Tập cho HS thói quen không thỏa mãn với bài làm của mình, với các cách giải có sẵn
Sau mỗi tiết học, tiết luyện tập GV tạo cho HS niềm vui và niềm tin vì đã hoàn thành công việc được giao và đã đạt được những tiến bộ nhất định trong học tập (Bằng cách khuyến khích, nêu gương )
Tập cho HS thói quen và có phương pháp tìm được cách giải quyết tốt nhất cho bài học của mình (Bằng cách giúp cho HS tự kiểm tra, tự đánh giá và luôn tìm cách hoàn thiện việc đã làm ). GV không nên áp đặt HS theo phương án có sẵn, hãy động viên các em tìm và chọn phương án tốt nhất.
VD: Sau mỗi bài làm đúng, GV khuyến khích hoặc tuyên dương kịp thời, còn những em làm bài chưa đúng GV nên nhắc nhở động viên để các em có niềm tin thì học tập mới tiến bộ.
* Tóm lại: Để học sinh học tốt, đạt chất lượng cao trong môn Toán, giáo viên phải:
Nghiên cứu và chuẩn bị kỹ bài trước khi dạy.
Xác định đúng mục tiêu bài dạy.
Sử dụng các phương pháp và hình thức dạy học phù hợp với từng nội dung mỗi bài tập.
Chuẩn bị ĐDDH đầy đủ và sử dụng đúng mục đích, đúng thời điểm, khoa học,chính xác, rõ ràng.
Cần khen ngợi, động viên kịp thời.
III. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
1.Phương pháp trực quan.
2.Phương pháp gợi mở vấn đáp.
3.Phương pháp giảng giải minh họa.
4.Phương pháp thảo luận nhóm.
5.Phương pháp trò chơi học tập.
6.Phương pháp thực hành luyện tập.
7.Phương pháp làm mẫu.
học và phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước. Để đáp ứng yêu cầu phát triển của nền giáo dục, chương trình giáo dục tiểu học đã thực hiện đổi mới sách giáo khoa và nội dung chương trình dạy học ở các lớp, các môn học nói chung và môn Toán lớp 2 nói riêng. Chương trình Toán lớp 2 góp phần giúp học sinh phát triển được năng lực tư duy, khả năng quan sát, trí tưởng tượng và đặt nền móng vững chắc cho các em học lên các lớp trên. Vì vậy, đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh trong quá trình dạy học môn Toán là rất cần thiết. Đó cũng là vấn đề mà các nhà nghiên cứu, các cán bộ quản lý chỉ đạo cũng như giáo viên trực tiếp giảng dạy đặc biệt quan tâm. Để thực hiện tốt mục tiêu của môn Toán, người giáo viên phải thực hiện đổi mới các phương pháp dạy học sao cho học sinh là người chủ động nắm bắt kiến thức của môn học một cách tích cực, sáng tạo góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu tự học, tự phát hiện và tự giải quyết vấn đề đặt ra trong bài học. Từ đó chiếm lĩnh nội dung mới của bài học, môn học, cũng như qua các tiết Ôn tập, thực hành luyện tập, người học sẽ khắc sâu kiến thức đã học tốt hơn. Chính vì thế, tổ 2-3 chúng tôi đã chọn chuyên đề “Đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh trong môn Toán lớp 2” để nghiên cứu. PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG I. VAI TRÒ CỦA MÔN TOÁN LỚP 2: Trong dạy học Toán ở phổ thông nói chung, ở tiểu học nói riêng thì nôn Toán lớp 2 có vị trí vô cùng quan trọng. Khi học Toán, học sinh phải tư duy một cách tích cực và linh hoạt, huy động tích hợp các kiến thức và khả năng đã có vào tình huống khác nhau. Vì vậy có thể coi việc học Toán là một trong những biểu hiện năng động nhất của hành động trí tuệ học sinh. Cũng qua việc dạy học Toán, giáo viên giúp học sinh từng bước phát triển năng lực tư duy, rèn luyện phương pháp và kĩ năng suy luận lôgic, khêu gợi và tập dượt khả năng quan sát, phỏng đoán, tìm tòi. Có thể nói: Dạy học Toán không chỉ dạy tri thức và kĩ năng mà còn hình thành và phát triển ở học sinh phương pháp năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề. Vậy nên, khi giảng dạy, giáo viên cần tích cực đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với đặc điểm nhận thức của lứa tuổi học sinh, để có những tác động tích cực đến quá trình lĩnh hội tri thức của trẻ. II. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN: Nhiệm vụ chủ yếu của dạy học bài Ôn tập, luyện tậpthực hành là củng cố kiến thức kỹ năng cơ bản của chương trình, rèn luyện các năng lực thực hành, giúp HS nhận ra rằng: Học không chỉ để biết mà học để làm, để vận dụng . Khi dạy bài Ôn tập, luyện tập thực hành cần chú ý: 1.Giúp mọi HS đều tham gia hoạt động thực hành, luyện tập theo khả năng của mình bằng cách: Tổ chức cho HS làm các bài tập theo thứ tự đã sắp xếp ở SGK, hoặc vở bài tập toán, không tự ý lướt qua hoặc bỏ qua bài tập nào, kể cả các bài tập HS cho là dễ. Không nên bắt HS chờ đợi nhau trong quá trình làm bài, sau mỗi bài HS nên kiểm tra (GV tổ chức kiểm tra) nếu làm xong thì chuyển sang làm bài tiếp sau. Trong dạy học, ở mỗi tiét học phải chấp nhận có HS làm nhiều bài tập hơn học sinh khác. GV nên có kế hoạch giúp học sinh, đặc biệt là những HS làm bài chậm, về phương pháp làm bài và nên cần hướng cho học sinh học tốt hơn làm được càng nhiều bài tập trong sách giáo khoa càng tốt, đặc biệt cần giúp học sinh khai thác các nội dung tiềm ẩn trong các bài tập. Ví dụ: Bài 2: Ôn tập các số đến 100 (Tiếp theo) Phần thực hành: Bài 2 yêu cầu HS Viết các số 57 ; 98 ; 61 ; 88 dưới dạng tổng (theo mẫu), tuy nhiên với những em làm nhanh có thể làm thêm bài tập trang số 74 ; 47. 2.Tạo ra sự hổ trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các đối tượng HS: Khi cần thiết có thể cho HS trao đổi ý trong nhóm nhỏ hoặc trong toàn lớp về cách giải một bài tập, nên khuyến khích HS bình luận về cách giải của bạn, kể cả cách giải của GV, của SGK, tự rút kinh nghiệm trong quá trình trao đổi ý kiến ở nhóm, ở lớp. Sự hỗ trợ các HS trong nhóm, trong lớp phải góp phần giúp HS tự tin hơn vào khả năng của bản thân, tự rút kinh nghiệm về cách học của mình. 3. Khuyến khích HS tự đánh giá kết quả thực hành luyện tập Tập cho HS thói quen làm xong bài tự kiểm tra lại xem có làm nhầm, có sai, không. Nên hướng dẫn HS tự đánh giá bài làm của mình, của bạn. Khuyến khích HS tự nói ra hạn chế của mình của bạn và nêu cách khắc phục. VD: Sau mỗi bài làm, GV đều cho HS đánh kết quả bài làm của bạn mình, sau đó GV mới nhận xét đánh giá. 4.Giúp HS nhận ra kiến thức cơ bản của bài học trong sự đa dạng và phong phú của các bài Ôn tập, thực hành. Các bài Ôn tập, thực hành luyện tập thường có nhiều dạng và có các mức độ khó khác nhau. Nếu HS tự nhận ra kiến thức của bài học trong mối quan hệ mới của bài ôn tập, thực hành luyện tập thì HS sẽ vận dụng các kiến thức cơ bản đã học để làm bài. GV không nên làm thay hoặc chỉ dẫn các chi tiết cho HS mà nên giúp HS cách phân tích bài toán để tự HS biết phải sử dụng các kiến thức nào trong các kiến thức đã học khi giải quyết từng vấn đề của bài toán. Đây còn là dịp để GV không bị phân tán suy nghĩ và hoạt động bởi mối quan hệ không bản chất. Do đó tập trung vào các kiến thức cơ bản, trọng tâm của chương trình. VD: Bài Luyện tập (trang 46) Bài 2: Tính nhẩm: 9 + 1 = 10 10 – 9 = 1 10 – 1 = 9 GV cho HS nhận xét để thấy được mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ thì các em sẽ tìm ra kết quả nhanh và đúng. 5.Tập cho HS thói quen không thỏa mãn với bài làm của mình, với các cách giải có sẵn Sau mỗi tiết học, tiết luyện tập GV tạo cho HS niềm vui và niềm tin vì đã hoàn thành công việc được giao và đã đạt được những tiến bộ nhất định trong học tập (Bằng cách khuyến khích, nêu gương ) Tập cho HS thói quen và có phương pháp tìm được cách giải quyết tốt nhất cho bài học của mình (Bằng cách giúp cho HS tự kiểm tra, tự đánh giá và luôn tìm cách hoàn thiện việc đã làm ). GV không nên áp đặt HS theo phương án có sẵn, hãy động viên các em tìm và chọn phương án tốt nhất. VD: Sau mỗi bài làm đúng, GV khuyến khích hoặc tuyên dương kịp thời, còn những em làm bài chưa đúng GV nên nhắc nhở động viên để các em có niềm tin thì học tập mới tiến bộ. * Tóm lại: Để học sinh học tốt, đạt chất lượng cao trong môn Toán, giáo viên phải: Nghiên cứu và chuẩn bị kỹ bài trước khi dạy. Xác định đúng mục tiêu bài dạy. Sử dụng các phương pháp và hình thức dạy học phù hợp với từng nội dung mỗi bài tập. Chuẩn bị ĐDDH đầy đủ và sử dụng đúng mục đích, đúng thời điểm, khoa học,chính xác, rõ ràng. Cần khen ngợi, động viên kịp thời. III. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: 1.Phương pháp trực quan. 2.Phương pháp gợi mở vấn đáp. 3.Phương pháp giảng giải minh họa. 4.Phương pháp thảo luận nhóm. 5.Phương pháp trò chơi học tập. 6.Phương pháp thực hành luyện tập. 7.Phương pháp làm mẫu.... IV. VẬN DỤNG DẠY MINH HỌA: Toán ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ I. Môc tiªu :Qua bài học, giúp HS củng cố về: - Cộng, trừ nhẩm trong phạm vi các bảng tính. - Cộng, trừ viết (có nhớ một lần) trong phạm vi 100. - Tính chất giao hoán của phép cộng. Mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. - Giải bài toán dạng nhiều hơn. - Tìm thành phần trong phép cộng, phép trừ. - Số 0 trong phép cộng, phép trừ. II. C¸c ho¹t ®éng d¹y - häc : 1. Ổn định: - Cho HS khởi động. 2. Kiểm tra bài cũ: + Gọi 2 HS lên đọc thuộc bảng cộng 6 và bảng cộng 8 ? - Nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới: a) Giới thiệu bài – Ghi tên bài. b) HD thực hành. Bài 1: Tính nhẩm : - Bài yêu cầu gì ? - Yêu cầu học sinh chơi trò chơi “Truyền điện” thực hiện tiếp các phép tính. - Chốt lại kiến thức của bài. - Nhận xét, tuyên dương. Bài 2: Yêu cầu gì ? - Khi đặt tính phải chú ý gì ? - Khi thực hiện phép cộng hoặc phép trừ ta thực hiện như thế nào? - Nhận xét. - Bài củng cố cho các em kiến thức gì? Bài 3: Yêu cầu gì ? - Chia nhóm tổ chức cho HS thi đua làm bảng nhóm đôi (Phiếu HT) - Nhận xét Bài 4: Gọi 1 HS đọc đề. - Bài toán cho biết gì ? - Bài toán hỏi gì ? - Bài toán thuộc dạng gì ? - GV tóm tắt bài toán. - Gọi 1 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm vở. - Nhận xét – đánh giá. Bài 5: Số? - Thi xem ai nhanh nhất. - Nhận xét – Tuyên dương. 4. Củng cố - Dặn dò: - Tổ chức chơi trò chơi “Tìm nhà” - Nhận xét tiết học. - Về nhà xem lại các bài tập, ôn bảng cộng, trừ. Chuẩn bị trước tiết tiếp theo. - HS thực hiện. - HS nêu. - Nhận xét. - HS nêu : Bài 1:Tính nhẩm. - HS nhẩm và nêu kết quả. - HS chơi trò chơi truyền điện nhẩm và nêu kết quả các phép tính còn lại. 8 + 4 = 12 6 + 5 = 11 2 + 9 = 11 4 + 8 = 12 5 + 6 = 11 9 + 2 = 11 12 – 8 = 4 11 – 6 = 5 11 – 2 = 9 12 – 4 = 8 11 – 5 = 6 11 – 9 = 2 -Khi đổi chỗ các số hạng thì tổng không đổi. - Mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. - Củng cố bảng cộng trừ trong phạm vi đã học. - Nhận xét. - HS nêu. - Bài 2: Đặt tính. - Đặt sao cho đơn vị thẳng cột với đơn vị, chục thẳng cột với chục. - Cộng hoặc trừ từ phải sang trái, bắt đầu từ cột đơn vị. - 6 lên bảng làm. Lớp làm bảng con. a) 38 47 36 + 42 + 35 + 64 80 82 100 b) 81 63 100 - 27 - 18 - 42 54 45 58 - Nhận xét. - HS trả lời+ Nhận xét. Bài 3:Nhẩm rồi ghi kết quả. HS thi đua làm bảng nhóm.Trình bày, nêu cách làm. 1000 9 17 a) + 1 + 7 9 + 8 = 17 c) 9 + 6 = 15 9 + 1 + 5 = 16 Tương tự Hs làm phần b, d - 1 HS đọc đề. - HS trả lời. - HS trả lời. - Bài toán về nhiều hơn. - HS làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm Bài giải. Số cây lớp 2B trồng được là: 48 + 12 = 60 (cây) Đáp số: 60 cây - Nhận xét. 0 0 - HS thi đua. Điền số thích hợp vào ô trống, nêu lí do điền như vậy. 72 + = 72 85 - = 85 - Nhận xét. - HS thực hiện. PHẦN III: PHẦN KẾT LUẬN Chất lượng giáo dục Tiểu học đang là vấn đề được toàn xã hội quan tâm. Bởi lẽ, hiện nay không chỉ có giáo viên, phụ huynh học sinh quan tâm đến giáo dục mà toàn xã hội đều đang rất quan tâm đến chất lượng giáo dục. Chính vì vậy trách nhiệm của người giáo viên càng nặng nề. Đòi hỏi mỗi giáo viên đều phải thật tâm huyết với nghề, thường xuyên đổi mới phương pháp, tự học, tự bồi dưỡng nâng cao tr
Tài liệu đính kèm: