1. Cơ sở lý luận
1.1. Hoạt động ngoại khóa
Hoạt động ngoại khóa nói chung là khái niệm chỉ hoạt động giáo dục
ngoài giờ học chính thức dựa trên tính chất tự nguyện của người tham gia. Có
thể là một buổi thảo luận, là sinh hoạt các câu lạc bộ thể thao, hóa học, toán học,2
ngoại ngữ nhằm tạo điều kiện cho mỗi học sinh có thể mở rộng, đào sâu kiến
thức, phát triển những hứng thú, năng lực cá nhân.
* Đặc điểm của hoạt động ngoại khóa:
- Họat động ngoại khóa được thực hiện ngoài giờ học, nó không mang
tính bắt buộc mà tùy thuộc vào hứng thú, sở thích nguyện vọng của mỗi học sinh
trong khuôn khổ khả năng và điều kiện có được của nhà trường.
- Họat động ngoại khóa có thể được tổ chức theo nhiều hình thức khác
nhau: tổ chức ngoại khóa, thành lập câu lạc bộ, sinh học vui
* Mục đích, nhiệm vụ cơ bản của hoạt động ngoại khóa.
- Hỗ trợ đắc lực cho mục tiêu đào tạo của nhà trường.
- Phát triển hứng thú học tập, nâng cao, mở rộng kiến thức, kĩ năng.
- Phát triển tính sáng tạo, trí thông minh của học sinh trong việc giải quyết
các vấn đề khoa học.
- Huy động học sinh tham gia các hoạt động có liên quan đến nội dung . tổ
chức vui chơi giải trí một cách bổ ích, trí tuệ.
Như vậy, hoạt động ngoại khóa có tác dụng trí dục, giáo dục rất lớn đối với
học sinh.
i 4. Cách thức tổ chức Tôi tổ chức buổi hoạt động ngoại khóa với sự kết hợp của 12 lớp thuộc khối 12,11 vừa để các em có sự thể hiện kiến thức về SKSS vừa để các em giao lưu học hỏi lẫn nhau . Mỗi lớp tôi chọn 2 học sinh đai diện. 24 HS chia thành 3 đội chơi, bắt thăm ngẫu nhiên để kết hợp đội, mỗi đội 8 HS. Mỗi đội gồm 8 người chơi, cử một đội trưởng có khả năng trình bày ý tưởng và trả lời các câu hỏi (CH). Các câu hỏi hoặc tình huống tôi đưa ra trong hoạt động ngoại khóa sẽ được cung cấp cho HS trước 7 ngày, không có đáp án và hướng dẫn cho HS nguồn tài liệu tham khảo: mạng Internet, tài liệu giáo dục dân số và SKSS. Từ 5 các câu hỏi hoặc tình huống tôi rút ra kiến thức về SKSS và kĩ năng sống cho HS trong cuộc sống hàng ngày. Các giáo viên (GV) giảng dạy môn sinh học đến tham dự buổi ngoại khóa với vai trò là “các chuyên gia” và cách thức tổ chức hoạt động ngoại khóa là: Hỏi- Đáp với chuyên gia. 5. Nội dung buổi hoạt động ngoại khóa: tổ chức thành 3 phần: Phần một với nội dung là: Những vấn đề chung về SKSSVTN mà chủ yếu là hai vấn đề. Một là: Tuổi VTN với các biểu hiện đặc trưng nhất của nó. Hai là: VTN với SKSS và tình dục (TD). NDCT nêu ra các CH các đội suy nghĩ với thời gian 2 phút. Đội nào bốc thăm được trả lời trước sẽ trả lời, nếu đội khác thấy chưa đúng hoặc còn thiếu thì có thể bổ sung, cuối cùng là các chuyên gia giải đáp. Phần hai với nội dung là: các tình huống có vấn đề (THCVĐ), NDCT đưa ra các THCVĐ cùng với các CH cho đội chơi trả lời hoặc NDCT hỏi các chuyên gia trả lời. Các chuyên gia giải đáp thắc mắc của khán giả. Phần ba có nội dung là: Tìm hiểu các bệnh liên quan qua quan hệ tình dục (QHTD). GV cung cấp cho các em kiến thức về