Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh học tốt bộ môn lịch sử ở trường THCS thông qua việc sử dụng các sơ đồ để dạy học

Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh học tốt bộ môn lịch sử ở trường THCS thông qua việc sử dụng các sơ đồ để dạy học

Để thực hiện được phương pháp sơ đồ hóa trong bài, giáo viên nên đặt câu hỏi dựa trên nội dung của sách giáo khoa. Nhưng giáo viên cũng nên nhận biết được mục nào, phần nào nên lập sơ đồ và ngược lại. Khi đặt câu hỏi có dùng sơ đồ, giáo viên nên đặt câu hỏi chính để thu hút các em vào đọc sách giáo khoa tìm hiểu trước. Lúc đó, giáo viên treo sơ đồ (thường là sơ đồ câm) lên trên bảng như là một gợi ý giúp học sinh định hướng trả lời. Sau khi học sinh đọc sách giáo khoa và nhìn trên sơ đồ (phối hợp kỹ năng đọc và nhìn), giáo viên bắt đầu đặt các câu hỏi gợi mở (trong đó có thể xen vào câu hỏi mang tính tư duy) để học sinh lần lượt trả lời

doc 13 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 3025Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh học tốt bộ môn lịch sử ở trường THCS thông qua việc sử dụng các sơ đồ để dạy học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài :
GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT BỘ MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THCS THÔNG QUA VIỆC SỬ DỤNG CÁC SƠ ĐỒ ĐỂ DẠY HỌC 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận
Việc học tập Lịch sử, cũng như học tập bất cứ bộ môn nào ở nhà trường đều nhằm cung cấp kiến thức khoa học, hình thành thế giới quan khoa học, phẩm chất đạo đức chính trị cho học sinh.
Trong những năm qua khi thực hiện chương trình thay sách giáo khoa, việc đổi mới phương pháp dạy học đã được nhiều người quan tâm và khẳng định vai trò quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học trong việc nâng cao chất lượng dạy học.. Bộ môn Lịch sử cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ sở của khoa học lịch sử, nên đòi hỏi học sinh không chỉ nhớ mà còn phải hiểu và vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. Cho nên, cùng với các môn học khác, việc học tập Lịch sử đòi hỏi phát triển tư duy, thông minh, sáng tạo. Đã có quan niệm sai lầm cho rằng học Lịch sử chỉ cần học thuộc lòng sách giáo khoa, ghi nhớ các sự kiện - hiện tượng lịch sử là đạt, không cần phải tư duy - động não, không có bài tập thực hành, Đây là một trong những nguyên nhân làm suy giảm chất lượng môn học.
Điều quan trọng nhất trong trong việc đổi mới phương pháp dạy học là thầy dạy thế nào để học sinh động não, làm thay đổi chất lượng hoạt động trí tuệ của học sinh, làm phát triển trí thông minh, trí sáng tạo của các em. Hiện nay, trong quá trình dạy học trên lớp, hoạt động trí tuệ chủ yếu của học sinh là ghi nhớ và tái hiện. Ở nhà, học sinh tự học dưới dạng học bài và làm bàinhưng về căn bản đã được hướng dẫn ở lớp, nên hoạt động trí tuệ của học sinh vẫn nặng về rèn luyện trí nhớ và khả năng tái hiện. Như vậy, rèn luyện năng lực tư duy, khả năng tưởng tượng, sáng tạo phát triển trí tuệ, trí thông minhcủa học sinh nói chung, được xem là nhiệm vụ chủ yếu, nhiệm vụ quan trọng nhất của quá trình dạy học hiện đại. Vì vậy, then chốt của việc đổi mới phương pháp dạy học là điều chỉnh mối quan hệ giữa tái hiện và sáng tạo, đến việc tăng cường các phương pháp sáng tạo nhằm đổi mới tính chất hoạt động nhận thức của học sinh trong quá trình dạy học.
2. Cơ sở thực tiễn :
Dạy học Lịch sử là dạy những sự gì đã xảy ra trong quá khứ, mỗi bài học đều có rất nhiều sự kiện và khái niệm lịch sử học sinh phải nhớ và hiểu. Trong thực tế hiện nay, còn nhiều học sinh học tập một cách thụ động, chỉ đơn thuần là nhớ kiến thức một cách máy móc mà chưa rèn luyện kỹ năng tư duy. Học sinh chỉ học bài nào biết bài đấy, nhớ các kiến thức lịch sử một cách rời rạc và rất nhanh quên.
