5. Mô tả bản chất của sáng kiến:
5.1. Tính mới của sáng kiến:
Giáo dục Tiểu học là cấp học nền móng của hệ thống giáo dục quốc dân,
đây là cấp học vô cùng quan trọng để hình thành và phát triển nhân cách con
người. Phát triển trí tuệ cho hoc sinh Tiểu học là một trong những vấn đề được
quan tâm hàng đầu của hầu hết các quốc gia, của các bậc phụ huynh và các giáo
viên.
Phát triển trí tuệ cho hoc sinh Tiểu học là một trong những vấn đề được
quan tâm hàng đầu của hầu hết các quốc gia, của các bậc phụ huynh và các giáo
viên. Chúng ta đã biết, mục tiêu của nhà trường Tiểu học là “Giáo dục toàn diện
cho trẻ em từ 6 - 11 tuổi”.
Phân môn Địa lí là một phân môn không kém phần quan trọng ở bậc Tiểu
học, vừa là cơ sở nền tảng cho học sinh tiếp tục học các cấp tiếp theo, cung cấp
cho học sinh những kiến thức cơ bản về địa lí Việt Nam và địa lí thế giới.
Có thể nói, để dạy tốt môn Địa lí lớp 5 người giáo viên cần biết phối kết
hợp các phương pháp dạy học như: phương pháp quan sát, phương pháp thí
nghiệm, phương pháp nhóm, phương pháp trò chơi học tập,
Bản chất của phương pháp sử dụng trò chơi học tập là dạy học thông qua
việc tổ chức hoạt động học cho học sinh. “Học mà chơi, chơi mà học”,“ Học
vui, vui học”
Vì vậy nên tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “ Giải pháp giúp học sinh hứng
thú học tập môn Địa lí lớp 5”.Nhằm chia sẻ với các đồng nghiệp những kinh
nghiệm tôi đã tích lũy được.
ó thể nói, muốn các em học tốt thì điều trước tiên phải tạo cho các em say mê hứng thú với môn học. Bởi vậy, người giáo viên cần lựa chọn những phương pháp dạy học nào cho phù hợp để phát huy tính hiệu quả nhằm đáp ứng được những yêu cầu đổi mới chương trình môn học. 5.2.2/ Giải pháp 2 Áp dụng một số trò chơi học tập. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên thường xuyên tổ chức các trò chơi học tập phù hợp với nội dung bài học và điều kiện thực tế của lớp mình giúp học sinh “ Học mà chơi- chơi mà học” , “Học vui – vui học” đơn giản mà hiệu quả. 3 5.2.2.1/ Giáo viên cần lựa chọn trò chơi học tập phù hợp với nội dung bài dạy. Tuỳ từng bài mà giáo viên sử dụng phương pháp Trò chơi học tập cho thích hợp phải căn cứ vào chuẩn kiến thức kĩ năng. Một trò chơi có thể áp dụng được nhiều bài. Một bài có thể áp dụng được nhiều trò chơi. Không phải một trò chơi nào cũng áp dụng được nhiều bài. Không phải tiết khoa học nào cũng cần sử dụng đến phương pháp Trò chơi học tập. Vì thế, với mỗi tiết dạy, giáo viên cần xác định rõ mục tiêu của bài học, lựa chọn phương pháp dạy học cho phù hợp với nội dung từng phần, áp dụng linh hoạt các phương pháp dạy học trong tiết dạy sao cho tiết học trở nên nhẹ nhàng, học sinh tiếp thu bài tích cực, chủ động hơn. Khi đã lựa chọn được phương pháp dạy học cho mỗi hoạt động, giáo viên cần xác định rõ mục tiêu để xây dựng hình hức tổ chức cho hoạt động đó. 5.2.2. 