Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên chủ nhiệm với công tác tư vấn học đường tại trường Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên chủ nhiệm với công tác tư vấn học đường tại trường Tiểu học

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin ngoài những tác động

tích cực đến đời sống xã hội nó cũng gây ra không ít tác động tiêu cực như: tạo

một hình tượng hư ảo trên mạng xã hội, nghiện game, phát tán những thông tin thất

thiệt, Học sinh phổ thông là những đối tượng dễ bị tác động tiêu cực nhất bởi lẽ

các em đang ở độ tuổi có sự thay đổi mạnh mẽ về tâm sinh lý, muốn khẳng định

bản thân hay nổi loạn để gây sự chú ý.

Bên cạnh đó, với những áp lực trong cuộc sống đối với các em như: gia đình

đổ vỡ, thường xuyên bị bố mẹ la mắng hay sự kỳ vọng quá lớn từ gia đình, thầy cô

khiến các em bị áp lực, căng thẳng. Khi tình trạng này kéo dài, khiến các em dễ rơi

vào tình trạng trầm cảm hoặc rối loạn cảm xúc.

Theo báo Tuoitre.vn đưa tin ngày 12/4/2018 “Đầu tháng 1 - 2018, một nữ

sinh 12 tuổi tại Hà Tĩnh tự tử ngay tại lớp học. Trước khi ra đi, em để lại hai bức thư

tuyệt mệnh, một bằng tiếng Anh, một bằng tiếng Việt. Một nam sinh lớp 10 vừa cười

vừa khóc nhảy từ tầng 4 xuống sân một trường THPT nội trú tại Thành phố Hồ Chí

Minh nam sinh này cũng để lại thư tuyệt mệnh kể rằng cậu quá áp lực vì học tập”.

Như vậy, có không ít học sinh vì áp lực học tập đã bị trầm cảm dẫn đến các em

chọn cách tìm cái chết để giải thoát cho bản thân.

Chỉ 0,29 giây với khoảng 400.000 kết quả khi gõ tìm kiếm cụm từ “bạo lực

học đường” khiến ta thật bất ngờ. Những hình ảnh học sinh nam - nữ giải quyết vấn

đề bằng nắm đấm chứng tỏ mình là các đàn anh, đàn chị khiến dư luận không khỏi

phẩn nộ. Đây là những hành vi lệch lạc do các em không kiềm chế được cảm xúc,

thiếu kĩ năng giải quyết vấn đề.

Tóm lại, có thể thấy học sinh có những biểu hiện hay hành vi sai lệch là do các

em đang gặp khó khăn về tâm lí. Nếu được tư vấn kịp thời sẽ giúp các em có thể tự

giải tỏa căng thẳng, có những hành vi đúng đắn hơn. Giáo viên chủ nhiệm chính là

người mẹ thứ hai, là một nhà tư vấn, là một người làm công tác xã hội giúp các em

vượt qua những khó khăn, trở ngại ấy một cách khoa học. Để làm được điều này giáo

viên chủ nhiệm cần trang bị cho mình những kĩ năng và kiến thức về tâm - sinh của

học sinh, những nguyên tắc và các bước tư vấn học đường, những phương pháp và

hình thức thu hút sự tham gia học sinh và cộng đồng.

Công tác tư vấn học đường hiện nay đang rất được chú trọng. Tại đơn vị tôi

đang công tác đã thành lập Tổ tư vấn học đường đang hoạt động và đã mang lại hiệu

quả thiết thực. Tôi nhận thấy, giáo viên chủ nhiệm là người gần gũi với học sinh

hằng ngày, đóng vai trò then chốt trong việc mang lại thành công của việc tư vấn học

