Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp giúp trẻ mẫu giáo lớn tham gia tích cực trong giờ học vẽ

Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp giúp trẻ mẫu giáo lớn tham gia tích cực trong giờ học vẽ

việc thiết kế giáo án điện tử cho trẻ làm quen với hoạt động vẽ:

 Việc “Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thiết kế giáo án điện tử cho trẻ làm quen với hoạt động tạo hình đặc biệt là hoạt động vẽ” nhằm đem đến cho trẻ những giờ học sinh động và hấp dẫn, trẻ không còn nhàm chán và buồn ngủ. Ngày nay với sự bùng nổ công nghệ thông tin các tài liệu hình ảnh truy cập trên mạng rất phong phú chúng ta có thể sử dụng các hình ảnh đó vào việc chuẩn bị đồ dùng dạy học thiết kế giáo án điện tử. Với bản thân tôi đã được học qua các lớp bồi dưỡng tin học nên có chút kỹ năng sử dụng máy vi tính tôi đã tự thiết các hoạt động cho trẻ làm quen với hoạt động tạo hình bằng giáo án điện tử để phát huy tích cực và sự hứng thú của trẻ.

Nhưng tôi không quá lạm dụng việc áp dụng thiết kế giáo án đện tử vào hoạt động tạo hình. Có những tiết tôi vẫn sử dụng các tranh vẽ và cố gắng rèn luyện khả năng vẽ của bản thân để trẻ vẫn được quan sát các nét vẽ và các màu sắc khi tôi sử dụng tô tranh mẫu.

Sau đây là một giáo án điện tử tôi đã thiết kế để dạy trẻ.

Ví dụ: Với tiết vẽ con gà trống (tiết mẫu). Tôi thiết kế bài giảng điện tử đó như sau:

Với tất cả các bước vẽ này tôi đều vẽ ở paint sau đó coppy sang powerpoint và tạo hiệu ứng cho các hình ảnh.

- Trước tiên tôi tạo 1 slide có hình ảnh con gà trốg đã được tô màu và vẽ thêm các họa tiết cỏ cây, ông mặt trời

 Tôi cho trẻ nêu nhận xét của trẻ về con iảng điện tử như sau:

- Tiếp theo tôi tạo 1 slide với các bộ phận của con gà riêng biệt (như: mình, đầu, mắt, mỏ, cánh, chân ).

 - Và tôi tạo 1 slide với các cách vẽ lần lượt để tạo thành con gà trống, các nét vẽ lần lượt hiện ra và cùng với đó là lời phân tích của tôi: Cô vẽ mình con gà là một hình tròn khép kín, tiếp theo cô vẽ cổ con gà là 2 nét xiên, cô vẽ từ trên xuống, và đến đầu Tương tự tôi giới thiệu với các phần khác của con gà.

 

doc 22 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 08/01/2025 Lượt xem 41Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp giúp trẻ mẫu giáo lớn tham gia tích cực trong giờ học vẽ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 rất lớn trong việc phát triển trí tuệ và khiếu thẩm mỹ của trẻ.
	Để giúp trẻ biết phối hợp các kỹ năng tạo hình và tạo ra các sản phẩm có màu sắc, hình dáng, đường nét và bố cục. Trước hết tôi cần giúp trẻ hiểu được bố cục hợp lý, sự sắp xếp hình vẽ trong bức tranh mang tính nghệ thuật hoặc trang trí. Để hiểu, cảm nhận và thực hiện được những hình trang trí trẻ phải biết nhìn bao quát cả không gian tờ giấy, xác định các vị trí đặt hình khối của bức tranh. Tùy theo lứa tuổi, các nội dung tạo hình trang trí, cần được sắp xếp linh hoạt, có hệ thống để thực hiện các nội dung giáo dục, phát triển với các mức độ nâng cao dần.
Ví dụ: Vẽ chân dung: Thì đặt giấy dọc trước mặt, vẽ khuôn mặt là một hình tròn to giữa giấy, sau đó vẽ tóc, tai, mũi, miệng.
	Trẻ mẫu giáo cần làm quen và sử dụng tích cực tính nhịp điệu của sự sắp xếp các hình trang trí. Trước hết trẻ cần làm quen với cách sắp xếp theo bố cục hàng lối( thành dãy) rồi bố cục mạng với các loại nhịp phức tạp dần. Khi trẻ đã khá thành thục với bố cục hàng lối và bố cục theo mạng, trẻ có thể tập xây dựng các bố cục trang trí đăng đối đơn giản.
Ví dụ: Trang trí trong các khuôn hình học (hình tròn, hình vuông)
	Về sự lựa chọn hình dáng họa tiết, trẻ cần tập sử dụng các hình tự nhiên đơn giản làm họa tiết (hoa,lá..). Về sự thể hiện màu sắc, trẻ sử dụng các màu cơ bản để thể hiện.
	Khi trẻ tô màu, tôi gợi ý để trẻ nói lên mối liên hệ màu sắc với các màu: nóng- lạnh, sáng- tốiVì trẻ mầm non rất hay sử dụng màu nóng, màu tươi sáng, tôi hướng dẫn trẻ khi vẽ các con nên sử dụng những màu tối và khi tô màu con tô những màu sáng để bức tranh của con nổi bật được mảng chính. Tô màu có thể tô ngang, dọc. Nhưng tô phải thật đều, mịn để bức tranh sinh động và hấp dẫn.
	Đối với việc Hướng dẫn trẻ sắp xếp bố cục bức tranh, cách sử dụng màu sắc để tô tranh, cần coi việc tổ chức cho trẻ quan sát, cảm nhận vẻ đẹp mang tính trang trí trong các sản phẩm tạo hình.
Ví dụ: Tiết đề tài “Vẽ ngôi nhà” tôi đã sử dụng các tranh để trò chuyện có bố cục sắp xếp khác nhau về các kiểu nhà khác nhau. Và qua quá trình rèn luyện trẻ đã có kỹ năng vẽ tốt, tôi hướng dẫn trẻ trang trí và bố cục tranh. Và trẻ lớp tôi các cháu đã vẽ được các bức tranh có bố cục và tô màu như sau: 
Đây là bức tranh vẽ PTGT của cháu: Nguyễn Trâm Anh
Đây là tranh hoa mùa xuân của cháu: Nguyễn Dương Ngọc Anh

Đây là tranh vẽ PTGT của cháu: Phạm Thị Ngọc Anh
Vậy “Hướng dẫn trẻ sắp xếp bố cục bức tranh, cách sử dụng màu sắc để tô tranh” đã mang lại hiệu quả cao trong hoạt động vẽ của trẻ lớp tôi.
7.3.3. Giải pháp 3: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thiết kế giáo án điện tử cho trẻ làm quen với hoạt động vẽ:
	Việc “Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thiết kế giáo án điện tử cho trẻ làm quen với hoạt động tạo hình đặc biệt là hoạt động vẽ” nhằm đem đến cho trẻ những giờ học sinh động và hấp dẫn, trẻ không còn nhàm chán và buồn ngủ. Ngày nay với sự bùng nổ công nghệ thông tin các tài liệu hình ảnh truy cập trên mạng rất phong phú chúng ta có thể sử dụng các hình ảnh đó vào việc chuẩn bị đồ dùng dạy học thiết kế giáo án điện tử. Với bản thân tôi đã được học qua các lớp bồi dưỡng tin học nên có chút kỹ năng sử dụng máy vi tính tôi đã tự thiết các hoạt động cho trẻ làm quen với hoạt động tạo hình bằng giáo án điện tử để phát huy tích cực và sự hứng thú của trẻ. 
Nhưng tôi không quá lạm dụng việc áp dụng thiết kế giáo án đện tử vào hoạt động tạo hình. Có những tiết tôi vẫn sử dụng các tranh vẽ và cố gắng rèn luyện khả năng vẽ của bản thân để trẻ vẫn được quan sát các nét vẽ và các màu sắc khi tôi sử dụng tô tranh mẫu.
Sau đây là một giáo án điện tử tôi đã thiết kế để dạy trẻ.
Ví dụ: Với tiết vẽ con gà trống (tiết mẫu). Tôi thiết kế bài giảng điện tử đó như sau:
Với tất cả các bước vẽ này tôi đều vẽ ở paint sau đó coppy sang powerpoint và tạo hiệu ứng cho các hình ảnh. 
- Trước tiên tôi tạo 1 slide có hình ảnh con gà trốg đã được tô màu và vẽ thêm các họa tiết cỏ cây, ông mặt trời
	Tôi cho trẻ nêu nhận xét của trẻ về con iảng điện tử như sau:
- Tiếp theo tôi tạo 1 slide với các bộ phận của con gà riêng biệt (như: mình, đầu, mắt, mỏ, cánh, chân).
 - Và tôi tạo 1 slide với các cách vẽ lần lượt để tạo thành con gà trống, các nét vẽ lần lượt hiện ra và cùng với đó là lời phân tích của tôi: Cô vẽ mình con gà là một hình tròn khép kín, tiếp theo cô vẽ cổ con gà là 2 nét xiên, cô vẽ từ trên xuống, và đến đầu  Tương tự tôi giới thiệu với các phần khác của con gà.
	Sau khi vẽ xong thì làm gì? Cô sẽ tô màu cho con gà và lần lượt tôi có hiệu ứng tô màu vào từng bộ phận của con gà.
	Để cho bức tranh thêm đẹp và sinh động tôi vẽ thêm cỏ cây, ông mặt trời.
Cuối cùng tôi sẽ cho trẻ về chỗ ngồi và vẽ con gà trống. Sau đây là các slide tôi đã tạo để dạy trẻ .
	Đây là các slide tôi đã tạo để dạy trẻ 
 Qua các tiết dạy áp dụng giáo án điện tử thì trẻ rất hứng thú tham gia hoạt động và kết quả trên trẻ rất cao, trẻ mạnh dạn chủ động hơn trong quá trình học tập. Thể hiện sự hồn nhiên tích cực qua việc tri giác hình ảnh trên máy, trẻ tự đặt ra các câu hỏi khám phá cho cô
7.3.4. Giải pháp 4: Xây dựng góc tạo hình trong môi trường hoạt động của lớp:
	Tạo môi trường cho trẻ hoạt động cũng là tạo cho trẻ cảm giác thoải mái, thích thú khi đến lớp. Trẻ thường thích quan sát những gì quanh trẻ, khi trẻ thấy cô trang trí góc tạo hình phong phú đẹp với nhiều đồ dùng hấp dẫn, sẽ tạo cho trẻ cảm giác thích thú tìm tòi, khám phá. Từ đó phát triển ở trẻ khả năng tư duy, sáng tạo.
Đối với trẻ 5-6 tuổi, phát triển các năng lực nói chung (trong đó có khả năng sáng tạo) trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng. Việc phát huy khả năng sáng tạo cho trẻ 5-6 tuổi chỉ thực sự có hiệu quả khi nó được tiến hành một cách thường xuyên, thông qua các hoạt động của trẻ ở trường mầm non trong đó có hoạt động tạo hình. Một trong những biện pháp tốt nhất để góp phần phát huy khả năng sáng tạo của trẻ trong hoạt động tạo hình, đặc biệt là hoạt động vẽ là: Giúp trẻ có điều kiện học tập. Vì vậy tôi đã xây dựng riêng một góc tạo hình với tên gọi là “ Ai khéo tay nhất” để cho trẻ chơi vào các giờ hoạt động góc.
	Tôi bố trí vị trí góc tạo hình như sau: Trong không gian chung của lớp học, tôi bố trí góc gần cửa để tập chung tối đa ánh tự nhiên và giúp trẻ có được trạng thái cảm xúc tích cực khi tham gia vào các hoạt động tạo hình. Do đặc thù của góc tạo hình là góc hoạt động mang tính yên tĩnh do đó tôi đã không bố trí góc tạo hình gần góc ồn ào (góc xây dựng và góc phân vai) để làm phân tâm sự chú ý của trẻ khi tham gia vào hoạt động. Ngoài ra tôi còn tạo ranh giới giữa các góc khi cho trẻ chơi, sau mỗi chủ đề tôi tổ chức cho trẻ cùng tham gia vào việc bố trí, sắp xếp lại góc để tạo cảm giác mới lạ, kích thích hứng thú của trẻ.
	Ở góc tạo hình tôi trưng bày các sản phẩm của trẻ, các đồ dùng để trẻ hoạt động như: bút sáp màu, màu nước, bút lông, giấy A4, giấy màu. Đồ dùng ở góc tạo hình cũng được tôi thay đổi theo chủ đề. 
Ví dụ: + Với chủ đề thực vật tôi nhặt các lá khô để cho trẻ hoạt động. Còn với chủ đề nghề nghiệp tôi sưu tầm các len, sợi. Và sự thay đổi đó được trẻ rất tò mò muốn khám phá. Ngoài ra tôi còn trưng bày một số tranh mẫu của cô và được thay đổi theo mỗi chủ đề để cho trẻ quan sát.
Ví dụ: + Chủ đề gia đình tôi treo các bức tranh về ngôi nhà của gia đình hoặc người thân trong gia đình.
	+ Chủ đề thế giới thực vật tôi treo các bức tranh về cây cối, về hoa.
	Trẻ rất hứng thú hoạt động trong góc tạo hình, tôi phải phân chia hợp lý và luôn chuyển số trẻ chơi trong góc tạo hình, để trẻ nào cũng được hoạt động trong góc. Khi vào hoạt động góc, với những trẻ trong giờ hoạt động chung nếu trẻ còn yếu hoặc chậm hơn các bạn tôi sẽ cho trẻ chơi ở góc tạo hình nhiều hơn và quan tâm hơn đến những trẻ đó, để hướng dẫn động viên khi trẻ chưa làm được. Tùy thuộc vào từng chủ điểm đang khám phá, trẻ có thể vẽ những gì trẻ đang học.
 Vì vậy việc “Xây dựng góc tạo hình trong môi trường hoạt động của lớp” đã đạt được rất nhiều hiệu quả khi cho trẻ làm quen với hoạt động tạo hình.
7.3.5. Giải pháp 5: Thông qua các môn học:
 Thay đổi các hình thức vào bài để gây hứng thú cho trẻ: Thu hút được sự chú ý của trẻ vừa dễ lại vừa khó vì trẻ rất hào hứng trước những điều mới lạ nhưng dễ chán với những gì quen thuộc. Vì vậy, tôi luôn suy nghĩ thay đổi cách hình thức vào bài sao cho sinh động, hấp dẫn bằng dùng những câu nói nhẹ nhàng, nét mặt vui tươi, sử dụng các trò chơi tạo tình huống bất ngời để thu hút sự chú ý của trẻ vào giờ học. Qua đó, giờ học trở nên hào hứng, không gò bó mà vẫn đạt kết quả cao. 
Ví dụ 1: Vẽ câu chuyện cổ tích 
- Tôi trang trí lớp học theo một không gian cổ tích, có gốc cây cổ thụ, có lâu đài cùng với khóm trúc, bụi tre, có ngôi nhà của bẩy chú lùn cùng nàng bạch tuyết ... Trẻ rất bất ngờ khi lạc vào không gian cổ tích. Hơn nữa, tôi tạo niềm vui và hào hứng cho trẻ bằng cách cho trẻ hát bài “ vườn cổ tích’’. Sau đó, trẻ sẽ được xem các bức tranh gợi ý để nhận xét các biểu tượng, nội dung, mầu sắc, bố cục của bức tranh vẽ các câu chuyện cổ tích. Sau đó hỏi trẻ vẽ câu chuyện gì và vẽ nhân vật nào trong truyện 
- Kết thúc giờ học, tôi treo hết bài của trẻ lên để trẻ nhận xét những bức tranh của mình và của bạn 
Ví dụ 2: Vẽ biển 4
- Tôi cho trẻ gấp thuyền, ca nô, tàu thuỷ ... từ chiều hôm trước, và chuẩn bị 3 bến cảng. Một bến vẽ thuyền, 1 bến vẽ ca nô, 1 bến vẽ tàu thuỷ. 
- Vào giờ học tôi cho trẻ đi lấy đồ dùng trẻ gấp được và hỏi : “ Hôm trước các con đã gấp được những cái gì ? Thuyền buồm, tàu thuỷ ... là những phương tiện gì ? Nó hoạt động ở đâu ? Vậy con thích chơi trò chơi với đồ chơi các con đã tạo được không? Cô đã thiết kế được các bến cảng cho tàu thuỷ, thuyền buồm, ca no và chúng mình cùng chơi trò chơi cho các phương tiện đó về đúng bến của mình nhé . ( chơi 2 lần ) 
- Sau khi chơi xong tôi cho trẻ ngồi xung quanh mình và hỏi : “ các con thường nhìn thấy thuyền, ca nô, tàu thuỷ ... hoạt động ở đâu? Vậy những ai đã được đi biển rồi ? Và các con thấy biển như thế nào ?” Trẻ kể theo hiểu biết của trẻ.

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_giup_tre_mau_giao_lon_tham_g.doc