Ngoài ra, do quan niệm sai lệch về vị trí, chức năng của môn lịch sử trong đời sống xã hội. Một số học sinh và phụ huynh có thái độ xem thường bộ môn lịch sử, coi đó là môn học phụ, môn học thuộc lòng, không cần đầu tư công sức nhiều, dẫn đến hậu quả học sinh không nắm đựơc những sự kiện lịch sử cơ bản, nhớ sai, nhầm lẫn kiến thức lịch sử là hiện tượng khá phổ biến trong thực tế ở nhiều trường.
Trong điều kiện hiện nay, việc giảng dạy và học tập bộ môn lịch sử vẫn còn nhiều bất cập như: Chương trình sách giáo khoa khá nặng nề, quá tải về kết cấu các nội dung, về thời lượng của chương trình. Chương trình còn nặng về lí thuyết mà rất ít số tiết thực hành và ôn tập. Trong mỗi bài dạy lại có quá nhiều sự kiện làm cho học sinh ít hứng thú học lịch sử vì khó nhớ , khó thuộc
Qua hai năm giảng dạy lịch sử tại trường THCS, bản thân tôi luôn trăn trở để tìm ra những phương pháp giúp học sinh hứng thú học tập bộ môn hơn và đạt kết quả cao hơn . Một trong những phương pháp có hiệu quả tôi đã thực hiện gây hứng thú học tập cho học sinh là sử dụng các sơ đồ để dạy và củng cố bài học. Trên cơ sở đó, bản thân tôi đã chọn đề tài nhỏ về đổi mới phương pháp dạy học: Giúp học sinh học tốt bộ môn Lịch sử ở trường THCS thông qua việc sử dụng các sơ đồ để dạy học
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Thực trạng của vấn đề
Trong những năm qua, mặc dù chương trình và sách giáo khoa đã có thay đổi, nhưng lượng kiến thức trong mỗi bài học vẫn rất nhiều. Đa số học sinh không thể nhớ hết sự kiện lịch sử nếu không hiểu bài. Vì thế để có thể giúp học sinh hiểu bài nhanh chóng giáo viên có thể sử dụng các sơ đồ có sẵn trong sách giáo khoa hoặc tự làm để cụ thể hóa các sự kiện lịch sử và hình thành khái niệm lịch sử cho học sinh. Sơ đồ là một loại đồ dùng trực quan quy ước, nếu sử dụng tốt sẽ đem lại hiệu quả cao.
2. Các biện pháp
Trong dạy học lịch sử, do không trực tiếp quan sát các sự kiện nên phương pháp trực quan góp phần quan trọng trong việc tạo biểu tượng cho học sinh, cụ thể hóa các sự kiện nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Đồ dùng trực quan có nhiều loại trong đó sơ đồ thuộc loại đồ dùng quy ước. Nhiều bài dạy lịch sử có rất nhiều thông tin và sự kiện học sinh không thể nhớ hết, nhưng GV hệ thống bằng sơ đồ thì bài học sẽ trở nên ngắn gọn và dễ hiểu. Qua thực tế giảng dạy hai năm bản thân xin đưa ra một số kinh nghiệm nhỏ trong việc sử dụng các sơ đồ để dạy học bộ môn lịch sử. 
Trước tiên, chúng ta phải phân loại sơ đồ trong dạy học lịch sử. Sơ đồ lịch sử với dạng chung là “rẽ nhánh” thì có nhiều loại:
+ Sơ đồ “đường”: loại này rẽ từ “ô chính” sang các “ô phụ” bằng các đường nối hoặc mũi tên. Sơ đồ này có hai kiểu là: sơ đồ có sẵn trong sách giáo khoa và sơ đồ không có sẵn trong sách giáo khoa.
+ Sơ đồ tư duy: loại sơ đồ này cũng có ô và các đường nối, nhưng chúng được làm mềm mại bằng các hình bầu dục, các đường nối cong cong (có đậm nhạt khác nhau) và có màu sắc. Loại này được dùng phổ biến trong các bài giảng điện tử của giáo viên khi dự giờ, khi tham dự các hội thi của giáo viên
Về cách sử dụng, dù ở loại nào đi chăng nữa thì mỗi sơ đồ đều được sử dụng theo trình tự các bước sau:
Bước 1: Học sinh đọc kênh chữ ở sách giáo khoa 
Bước 2: Cho học sinh hoạt động theo nhóm, dựa trên thông tin của kênh chữ để vẽ sơ đồ theo kênh chữ của sách giáo khoa
Bước 3: Đại diện các nhóm vẽ sơ đồ trên bảng và trình bày sơ đồ vừa vẽ bằng ngôn ngữ nói.