đường. Chính vì vậy, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Giáo viên chủ nhiệm với công

tác tư vấn học đường tại trường Tiểu học”. Qua việc nghiên cứu để tìm tòi ra các

biện pháp mang lại hiệu quả cho việc giáo dục học sinh một cách toàn diện, góp

phần nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường

pdf 29 trang Người đăng phuongnguyen22 Lượt xem 1300Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên chủ nhiệm với công tác tư vấn học đường tại trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 đình, cộng đồng. 
Sáu là, học sinh là người tự quyết định những giải pháp. 
3.2 Các bước thực hiện 
Giáo viên cần đảm bảo thực hiện tiến trình tham vấn học đường cho học 
sinh gồm đủ 9 bước như sau: 
Bước 1: Thiết lập mối quan hệ 
Bước 2: Tiếp nhận yêu cầu và lắng nghe lời phàn nàn của học sinh 
Bước 3: Giới thiệu học sinh về công việc tham vấn 
Bước 4: Lắng nghe, nhận diện vấn đề của học sinh 
Bước 5: Xác định mong đợi của học sinh và khả năng ứng phó, đương đầu 
với vấn đề của học sinh 
Bước 6: Thảo luận về các giải pháp 
Bước 7: Lựa chọn giải pháp 
Bước 8: Khích lệ thực hiện các giải pháp 
Bước 9: Chia tay và hẹn gặp buổi tiếp theo 
4. Giáo viên cần bồi dưỡng các kỹ năng tư vấn học đường cơ bản 
4.1 Kĩ năng lắng nghe tích cực 
Lắng nghe là một kĩ năng giao tiếp cơ bản, quan trọng trong cuộc sống. Quá 
trình tham vấn phải thấy hiểu những cảm xúc, suy nghĩ của học sinh để làm được 
điều này ta cần phải lắng nghe. Ta cần phân biệt rõ được khái niệm nghe và lắng 
nghe. 
Nghe là gì? Nghe là một chức năng tự động có tính chất vật lí. Ta có thể 
nghe tất cả những âm thanh đang diễn ra xung quanh nhưng không cần tập trung, 
tư duy. 
Lắng nghe là gì? Lắng nghe là nghe một số âm thanh không cần thiết đòi hỏi 
sự tập trung tổng hợp; nó là sự tìm hiểu về nghĩa tích cực. 
Trong tham vấn học đường giáo viên cần lắng nghe nhiều hơn nói; nói lại 
các câu của học sinh thể hiện sự nghi vấn hơn là đặt câu hỏi; thừa nhận những cảm 
xúc tức thời của học sinh vui - cười, buồn - khóc, Lắng nghe thể hiện được sự 
 Sáng kiến: “Giáo viên chủ nhiệm với công tác tư vấn học đường tại trường Tiểu học” 
Người viết: Phạm Thị Cẩm Tú - Trường Tiểu học Minh Tân - Dầu Tiếng - Bình Dương 9 
tôn trọng của giáo viên đối với học sinh, giúp cải thiện mối quan hệ, học sinh dễ 
cởi mở hơn. 
4.2 Kĩ năng hỏi 
Hỏi là kĩ năng cơ bản, có ý nghĩa quan trọng trong tham vấn học đường. 
Mục đích chính của việc hỏi là nhằm khám phá những thông tin về vấn đề của học 
sinh như: nhận thức, suy nghĩ, hoàn cảnh gia đình, các mối quan hệ xã hội, Hỏi 
để làm rõ mọi khía cạnh, để khơi dậy, để phân tích và suy xét giải quyết vấn đề. 
Giáo viên khi tham vấn học đường cần chú ý cách đặt câu hỏi đúng nội dung 
với thái độ phù hợp, nhẹ nhàng. Cần hỏi về cả xúc, suy nghĩ, hành vi của học sinh. 
Hỏi những thông tin liên quan về hiện tại chứ không chỉ quá khứ. Hỏi về những 
nhu cầu, mong muốn của các em. 
Khi hỏi tránh những câu hỏi bắt đầu bằng từ “Tại sao”, “Vì sao”. Tránh hỏi 
dồn dập nhiều câu hỏi cùng một lúc. Khi hỏi cần chú ý quan sát những biểu hiện, thái độ 
của học sinh để điều chỉnh câu hỏi đóng hay mở một cách phù hợp. 
Thái độ của giáo viên khi hỏi và nhận thông tin phản hồi: Lắng nghe, tôn trọng, 
không phê phán, dành thời gian để học sinh suy nghĩ; Không hối thúc, vội vàng; Có hành 
vi khích lệ, động viên, khen ngợi kịp lúc. 
4.3 Kĩ năng phản hồi 
Những phản hồi của giáo viên là rất cần thiết, nó mang lại nhiều lợi ích như: 
giúp học sinh trải nghiệm cảm xúc, sáng tỏ được những suy nghĩ băn khoăn, tạo 
niềm tin để học sinh cởi mở chia sẽ thông tin,  
Chính vì vậy, khi học sinh đưa ra những quyết định hay hành động thể hiện 
sự nổ lực, cố gắng thì việc cho lời khen là rất cần thiết để học sinh thêm phấn đấu. 
Giáo viên có thể nói những lời khen, khích lệ như: “Rất tốt”, “Đúng rồi”, “Em thật 
tuyệt”, “Giỏi lắm”, 
Giáo viên cần đưa ra những nhận định về hành vi của học sinh. Cần giúp học 
sinh thẳng thắn nhìn nhận vấn đề: “Rõ ràng em đã làm đúng”, “Có lẽ nếu em 
không đánh bạn sẽ tốt hơn”, “Em chắc chắn có thể làm tốt điều này” 
Giáo viên cần khích lệ học sinh giải quyết vấn đề theo hướng tích cực. Gợi 
mở để học sinh phân tích và nhận thấy những hậu quả do cảm xúc tiêu cực mang 
 Sáng kiến: “Giáo viên chủ nhiệm với công tác tư vấn học đường tại trường Tiểu học” 
Người viết: Phạm Thị Cẩm Tú - Trường Tiểu học Minh Tân - Dầu Tiếng - Bình Dương 10 
lại. Có thể động viên khích lệ bằng lời nói như: “Việc làm của em hay đấy”, “Đây 
là một ý nghĩ tuyệt với”, “Điều này thật khó làm, em đã làm nó như thế nào?” 
 Giáo viên cần giữ được cân bằng khi học sinh phóng đại quá mức về cảm 
xúc và hành vi của mình so với hoàn cảnh thực tại. 
4.4 Kĩ năng thấu cảm 
Để đạt được sự thấu cảm giáo viên cần có những kĩ năng như lắng nghe tích 
cực, chú ý, phản hồi thông tin, Thấu cảm thường biểu hiện như sau: Quan tâm 
thực sự đến nhu cầu, mong muốn của học sinh; Lắng nghe, tôn trọng mọi cảm xúc, 
suy nghĩ của học sinh, chấp nhận và không phán xét; Đặt mình vào hoàn cảnh của 
học sinh để nhìn nhận, đánh giá; Đảm bảo sự khách quan trong quá trình nhận 
định; phản hồi bằng thái độ và hành vi phù hợp. 
4.5 Kĩ năng dẫn dắt, giải quyết vấn đề 
Giáo viên cùng học sinh phân tích vấn đề, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng, 
đặt ra mục tiêu và tìm ra các giải pháp. Giáo viên cần dẫn dắt và gợi mở để học 
sinh tự nhận ra điểm mạnh và yếu của bản thân. Từ đó, giúp học sinh cân nhắc và 
đưa ra những lựa giải pháp tối ưu. Một số câu hỏi định hướng giải pháp mà giáo 
viên có thể sử dụng như: “Em có biện pháp gì cho vấn đề minh đang gặp phải”, “Ai có 
thể hỗ trợ em giải quyết những khó khăn hiện tại”, “Em cần được giúp điều gì”, “Trong 
trường hợp này, bạn A giải quyết thế này (), em suy nghĩ gì về cách làm của bạn”,  
5. Cân nhắc lựa chọn hình thức tư vấn phù hợp 
Tùy thuộc vào những khó khăn, vấn đề mà học sinh đang gặp phải để giáo 
viên chọn hình thức phù hợp như tham vấn cá nhân hay tham vấn nhóm. 
Tham vấn cá nhân giúp học sinh thấu hiểu và phát huy tiềm năng của bản 
thân vào việc giải quyết vấn đề mà mình mắc phải. 
Tham vấn nhóm là quá trình tham vấn tâm lí trong đó cá nhân chia sẻ những 
suy nghĩ, cảm xúc, hành vi của mình với các thành viên khác, từ đó hiểu rõ vấn đề 
của mình, của người khác và đưa ra cách giải quyết. Tham vấn nhóm được sử dụng 
trong tường hợp học sinh gặp khó khăn trong giao tiếp, nhút nhát, những học sinh 
là nạn nhân của vấn đề bạo lực học đường. Qua việc tham vấn học đường giúp học 
sinh tìm thấy người cùng cảnh ngộ, đồng cảm với nhau; học sinh tiếp cận và giải 
 Sáng kiến: “Giáo viên chủ nhiệm với công tác tư vấn học đường tại trường Tiểu học” 
Người viết: Phạm Thị Cẩm Tú - Trường Tiểu học Minh Tân - Dầu Tiếng - Bình Dương 11 
quyết vấn đề dưới nhiều góc cạnh khác nhau; học sinh có sự tương tác, học hỏi lẫn 
nhau,  
6. Cần xây dựng được môi trường học tập, rèn luyện xanh - sạch - đẹp 
và an toàn 
Xây dựng môi trường học tâp, rèn luyện xanh - sạch - đẹp và an toàn có vai 
trò then chốt góp phần vào thành công của hoạt động tư vấn học đường. Yếu tố 
môi trường xung quanh tác động đến cảm xúc của học sinh biểu hiện cụ thể như 
sau: 
Nếu ở trường các em có các giác an toàn, được bảo vệ (không bị bạn bắt nạt, 
thầy cô không la mắng) thì sẽ tập trung học tập, không bị phân tán suy nghĩ và 
ngược lại. 
Nếu khuôn viên trường rộng rãi, thoáng mát có nhiều cây xanh tạo được cảm 
giác thoải mái, các em có nơi để vui chơi và tham gia các hoạt động trải nghiệm thì 
các em sẽ yêu thích đến trường. 
 Nếu mối quan hệ của giáo viên - giáo viên, giáo viên - học sinh, học sinh - 
học sinh gần gũi, thân thiện các em sẽ có được cảm giác trường học như gia đình, 
là nơi che chở - chia sẻ khó khăn cũng như vui buồn. 
Muốn được như vậy, giáo viên cần là người đề xuất nhà trường kịp thời tu 
sửa cơ sở vật chất; phối hợp cùng liên đội thường xuyên tổ chức cho học sinh lao 
động tổng vệ sinh trường lớp, trồng và chăm sóc cây xanh ở trong lớp và ngoài 
khuôn viên trường. Giáo viên cần gương mẫu thực hiện công tác giữ vệ sinh 
chung, giáo dục học sinh biết yêu quý cái đẹp, biết giữ gìn tài sản chung của nhà 
trường, quý trọng thành quả lao động của mình và người khác. 
 Sáng kiến: “Giáo viên chủ nhiệm với công tác tư vấn học đường tại trường Tiểu học” 
Người viết: Phạm Thị Cẩm Tú - Trường Tiểu học Minh Tân - Dầu Tiếng - Bình Dương 12 
(Hình ảnh học sinh tham gia lao động sân trường trái buổi) 
7. Cần phối hợp với các ban ngành, đoàn thể trong và ngoài nhà trường 
7. 1 Tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh 
Thông qua các hoạt động ngoại khóa do Liên đội tổ chức giúp các em giảm 
bớt căng thẳng, mệt mõi. Các em được giao lưu, học hỏi những điều hay trong 
cuộc sống. Các em được thể hiện các năng lực, sở trường của mình thông qua các 
hội thi như: Múa hát, kể chuyện, rèn chữ, cắm hoa, sáng tác thơ văn, 