một số bệnh lây truyền qua QHTD và các biện pháp phòng tránh. Ở phần này NDCT đưa ra các CH các đội suy nghĩ, trả lời sau đó các đội khác bổ sung (nếu cần) và cuối cùng là giải đáp của các chuyên gia. Với mỗi phần chơi, NDCT có thể giới thiệu một số tiết mục văn nghệ để buổi hoạt động ngoại khóa thêm sôi động và đạt kết quả cao. Trước khi bước vào buổi hoạt động ngoại khóa, NDCT giới thiệu các chuyên gia và cá đội chơi về đúng vị trí về buổi ngoại khóa, giới thiệu lí do của buổi hoạt động ngoại khóa, nội dung buổi hoạt động ngoại khóa và chúc cho buổi ngoại khóa thành công. Phần một: Những vấn đề chung về sức khỏe sinh sản vị thành niên. 1. Tuổi vị thành niên và các biểu hiện đặc trưng nhất của nó. NDCT đưa ra các lá thăm cho đội trưởng của 3 đội bốc thăm. Nếu đội nào có số 1(2,3) thì đội đó sẽ được trả lời thứ 1(2,3) Câu hỏi 1: Vị thành niên là gì? Trả lời: VTN là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con sang người trưởng thành từ 10- 19 tuổi. Ở Việt Nam, tuổi VTN được chia thành 2 giai đoạn: + Giai đoạn tiền dậy thì:Nữ từ 10- 13 tuổi. Nam 13-15 tuổi + Giai đoạn dậy thì hoàn toàn: Nữ 13-19 tuổi, Nam 15-19 tuổi Câu hỏi 2: Em hiểu như thế nào về tuổi dậy thì? Vì sao trong GDSKSS lại chú ý đến các đối tượng VTN, đặc biệt là lứa tuổi dậy thì? Trả lời: Tuổi dậy thì là giai đoạn đầu của tuổi VTN Ở tuổi dậy thì, VTN đã có khả năng sinh con, có nhu cầu TD thể hiện ở sự phát triển của cơ quan sinh dục và cơ thể chuẩn bị sẵn sàng cho hoạt động sinh sản. + Ở Nữ được đánh dấu bằng kì kinh nguyệt đầu tiên báo hiệu trứng đã rụng, 6 tử cung dày lên, vú phát triển, xương hông rộng ra. + Ở Nam được đánh dấu bằng lần xuất tinh không chủ định đầu tiên. Câu hỏi 3: Em hãy nhắc lại một số biến đổi về vóc dáng, tâm sinh lí- xã hội mà em đã trải qua khi em 10-17 tuổi. Các em có những phản ứng gì trước những biến đổi đó? Em có chia sẻ sự lo lắng đó với cha mẹ hay bạn bè không? Vì sao? Trả lời: - Những biểu hiện ở nữ giới về vóc dáng và về thay đổi cơ thể là: +Lớn nhanh, mặt nổi trứng cá. + Tuyến vú phát triển. + Tử cung, Buồng trứng to ra, xương hông nở rộng. + Có kinh lần đầu và bắt đầu rụng trứng: là hai dấu hiệu cơ bản nhất. Những biểu hiện ở nữ giới về Tâm sinh lí – xã hội: +Các em quan tâm và lo lắng trước những thay đổi của cơ thể. + Tình bạn khác giới phát triển. +Các em thích độc lập, muốn gần gũi bạn bè hơn cha mẹ. +Các em thích tò mò, tự khám phá thế giới xung quanh GV nhấn mạnh: Đây là những hiện tượng sinh lí bình thường, hết sức tự nhiên, không phải là điều đáng ngượng, bí mật mà chỉ là vấn đề mang tính riêng tư. Câu hỏi 4: Vì sao phải chăm sóc SKSSVTN? Trả lời: Phải chăm sóc SKSS VTN vì: -Là giai đoạn phát triển nhanh về thể chất và có nhiều thay đổi trong tâm sinh lí. - Là giai đoạn quan trọng trong việc hình thành nhân cách để làm chủ bản thân về những hành vi TD, kiến thức chăm sóc sức khỏe sau này. - VTN có điều kiện để tiếp cận thông tin, kiến thức mới nhưng phải đối mặt với