Bước 4: Học sinh nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh phần sơ đồ, giáo viên kết luận, đánh giá hoạt động của học sinh.
Bước 5: HS quan sát tự vẽ sơ đồ vào vở.
Đó là năm bước cần thực hiện khi dạy học bằng sơ đồ. Tuy nhiên để làm rõ hơn, người viết lưu ý:
+ Khi thiết kế sơ đồ, cần lưu ý các đề mục của bài. Theo kinh nghiệm giảng dạy của tôi trong 2 năm, thường các bài về vương triều phong kiến (lớp 6, 7) và các chế độ xã hội (tư bản, vô sản) thì các đề mục được giáo viên khái quát bằng sơ đồ cho học sinh dễ hình dung. Đơn cử kể ra một số đề mục cơ bản mà giáo viên thường dùng sơ đồ:
+ Chính trị (bộ máy nhà nước)
+ Kinh tế
+ Xã hội
+ Văn hóa
+ Chiến tranh
Mỗi đề mục trên đây lại phân chia thành các đề mục nhỏ hơn. Ví dụ cụ thể là sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lý: 
VUA
ĐẠI THẦN
24 LỘ, PHỦ
QUAN VÕ
QUAN VĂN
HUYỆN
HƯƠNG, XÃ
HƯƠNG, XÃ
Để thực hiện được phương pháp sơ đồ hóa trong bài, giáo viên nên đặt câu hỏi dựa trên nội dung của sách giáo khoa. Nhưng giáo viên cũng nên nhận biết được mục nào, phần nào nên lập sơ đồ và ngược lại. Khi đặt câu hỏi có dùng sơ đồ, giáo viên nên đặt câu hỏi chính để thu hút các em vào đọc sách giáo khoa tìm hiểu trước. Lúc đó, giáo viên treo sơ đồ (thường là sơ đồ câm) lên trên bảng như là một gợi ý giúp học sinh định hướng trả lời. Sau khi học sinh đọc sách giáo khoa và nhìn trên sơ đồ (phối hợp kỹ năng đọc và nhìn), giáo viên bắt đầu đặt các câu hỏi gợi mở (trong đó có thể xen vào câu hỏi mang tính tư duy) để học sinh lần lượt trả lời
+ Sử dụng sơ đồ. Với cách làm truyền thống là giáo viên điền thẳng câu trả lời vào sơ đồ rồi cho cả lớp kẻ sơ đồ đó vào vở, nhưng với hiện nay thì không làm như thế. Giáo viên vừa đặt câu hỏi cho học sinh trả lời. Khi trả lời, học sinh có thể tự lên bẳng điền câu trả lời vào sơ đồ luôn. Như vậy nó kích thích được sự chủ động của học sinh trong học tập. 
Với lưu ý này, giáo viên có thể làm “cuộc thi tiếp sức”: chia lớp thành các nhóm. Giáo viên đưa ra nhiều câu hỏi, học sinh ở các nhóm sẽ đọc nhanh sách giáo khoa, lấy thông tin và điền lên sơ đồ. Nhóm nào điền nhanh và chính xác thì thắng cuộc. Điền thông tin vào chắc chắn có sai sót. Giáo viên có thể mời bất kỳ một số thành viên trong nhóm sửa chữa sơ đồ trên bảng. Cho cá nhân các nhóm xung phong sửa chữa. Nhóm nào có nhiều người sửa mà đúng nhất (trừ trường hợp có vài sai sót do học sinh không biết thì giáo viên sửa luôn) thì thắng cuộc. 
+ hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ vào vở. Thông thường việc này rất mất thời gian, nên có thể trong khi làm bước 2 thì giáo viên yêu cầu học sinh làm luôn bước 3. Học sinh nhìn và tự vẽ đươc (sơ đồ tư duy phải có hoa tay thì mới đẹp). Trong khi vẽ, giáo viên yêu cầu học sinh tô đậm các ý chính (hay các đề mục chính) buộc học sinh phải ghi nhớ: Mục chính là cái gốc của cây, các mục nhỏ là ngọn cây. Làm chắc gốc thì ngọn mới dài và cao, vươn xa.