Hoạt động rèn luyện của Đội không gây ra áp lực, căng thẳng. Giáo viên 
Tổng phụ trách Đội được các em xem như người anh, người chị hay người bạn nên 
dễ chia sẻ những vui buồn trong cuộc sống bởi lẽ Giáo viên Tổng phụ trách Đội có 
uy nghiêm của người thầy, sự tận tâm của người mẹ, sự dịu dàng của người chị và 
đôi khi có sự nổi loạn như những người bạn cùng trang lứa. Chính vì điều này, 
trong những trường hợp khó khăn học sinh đang mắc phải phức tạp, giáo viên chủ 
nhiệm lớp gặp khó khăn trong việc trao đổi thông tin thì giải pháp tối ưu nhất là kết 
hợp cùng Giáo viên Tổng phụ trách Đội. 
 Sáng kiến: “Giáo viên chủ nhiệm với công tác tư vấn học đường tại trường Tiểu học” 
Người viết: Phạm Thị Cẩm Tú - Trường Tiểu học Minh Tân - Dầu Tiếng - Bình Dương 13 
(Học sinh tham gia hội thi bóng đá mini cấp trường) 
(Học sinh tham gia hội hoạt động Trải nghiệm sáng tạo “Một ngày làm nông dân”) 
7. 2 Có sự phối hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn 
Cần thường xuyên trao đổi với giáo viên bộ môn để biết về tình hình học 
tập, những biểu hiện bất thường cuả học sinh. Phối hợp bồi dưỡng những học sinh 
 Sáng kiến: “Giáo viên chủ nhiệm với công tác tư vấn học đường tại trường Tiểu học” 
Người viết: Phạm Thị Cẩm Tú - Trường Tiểu học Minh Tân - Dầu Tiếng - Bình Dương 14 
có năng khiếu như múa hát, bóng đá, điền kinh, tin học, Bên cạnh đó xây dựng 
kế hoạch phù đạo học sinh chậm tiến bộ nhằm giúp các em hoàn thành nhiệm vụ 
học tập, tránh những áp lực. 
Trong quá trình bồi dưỡng, phù đạo cần thường xuyên đánh giá để điều 
chỉnh phương pháp, nội dung sao cho hợp lí. 
7. 3 Hội phụ huynh học sinh 
Trao đổi thông tin 2 chiều giữa nhà trường và phụ huynh học sinh: Phối hợp 
cùng gia đình để hiểu rõ hơn về tâm tư, nguyện vọng của học sinh. Phối hợp cùng 
gia đình để tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến những cảm xúc tiêu cực, hành vi lệch 
lạc của học sinh. Trao đổi về những thông tin, giải pháp nhằm giúp các em mạnh 
dạn, tự tin và tiến bộ hơn. Mục tiêu phấn đấu giúp các em trở thành một công dân 
hội tụ đủ các yếu tố đức - trí - thể - mỹ, giàu kỹ năng. 
Phối hợp cùng Hội phụ huynh học sinh để có sự đồng tình, hỗ trợ kinh phí 
tạo điều kiện thuận lợi tổ chức các hoạt động Trải nghiệm sáng tạo, tham quan thực 
tế, về nguồn, qua đó giúp các em học sinh hòa đồng, cởi mở trong mối quan hệ 
xã hội, hướng học sinh đến các hoạt động bổ ích tránh xa tệ nạn xã hội. 
Hình thức: trao đổi thông tin định kì qua các cuộc phụ huynh học sinh đầu 
năm, cuối kì I, cuối năm học; trao đổi thông tin thường xuyên qua điện thoại hoặc 
đối thoại trực tiếp. Trong thời đại 4.0, nhà trường có trang website để cung cấp 
những thông tin và giáo viên chủ nhiệm có thể tạo các group để thông tin tới phụ 
huynh nhanh nhất. 
7. 4 Hội liên hiệp Phụ nữ, trung tâm Văn hóa Thông tin 
Liên hệ mật thiết với Hội liên hiệp phụ nữ xã để có những hiểu biết, kiến 
thức chuyên môn về giới tính; các biện pháp để bảo vệ và hỗ trợ trẻ em có hoàn 
cảnh khó khăn. 
Đề xuất ý kiến cho nhà trường cùng phối hợp tổ chức các buổi nói chuyện 
đề với sự tham gia của các tuyên truyền viên có năng lực và trình độ chuyên môn 
cao: mời bác sĩ tuyên truyền cách phòng tránh bệnh học đường; cán bộ phụ nữ 
tuyên truyền cách phòng chống xâm hại ở trẻ em. 
 Sáng kiến: “Giáo viên chủ nhiệm với công tác tư vấn học đường tại trường Tiểu học” 
Người viết: Phạm Thị Cẩm Tú - Trường Tiểu học Minh Tân - Dầu Tiếng - Bình Dương 15 
(Học sinh tham gia buổi tuyên truyền phòng tránh xâm hại trẻ em) 
(Học sinh tham gia buổi tuyên truyền Xây dựng tình bạn đẹp do chị Lê Thị Hằng 
Nga, chủ tịch HĐĐ xã Minh Tân là báo cáo viên) 
Phối hợp cùng trung tâm văn hóa thông tin tuyên truyền học sinh tham gia 
tập luyện bơi lội, học hỏi những kỹ năng phòng chống đuối nước. Ngoài ra, kịp 
 Sáng kiến: “Giáo viên chủ nhiệm với công tác tư vấn học đường tại trường Tiểu học” 
Người viết: Phạm Thị Cẩm Tú - Trường Tiểu học Minh Tân - Dầu Tiếng - Bình Dương 16 
thời nắm bắt những thông tin thời sự để tuyên truyền đến học sinh về phòng chống 
các tệ nạn xã hội. 
8. Nhà trường cần xây dựng và phát huy vai trò của Tổ tư vấn học 
đường cấp trường 
 Nhà trường cần thành lập một tổ tư vấn học đường cấp trường gồm các giáo 
viên có năng lực chuyên môn, khéo léo trong giao tiếp, có vốn sống và kinh 
nghiệm phong phú tham gia tham vấn cho học sinh trong những trường hợp khó 
khăn mà học sinh mắc phải phức tạp. Tổ tư vấn do ban giám hiệu là tổ trưởng, các 
thành viên khác gồm: Tổng phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh, bí thư Đoàn TNCS 
Hồ Chí Minh, tổ khối trưởng, Tổ tư vấn hoạt động theo kế hoạch cụ thể, thường 
xuyên đánh giá rút kinh nghiệm, kịp thời nắm bắt những khó khăn của học sinh để 
có biện pháp can thiệp kịp thời, ngăn chặn những hành vi tiêu cực. 
 Thông qua hoạt động của tổ tư vấn giúp giáo viên nâng cao năng lực tư vấn 
học đường, rút kinh nghiệm - vận dụng linh hoạt, phù hợp tại lớp. 
 9. Cần thay đổi nội dung, hình thức tiết sinh hoạt chủ nhiệm 
 Giáo viên chủ nhiệm cần thay đổi về nội dung và hình thức tiết sinh hoạt chủ 
nhiệm. Không nên đặt nặng vấn đề sử lý các vi phạm về nội dung trường lớp hay 
học tập gây áp lực cho học sinh. Thời gian này, giáo viên nên tổ chức hoạt động tư 
vấn nhóm dưới hình thức trò chơi để các em cùng nhau phát hiện những điểm 
tương đồng hay khó mà học sinh đang mắc phải từ đó tìm kiếm giải pháp tích cực. 
 Trong một tuần các em phải phấn đấu để hoàn thành nhiệm vụ học tập, rèn 
luyện khó tránh khỏi những căng thẳng, áp lực. Giáo viên chủ nhiệm hãy tạo buổi 
sinh hoạt là thời gian để các em được giải tỏa những muộn phiền, tạo sự hứng thú 
và mong muốn được tham gia nhưng vẫn đảm bảo được các nội dung giáo dục. 
 Cần tạo cho học sinh động lực để phấn đấu thông qua việc đẩy mạnh thực 
hiện mô hình tích điểm A hiện nay đang được phổ biến ở các trường trên địa bàn 
tỉnh Bình Dương. Với hình thức này các em sẽ tham gia rèn luyện tích cực vì vậy 
giáo viên chủ nhiệm cần quan sát, theo dõi tỉ mỉ để có sự đánh giá xuyên suốt và 
chính xác, đảm bảo tính công bằng và khách quan. 
 Sáng kiến: “Giáo viên chủ nhiệm với công tác tư vấn học đường tại trường Tiểu học” 
Người viết: Phạm Thị Cẩm Tú - Trường Tiểu học Minh Tân - Dầu Tiếng - Bình Dương 17 
 Giáo viên cần chú trọng đến việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong 
suốt quá trình học tập. Kỹ năng sống giúp học sinh có kỹ năng tự giải quyết vấn 
đề, nhận diện cảm xúc, ứng phó căng thẳng, quản lý thời gian, 
(Học sinh có năng khiếu cờ vua tập luyện vào giờ ra chơi) 
 Ngoài ra, giáo viên cần chú ý công tác nhân rộng cá nhân điển hình. Tức là 
giáo viên cần tổ chức cho học sinh có năng khiếu chia sẻ những kinh nghiệm để 
học tập tốt hay học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn hoàn thành tốt nhiệm 
vụ học tập chia sẻ cùng bạn cách khắc phục khó khăn, sắp xếp việc học và phụ 
giúp gia đình. 
 Sáng kiến: “Giáo viên chủ nhiệm với công tác tư vấn học đường tại trường Tiểu học” 
Người viết: Phạm Thị Cẩm Tú - Trường Tiểu học Minh Tân - Dầu Tiếng - Bình Dương 18 
(Tiết sinh hoạt chủ nhiệm: thiết kê thiệp chúc mừng ngày giáo VN 20/11) 
(Hình ảnh phối hợp cùng giáo viên thể dục hướng dẫn học sinh 
kĩ năng sơ cứu khi bị đuối nước) 
 Sáng kiến: “Giáo viên chủ nhiệm với công tác tư vấn học đường tại trường Tiểu học” 
Người viết: Phạm Thị Cẩm Tú - Trường Tiểu học Minh Tân - Dầu Tiếng - Bình Dương 19 
(Hình ảnh phối hợp cùng nhân viên y tế hướng dẫn học sinh 
kĩ năng sơ cứu vết thương) 
PHẦN IV. HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN 
 1. Năm học 2018 - 2019 
 Tôi được phân công nhiệm vụ Giáo viên Tổng phụ trách Đội TNTP Hồ Chí 
Minh và là một trong những thành viên của Tổ tư vấn học đường. Tôi đã phối hợp 
cùng các tổ chức trong nhà trường kịp thời giúp đỡ các học sinh gặp khó khăn về 
tâm lí như sau: 
 Phối hợp cùng giáo viên chủ nhiệm giúp các em mặc cảm vì hoàn cảnh 
khó vươn lên trong học tập thông qua việc phát động phong trào giúp nhau trong 
học tập và rèn luyện dưới hình thức “Đôi bạn cùng tiến” có 70 đôi bạn đăng ký ở 
24 lớp. Liên đội vận động các mạnh thường quân trao quà “Thắp sáng ước mơ” với 
tổng trị giá 23.000.000 đồng. Tổ chức hoạt động “Cây mùa xuân cho em cho bạn 
nghèo ăn Tết năm 2019” cấp liên đội đã trao 41 phần quà trị giá 7.380.000 đồng 
cho các em có hoàn cảnh khó khăn vui xuân đón Tết Kỷ Hợi vào ngày 21.01.2019. 
Thực hiện chương trình “Cây mùa xuân cho em cho thiếu nhi có hoàn cảnh khó 
khăn, thiếu nhi vùng sâu biên giới năm học 2018 - 2019” theo công văn hướng dẫn 
 Sáng kiến: “Giáo viên chủ nhiệm với công tác tư vấn học đường tại trường Tiểu học” 
Người viết: Phạm Thị Cẩm Tú - Trường Tiểu học Minh Tân - Dầu Tiếng - Bình Dương 20 
số 119 - CV/ĐTN ngày 30/11/2018 của huyện Đoàn Dầu Tiếng phát động với số 
tiền 500.000 đồng. Qua hoạt động giúp học sinh đoàn kết, biết yêu mến bạn bè. 
 Tổ chức, định hướng học sinh tham gia các hoạt động bổ ích nhằm giúp 
các em tránh xa các tệ nạn xã hội, giảm căng thẳng, mệt mõi sau những giờ học: 
Phối hợp cùng chi đoàn giáo viên tổ chức ngày hội “Thiếu nhi vui khỏe” vào ngày 
25/03/2019 thu hút hơn 462 học sinh khối 3, 4, 5 tham gia. Qua ngày hội tuyên 
truyền đến các em về những truyền thống vẻ vang của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí 
Minh và tạo ra sân chơi lành mạnh cho các em được giao lưu, vui chơi, học hỏi 
những điều bổ ích. 
 Phối hợp cùng Hội đồng đội Xã Minh Tân, liên đội THCS Minh Tân tổ 
chức cho học sinh về nguồn tại Sở chỉ huy tiền phương chiến dịch Hồ Chí Minh 
với sự tham gia của 30 đội viên tiêu biểu khối 5 vào chiều ngày 10/01/2019. Tổ 
chức ký kết nghĩa giữa 2 liên đội và thực hiện công trình của TPT giành cho thiếu 
nhi có hoàn cảnh khó khăn của liên đội bạn. Tổ chức cho học sinh lao động vệ 
sinh, tham gia các trò chơi tập thể. 
 Hướng dẫn học sinh tham gia tốt hoạt động “Hành trình tìm về địa chỉ đỏ” 
tại khu di tích Rừng cao su thời Pháp thuộc do Hội đồng đội cụm phía Bắc tổ chức 
với các hoạt động như: quay MV hát Quốc Ca, tổ chức hội thi “Nhà sử học nhỏ 
tuổi”, vẽ tranh “Em yêu Tổ quốc em”, giao lưu văn nghệ,  vào ngày 15/3/2019 
Liên Đội phối hợp cùng Hội đồng đội Xã Minh Tân, Chi Đoàn trường tổ 
chức cho các em đi thăm hỏi và tặng quà (1 xuất quà trị giá 300.000 đồng) các gia 
đình Thương binh, gia đình thương binh Phạm Văn Liên sinh năm 1953 trên địa 
bàn ấp Tân Thanh, xã Minh Tân vào ngày 5/4/2019. Qua đó giáo dục cho học sinh 
truyền thống uống nước nhớ nguồn. 
Liên đội phối hợp cùng Hội đồng đội Xã Minh Tân, Hội đồng đội cụm phía 
Bắc tổ chức hội thi Vẽ tranh với chủ đề “Em yêu biển đảo quê hương” vào ngày 
15/03/2019 nhằm giáo dục cho học sinh về chủ quyền, nhất là chủ quyền biển đảo 
tổ quốc với sự tham gia của 5 học sinh khối 4. Qua đó tạo cơ hội để các em thể 
hiện tài năng hội hoa, năng khiếu thẩm mỹ, giao lưu học hỏi kinh nghiệm từ bạn 
bè. 
 Sáng kiến: “Giáo viên chủ nhiệm với công tác tư vấn học đường tại trường Tiểu học” 
Người viết: Phạm Thị Cẩm Tú - Trường Tiểu học Minh Tân - Dầu Tiếng - Bình Dương 21 
Liên đội phối hợp cùng Hội đồng đội Xã Minh Tân tổ chức buổi sinh hoạt 
chuyên đề tuyên truyền, giới thiệu các ca khúc dân ca, các loại hình âm nhạc và 
nhạc cụ dân tộc,... vào ngày 6/5/2019 giành cho học sinh khối 3, 4, 5. 
Liên đội đã triển khai sôi nổi các hoạt động nhằm giúp cho học sinh có giờ 
ra chơi bổ ích, ý nghĩa, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường. Vào giờ ra 
chơi thứ 2 và thứ 4 hàng tuần, các em học sinh được học nhảy dân vũ, flashmob sôi 
động, giúp các em rèn luyện thân thể, tăng cường thể lực, tạo môi trường năng 
động, đoàn kết trong các em học sinh. Vào thứ 5 hàng tuần, các em được tham gia 
đọc sách,

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_giao_vien_chu_nhiem_voi_cong_tac_tu_va.pdf