nhiều nguy hiểm về kiến thức như: + Chưa có KNS và kinh nghiệm sống. + Dễ bị kích động dùng thử thuốc, thử QHTD và có khả năng sinh con. + Không biết các BPTT và bệnh lây truyền qua đường TD khi có QHTD. + Chương trình GD giới tính, TD trong gia đình, nhà trường và xã hội còn hạn chế. + Các em còn e ngại khi tìm hiểu những kiến thức về SKSSVTN. Câu hỏi 5: Trong tuổi VTN, Các em thích giao tiếp với bạn bè cùng lứa tuổi, có nhiều bạn thân, dễ dàng bộc bạch tâm sự với bạn thân. Theo em một tình bạn tốt cần có những đặc điểm gì? Trả lời: Những đặc điểm của một tình bạn tốt là: Có sự phù hợp về xu hướng. Có sự bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau (tôn trọng sự khác biệt, không thấy khó chịu về những khác biệt mang cá tính của mỗi người). Có sự chân thành, tin cậy và có trách nhiệm với nhau. Có sự đồng cảm (thông cảm sâu sắc với nhau) chia vui, sẻ buồn với nhau. Mỗi người có thể đồng thời kết bạn với nhiều người, quan hệ bạn bè rộng rãi không làm giảm đi mức độ gắn bó sâu sắc trong nhóm bạn thân. Câu hỏi 6: Có ý kiến cho rằng: “Làm bạn với người khác giới là điều không thể hoặc không đúng”. Em có đồng ý không, tại sao? 7 Trả lời: - Ý kiến trên là không đúng vì: Em có càng nhiều bạn càng tốt, tất cả tùy thuộc vào sự hiểu biết giữ gìn tình bạn của em mà thôi. -Tình bạn khác giới ngoài những đặc điểm của tình bạn cùng giới còn có những ưu điểm là: + Mỗi bên đều coi giới kia là một điều kiện để tự hoàn thiện mình. + Mỗi bên có một ‘khoảng cách” tế nhị hơn so với tình bạn cùng giới. Trong quan hệ khác giới người ta trở nên đoàng hoàng hơn, tế nhị hơn, ý tứ hơn, duyên dáng hơn so với quan hệ cùng giới. Tuy nhiên tình bạn khác giới dễ bị ngộ nhận là tình yêu. Câu hỏi 7: Trong lớp 11A1 có hai bạn cùng giới là Nga và Hải chơi thân với nhau. Có một lần Nga vô tình xúc phạm đến Hải. Nga biết mình sai và xin lỗi Hải. Vậy Hải có nên tha thứ cho Nga hay không, Bạn hãy giải thích vì sao? Trả lời: Hải nên tha thứ cho Nga. Đừng vì lòng tự ái mà đánh mất đi tình bạn. Hãy nổ lực để cải thiện và duy trì tình bạn. Như vậy: qua phần I.1.1. HS hiểu hơn về thể chất, tâm sinh lí và xã hội của tuổi VTN. HS có cái nhìn đúng hơn về bạn khác giới, giúp các em có kĩ năng xác định giá trị , kĩ năng giao tiếp từ đó làm chủ bản thân, làm chủ được những cảm xúc mới mẻ ở tuổi này. 2. Vị thành niên với SKSS và TD Câu hỏi 1: Thế nào là QHTD “có trách nhiệm” và QHTD “an toàn” Trả lời: - QHTD “có trách nhiệm”: là QHTD chỉ nên có sau khi kết hôn và nên hạn chế trong giới hạn hôn nhân. - QHTD “an toàn” là QHTD có sử dụng bao cao su khi giao hợp hoặc QHTD mà không giao hợp (thủ dâm...). QHTD “an toàn” có khả năng tránh thai ngoài ý muốn và phòng được các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục. Câu hỏi 2: Khi nào các em gái bắt đầu có kinh nguyệt (KN). Một đợt hành kinh kéo dài bao lâu? Trả lời: Khi em gái bước vào tuổi dậy thì (10-19 tuổi) thì bắt đầu có kinh và xảy ra đều đặn hàng tháng cho đến