3. Một số ví dụ minh họa các kiểu sơ đồ trong bài viết 
Ở mục này, người viết dùng hai kiểu sơ đồ (tựu chung thì nó có dạng rẽ nhánh) trong một số bài cụ thể: 
Ví dụ 1 : Khi dạy bài 12: Nước Văn Lang. Giáo viên giảng theo các mục trong bài và thuộc các nhận biết ở trên để phân biệt: mục nào cần dùng sơ đồ, mục nào không cần dùng sơ đồ. Giảng tới mục 3, GV đặt ra câu hỏi và hướng dẫn học sinh lớp 6 trả lời. Trong lúc học sinh suy nghĩ, GV có thể vẽ ra sơ đồ bộ máy nhà nước luôn và sơ đồ này là sơ đồ câm; đồng thời đặt ra các câu hỏi mở để học sinh tự điền vào sơ đồ (có hướng dẫn). Sau khi hoàn thành, GV có sơ đồ sau:
Nhìn vào sơ đồ, học sinh lớp 6 sẽ thấy rõ các thành phần của một nhà nước sơ khai đầu tiên của nước ta: Vua – Quan lại (Lạc hầu, Lạc tướng) – Bồ chính (già làng) và ra kết luận cuối cùng để chốt ý cho cả mục. 
Khi dạy bài 2- Lịch sử lớp 7 Bài “Sự suy vong của chế dộ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu” GV giảng đến phần sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu có thể giúp học sinh từ những kênh chữ trong sách giáo khoa vẽ sơ đồ về sự hình thành 2 giai cấp mới trong xã hội phong kiến, sau đó GV kết luận bằng sơ đồ của mình như sau :
Chủ xưởng, chủ đồn điền, thương nhân giàu có.
GIAI CẤP TƯ SẢN 
GIAI CẤP VÔ SẢN 
Nông nô và nô lệ da đen.
Nhìn vào sơ đồ học sinh sẽ dễ dàng nhận thấy 2 giai cấp mới là Tư sản và vô sản được hình thành từ những tầng lớp nào trong xã hội phong kiến bằng một sơ đồ trực quan rất dễ nhớ và dễ hiểu.. Giai cấp tư sản được hình thành từ các chủ xưởng, chủ đồn điền, thương nhân giàu có. Còn giai cấp vô sản được hình thành từ các nông nô và nô lệ da đen. Sự hình thành 2 giai cấp mới là cơ sở dẫn đến sự hình thành mâu thuẫn mới và một xã hội mới thay cho xã hội phong kiến .
Ví dụ 2: Khi dạy bài 4- Lịch sử 7: TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN
Đây là dạng bài không có sơ đồ được vẽ sẵn trong sách giáo khoa, không yêu cầu học sinh kĩ năng vẽ sơ đồ, mục tiêu của bài học làm cho học sinh hiểu rõ được sự phân hoá và hình thành của các tầng lớp xã hội dưới sự tác động của các hình thức sản xuất mới, nhưng để đạt được mục đích này giáo viên lại cần thiết phải sử dụng đến phương tiện trực quan có hiệu quả nhất đó là sơ đồ.
	Bước 1: Cho học sinh đọc kênh chữ ở sách giáo khoa.
Bước 2: GV treo sơ đồ phân hoá xã hội phong kiến trên bảng đen. 
ĐỊA CHỦ
Quý tộc
Nông dân giàu
Nông dân tự canh
Nông dân công xã
NÔNG DÂN
LĨNH CANH
Nông dân nghèo
SƠ ĐỒ PHÂN HOÁ XÃ HỘI PHONG KIẾN TRUNG QUỐC (TK III TCN)
Bước 3: Học sinh dựa vào sơ đồ hoạt động nhóm trả lời các câu hỏi sau:
?Xã hội phong kiến Trung Quốc có những giai cấp nào? Các giai cấp này được hình thành như thế nào?
Bước 4: Đại diện học sinh trong nhóm lên bảng dựa vào sơ đồ để trả lời.
