Sáng kiến kinh nghiệm Duy trì phát triển phong trào văn nghệ ở trường THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Duy trì phát triển phong trào văn nghệ ở trường THCS

 Trong từng bài giảng, từng tiết học người giáo viên phải luôn luôn thu hút, phát huy được tính tích cực, tương tác, chủ động tìm tòi khám phá kiến thức của các em, luôn luôn lôi cuốn các em vào bài giảng say sưa của thầy, đạt hiệu quả nhất. Hình thành cho các em tinh thần, thái độ học tập tốt, yêu ca hát là một nhu cầu tất yếu không thể thiếu được trong đời sống các em như: "Cơm ăn", "Nước uống" đối với con người. Các em có thể hát trong giờ ra chơi, sinh hoạt 15 phút đầu giờ, sinh hoạt ngoại khoá, sinh hoạt cuối giờ . Tham gia vào tất cả các hội thi do nhà trường, Đoàn, Đội tổ chức .

 

doc 13 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 3686Lượt tải 6 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Duy trì phát triển phong trào văn nghệ ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác dân tộc trên khắp dải đất Việt Nam.
	Thanh Hoá là một tỉnh có đủ 3 vùng địa dư: Đồng bằng, trung du và miền núi. Nhân dân Thanh Hoá có truyền thống anh dũng trong công cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước, cùng với cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Nơi đây là quê hương của các anh hùng dân tộc Việt Nam như: Bà Triệu, Lê Lợi, Lê Lai ...
	Sông Mã chảy qua Thanh Hoá là nơi sản sinh ra những điệu Hò đã được lưu truyền từ bao đời nay. Thanh Hoá có các làn điều dân ca, đặc biệt là tổ khúc Múa đèn. Tổ khúc Múa đèn gồm 10 bài hát kết hợp với múa thể hiện các công việc lao động của nhân dân như: gieo mạ, đi cấy, dệt vải ...
	Tĩnh Gia với địa hình bán sơn địa, vừa có biển, vừa có núi rừng, cùng nhiều danh thắng, với quần thể các hòn đảo nhỏ, ba cửa lạch, hai cảng biển lớn đã tạo cho Tĩnh Gia nhiều lợi thế để phát triển kinh tế toàn diện. Đặc biệt về văn hoá giáo dục, người dân ở đây có truyền thống hiếu học, chiến lược phát triển giáo dục của Tĩnh Gia hợp với xu thế của thời đại.
	Là một giáo viên giảng dạy bộ môn Âm nhạc ở trường THCS Lương Chí bản thân tôi qua một thời gian công tác giảng dạy, qua tìm hiểu thực trạng giảng dạy ở một số trường và qua nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lý và khả năng cảm thụ âm nhạc của học sinh THCS đã giúp tôi có thêm hiểu biết để tìm ra sáng kiến duy trì phát triển phong trào văn nghệ ở trường THCS nhằm góp phần giữ gìn và tiếp tục phát huy những tinh hoa văn hoá mà cha ông để lại.
	II- Thực trạng vấn đề nghiên cứu:
	1- Thực trạng:
	a) Đặc điểm giọng hát của học sinh THCS:
	Trong thời gian học ở nhà trường, giọng hát của học sinh trải qua một số giai đoạn phát triển. Những giai đoạn này gắn liền với sự hình thành giới tính, với sự phát triển cơ thể và hệ thần kinh tâm lý của trẻ. Sự biến đổi giọng hát của học sinh nói chung có thể chia làm 4 giai đoạn:
	- Giai đoạn các em ở nhà trẻ, mẫu giáo (trước 7 tuổi).
	- Giai đoạn trước lúc vỡ giọng (khoảng 7 đến 13 tuổi).
	- Giai đoạn vỡ giọng (khoảng từ 13 đến 15 tuổi).
	- Giai đoạn sau vỡ giọng (khoảng từ 13 đến 15 tuổi).
	Như vậy giọng hát các em THCS thuộc loại giọng hát ở 2 và 3. Giọng các em được chia ra thành hai giọng cơ bản: Giọng thấp và giọng cao.