tuổi mãn kinh (hết kinh khoảng 40-50 tuổi). - Một đợt hành kinh kéo dài khoảng 2-8 ngày nhưng trung bình từ 4-6 ngày. - Một chu kì kinh nguyệt thường kéo dài 28 ngày nhưng có thể biến động từ 21- 35 ngày. Câu hỏi 3: Trong chu kì kinh nguyệt em nên vệ sinh như thế nào? Trả lời: Trong chu kì kinh nguyệt em nên vệ sinh như: - Sử dụng băng, vải sạch để thấm máu kinh và thay rửa vài lần trong ngày bằng: nước muối loãng, nước chè xanh hoặc chè khô, nước trầu không, Dạ hương... - Ăn thức ăn có lợi cho sức khỏe. - Uống viên sắt từ khi có kinh. Uống 1 tuần 1 viên. Uống 16 tuần 1 năm để phòng tránh thiếu sắt. 8 - Tránh lao động nặng và kéo dài. Cần nghỉ nghơi hợp lí. - Tránh căng thẳng về thể chất, tình cảm và trí tuệ. NDCT nhận các câu hỏi thắc mắc của HS và yêu cầu các chuyên gia giải đáp các thắc mắc của HS. Câu hỏi 4: Em 16 tuổi em có kinh được 6 tháng nhưng không đều, vậy có ảnh hưởng gì đến việc sinh con sau này không? Trả lời: Những đợt hành kinh đầu tiên thường không đều, chuyện không thấy kinh hàng tháng hoặc các kì kinh quá ngắn, quá gần là phổ biến. chu kì kinh sẽ trở nên đều đặn hơn. Câu hỏi 5: Em thấy đa số các bạn đến kì KN đều bình thường tại sao em của bạn Lan lại bị đau bụng khi hành kinh? Trả lời: Em đó bị đau bụng do tử cung co thắt gây ra. Câu hỏi 6: Tại sao lại có hiện tượng KN? Trả lời: Khi bé gái chào đời, hai buồng trứng đã có hàng mấy trăm nghìn tế bào trứng với kích thước bằng hạt cát. Những chấm nhỏ trên hình hai quả cầu là trứng. Hai quả cầu là buồng trứng. Hàng tháng, một cái trứng trưởng thành và rời khỏi buồng trứng gọi là sự rụng trứng. Trứng bị hút vào ống dẫn trứng và di chuyển về phía tử cung . Đồng thời lớp niêm mạc trong tử cung dày lên để đón trứng. Nếu trứng không được thụ tinh, lớp niêm mạc sẽ không cần thiết nữa và sẽ bong ra. Niêm mạc, các mạch máu bị đứt và trứng không được thụ tinh sẽ trôi từ tử cung vào âm đạo để ra ngoài cơ thể. Đây là hiện tượng kinh nguyệt. KN xảy ra sau khi trứng rụng khoảng 14 ngày. Một đợt hành kinh kéo dài khoảng 2-8 ngày nhưng trung bình từ 4-6 ngày. KN sẽ tạm dừng khi phụ nữ có thai và bắt đầu trở lại sau khi đẻ, nếu không cho con bú. Câu hỏi 7: Sự mang thai xảy ra như thế nào? Trả lời: Giao hợp là việc đưa dương vật cương cứng của nam vào âm đạo của nữ. Khi nam và nữ giao hợp, hàng trăm triệu con tinh trùng sẽ được phóng từ dương vật vào đáy âm đạo. Tinh trùng được phóng ra sẽ bơi từ âm đạo, vào tử cung, và qua ống dẫn trứng để tìm trứng. Nếu có một trứng đã trưởng thành, có thể xảy ra thụ tinh. Mặc dù có hàng trăm triệu tinh trùng, song bình thường chỉ có một tinh trùng thụ tinh với trứng. Trứng đã dược thụ tinh sẽ đi qua đường ống dẫn trứng và vào kamf tổ trong tử cung, nơi bào thai sẽ lớn lên. Một cô gái hoặc một phụ nữ có thể có thai sau khi giao hợp thậm chí trong chu kì kinh nguyệt hoặc chỉ giao hợp một lần vẫn có khả năng có thai Câu hỏi 8: Thế nào là hiện tượng “Đồng tính luyến ái” (Pêđê) ? Trả lời: Đồng tính luyến ái