Bước 5: HS nhận xét, bổ sung. GV kết luận, HS tự ghi kiến thức vào vở
Từ việc tiếp nhận thông tin bằng kênh chữ giáo viên đã tăng cường tính cụ thể, tính hình ảnh của các thông tin về các hiện tượng xã hội bằng sơ đồ giúp học sinh dễ tiếp thu nội dung, bản chất hiện tượng xã hội. Sơ đồ trên giúp học sinh hiểu rõ nội dung và những đặc trưng cơ bản, sự phân biệt giai cấp trong xã hội Trung Quốc vào thế kỉ III TCN.Trong quá trình sử dụng sơ đồ phân hoá xã hội giáo viên đã làm cho học sinh thấy rõ mối quan hệ của các giai cấp xã hội bằng các đường dẫn có mũi tên trong sơ đồ: Địa chủ có nguồn gốc từ tầng lớp quý tộc và nông dân giàu có, họ là những người có nhiều ruộng đất. Nông dân lĩnh canh là những người nông dân nghèo không có ruộng đất, phải làm thuê cho địa chủ và nộp tô cho địa chủ nên khổ cực hơn cả nông dân tự canh. Qua cách phân tích dẫn dắt vấn đề giáo viên đã hình thành khái niệm và giúp học sinh có thể hiểu sâu nội dung khái niệm “địa chủ”, “nông dân lĩnh canh”, nắm được mối quan hệ giữa địa chủ và nông dân lĩnh canh- hai giai cấp cơ bản của xã hội phong kiến phương Đông.
Ví dụ 3: Khi dạy bài 10- Lịch sử 7 : NHÀ LÝ ĐẦY MẠNH CÔNG CUỘC XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC
Đây là dạng bài không có sơ đồ được vẽ sẵn ở sách giáo khoa nhưng qua phần kênh chữ giáo viên yêu cầu học sinh kĩ năng vẽ sơ đồ bộ máy chính quyền ở trung ương và địa phương thời Lý, yêu cầu này được đưa vào câu hỏi cuối mục 1 của sách giáo khoa (tr 36):
Em hãy vẽ sơ đồ bộ máy chính quyền ở trung ương và địa phương thời Lý.
Trên cơ sở kênh chữ trong sách giáo khoa và các bước nêu trên, các em có thể vẽ sơ đồ theo 2 dạng như sau:
*Nhóm 1:Sơ đồ hai nhánh:
VUA
ĐẠI THẦN
24 LỘ, PHỦ
QUAN VÕ
QUAN VĂN
HUYỆN
HƯƠNG, XÃ
HƯƠNG, XÃ
VUA
ĐẠI THẦN
*Nhóm 2:Sơ đồ rời: 
+Chính quyền trung ương:
QUAN VĂN
QUAN VÕ
+Chính quyền địa phương:
24 LỘ, PHỦ
HUYỆN
HƯƠNG, XÃ
HƯƠNG, XÃ
Cách làm này đã giúp các em rèn luyện kĩ năng vẽ sơ đồ dựa trên kênh chữ trong sách giáo khoa, kích thích tư duy và hứng thú học tập cho học sinh đồng thời các em sẽ hiểu bài và nhớ bài lâu hơn.	
Ví dụ 4: Khi dạy bài 30- Lịch sử lớp 9 : “ Hoàn thành giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước”- tiết 2. Giáo viên có thể củng cố kết thúc bài học bằng sơ đồ sau :
TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY XUÂN 1975
CHIẾN DỊCH HUẾ-ĐÀ NẴNG
 (21/3->29/3/75)
CHIẾN DỊCH TÂY NGUYÊN
( 10/3->24/3/75)
CHIẾN DỊCH HỒ CHÍ MINH
( 26/4->30/4/75)
Nhưng trên thực tế, với hoa tay của học sinh thì việc thực hiện sơ đồ có kẻ ô, rẽ nhánh ở các đề mục là khả thi; nhưng trên thực tế thì sơ đồ này vẽ ra mất nhiều thời gian – nhất là ở phần củng cố bài học. Trước đây bản thân tôi có nhiều lần dùng sơ đồ có kẻ ô, rẽ nhánh ở các đề mục này, nhưng thất bại vì nó rườm rà, cách làm lại gây mất thời gian. Nếu dạy kiểu truyền thống, giáo viên mà không chuẩn bị sơ đồ mà có thể vẽ thẳng lên bảng. xem ra mất nhiều thời gian. Vẽ không khéo sẽ bị người dự giờ “góp ý” riêng. 
Như vậy, bản thân tôi rút ra nhiều kinh nghiệm khi dùng bản đồ và người viết khi thao giảng điện tử toàn là dùng sơ đồ tư duy của Tony Buzan. Người viết được tiếp cận sơ đồ này hồi năm 2012 nhưng chưa ứng dụng nhiều. Sơ đồ tư duy của Buzan thường được đặt ở cuối bài học – phần củng cố, rất tiện lợi hơn sơ đồ truyền thống ở chỗ: không giới hạn về không gian bản ghi, dùng ít kênh thông tin mà vẫn khái quát một phần (thậm chí là cả bài học), phù hợp với năng khiếu mỹ thuật của học sinh THCS. Sơ đồ này vẽ tay cũng được, nhưng hơi mất thời gian. Việc nhìn sơ đồ giúp học sinh hiểu và nhớ bài lâu hơn so với các nội dung trong sách giáo khoa; đồng thời rèn luyện luôn khả năng nhớ bài và biết suy luận, lập luận từ các ý chính có sẵn trong sơ đồ tư duy. Sơ đồ tư duy giúp học sinh sáng tạo trong cách vẽ - không cần dùng thước, vẽ tay vài nét mà vẫn ra được sơ đồ tư duy tương đối đẹp. Xen hình ảnh dưới đây: 
Sơ đồ về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (học sinh vẽ)
Sơ đồ tư duy về phong trào Tây Sơn (học sinh tự vẽ)
Kết quả : 
Qua thực tế hai năm giảng dạy, với kinh nghiệm sử dụng sơ đồ để cụ thể hóa kiến thức và củng cố bài học bản thân tôi nhận thấy học sinh có hứng thú học tập hơn và nắm vững kiến thức cơ bản nhanh hơn. Hỏi ý kiến học sinh, các em cũng rất thích phương pháp này, nhiều em rất thích thú khi tự mình thiết kế sơ đồ sau mỗi bài học để nắm bắt bài học nhanh chóng và nhớ lâu. Chính phương pháp này trong năm học qua kết quả chất lượng môn Sử cao hơn so với những năm trước. Theo thống kê kết quả thi học kỳ của bộ môn qua năm học 2014 – 2015 thì tỉ lệ học sinh trên trung bình là 84%, nhưng đến năm học 2015 – 2016 đã lên tới 96% (bằng với tỉ lệ chung của tổ Sử - GDCD đặt ra ngay đầu năm học). Trong các năm học đó, tỉ lệ học sinh đạt khá giỏi dao động từ 90 – 95%. Trong năm học 2016 – 2017, với sự đổi mới mạnh mẽ về nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Lịch sử THCS theo hướng khái quát các nội dung thành các chủ đề chính dựa theo phương pháp sơ đồ hóa nội dung bài học thì thiết nghĩ, chất lượng dạy và học bộ môn Lịch sử THCS sẽ được nâng cao thêm rất nhiều. 
III. KẾT LUẬN
	 Đồ dùng trực quan có vai trò rất lớn trong việc giúp học sinh nhớ kĩ hiểu sâu những kiến thức lịch sử. Chính vì thế để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn lịch sử, người giáo viên phải luôn sử dụng tốt các phương dạy học lịch sử một cách nhuần nhuyễn, trong những phương pháp đó việc sử dụng sơ đồ cũng có tác dụng rất lớn . Sơ đồ chính là một đồ dùng trực quan rất sinh động thể hiện sự sáng tạo cao của người giáo viên.
Trong những năm qua, công tác thiết bị trường học đã có nhiều thay đổi và đạt những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên những đồ dùng dạy học được trang cấp chưa đủ để phục vụ cho nội dung chương trình sách giáo khoa...chính vì thế phong trào tự làm đồ dùng dạy học là một hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong quá trình dạy học. Việc tự làm sơ đồ dạy học được đề cập đến trong đề tài này mang ý nghĩa thể hiện sự sáng tạo của giáo viên nhằm giải quyết nhu cầu thực tiễn của giáo viên để thực hiện đổi mới phương pháp phù hợp với khả năng sư phạm của mình, với đặc điểm của lớp học, người học và môn học. Đồ dùng dạy học này, do chính giáo viên thiết kế cho phù hợp từng bài dạy giúp học sinh lĩnh hội kiến thức nhanh chóng và hiệu quả. Với việc sơ đồ hóa các kiến thức trong mỗi bài học giáo viên có thể phần nào tạo hứng thú học tập cho học sinh và nâng cao chất lượng học tập bộ môn lịch sử trong tình hình hiện nay.
	Quận 12, ngày 14/11/2016
	Người viết
	 Thái Nguyễn Đức Minh Quân
Nhận xét của Tổ chuyên môn
Nhận xét của Ban Giám hiệu

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem.doc