho là 125 tấn. Trên đoạn thẳng thứ nhất và đoạn thẳng thứ 2 kèm theo dấu chấm ( ?) ngụ ý tìm xem số thóc ở kho 1 và kho 2 
- Lập kế hoạch và giải bài toán như sau.
Xuất phát từ câu hỏi của đề toán.
+ Bài toán hỏi gì ? ( mỗi kho chứa bao nhiêu tấn thóc ?)
+ Bài toán cho biết gì ?( 125 tấn thóc chứa trong 2 kho)
+ Bài toán cho biết thêm gì nữa? ( Kho 1 bằng 3/2 kho 2)
- Giúp HS nhận dạng bài toán:
+ Phải tìm mấy số ? ( 2số: Số tấn thóc ở kho 1 và kho 2)
+ Bài toán cho biết gì về 2 số ấy ? ( tổng 125 và tỉ là 3/2)
+Vậy bài toán thuộc dạng nào ? ( Tìm 2 số khi biết tổng và tỉ của 2 số đó)
+ Ta thấy nêu tấn thóc ở kho 1 là 3 phần ( chỉ vào sơ đồ) thì số thóc ở kho 2 là mấy phần ? ( 2 phần) giáo viên chỉ vào sơ đồ
Vậy số thóc ở kho 1 và kho 2 là mấy phần? ( 5 phần)
+ 5 phần gồm bao nhiêu tấn thóc ( 125 tấn )
+ Vậy tìm một phần ta làm thế nào? ( lấy 125: 5)
+ Từ đó tìm số thóc ở kho 1 ta làm thế nào ? ( Lấy 1 phần nhân 3)
+ Tương tự tìm số thóc ở kho 2 ta làm thế nào ? ( Lấy 1 phần nhân 2 hoặc lấy tổng số thóc trừ đi số thóc ở kho 1)
*Thực hiện cách giải bài toán
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
3 + 2 = 5 ( phần)
Số thóc ở kho thứ nhất là :
125 : 5 x 3 = 75 ( tấn)
Số thóc ở kho thứ hai là:
125 – 75 =50 ( tấn)
 Đáp số : kho 1: 75 tấn thóc
 kho 2: 50 tấn thóc
*Kiểm tra cách giải bài toán
Giáo viên gợi ý cho học sinh thử lại
50 + 75 = 125
75: 3 x 5 = 125
Chú ý: Đối với dạng toán này giáo viên cần cho học sinh nhận dạng bài toán rồi gợi ý cho học sinh nêu các bước giải.
3.5 Giải toán về tìm 2 só khi biết hiệu và tỉ số của 2 số đó 
ở dạng này ta cũng dùng phương pháp chia tỉ lệ để giải. Các bước giải tiến hành tương tự giải bài toán về tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó nhưng ở bước 2 ta tìm hiệu số phần bằng nhau.
a, Ví dụ minh hoạ ( Bài 2 trang 151 sgk toán 4)
Mẹ hơn con 25 tuổi. Tuổi con bằng 2 /7tuổi mẹ. Tính tuổi của mỗi người
b, Giải bài toán theo các bước sau.
*Tìm hiểu nội dung đề toán.
- Giaó viên cho học sinh đọc kĩ đề toán, xem đề toán cho biết gì ? hỏi gì ? 
*Tìm cách giải bài toán.
Tóm tắt
 ? tuổi
Tuổi con
 25 tuổi
Tuổi mẹ:
 ? tuổi
Đoạn thẳng thứ nhất chỉ tuổi con , đoạn thẳng thứ hai chỉ tuổi mẹ ,nếu coi tuổi con là 2 phần thì tuổi mẹ là 7 phần
5 phần ứng với 25 tuổi. Dấu ? ở đoạn thẳng thứ nhất chỉ tìm tuổi con, dấu ? ở đoạn thẳng thứ 2 chỉ tìm tuổi mẹ
- Xuất phảt từ câu hỏi của đề toán
+ Bài toán hỏi gì ? ( Tính tuổi con, tuổi mẹ)
+ Bài toán cho biết gì ? ( Mẹ hơn con 25 tuổi, tuổi con bẳng 2/7 tuổi mẹ
 	- Giúp HS nhận dạng bài toán
+ Bài toán phải tìm mấy số ? ( 2 số, tuổi mẹ và tuổi con )
+ Bài toán đã cho biết gì về 2 số ấy ? ( Hiệu của 2 số là 25 tỉ là 2/7 )
+ Vậy bài toán thuộc dạng nào ? ( tìm 2 số khi biết hiệu và tỉ của hai số đó)
Dựa vào sơ đồ giáo viên gợi ý học sinh cách giải (giải tương tự như giải bài toán về tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số)
*Thực hiện cách giải bài toán. 
Hiệu số phần bằng nhau.
7 – 2 = 5 ( phân )
Tuổi con là: 25: 5 x2 = 10 (tuổi)
Tuổi mẹ là: 25 + 10 = 3

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 4.doc