là QHTD xảy ra giữa hai người cùng giới. NDCT Kết luận: qua mục I.1.2. VTN với SKSS và TD Các bạn đã có những hiểu biết cơ bản về TD và quá trình sinh sản. Từ đó các bạn có thái độ và hành vi đúng về TD và sinh sản. 9 Phần hai : Giải quyết một số tình huống. NDCT giới thiệu với các chuyên gia và các em HS tình huống “Lỗi tại ai” do các HS lớp 11B3 trình bày. Nội dung của tiểu phẩm là: Lan và Điệp là HS trung học phổ thông. Lan yêu Điệp. Điệp thường ép Lan QHTD với lí lẽ: “đây là cử chỉ duy nhất để chứng tỏ tình yêu chân thực của Lan”. Lan thích cái gọi là quan niệm “hiện đại” này về tình yêu, nhưng sợ có thai. Lan bắt đầu hỏi bạn bè về cách tránh thai, nhưng không thu được thông tin gì thực sự nhất quán và chắc chắn. Lan tìm đến chị mình để hỏi nhưng chị lan kêu lên: “Em thật ngớ ngẩn, hỏi chuyện ấy ở tuổi em ư?” và từ chối bàn luận thêm về vấn đề này. Nhân dịp một bác sĩ tình cờ đến thăm bố, Lan ngập ngừng hỏi bác sĩ một cách mơ hồ... về... như thế nào...Cuối cùng, bác sĩ cũng hiểu ra vấn đề nhưng cảm thấy bối rối và sau cùng cũng nói: Ở trường cháu không có bài học về chủ đề này ư?”. Lan đáp: “Có chứ ạ nhưng thầy giáo dạy sinh học vẫn còn quá trẻ và vẫn là người độc thân. Trước mặt bao nhiêu đứa con gái “lớn” ở lớp, thầy ấy ngượng khi phải nói đến “vấn đề tế nhị” này”. Sau một đêm không ngủ vì lo lắng, Lan quyết định đến giãi bày tâm sự với mẹ cô. Nhưng cuối cùng, cô òa lên khóc và bỏ chạy... Vài tháng sau, cô có thai... Câu hỏi 1. Theo em ai là người phải chịu trách nhiệm chính về điều đã xảy ra? Trả lời: Tất cả mọi người đều phải chịu trách nhiệm về điều đã xảy ra. Lan và Điệp phải chịu trách nhiệm chính về hành vi của bản thân nhưng Lan phải chịu hậu quả nặng nề của QHTD “không an toàn” mang lại. Em Hằng lớp 11B5 có ý kiến: Nếu Lan biết cách tránh thai thì không dẫn đến hậu quả đáng tiếc là có thai. Vậy trách nhiệm giáo dục SKSS VTN là của ai? Trả lời: Qua tiểu phẩm trên tôi thấy vấn đề SKSS và TD đang bị né tránh. Cụ thể là: Lan hỏi bạn bè về cách tránh thai nhưng bạn bè của cô cũng là những người ít kinh nghiệm và thiếu hiểu biết hoặc hiểu biết sai nên Lan không thu được thông tin gì thực sự nhất quán và chắc chắn (thông tin không đáng tin cậy) về cách tránh thai. Lan hỏi Chị thì thái độ của Chị Lan như thế nào? Chị Lan rất ngạc nhiên, nghĩ em mình còn rất nhỏ nên chưa thể có QHTD, nói chuyện về SKSS và TD là quá sớm nên từ chối bàn luận thêm về vấn đề này. Thái độ của Bác sĩ khi Lan hỏi về SKSS và TD? Bác sĩ nghĩ đây là trách nhiệm của nhà trường nên không trả lời Lan. Thái độ của Thầy giáo dạy sinh trong nhà trường. Có thể thầy giáo ít được đào tạo về vấn đề SKSSVTN hoặc cảm thấy bất tiện khi nói đến nên tìm cách né tránh khi đề cập đến chủ đề này. Nếu thầy giáo giải thích cho HS thì lại nghĩ mình “vẽ đường cho Hươu chạy” theo quan niệm xưa và HS sẽ có QHTD sớm 10 hơn. Thái độ của mẹ Lan khi cô hỏi: Mẹ cô cũng không chỉ bảo cho cô về SKSS và TD mà đáng lẽ ra cha mẹ phải là người phát hiện ra những thay đổi của cô và hướng dẫn cho cô khi cô đang ở giai đoạn quan trọng này. Từ những phân tích trên có thể nói vấn đề GDSKSSVTN không phải của riêng gia đình, thầy cô giáo mà của toàn xã hội. Thà rằng “vẽ đường cho Hươu chạy đúng còn hơn để cho Hươu lạc đường”. Câu hỏi 2: “Các bạn nghĩ gì khi Điệp ép Lan QHTD? Các bạn có đồng ý với lí lẽ của Điệp khi cho rằng chỉ có thể bày tỏ tình yêu chân thực bằng QHTD hay không, vì sao? Trả lời: Lí lẽ của Điệp chỉ có thể bày tỏ tình yêu chân thực bằng QHTD là sai vì không thể lấy QHTD làm thước đo của tình yêu. Lan và Điệp vẫn có thể là người yêu của nhau mà không cần QHTD. Các bạn phải quyết định xem mình có sắn sàng và vui lòng chấp nhận những hậu quả do hoạt động TD mang lại hay không. Thực tế cho thấy nhiều bạn trẻ hành động theo quan niệm này mà gặp nhiều khó khăn trắc trở trong cuộc sống khi có thai ngoài ý muốn mà mối tình đó không dẫn tới hôn nhân. Câu hỏi 3: Lan có thể cưỡng lại sự ép buộc của Điệp hay không? Lan làm như thế nào và điều gì sẽ sảy ra sau đó. Trả lời: Lan có thể nói “không” với Điệp bằng những lí lẽ chân thành là: Tình yêu không chỉ là sự hấp dẫn giới tính, là QHTD mà cao hơn nữa tình yêu là sự đồng điệu, sự hòa hợp của hai tâm hồn, hai trái tim, là sự mong muốn được ở bên nhau để chia sẽ những cảm xúc, suy nghĩ, vui buồn, khó khăn....Đồng thời Lan hỏi Điệp nếu QHTD mà có thai thì Điệp sẽ làm gì và có hậu quả xấu đến tâm sinh lí của Lan ra sao. Từ những phân tích của Lan, Điệp sẽ hiểu, thông cảm và tôn trọng Lan hơn. Tình cảm của 2 bạn càng gắn bó và đến khi Điệp và Lan cùng trưởng thành, kết hôn thì QHTD có trách nhiệm là điều mà Lan mong muốn. Hôn nhân dựa trên cơ sở tình yêu và trách nhiệm thì mới mang lại hạnh phúc cho hai người và mới bền vững. Câu hỏi 4: Tác hại của QHTD ở tuổi VTN là những gì? Trả lời: Những Tác hại của QHTD ở tuổi VTN là: -Tâm lí xã hội: + Đánh mất những cơ hội học tập, phát triển nghề nghiệp. + Không đảm bảo kinh tế cho việc nuôi con, nên không hạnh phúc. Sức khỏe: + Có thai do không sử dụng BPTT + Bị lây bệnh qua QHTD, viêm nhiễm phụ khoa. + Tai biến do nạo, hút thai, con nhẹ cân, sinh khó... có thể vô sinh. NDCT giới thiệu tiểu phẩm 2 với các chuyên gia và các em HS với chủ đề “Chinh phục tình yêu” do HS lớp 11B4 trình bày. Nội dung của tiểu phẩm là: Huệ là hoa khôi khối 12 của trường, nhiều bạn trai thương thầm nhớ trộm nhưng Huệ vẫn chăm chỉ học tập vì nghĩ mình đang còn tương lai phía trước. Do 11 vậy các bạn nam trong trường đố anh Hải là sinh viên khoa cầu đường năm thứ 3 trường đại học Giao Thông cưa đỗ Huệ . Câu hỏi 5: Em suy nghĩ gì về tiểu phẩm này? Trả lời: Tình yêu không phải là sự mong muốn chinh phục vì tình yêu phải là tình cảm chân thành từ 2 phía. Nếu Huệ biết Hải đến với cô chỉ vì sự thách đó chinh phục của các bạn thì Hải sẽ phải chịu những điều đáng tiếc. Câu hỏi 6: Nếu ở tuổi của các em đang trong hoạt động ngoại khóa hôm nay mà mang thai thì sẽ có những hậu quả gì? Trả lời: Những Tác hại của việc mang thai ở tuổi VTN là: -Tâm lí xã hội: +Đánh mất những cơ hội học tập, phát triển nghề nghiệp. + Không đảm bảo kinh tế cho việc nuôi con, nên không hạnh phúc. + Cô gái bị cộng đồng và gia đình lên án. => Ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại và trong tương lai. Sức khỏe: + Mang thai và sinh nở sớm là điều quá nặng nề cho cơ thể chưa trưởng thành đầy đủ ở tuổi VTN. + Bị lây bệnh qua QHTD, viêm nhiễm phụ khoa. + Tai biến do nạo, hút thai, con nhẹ cân, sinh khó... có thể vô sinh. Đối với trẻ sơ sinh: + Đứa trẻ bị coi là không hợp pháp (con hoang) + Con sinh ra thường nhẹ cân hơn và nguy cơ tử vong cao hơn trong những năm tuổi đầu tiên so với con của những bà mẹ trưởng thành. Câu hỏi 7: Em đã nghe nói đến những biện pháp tránh thai hiện đại nào? Nguyên tắc chung và cơ chế của mỗi biện pháp? Nếu tuổi VTN có QHTD thì nên sử dụng BPTT nào? Trả lời: - Nguyên tắc chung là: + Ngăn trứng chín và rụng. + Tránh không để tinh trùng gặp trứng. + Chống sự làm tổ của trứng đã thụ tinh. Những biện pháp tránh thai hiện đại là: + Dụng cụ tử cung: * đặt vào tử cung của phụ nữ. * Cơ chế: Chống sự làm tổ của trứng đã thụ tinh. * Ưu điểm: An toàn, hiệu quả đối với phụ nữ sinh đẻ. * Nhược điểm: có thể tắc vòi trứng, thủng tử cung, không dùng cho những người viêm nhiễm, u xơ tử cung. + Thuốc tránh thai dạng kết hợp: * Uống hàng ngày. * Cơ chế: thuốc ức chế tuyến yên,... Ngăn trứng chín và rụng * Ưu điểm: An toàn, có thêm tác dụng điều hòa kinh nguyệt, điều trị mụn trứng cá. * Nhược điểm: có thể bị quên khi uống hàng ngày. 12 + Thuốc tránh thai khẩn cấp * Uống trước hoặc sau khi QHTD * Cơ chế: Tiêu diệt tinh trùng, Chống sự làm tổ của trứng đã thụ tinh. * Ưu điểm: An toàn, có thêm tác dụng điều hòa kinh nguyệt, điều trị mụn trứng cá. * Nhược điểm: Hiệu quả thấp, nhiều tác dụng phụ. - Bao cao su: * Bọc bộ phận nam và nữ trong quá trình giao hợp * Cơ chế: Tránh không để tinh trùng gặp trứng. Bao cao su ngăn tinh dịch, chất nhầy âm đạo và máu người bệnh xâm nhập vào cơ thể người lành qua QHTD nếu sử dụng Bao cao su đúng cách. * Ưu điểm: Tránh thai và tránh các bệnh lây truyền qua QHTD (BLTQQHTD). * Nhược điểm: Bao cao su có thể bị rách nên không có tác dụng. - Tính ngày trứng rụng: * Dựa trên hiện tượng rụng trứng xảy ra ở một thời gian từ ngày thứ 16 đến ngày thứ 12 trước kì kinh mới. Noãn chỉ sống 12 giờ sau khi phóng noãn. Tinh trùng chỉ sống 72 giờ sau khi giao hợp nên tránh giao hợp sau 2-3 ngày sau khi phóng noãn. * Cơ chế: Tránh không để tinh trùng gặp trứng. * Ưu điểm: An toàn đối với những người có vòng kinh đều. * Nhược điểm: Tỉ lệ thất bại cao, không phòng được các BLTQQHTD - Cắt và thắt ống dẫn trứng. - Cắt và thắt ống dẫn tinh. Nếu tuổi VTN có QHTD thì nên sử dụng BPTT là sử dụng Bao cao su. Đây là biện pháp có tác dụng kép. Câu hỏi 8:Tại sao hàng ngày phụ nữ uống viên thuốc tránh thai có thể tránh được thai? Trả lời: HS tự
Tài liệu đính kèm: