Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học phần Âm môn Tiếng Việt Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học phần Âm môn Tiếng Việt Lớp 1

Việc 1: Chiếm lĩnh ngữ âm.

1a. T giới thiệu âm mới .

1b. Phân tích tiếng .

1c. Vẽ mô hình .

Việc 2: Viết chữ ghi âm

2a. Giới thiệu chữ in thường.

2b. Giới thiệu chữ viết thường.

2c. Viết tiếng có âm mới học

2d. Hướng dẫn H viết vở “Em tập viết – CNGD lớp 1” .

Việc 3: Đọc.

3a. Đọc chữ trên bảng lớp.

3b. Đọc sách “Tiếng Việt – CNGD lớp 1”

Việc 4: Viết chính tả.

4a. Viết bảng con.

4b. Viết vở chính tả.

4. Thực trạng:

- Khi học phần Âm, H được học phần vần chỉ có âm chính các em đã được học ngay từ mẫu /ba/.

- Khi học phần Âm đa phần các em thực hiện tốt: biết đọc, viết các tiếng. Song còn 1 số học sinh còn lúng túng trong việc phân biệt nguyên ân và phụ âm; phát âm chưa đúng hoặc viết còn thiếu chữ cái trong phần âm và luật chính tả e;ê;i.

 Ví dụ: Khi dạy âm /l;n;ch; nh; kh; ngh /, học sinh đọc /nờ/ viết /lờ(l)/ hoặc viết nhầm lẫn (tr/ch); viết thiếu con chữ như ( đọc viết tiếng nhà viết hà hay khi đọc viết tiếng ki HS viết thành hi hay ci; đọc viết tiếng ghi HS viết gi hay nghĩ viết ngĩ )

- Cũng có trường hợp khi học sang âm mới thì HS lại quên mất âm cũ đã học, do vậy giáo viên lớp 1 vô cùng vất vả.

 

doc 9 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 08/01/2025 Lượt xem 13Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học phần Âm môn Tiếng Việt Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa chương trình Tiếng Việt- CGD lớp 1 nói chung, phương pháp dạy học phần vần nói riêng với từng bài dạy cụ thể, phải thực hiện đúng quy trình của sách Thiết kế Tiếng Việt 1 – CGD.
 	Để học sinh nắm chắc được các bài học về phần âm của môn Tiếng việt 1- CGD là vô cùng quan trọng.Vì từ phần âm các em mới có kiến thức phát triển lên phần vần và tiến tới đọc thông, viết thạo. Do các em còn nhỏ, khả năng phát triển ngôn ngữ chưa hoàn chỉnh. Mặt khác, trình độ phát triển tư duy của các em không đồng đều, một số em chưa mạnh dạn bày tỏ ý kiến của mình cho người khác nghe, khi trả lời còn lúng túng. Nên bước đầu giáo viên cần phải cung cấp cho học sinh các kĩ năng : Làm quen với môi trường học tập, với thầy cô, bạn bè, biết sử dụng các đồ dùng học tập, biết nhận nhiệm vụ và hoàn thành nhiệm vụ một cách nhanh nhẹn qua từng hoạt động 
* Để giúp học sinh lớp 1 nắm vững được âm trong tiếng việt 1, trước hết giáo viên cần nắm được: 
Yêu cầu đối với học sinh là thuộc bảng chữ cái một cách thành thạo. Nắm được kĩ năng về các âm trong tiếng việt 1, biết phân biệt nguyên âm và phụ âm, biết cách lập mẫu và dùng mẫu, phân tích âm,tiếng, đọc được theo các mức độ to – nhỏ - nhẩm - thầm theo lệnh và ký hiệu của giáo viên. Biết phân biệt đâu là âm âm chính, học về luật chính tả biết phân biệt được g/gh; ng/ngh và c/k.
 Giáo viên phải hiểu rõ khả năng nhận thức cũng như các đặc điểm của quá trình nhận thức của trẻ em. Bởi vì khả năng nhận thức của học sinh Tiểu học đang hình thành và phát triển theo từng giai đoạn có quy luật riêng, người giáo viên tiểu học cần phải hiểu trẻ em với đầy đủ nghĩa của nó, mới có thể tiến hành dạy phần âm đạt hiệu quả.
I.Những vấn đề chung
1.Mục tiêu chương trình Tiếng Việt lớp 1- CGD
Học xong chương trình Tiếng Việt lớp 1- CGD học sinh đạt được những yêu cầu sau:
- Các em đọc thông, viết thạo, không tái mù.
- Các em nắm chắc luật chính tả.
- Các em nắm chắc hệ thống cấu trúc ngữ âm Tiếng Việt.
2. Mục tiêu của phần Âm
- HS nắm chắc 37 âm vị của Tiếng Việt cũng như cách viết của các âm vị
này.
- Biết phân biệt nguyên âm, phụ âm qua phát âm dựa vào luồng hơi đi ra bị cản hay luồng hơi đi ra tự do.
- Biết ghép phụ âm đầu với nguyên âm tạo thành tiếng có thanh ngang,
ghép tiếng có thanh ngang với các dấu thanh tạo thành tiếng khác nhau.
- Biết phân tích tiếng thanh ngang thành 2 phần : phần đầu và phần vần,
phân tích tiếng có dấu thanh thành tiếng thanh ngang và dấu thanh (cơ chế tách đôi).
- Đọc trơn, rõ ràng đoạn văn có độ dài 20 tiếng. Tốc độ đọc tối thiểu là10 tiếng / phút.
- Nghe viết chính tả được tất cả các tiếng có vần chỉ có âm chính. Viết đúng kiểu chữ thường cỡ nhỏ. Tốc độ tối thiểu là 3 phút/ một tiếng.
- Nắm chắc cấu tạo của tiếng gồm 3 bộ phận cấu thành: Thanh, âm đầu,
vần (vần chỉ có âm chính).
- Nắm chắc luật chính tả e,ê,i.
3. Quy trình dạy phần Âm
Bài âm gồm hai công đoạn:
a) Công đoạn 1: Lập mẫu (Mẫu /ba/ - Phân biệt nguyên âm, phụ âm)
Mục đích, yêu cầu: Làm theo đúng Quy trình 4 việc, thực thi chuẩn xác từng
thao tác, làm ra sản phẩn chuẩn xác, xứng đáng là mẫu chuẩn mực cho tất cả các tiết học của bài.
b) Công đoạn 2: Dùng mẫu (Áp dụng cho tất cả các bài còn lại của phần âm) 
 ( Quy trình giống quy trình tiết lập mẫu) 
*Tuy nhiên cần chú ý:
+ Mục đích của tiết dùng mẫu là:
- Vận dụng quy trình từ tiết lập mẫu.
- Luyện tập với vật liệu khác trên cùng một chất liệu với tiết lập mẫu.
+ Yêu cầu giáo viên trong tiết dùng mẫu:
- Nắm chắc quy trình từ tiết lập mẫu.
- Chủ động linh hoạt trong quá trình tổ chức tiết học sao cho phù hợp với
học sinh lớp mình.
* Dựa vào thực trạng của giáo viên và học sinh để đưa ra giải pháp phù hợp với đặc trưng môn TV1- CNGD được thể hiện qua 2 tiết dạy với 4 việc.
Việc 1: Chiếm lĩnh ngữ âm.
1a. T giới thiệu âm mới .
1b. Phân tích tiếng .
1c. Vẽ mô hình .
Việc 2: Viết chữ ghi âm
2a. Giới thiệu chữ in thường.
2b. Giới thiệu chữ viết thường.
2c. Viết tiếng có âm mới học
2d. Hướng dẫn H viết vở “Em tập viết – CNGD lớp 1” .
Việc 3: Đọc.
3a. Đọc chữ trên bảng lớp.
3b. Đọc sách “Tiếng Việt – CNGD lớp 1”
Việc 4: Viết chính tả.
4a. Viết bảng con.
4b. Viết vở chính tả.
4. Thực trạng:
- Khi học phần Âm, H được học phần vần chỉ có âm chính các em đã được học ngay từ mẫu /ba/. 
- Khi học phần Âm đa phần các em thực hiện tốt: biết đọc, viết các tiếng. Song còn 1 số học sinh còn lúng túng trong việc phân biệt nguyên ân và phụ âm; phát âm chưa đúng hoặc viết còn thiếu chữ cái trong phần âm và luật chính tả e;ê;i.
 	Ví dụ: Khi dạy âm /l;n;ch; nh; kh; ngh/, học sinh đọc /nờ/ viết /lờ(l)/ hoặc viết nhầm lẫn (tr/ch); viết thiếu con chữ như ( đọc viết tiếng nhà viết hà hay khi đọc viết tiếng ki HS viết thành hi hay ci; đọc viết tiếng ghi HS viết gi hay nghĩ viết ngĩ)
- Cũng có trường hợp khi học sang âm mới thì HS lại quên mất âm cũ đã học, do vậy giáo viên lớp 1 vô cùng vất vả.
5.Một số Giải pháp khi giảng dạy phần Âm:
*Giải pháp 1: GV phải đổi mới phương pháp trong giảng dạy
Tác phong lời nói, cử chỉ, điệu bộ của giáo viên cần phải chuẩn mực, thân thiện. Quy trình 4 việc cần phải thực hiện theo trình tự.
+ Câu lệnh của giáo viên cần phải dứt khoát, rõ ràng. Học sinh thực hiện theo đúng yêu cầu của giáo viên hoạt động giữa GV- HS cần diễn ra nhịp nhàng.
+ Các hoạt động của lớp cần phải thực hiện theo “ký hiệu” trên bảng hoặc ký hiệu bằng tay của giáo viên. Giáo viên không phải nói nhiều mà phải ưu tiên các hoạt động cho học sinh.
+ Giáo viên cần phải thuộc các việc cơ bản ở mỗi bài.
+ Cần phải nhẹ nhàng, thân thiện và linh hoạt trong tổ chức các hoạt động ở từng việc.
+ Quan tâm tới các em học sinh có nhận thức chậm trong lớp.
+ Tiết học buổi 2 giáo viên cần phải xác định được nội dung cần ôn tập chú ý về
 các kỹ năng cần củng cố phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm giúp các em nắm được bài tốt hơn.
+ Dạy đâu chắc đó, học sinh phải nắm được bài, không để học sinh ngoài lề lớp học. Cần dạy học phù hợp với đối tượng học sinh, phân hóa đối tượng học sinh, cần đạt chuẩn ở mức độ thấp nhất như: học sinh tiếp thu bài kém.
+Dạy học không cần viết tên bài trước, lập xong mô hình mới viết ở bảng, cần phải tuân thủ dạy theo sách thiết kế, có thể linh hoạt lồng ghép. Khen học sinh nhiều, không nên chê bai, nhắc nhở cho học sinh tiến bộ.
*Giải pháp 2: Giúp học sinh học tốt phần âm 
Vậy học sinh cần phải thuộc tất cả các chữ cái bảng chữ cái, thì các em mới ghép và đọc được âm, vần, tiếng, từ, câu, ngoài ra tạo cơ hội cho học sinh có khẳ năng tư duy sáng tạo trong các tiết học, lấy học sinh làm trung tâm, các em sẽ là người chủ động trong các tiết học như đọc trơn, đọc hay, phân tích tốt.
- Biết ghép phụ âm với các nguyên âm để tạo thành tiếng có thanh ngang, ghép tiếng có thanh ngang với các dấu thanh để tạo thành các tiếng khác nhau.
- Biết phân tích tiếng thành hai phần: Phần đầu, phần vần.
- Biết phân tích cấu tạo tiếng.
- Biết đọc trơn, đọc rõ ràng từ, câu và đoạn văn trong bài đọc.
- Nghe viết được tất cả các tiếng có vần đã được học.
* Giải pháp 3: Hướng dẫn HS chiếm lĩnh ngữ âm về phần Âm
 - GV giảng dạy theo đúng quy trình sách thiết kế.
 - Dạy chắc quy trình tiết lập mẫu.
 - Các tiết học sau thực hiện như quy trình tiết lập mẫu.
Ví dụ: Tuần 2 mẫu ba( tiết 5,6,7,8) âm /b/, Tuần 3( tiết 9,10) âm /c/ GV bám chắc vào bài âm /b/;/c/ để dạy (thay b bằng x; y...)
* Giải pháp 4: Tổ chức trò chơi học tập:
+Tổ chức cho HS chơi trò chơi sau mỗi phần việc, mỗi tiết học, sau mỗi buổi tạo hứng thú cho HS bằng các trò chơi thi tìm tiếng, từ có chứa vần mới... 
+ Có thể nói đây là một kỹ năng rất quan trọng giúp cho người giáo viên nắm bắt và đo được kết quả học tập của học sinh qua một quá trình dạy học. Qua hoạt động vừa chơi vừa học các em biết chia sẻ với nhau kinh nghiệm học tập, các em biết tự mình kiểm tra kết quả học tập của mình và giúp nhau cùng tiến bộ. Các em không những ham thích đến trường mà còn dần yêu thích môn học này. 
+ Giáo viên cần thường xuyên thay đổi các hình thức tổ chức trò chơi khác nhau.
+ Qua 1tiết học có thể tổ chức cho các em chơi những trò chơi gây hứng thú trong học tập, điều này rất bổ ích thông qua các tiết học hàng ngày.
6. Phương pháp dạy chương trình Tiếng Việt lớp 1- CGD
6.1. Phương pháp mẫu:
- Lập mẫu, sử dụng mẫu.
- Làm mẫu tổ chức học sinh làm theo mẫu đã có.
6.2. Phương pháp việc làm:
 - Tổ chức việc học của trẻ em thông qua những việc làm cụ thể và những thao tác chuẩn xác do các em tự làm lấy.
III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
 Qua quá trình dạy Tiếng Việt lớp 1 – CGD đến nay, chúng tôi thấy học sinh đọc trơn tốt, nắm chắc luật chính tả, viết đúng chính tả. Giờ học nhẹ nhàng, thoải mái, giáo viên nói ít hơn, học sinh được làm việc nhiều và có hứng thú học tập. 
 Song bên cạnh đó, trường tiểu học văn Tiến chúng tôi mỗi lớp vẫn còn một vài học sinh chưa thuộc âm, đọc bài còn rất chậm, viết chữ chưa đúng, chưa đẹp. Phải chăng đó cũng là do khả năng nhận thức của các em đó có phần hạn chế và bố mẹ mải mê làm ăn kinh tế, chưa có sự quan tâm của chưa sát sao còn phó mặc cho giáo viên. 
C. BÀI DẠY MINH HỌA
Ngày soạn 26/10/2019
Ngày giảng : Thứ năm ngày  tháng 11 năm 2019
Tiếng việt 
BÀI DẠY ÂM Y (tiết 1)
BÀI DẠY ÂM /y/ (Tiết 1) 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
VIỆC O:
- GV yêu cầu :Vẽ mô hình tiếng có hai phần.
T. Vẽ mô hình tiếng /xu/
T. Phân biệt /xu/và /su/ bằng phát âm.
T. Phân biệt /xu/và /su/ bằng phân tích.
H. Đọc trơn, đọc phân tích.
T.Phân biệt âm/S /và âm/ X /.
VIỆC 1 : Chiếm lĩnh ngữ âm.
1a . Giới thiệu âm mới .
T. Phát âm tiếng mẫu / mi /. 
1b . Phân tích tiếng 
 T. Phân tích tiếng / mi /.
T.Tiếng /mi / có âm nào đã học ?
T.Phát âm lại /m/ và / i/
T. Âm /m/ và / i/ là loại âm nào?Vì sao?
- Các em thảo luận nhóm đôi người hỏi, người trả lời để tìm ra/m/ và /i/ là nguyên âm hay phụ âm.
1c .Vẽ mô hình .
 T. Cho học sinh vẽ mô hình 2 phần tiếng /mi/ , 
T .Sẽ sảy ra 2 trường hợp khi viết /mi/ và /my/.
- Âm /i/ đã biết( i ngắn)
- Âm /y/ sẽ học ( y dài)
T. Cả hai trường hợp này, các em viết đều đúng . Vì âm / i/ có thể viết bằng 2 con 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_doi_moi_phuong_phap_day_hoc_phan_am_mo.doc