2/ Các bước chuẩn bị trò chơi học tập. Sự chuẩn bị cho một trò chơi không nhất thiết phải quá cầu kì, tốn kém mà chỉ là dễ tìm, sẵn có ở địa phương, ai cũng tìm được. Sự chuẩn bị chu đáo, hấp dẫn sẽ tạo niềm hứng khởi, thu hút học sinh tham gia. Sự chuẩn bị càng rõ ràng, khoa học sẽ càng giúp các em dễ tìm hiểu, dễ nhận biết kiến thức, nhiệm vụ của bản thân trong quá trình tham gia chơi. Giáo viên có thể tổ chức một hoạt động học tập thành một trò chơi học tập khi đã có đủ các điều kiện sau: - Về đồ dùng, dụng cụ phục vụ cho trò chơi. Để phục vụ cho trò chơi này cần đến những đồ dùng nào? Dụng cụ nào? Phương tiện nào? Từ đó, giáo viên dành thời gian để chuẩn bị (hoặc giao cho học sinh chuẩn bị) chu đáo. - Về thời gian, thời điểm chơi, không gian chơi. - Có cách chơi, luật chơi rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu, không hiểu nhầm, - Có cách tính điểm để phân định “thắng- thua”, khen thưởng 5.2.2. 3/ Các bước thực hiện trò chơi Bước 1: Giáo viên giới thiệu tên trò chơi, mục đích của trò chơi. Bước 2: Hướng dẫn chơi cách chơi, phổ biến luật chơi và thời gian chơi. Bước này bao gồm những việc làm sau: - Tổ chức người tham gia trò chơi: Số người tham gia, số đội tham gia (mấy đội chơi), quản trò, trọng tài. - Các dụng cụ dùng để chơi (giấy khổ to, thẻ từ, bút lông, bảng con, ) - Cách chơi: Từng việc làm cụ thể của người chơi hoặc đội chơi, thời gian chơi, những điều người chơi không được làm, - Cách xác nhận kết quả và cách tính điểm chơi, cách giải của cuộc chơi (nếu có) Bước 3: Thực hiện trò chơi Cho học sinh chơi thử (nếu thấy cần) - Chơi thật Bước 4: Nhận xét sau cuộc chơi. Bước này bao gồm những việc làm sau: - Trọng tài nhận xét về thái độ tham gia trò chơi của từng đội, những việc làm chưa tốt của các đội để rút kinh nghiệm. 4 + Trọng tài công bố kết quả chơi của từng đội, cá nhân và trao phần thưởng cho đội đoạt giải. + Một số học sinh nêu kiến thức, kỹ năng trong bài học mà trò chơi đã thể hiện. Kết thúc: Nhận xét, đánh giá, rút ra ý nghĩa của trò chơi. - Giáo viên bổ sung kết luận (nếu cần) Giáo viên hỏi học sinh, qua trò chơi các em đã rút ra bài học gì hoặc tổng kết lại những gì cần học được qua trò chơi đó. Đây cũng là một trong những cách tạo điều kiện cho học sinh trình bày các suy nghĩ, ý kiến “thông minh” và phát huy hết tích tích cực, sáng tạo của các em. Qua đó giáo viên giáo dục học sinh yêu thích môn học. 5.2.2. 4/ Xác định thời gian, thời điểm diễn ra trò chơi. Mỗi trò chơi giáo viên cần quy định thời gian chơi cho rõ ràng. Để xác định thời gian, thời điểm diễn ra trò chơi, giáo viên cần đọc kĩ mục tiêu tiết dạy, mục tiêu của trò chơi để phân bố thời gian hợp lí. Những trò chơi hình thành kiến thức mới, hoạt động này được diễn ra đầu tiết học hoặc một phần nội dung bài học. Những trò chơi để củng cố nội dung kiến thức đã học thường diễn ra cuối tiết hoặc cuối một phần nội dung vừa học. Tuy nhiên, trò chơi diễn ra vào thời điểm nào, giáo viên cũng cần xác định thời gian cho hợp lí, không để ảnh hưởng đến thời gian của tiết học hoặc thời gian của tiết học khác. Tùy từng nội dung bài học, tùy từng trò chơi