	Tầm cữ giọng các em rất hẹp, tầm cữ chung là: 
- Giọng cao:
	- Giọng thấp:
	Về phẩm chất giọng hát các em có thể chia làm hai loại:
	- + Giọng vang, sáng, khoẻ, đôi khi hơi chói.
	+ Giọng vang, êm, nhẹ, có nhạc cảm, âm sắc dễ chịu.
	- + Giọng tối, mờ, nhỏ, hay rung.
	+ Giọng khè, khàn, kém chuẩn xác.
	Một nhược điểm chung trước khi đến trường, một số em còn chưa biết hát là gì? Nếu có hát là hoàn toàn do bản năng, nhiều em hát bằng giọng mũi, giọng cổ ... do đó những sai lệch cần phải được quan tâm sửa chữa. 
	b) Tình hình thực tế nhà trường:
	Trường THCS Lương Chí được thành lập ngày 20/8/1995, tiền thân là trường Năng khiếu cấp II nằm trên địa bàn Thị trấn Tĩnh Gia. Qua nhiều lần thay đổi tên trường, đến năm học 2002-2003 trường chính thức mang tên trường THCS Lương Chí - Tiến sỹ đời nhà Lê quê Tào Sơn. Trường được giao trách nhiệm là đào tạo bồi dưỡng nhân tài cho huyện nhà, cụ thể: Là bồi dưỡng phát triển những học sinh có khả năng học tốt các bộ môn văn hoá cũng như các bộ môn Âm nhạc, TDTT, Mỹ thuật.
	Khi mới thành lập trường có 7 lớp trên 240 học sinh, đến nay số lớp của trường đã lên tới 12 lớp/500 học sinh. Đội ngũ CBCNV là 27 người, trong đó 100% giáo viên có trình độ chuẩn và 40% trên chuẩn.
	Đối với các em học sinh được tuyển chọn từ 34 xã và Thị trấn, là những em học lực giỏi, đạo đức tốt. Trong số học sinh được tuyển chọn có tới 80% học sinh có điều kiện kinh tế khá.
	Trên cơ sở đó trong quá trình giảng dạy Âm nhạc tôi thấy có những thuận lợi và khó khăn sau:
	- Thuận lợi: 
	Nhà trường có truyền thống đoàn kết, đội ngũ thầy giáo, cô giáo ở đây đều là những người thầy có tay nghề giỏi, say mê nhiệt huyết với nghề nghiệp, luôn yêu trường, bám lớp "Tất cả vì học sinh thân yêu".
	Hầu hết học sinh có học lực giỏi, chăm ngoan, mạnh dạn.
Đa số các em rất thích môn Âm nhạc, qua khảo sát cho thấy: 
	Ví dụ: Trong một lớp có tổng số 40 học sinh thì có đến 93% thích học hát, 7% số học sinh còn lại thích học 1 tiết/tuần.
	Nhà trường lập đội văn nghệ đi chào mừng tất cả các cuộc Đại hội lớn trong huyện và trong trường. 
	Nhà trường luôn luôn được sự quan tâm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các cơ quan đoàn thể huyện nhà.
	- Khó khăn:
	Dạy môn Âm nhạc đòi hỏi phải có phòng học riêng cho bộ môn đặc thù, nhưng nhà trường chưa có. Những tranh ảnh, hình vẽ phục vụ cho môn học còn thiếu nhiều.
	Học sinh được tuyển chọn từ khắp vùng miền mang đặc thù địa phương, đặc biệt là giọng nói, phát âm không chuẩn.
	Đa số các em học sinh nhà ở xa nên phải trọ học. Phòng học còn thiếu do đó nhà trường đang phải học 2 ca. Chính vì thế khi có nhu cầu hoạt động tập trung tập cho đội văn nghệ là rất khó khăn về thời gian.
	Nhưng được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường và sự ham học của học sinh đã giúp tôi vượt qua được những khó khăn này.
	2- Từ thực trạng trên, là một giáo viên giỏi cấp tỉnh tôi luôn suy nghĩ trăn trở tìm cho mình một phương pháp tối ưu nhất để chuyển tải tới học sinh những kiến thức ngắn gọn, dễ hiểu và bước đầu đã đạt được một số kết quả. Chính vì thế mà tôi đã mạnh dạn chọn sáng kiến "Duy trì phát triển phong trào văn nghệ ở trường THCS". 
B- Giải quyết vấn đề:
I- Các giải pháp chung để thực hiện:
	Khi nói đến dạy học là nói đến hoạt động qua lại giữa thầy và trò, tác động hỗ trợ bổ sung cho nhau để đạt được đích cuối cùng là lĩnh hội tri thức và vận dụng tri thức cho học sinh.
	Trong dạy Âm nhạc không có nghĩa là những thầy có kiến thức vững vàng, đều là những người dạy tốt. Thực tế cho thấy không ít những nhạc sĩ có tài, có trình độ, chuyên môn giỏi nhưng chưa hẳn đã trở thành nhà sư phạm giỏi. Sự thành công trong dạy Âm nhạc là dựa và cách dẫn dắt của thầy, nhưng không được áp đặt hay làm thay. Thầy giáo phải xác định đúng đắn mục đích, nội dung, cũng như biện pháp đạt tới mục đích nghĩa là phương pháp giảng dạy.
	Nói đến dạy học nhiều người thường chỉ nghĩ đến việc cung cấp kiến thức từ phía thầy mà quên đi cách học của học sinh cho nên xem thường phương pháp truyền thụ tri thức và hay áp đặt cho học sinh.
	Xuất phát từ mục đích và nội dung đã xác định, dạy Âm nhạc là tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc, làm quen và bước đầu thể hiện cái đẹp, vận dụng nó vào cuộc sống.
	Âm nhạc là nghệ thuật của âm thanh, có tính truyền cảm trực tiếp, gồm âm thanh của giọng hát và âm thanh của các loại nhạc cụ. Âm nhạc xuất hiện từ rất lâu đời và gắn bó mật thiết với con người từ nhỏ đến suốt cuộc đời. Loài người đã sử dụng âm nhạc như một phương tiện để làm cho đời sống tinh thần phong phú, góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống.
	Sự xuất hiện bộ môn Âm nhạc trong trường THCS giúp các em thăng bằng các nội dung học tập, sống hoà mình vào tập thể và giúp các em phát triển hài hoà toàn diện.
	Do đó phương pháp dạy Âm nhạc ngoài cái chung còn có cái riêng, nhưng cái riêng của âm nhạc không thể tách rời cái chung song phải mang tính đặc thù.
	Muốn duy trì phát triển phong trào văn nghệ ở trường THCS yêu cầu người giáo viên phải nắm vững kiến thức đã được trang bị ở nhà trường sư phạm.
	Trong dạy Âm nhạc ngoài các phương pháp chung còn phải tìm cho mình những phương pháp riêng mang tính đặc thù của môn học để giúp học sinh dễ hiểu, tin tưởng vào bản thân, tạo được không khí hăng say học tập. Đối với học sinh năng khiếu phải bồi dưỡng bằng phương pháp đặc biệt mang tính chất chuyên ngành.
	Dạy Âm nhạc phải biết gây hứng thú cho học sinh nhằm phát triển khả năng suy nghĩ, sáng tạo và cảm thụ cái mới, cái đẹp trong cuộc sống. Như vậy dạy Âm nhạc không đơn giản là dạy hát bài này hay bài khác mà trước tiên những giờ dạy âm nhạc phải cung cấp những nhận thức hiểu biết cho các em về cuộc sống, từ đó giúp các em cảm thụ vẻ đẹp cuộc sống, trên cơ sở đó tạo ra cái đẹp. 
	Muốn cho học sinh phát triển được những năng lực tiềm năng vốn có trong bản thân thì phải được hun đúc bằng những kinh nghiệm dạy dỗ của thầy. Thầy giáo không chỉ dạy học sinh hát hay mà còn phải những gì ngoài tưởng tượng của thầy. Cần rèn luyện tính phát huy sáng tạo để học sinh hát những bài hát phong phú khác nhau.
	Thông qua các giờ dạy trên lớp, người giáo viên phải biết phân luồng các đối tượng học sinh của từng lớp, từng khối để đề ra phương pháp giảng dạy cho phù hợp với học sinh khá, giỏi, đạt và có kế hoạch để bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu làm nòng cốt cho đội văn nghệ của trường, của lớp.
	Trong từng bài giảng, từng tiết học người giáo viên phải luôn luôn thu hút, phát huy được tính tích cực, tương tác, chủ động tìm tòi khám phá kiến thức của các em, luôn luôn lôi cuốn các em vào bài giảng say sưa của thầy, đạt hiệu quả nhất. Hình thành cho các em tinh thần, thái độ học tập tốt, yêu ca hát là một nhu cầu tất yếu không thể thiếu được trong đời sống các em như: "Cơm ăn", "Nước uống" đối với con người. Các em có thể hát trong giờ ra chơi, sinh hoạt 15 phút đầu giờ, sinh hoạt ngoại khoá, sinh hoạt cuối giờ .... Tham gia vào tất cả các hội thi do nhà trường, Đoàn, Đội tổ chức ...
	Người giáo viên Âm nhạc khi thực hiện vai trò hát mẫu không những hát chính xác mà cần phải hát hay, biết sáng tạo trong mỗi bài hát, để đủ các em nghe, thấm nhuần và khi thực hiện lại sẽ thể hiện được linh hồn của tác phẩm và tạo ra những âm thanh sống động đến với người nghe.
	Như vậy để duy trì phát triển phòng trào văn nghệ ở trường THCS được tốt người giáo viên phải biết phối kết hợp sự giúp đỡ của các tổ chức trong nhà trường như: Chi bộ, Công đoàn, Đoàn TN, Đội TNTP. Để tạo điều kiện thời gian tập luyện thích hợp, đạt kết quả cao mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng các bộ môn học khác. Đồng thời không ngừng giúp đỡ các em ngày càng phát triển hài hoà toàn diện: Đức - Trí - Thể - Mỹ, phù hợp với nền giáo dục nước nhà.
	II- Các phương pháp Thực hiện:
	Một trong những nhiệm vụ giáo viên bộ môn giảng dạy âm nhạc trong trường THCS là:
	Biết cách chỉ đạo một số hoạt động âm nhạc ngoại khoá ngoài những giờ giảng dạy chính khoá: Lý thuyết âm nhạc, học hát, tập đọc nhạc .... Giáo viên âm nhạc phải biết cách tổ chức, chỉ đạo một chương trình liên hoan văn nghệ trong nhà trường, một chương trình biểu diễn có chủ điểm phục vụ cho một ngày kỷ niệm - ngày lễ hoặc một đợt Hội diễn.
	Để tiến hành công việc, điều đầu tiên người giáo viên phải nắm vững chủ điểm của chương trình biểu diễn để lựa chọn bài hát cho phù hợp với nội dung phục vụ.
	Trong chương trình biểu diễn, các tiết mục đơn ca, song ca, tốp ca, độc tấu .... Phải được sắp xếp xen kẽ, hài hoà, nhằm gây được ấn tượng hào hứng với người xem và tạo điều kiện cho người biểu diễn có thời gian để chuẩn bị cho tiết mục nối tiếp không bị đứt đoạn, lúng túng .....
	Tiết mục hát tập thể ở các hình thức tốp ca, hợp ca, hợp xướng thường được sắp xếp ở đầu chương trình ..... và kết thúc chương trình. Vì những tiết mục này mở đầu chương trình, sẽ gây được không khí trang trọng - bề thế cho nội dung biểu diễn. Kết thúc chương trình sẽ để lại ấn tượng vui vẻ, thoải mái cho người xem.
	Tuỳ theo chủ điểm của buổi biểu diễn, người giáo viên có thể chọn bài hát cho phù hợp với nội dung chủ điểm. Không nhất thiết phải tìm được một bản hợp xướng - hợp ca quá phức tạp, không phù hợp với trình độ học sinh. Chỉ cần chọn những ca khúc phù hợp với nội dung chương trình, rồi bằng thủ pháp phối âm, dàn dựng .... là có thể có tiết mục hay phù hợp. Đặc biệt dàn dựng một chương trình phải có màu sắc riêng của trường:
	- Mang màu sắc quê hương Tĩnh Gia.
	- Mang màu sắc trường Lương Chí (phải có cái riêng)
	- Có tính kế tục: Học sinh tham gia phải nằm ở nhiều lứa tuổi (từ lớp 6 đến lớp 9). Để khi các lớp lớn ra trường thì lớp nhỏ đã kế tục được, lớp mới vào lại học tập, phát huy. Đây là vấn đề cần kiên trì vì có thể sẽ có ý kiến cho rằng: Chương trình ít được thay đổi? Nhưng nên nhớ: "Cũ mình, mới người" làm sao mà chỉ nghe qua không cần giới thiệu thì mọi người đã biết được đây là chương trình của trường Lương Chí! 
	Từ đó giáo viên phải chọn những bài hát riêng của địa phương, của trường làm nền căn bản. Chỉ nên thay đổi một vài bài khác ở các chương trình khác nhau. 
	Ví dụ: Chương trình văn nghệ của trường Lương chí:
	Mở đầu: Một bài hát về quê hương, địa phương hoặc nhà trường (Hợp xướng, tốp ca + múa)
	- ......
	Giữa: Một bài tốp + múa tuổi học trò ..... (theo chủ điểm nội dung chương trình).
	- ............
	Kết: Một bài về quê hương, địa phương hoặc nhà trường (Nếu trên là quê hương, địa phương thì kết là nhà trường).
	Màu sắc riêng được thể hiện:
	Do sự phát nhau về môi trường sống, hoàn cảnh địa lý đặc biệt là ngôn ngữ đã tạo cho người dân Tĩnh Gia có những âm điệu và phong cách riêng biệt mà bất cứ một người dân vùng khác không thể có được. Chính vì thế hơn ai hết các em ở đây chính là những người thể hiện thành công nhất những bài viết về quê hương mình, địa phương mình.
	Đối với các em học sinh ở trường THCS Lương Chí hầu hết được sinh ra trong gia đình có điều kiện kinh tế khá. Vì vậy thường xuyên được tiếp cận với âm nhạc qua các thông tin đại chúng như: Băng, đĩa, ti vi .... Hơn nữa các em được tuyển chọn từ khắp các vùng, miền trong toàn huyện, do vậy mỗi em đều mang một phong cách riêng của từng địa phương, chính vì thế người giáo viên dạy âm nhạc cần phải biết phát huy những thế mạnh riêng trong mỗi các em để chắt lọc, tạo ra một cái chung đó là màu sắc riêng của học sinh trường THCS Lương Chí.
	Ngoài những phương pháp chung giáo viên cần phải tạo cho mình phương pháp riêng để phù hợp với đối tượng học sinh các khối, lớp.
	Ví dụ: Đối với học sinh học ở các lớp C (lớp Toán) là những học sinh rất thông minh, hiếu động, mạnh dạn, rất thích hát, đặc biệt là hát trước lớp, thường hát to, đôi khi hơi gào thét.
	Với học sinh ở các lớp B (lớp Văn) tỷ lệ học sinh nữ đông hơn, vì thế tính tình điềm đạm hơn, đôi khi hơi trầm nhưng thường các em hát mềm mại và tình cảm.
	Học sinh ở các lớp A (lớp Tổng hợp) là những học sinh tinh nghịch hơn, nhưng rất hồn nhiên, vô tư, rất thích hát và vận động trước lớp kể cả khi đã học lớp 8, lớp 9.