mà giáo viên chủ động quy định thời gian cho hợp lí. 5/2.2.5 Giới thiệu một số trò chơi học tập *Trò chơi : Con số đáng nhớ a)Áp dụng: Khi dạy các bài có liên quan đến các con số. b) Tiến hành: Giáo viên chuẩn bị các mảnh bìa có gắn nam châm ghi các số liệu, tên địa danh, tên quốc gia, có liên quan đến con số .Yêu cầu học sinh trả lời đúng các con số đáng nhớ vào bảng con; có thể gọi 1 học sinh lên bảng dán đáp án. Ví dụ: Bài “Việt Nam đất nước chúng ta” Giáo viên Học sinh - Bán đảo Đông Dương gồm .. nước. - Từ Bắc vào Nam, phần đất liền nước ta dài .. km. - Nơi hẹp nhất là km. - Diện tích lãnh thổ nước ta khoảng .. km2 - Diện tích lãnh thổ của nước ta đứng hàng thứ so với các nước trong bảng. 3 nước 1650 km 50 km 330 000km2 3 Ví dụ: Bài: Châu Á Giáo viên Học sinh - Diện tích Châu Á là .triệu km2. - Diện tích Châu Mĩ là triệu km2 - Diện tích Châu Phi là triệu km2 - Diện tích Châu Âu là triệu km2 44 42 30 10 5 - Diện tích Châu Đại Dương là triệu km2 - Diện tích Châu Nam Cực là triệu km2 9 14 c) Tác dụng: Giúp học sinh phản xạ kịp thời nhớ liền các số liệu gắn liền với từng nội dung bài học. Học sinh đang tham gia trò chơi “Con số đáng nhớ” * Trò chơi : Ai đúng, ai nhanh a) Áp dụng: Khi củng cố bài hoặc khi tìm hiểu từng mục của bài học. b) Tiến hành : - Giáo viên một số hình chụp ảnh, tranh ảnh nội dung bài học, phát ra cho các đội , hoặc học sinh chuẩn bị theo đội. Mỗi đội 1 cái bảng phụ và chuẩn bị kéo, băng keo. - Chia cả lớp làm 4 đội chơi, thời gian 4 phút . - Khi thời gian bắt đầu các đội dán các hình ảnh theo từng mục, hết thời gian đội nào nhanh đúng thì đội đó thắng. Ví dụ: Dạy bài “Nông nghiệp” - Chuẩn bị các ảnh về cây công nghiệp,cây ăn quả,cây lương thực. - HS dán các loại cây theo từng loại. Cây lương thực Cây ăn quả Cây công nghiệp Hình ảnh: cây lúa gạo,cây ngô (bắp),cây khoai lang,cây sắn( khoai mì), . Hình ảnh: cây sầu riêng,cây chôm chôm, cây nhãn, cây xoài, cây vải, Hình ảnh: cây cao su, cây cà phê, cây ca cao, cây chè, cây mía,. 6 Học sinh đang tham gia trò chơi “Ai nhanh,ai đúng” Học sinh đại diện trình bày kết quả trò chơi “ Ai nhanh,ai đúng” Niềm vui của đội thắng cuộc khi được nhận thưởng. c) Tác dụng: Rèn được kỹ năng biết chọn lựa các hình ảnh chính xác theo nội dung địa lí vừa học. * Trò chơi : Tìm địa danh bí mật a)Á p dụng: Dạy các bài có tên các địa danh b) Tiến hành: Giáo viên chuẩn bị sẵn sàng ghi vào phiếu những thông tin và thẻ gắn ghi tên những địa danh địa lí. Nêu yêu cầu gắn thẻ đúng vào từng phiếu ghi phù hợp với nội dung. Học sinh gắn thẻ trong một phút, đội nào gắn nhanh và đúng là thắng. Ví dụ: Bài “Địa hình và khoáng sản” - Đây là nơi phân bố nhiều dầu mỏ ở nước ta: Biển Đông. - Đây là nơi phân bố nhiều than đá ở nước ta: Quảng Ninh - Đây là nơi phân bố nhiều bô -xít ở nước ta: Tây Nguyên. 7 - Đây là nơi phân bố nhiều sắt ở nước ta: Hà Tĩnh. - Đây là nơi phân bố nhiều a-pa-tít ở nước ta: Lào Cai. - Đây là nơi phân bố nhiều thiếc ở nước ta: Cao Bằng. - Đây là dãy núi dài nhất ở nước ta: Trường Sơn. Ví dụ: Bài “ Giao thông vận tải” - Đây là đây là tên quốc lộ dài nhất nước ta: Quốc lộ 1A - Đây là đường sắt dài nhất nước ta: Đường sắt Băc –Nam - Đây là tên cảng biển lớn ở thành phố Hồ Chí Minh: Cảng Sài Gòn - Đây là sân bay quốc tế Nội Bài ở thành phố này: Hà Nội - Đây là nơi đầu mối giao thông quan trọng ở nhất ở miền Nam nước ta: Thành phố Hồ Chí Minh - Đây là tuyến đường đang được xây dựng để phát triển kinh tế xã hội ở vùng núi phía tây nước ta: Đường Hồ Chí Minh Học sinh đang chuẩn bị chơi trò chơi “ Tìm địa danh bí mật” 8 Trò chơi “ Tìm địa danh bí mật” vừa hoàn thành xong c) Tác dụng: Rèn cho học sinh tự suy nghĩ lựa chọn chính xác, bồi dưỡng lòng yêu quê hương đất nước, yêu quý thiên nhiên, bảo vệ môi trường thiên nhiên. Qua đó nhớ được các địa danh địa lí đã học c/ Tác dụng: Rèn phản xạ nhanh, nêu được nội dung của bài vừa tìm hiểu. * Trò chơi : Rung chuông vàng a) Áp dụng: Để ôn tập khi dạy các bài ôn tập. b) Chuẩn bị : - Học sinh: Mỗi em cầm một cái bảng con và phấn . - Giáo viên: 1 cái chuông nhỏ, phần thưởng và hệ thống câu hỏi kiểu hỏi nhanh đáp gọn (câu hỏi có đủ dạng: điền vào chỗ trống, Đúng - Sai, trắc nghiệm...) c) Tiến hành : - Cả lớp tham gia trò chơi tới kết thúc trò chơi. - Giáo viên nêu câu hỏi học sinh viết đáp án vào bảng con trong 15 giây. - Em nào trả lời đúng thì được 1 điểm , em nào trả lời sai thì không được tính điểm. - Em nào trả lời đến câu hỏi cuối cùng hoặc nhiều điểm nhất thì được rung chuông và tặng thưởng. Ví dụ: Bài 22: Ôn tập Giáo viên soạn trước 10 câu hỏi để học sinh chơi Giáo viên Học sinh 1. Châu Á có số dân . .. thế giới? 2. Đây là quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới? 3. Châu Âu có khí hậu nóng và khô đúng hay sai? 4. Dân cư Châu Á đa số là người da vàng đúng hay sai? 5. Luân Đôn là thủ đô nước Pháp đúng hay sai? 6. Châu Á có đủ các đới khí hậu từ nhiệt đới, ôn đới đến hàn đới đúng hay sai? 7. Diện tích của Châu Á là: A. 30 triệu km2 B. 42 triệu km2 C. 44 triệu km2 D. 10 triệu km2 8. Các nước láng giềng của Việt Nam là: A. Lào, Cam - Pu - Chia B. Lào,Thái Lan C. Lào,Trung Quốc D. Lào, Cam - Pu - Chia, Trung Quốc 9. Đỉnh núi Ê - vơ - rét cao nhất thế giới thuộc châu lục nào? A. Châu Á B. Châu Âu đông nhất Liên Bang Nga Sai Đúng Sai Đúng C D A 9 C. Châu Phi 10. Khu vực Đông Nam Á gồm bao nhiêu quốc gia? 11 quốc gia Học sinh hăng hái tham gia trò chơi: “Rung chuông vàng c. Tác dụng: Hoc sinh có khả năng phân tích câu hỏi và viết lại các kiến thức trọng tâm đã học. *Trò chơi : Hái hoa dân chủ. a) Áp dụng: Dạy các bài ôn tập hết chương hoặc cuối học kì . như bài 7; bài 16; bài 22; bài 29. b) Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị một chậu cảnh nhỏ, một số bông hoa bằng hoặc lớn hơn sĩ số học sinh trong lớp. nội dung của các bông hoa là câu hỏi về kiến thức đã học. Giáo viên làm những bông hoa điểm 10 mặt đằng sau ghi các câu hỏi. Các bông hoa được treo lên các cành cây. c) Tiến hành: - Cử 3 học sinh