	Đối với học sinh khối 6 là lớp đầu cấp mới tuyển vào trường, các em còn nói, hát tiếng địa phương rất nhiều như vùng: Nghi Sơn, Hải Hà, Hải Thanh, Hải Bình v.v... Giáo viên cần chú ý để sửa sai cho các em.
	Như vậy từ đặc điểm riêng của trường THCS Lương Chí người giáo viên Âm nhạc cần phải không ngừng nâng cao kiến thức, sáng tạo trong từng bài học, tiết học để đảm bảo chất lượng đại trà, đồng thời có kế hoạch bồi dưỡng học sinh có năng khiếu để làm nòng cốt cho đội văn nghệ của lớp, của trường.
	Đội văn nghệ nhà trường, học sinh tham gia phải từ lớp 6 đến lớp 9 (để đảm bảo tình kế tục) đối với giọng hát giáo viên có thể lấy ở học sinh lớp 7, 8, 9, với tốp múa chỉ lấy ở học sinh lớp 6, 7 để phù hợp với khả năng của các em cũng như tạo được đội hình cân đối và đẹp mắt.
	Làm được điều này sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian để cho các em học tập, tiết kiệm được trang phục cho Nhà trường nhưng vẫn đạt được đỉnh cao về giá trị nghệ thuật. Đồng thời giáo dục các em luôn nhớ về cội nguồn, nhớ về truyền thống nhà trường, nhớ về các thầy giáo, cô giáo .... và giúp cho ước mơ của các em được bay cao, bay xa.
	Một bài hát sẽ không bao giờ nhàm chán, nếu người giáo viên luôn luôn biết cách khai thác, biết thay đổi trong phần hoà âm, biết sáng tạo sau mỗi lần biểu diễn ....
	Phải tập cho các em có một phong cách biểu diễn riêng không giống bất cứ một học sinh trường nào, ca sĩ "nhí" nào khác. 
	Trong quá trình tập luyện giáo viên nên nêu lên yêu cầu để các em cùng suy nghĩ ra những động tác ngộ ngĩnh, đáng yêu nhưng rất chân thật và sáng tạo. Để khi các em "tái tạo" lại tác phẩm sẽ thể hiện được sự hoàn mỹ về giá trị nghệ thuật, có sức lay động đến tình cảm con người và để những tác phẩm ấy được sống mãi với thời gian.
C- Kết luận
	I- Kết quả thực hiện:
	Trong quá trình giảng dạy tôi luôn tìm cho mình phương pháp tốt nhất phù hợp với học sinh THCS nói chung và học sinh THCS Lương Chí nói riêng.
Kết quả cho thấy: Trước đây trong một lớp chỉ có 93% các em thích học hát, giờ đây 100% các em trong lớp, trong trường đều rất thích học hát. Các em luôn muốn được thể hiện mình trước công chúng. Vì thế phong trào văn nghệ ở các lớp ngày càng được phát triển mạnh mẽ, các em không chỉ hát đơn ca, song ca mà hát cả những bài hát đồng ca, hợp xướng rất hay. Tiếng hát của các em luôn được vang lên ở mọi nơi, mọi lúc, trong những giờ sinh hoạt 15 phút đầu giờ, những giờ ra chơi, sinh hoạt tập thể ... các hội thi "Năng khiếu", hội thi theo từng chủ điểm. Đặc biệt tiếng hát của các em đã được bay xa về mọi vùng, miền nơi các em sinh sống, ở nơi đó các em là những thành viên rất tích cực trong phòng trào văn nghệ của làng, của xã. Vì thế chất lượng của mỗi bài hát mỗi ngày được nâng cao rõ rệt, các em không chỉ hát đúng mà còn hát hay, hát rất say sưa ...
Giờ đây các em mỗi ngày càng ngoan hơn, học giỏi hơn, luôn kính trọng lễ phép với các thầy giáo, cô giáo, càng thêm yêu mái trường, yêu quê hương đất nước. Các em biết sống vì nhau, luôn có tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, tinh thần tương thân tương ái "Lá lành đùm lá rách", giúp đỡ những bạn nhỏ nghèo khó, tật nguyền, những vùng bị thiên tai lũ lụt ... Các em tiếp tục duy trì và phát triển những phong trào văn nghệ của trường, của lớp. Điều đó được thể hiện rõ nét thông qua bảng thống kê số liệu qua những năm học từ 2003-2004 đến học kỳ I năm học 2005-2006 như sau:
Năm học
Khối
Tổng số
Giỏi
Khá
Đạt
Chưa đạt
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2003-2004
6
125
40
32
49
40
36
28
7
125
45
36
55
44
25
20
8
127
50
39,3
60
47,2
17
13,5
2004-2005
6
125
50
40
60
48
15
12
7
125
55
44
60
48
10
8
8
127
65
51,1
57
44,8
5
4,1
Học kỳ I 2005-2006
6
125
55
44
65
52
5
4
7
125
70
56
53
42,4
2
1,6
8
127
78
61,4
49
38,6
Năm học 2004 - 2005 Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Thanh Hoá mở cuộc thi giọng hát hay cho học sinh cấp THCS vàTHPT. Tôi đã luyện tập chương trình cho học sinh trường THCS Lương Chí đi thi và đã đạt: Giải nhất tiết mục đơn ca, giải nhất tiết mục song ca, hai giải ba tốp ca (có múa phụ hoạ). Toàn đoàn đạt giải nhì.
Năm học 2004-2005 UBND huyện Tĩnh Gia mở cuộc thi giọng hát hay giữa các cơ quan văn hoá, làng văn hoá. Tôi đã luyện tập chương trình cho học sinh trường THCS Lương Chí đi thi, kết quả: Đã đạt giải Nhất toàn đoàn.
	Năm học 2005 - 2006 Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Thanh Hoá mở cuộc thi giọng hát hay cho học sinh Tiểu học. Bản thân tôi được phân công tập huấn và đưa học sinh đi thi. Kết quả tiết mục đơn ca dự thi (có múa phụ hoạ) đã đạt giải nhất với số điểm cao nhất toàn tỉnh.
	Cũng trong năm học này Phòng giáo dục huyện Tĩnh Gia mở cuộc thi giọng hát hay cho cán bộ giáo viên tôi đã tập và dàn dựng tiết mục: Tam ca giáo viên (học sinh múa phụ hoạ) đã đạt giải nhất.
	Đồng thời bản thân tôi luôn dạy hát và dàn dựng một đội văn nghệ tốt để phục vụ nhà trường và các cuộc Đại hội trong huyện đã để lại những ấn tượng tốt đẹp.
	II- Những đề nghị:
	Do đặc thù của bộ môn Âm nhạc , để nâng cao chất lượng dạy và học. Đồng thời không làm ảnh hưởng đến các bộ môn học khác trong nhà trường. Bản thân tôi mong muốn có một phòng học riêng cho bộ môn, những tranh ảnh, hình vẽ phục vụ cho môn học.
	Hơn nữa bản thân luôn muốn nghành giáo dục, các cấp thường xuyên mở các cuộc thi về giọng hát, thi giáo viên giỏi để giáo viên luôn được mở rộng tầm nhìn, học hỏi kinh nghiệm từ phía đồng nghiệp, để mỗi ngày càng hoàn thiện mình hơn hoàn thành nghĩa vụ dạy học.
	Như vậy từ nhu cầu giáo dục thẩm mĩ cho học sinh THCS, từ mục đích nhân đạo cao cả là phát triển tối đa những gì mà mỗi con người vốn có. Việc duy trì phát triển chương trình văn nghệ có một tầm quan trọng nhất định ở các trường phổ thông. Những khả năng bước đầu được vun xới trong các trường phổ thông, có nở hoa kết trái hay không khi các em lớn lên và bước vào đời, còn phụ thuộc vào nhiều điều kiện và nhiều yếu tố quan trọng khác. Nhưng ít r

Tài liệu đính kèm:

  • doc25-4-2006 Mon Nhac.doc