làm trong tài. - HS cả lớp tham gia trò chơi - Lần lượt các em lên hái hoa dân chủ - Các em đọc to câu hỏi của mình và trả lời câu hỏi. - Tổ trọng tài chấm điểm. - Giáo viên tổng kết và phát phần thưởng. Ví dụ: dạy bài 22 “Ôn tập” - Châu Á thuộc khu vực nào? - Châu Á có diện tích là bao nhiêu km2 ? - Châu Á có các đới khí hậu nào? - Châu Á tiếp giáp với những đại dương nào? - Các đồng bằng của khu vực Đông Nam Á nằm chủ yếu ở đâu? - Đỉnh núi cao nhất thế giới tên gì cao bao nhiêu mét? - Ở Châu Á, núi và cao nguyên chiếm bao nhiêu phần diện tích? - Màu da chủ yếu của người châu Á? - Hoạt động kinh tế chính của người dân châu Á? - Nước có diện tích lớn nhất châu Á (trừ LB. Nga)? 10 - Nước có dân số lớn nhất châu Á? - Diện tích châu Âu? - Đồng bằng chiếm bao nhiêu phần diện tích châu Âu? - Châu Âu nằm chủ yếu trong đới khí hậu nào? - Hoạt động kinh tế chủ yếu của người dân châu Âu? Học sinh đang tham gia chơi trò chơi :”Hái hoa dân chủ” c) Tác dụng: Học sinh rèn luyện tính tự tin, nhớ lại nhớ và trả lời đúng các kiến thức địa lí đã học . 5.7/ Trò chơi : Ghép hoa. a) Áp dụng: Để củng cố bài, khi dạy các bài tìm hiểu kiến thức Địa lí. b) Chuẩn bị: - Giáo viên chuẩn bị những bông hoa to nhiều cánh bằng xốp nhựa, những cánh hoa cắt rời nhau , phía sau những cánh hoa có dán nam châm. c) Tiến hành: - Chia lớp 2 đội A – B hoặc XANH –ĐỎ - Học sinh cả lớp tham gia trò chơi. - Mỗi đội cử một bạn làm đội trưởng. - Giáo viên đưa ra chủ đề cần trình bày. - Đội trưởng phân công các đội mình viết nội dung vào các cánh hoa. Nhụy hoa là hình tròn ở giữa là ghi chủ đề chính. - Thời gian 5 phút đội nào hoàn thành sớm thì đội đó thắng cuộc. - Giáo viên tổng kết và phát phần thưởng. Ví dụ: Dạy bài “ Công nghiệp ( tiếp theo)” Giáo viên: Nêu những điều kiện để thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm công nghiệp lớn của cả nước? - Học sinh: viết vào bông hoa những nội dung như * Nhụy hoa: trung tâm công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh . * Cánh hoa 1: ở vùng có nhiều lương thực thực phẩm. * Cánh hoa 2: giao thông thuận lợi. * Cánh hoa 3: Dân cư đông đúc * Cánh hoa 4: Người lao đông có trình độ cao. 11 * Cánh hoa 5: Đầu tư nước ngoài. * Cánh hoa 6: trung tâm văn hóa,khoa học kĩ thuật. Học sinh đang tham gia chơi trò chơi “ Ghép hoa” c) Tác dụng: Học sinh rèn luyện tư duy, nhớ và viết đúng các kiến thức địa lí đã học . * Trò chơi: Vòng xoay kì diệu. a) Mục đích: Học sinh rèn luyện tư duy, nhớ và viết đúng các kiến thức Địa lí đã học. Tạo điều kiện cho phát huy khả năng tư duy, sáng tạo của HS. b) Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị 1 vòng xoay gồm: Chân đế: làm bằng gỗ tận dụng.Trục xoay Làm bằng bạt đạn xe đạp và tấm ván tận dụng. Những bông hoa: những bông làm bằng dĩa nhựa qua sử dụng dán cánh hoa bằng nhựa xốp tạo thành một bông hoa, ở giữa có túi đựng câu hỏi, những nội dung cần trả lời. c) Áp dụng: Để củng cố bài, khi dạy các bài tìm hiểu kiến thức mới Địa lí. d) Tiến hành: - Khi tổ chức trò chơi. Giáo viên chuẩn bị nội dung câu hỏi, soạn trước những câu hỏi cần dùng, câu đáp án. Tổ chức chơi giáo viên đưa ra chủ đề hoặc nội dung ôn tập. Học sinh xoay để chọn bông hoa trả lời. - Dùng tay xoay trục một vòng để chọn câu hỏi ngẫu nhiên, kim chỉ dừng ở vị trí bông hoa nào thì được chọn trả lời. - Tổ chức cho học sinh lần lượt hết số số câu hỏi - Giáo viên tổng kết và phát phần thưởng. Giáo viên chuẩn bị: “Vòng xoay kì diệu”. Học sinh tham gia trò chơi: “Vòng xoay kì diệu”. 12 Ví dụ: Dạy bài “ Bài 22: Ôn tập” Giáo viên: Nêu những yếu tố tự nhiên và xã hội giữa Châu Á và Châu Âu? * Hoa 1: So sánh diện tích giữa Châu Á và Châu Âu? * Hoa 2: So sánh khí hậu giữa Châu Á và Châu Âu? * Hoa 3: So sánh địa hình giữa Châu Á và Châu Âu? * Hoa 4: So sánh dân cư giữa Châu Á và Châu Âu? * Hoa 5: So sánh hoạt động kinh tế giữa Châu Á và Châu Âu? * Hoa 6: kể tên một số dãy núi lớn; đồng bằng lớn Châu Á và Châu Âu? e) Tác dụng: Rèn tính thẩm mĩ khi trình bày, biết tự tin trước đông người. Học sinh nhớ bài học một cách có hệ thống 5.2.3 Giải pháp 3: Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng bản đồ, lược đồ. Bản đồ là một phưng tiện trực quan, một nguồn tri thức địa lí quan trọng. Qua bản đồ, học sinh có thể nhìn một cách bao quát các khu vực lãnh thổ rộng lớn, những vùng lãnh thổ xa xôi trên bề mặt Trái Đất mà học sinh chưa bao giờ có điều kiện đi đến tận nơi để quan sát. Sử dụng bản đồ để học sinh khai thác, tìm tòi kiến thức. Nên cho từng nhóm học sinh quan sát bản đồ thay vì cho cả lớp chỉ quan sát 1 bản đồ. Với cách cho từng nhóm sử dụng bản đồ giáo viên phải tổ chức các hoạt động học tập để học sinh được tự tìm ra kiến thức mới trên cơ sở kết hợp giữa kiến thức với kỹ năng địa lí mà học sinh đã có. Chính vì vậy kiến thức các em thu được bền vững hơn, đồng thời trong quá trình tìm tòi kiến thức, kỹ năng địa lí của học sinh cũng được rèn luyện và củng cố Sử dụng bản đồ: tôi cần hướng dẫn học sinh các bước: * Bước 1. Nắm mục đích làm việc với bản đồ * Bước 2.Xem bảng chú giải để có biểu tượng địa lý cần tìm trên bản đồ. * Bước 3. Tìm vị trí địa lí của đối tượng trên bản đồ dựa vào ký hiệu. * Bước 4.Quan sát đối tượng trên bản đồ, nhận xét và nêu đặc điểm đơn giản của đối tượng * Bước 5.Xác lập mối liên hệ địa lý đơn giản giữa các yếu tố & các thành phần như địa hình và khí hậu: địa hình, khí hậu, sông ngòi , thiên nhiên & hoạt động sản xuất của con người Trên cơ sở học sinh biết kết hợp những kiến thức bản đồ và kiến thức địa lý để so sánh và phân tích - Để giúp học sinh khai thác được kiến thức từ bản đồ. Tôi phải trang bị cho các em một số kiến thức, kỹ năng tối thiểu cần thiết để biết cách làm việc với bản đồ như : xác định phương hướng trên bản đồ, nắm được ký hiệu trong bảng chú giải, có biểu tượng về những sự vật và đối tượng địa lý trên bản đồ, nghĩa là đọc và hiểu được ký hiệu trên bản đồ. - Dùng bản đồ bằng hình ảnh động trình chiếu qua máy tính. Đây là một hình thức dạy học phong phú và hấp dẫn sẽ thu hút được học sinh học tập. 5.2.4 Giải pháp 4: Giáo viên sử dụng phim tư liệu tạo sự phong phú của tiết học. 13 Phim tư liệu là một phần minh chứng sống động và thực tế nhất trong quá trình dạy học, không chỉ là nguồn kiến thức cung cấp cho học sinh mà còn phát triển tư duy cho học sinh, có sức thu hút học sinh bởi vì Địa lí tiểu học đa số các tranh ảnh chỉ được nêu ra trong lý thuyết mà thực tế các em chưa được thấy thực tế. Trong giảng dạy địa lý, việc quan sát các sự vật, hiện tượng bằng thực tế qua phim tư liệu về địa lý xảy ra trong các không gian lãnh thổ khác nhau không phải lúc nào cũng làm được, vì vậy trong việc hình thành các biểu tượng và khái niệm Ví dụ: Khi tìm hiểu về Châu Mĩ với nội dung môi trường địa lý, các cảnh quan tự nhiên như rừng rậm nhiệt đới, rừng Amadôn hay một ngọn núi, cảnh quan hoang mạc. Khi quan sát qua phim tư liệu các em sẽ tiếp thu kiến thức nhanh hơn, nhớ lâu hơn, rèn kĩ năng phân tích giải thích mối quan hệ giữa các đối tượng địa lý. Khi dạy bài Châu Mĩ (lớp 5) thay vì yêu cầu học sinh quan sát các bức tranh ở trang 122 để khai thác kiến thức, giáo viên sử dụng một đoạn phim tư liệu các em sẽ biết được ở châu Mĩ có núi An-đét ở Pê-ru, đồng bằng trung tâm ở Hoa Kì, thác Ni-a-ga-ra ở Hoa Kì, sông A-ma-dôn ở Bra-xin, hoang mạc A-ta- ca-ma ở Chi-lê, biển Ca-ri-bê. 5.3 Khả năng áp dụng của sáng kiến: - Sáng kiến này có thể áp dụng trên mọi đối tượng học sinh, giáo viên đều có thể vận dụng những biện pháp này trong các tiết học, các tiết học môn khác mang lại hiệu quả cao trong giảng dạy. Có thể ứng dụng các trò chơi học tập này từ ở các lớp. - Đã áp dụng rộng rãi trong toàn trường đạt hiệu quả cao, giá trị sử dụng lâu dài và có thể nhân rộng. 6. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không có 7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: - Giáo viên phải biết sử dụng Projectors (máy chiếu) để giáo viên thể ứng dụng công nghệ thông tin nhiều hơn. - Giáo viên phải thường tự làm đồ dùng dạy học đơn giản, tận dụng những phế vật liệu làm đồ dùng phục vụ các trò chơi. - Luôn tạo mọi điều kiện để các em có thể bày tỏ, thể hiện mình, tham gia tốt các trò chơi học tập. - Phải thực sự có lòng yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần học hỏi, nghiên cứu, tìm hiểu, nhất là việc tìm hiểu nội dung bài trước khi lên lớp để có phương pháp dạy học hợp lý, phù hợp đối tượng học sinh. - Sử dụng và sử dụng các trò chơi học tập đúng lúc, đúng nơi, chính xác, khoa học các trang thiết bị dạy học sẽ góp phần tạo hứng thú học tập cho các em, giúp các em tự giác học tập và học tập tích cực chủ động hơn. 8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: a. Kết quả: 14 Trong quá trình giảng dạy, giáo viên thường xuyên tổ chức các trò chơi học tập phù hợp với nội dung bài học và điều kiện thực tế của lớp mình giúp học sinh “ Học mà chơi- chơi mà học” , “Học vui – vui học” đơn giản mà hiệu quả. Nhờ áp dụng các trò chơi trên tr
Tài liệu đính kèm: