Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm để phát huy tích tích cực, tự giác, sáng tạo của học sinh THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm để phát huy tích tích cực, tự giác, sáng tạo của học sinh THCS

 Ví dụ khi giảng dạy bài: Thực hiện trật tự an toàn giao thông ( CD lớp 6)

 Phần giới thiệu bài ta có thể đưa ra một bức tranh về một vụ tai nạn giao thông để học sinh quan sát và học sinh thấy được thiệt hại về người và tài sản do tai nạn giao thông gây ra. Từ đó các em có thể nhận ra rằng tai nạn giao thông rất nguy hiểm và đang là vấn đề lớn của xã hội. Giáo viên lại đưa ra tiếp những bức tranh đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, đèo 3, đi xe đạp dàn hành ngang.Lúc này đòi hỏi các em phải tự tái hiện những kiến thức trong cuộ sống để từ đó đưa ra được những nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông: Lạng lách đánh võng, phóng nhanh vượt ẩu, uống rượu bia khi điều khiển phương tiện, đường xấu.Giáo viên có thể khắc sâu thêm kiến thức nguyên nhân chủ yếu gây ra tai nạn giao thông ? học sinh thể trả lời đó là do con người ( ý thức ) tham gia giao thông.

 

doc 17 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 3284Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm để phát huy tích tích cực, tự giác, sáng tạo của học sinh THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Lớp 6 là lớp đầu cấp vì thế môn GDCD lớp 6 đã giúp các em hiểu được các phạm trù đạo đức để từ đó điều chỉnh hành vi của bản thân cho hợp với chuẩn mực. Lên đến lớp 7, 8, 9 các phạm trù đó được mở rộng hơn đòi hỏi các em phải nhận thức rõ hành vi đúng đắn và sai lệch để điều chỉnh và đánh giá đúng trong thực tiễn. Đặc biệt, lớp 9 là lớp cuối cấp nhưng các em lại đang đứng trước ngưỡng cửa của sự giao thoa thì sự hình thành những tình cảm, hàng vi đạo đức đúng với chuẩn mực đạo đức là rất cần thiết và cấp bách.
Nhưng một vấn đề đặt ra là làm thế nào để để giảng dạy bộ môn cho hấp dẫn và lôi cuốn học sinh tham gia vào các hoạt động của thầy mà từ đó phải phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh? Đó là một câu hỏi lớn đúng hơn là vấn đề lớn cần các cấp lãnh đạo mà chủ yếu là người giáo viên trực tiếp giảng dạy cần phải giải quyết. Chính vì vậy khi giảng dạy môn GDCD đòi hỏi giáo viên phải dạy học mới theo hướng tích cực. Người giáo viên phải biết tổ chức các hoạt động dạy và học sao cho kích thích được sự nỗ lực hoạt động suy nghĩ, tìm tòi khai thác thông tin, tự kiến tạo tri thức. Từ những hành vi đạo đức, lối sống, thái độ của các em trong cuộc sống hàng ngày để đánh giá sự vận dụng tri thức của các em vào thực tiễn.
b. C¬ së thùc tiÔn:
 Cẩm Tân là một xã đang phát triển, đời sống nhân dân lại còn nhiều khó khăn, một số hộ bỏ mặc con em ở nhà để đi làm ăn xa. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc học của học sinh. Nhiều em chưa có đủ sách vở, đồ dùng học tập, chưa có nhiều thời gian cho việc học vì thế khó khăn cho học sinh khi tiếp cận với kiến thức . Học sinh của trường đa số các em ở lứa tuổi 11 - 15, tuổi còn nhỏ thể lực yếu. Bên cạnh đó các em có ý thức là ngại học môn giáo dục công dân, hơn nữa đồ dùng dạy học còn thiếu chưa sinh động học sinh không nắm vững kiễn thức và việc điều chỉnh hành vi cho phù hợp với chuẩn mực còn chậm .Bên cạnh những mặt yếu và khó khăn, song các em ở trường THCS Cẩm Tân cũng có nhiều ưu điểm đáng khích lệ. Các em ở độ tuổi hiếu động, tò mò thích tìm hiểu, thanh luận. Trường lại có bề dày về thành tích học tập bộ môn, đó là cơ sở để thúc đẩy các em học tập tốt. Tôi đã áp dụng những yếu tố này trong việc thực hiện biện pháp mới có hiệu quả
Tóm lại : Căn cứ vào 2 cơ sở trên tôi đã đi sâu vào tìm tòi, nghiên cứu để thay đổi các hình thức tổ chức học tập cho học sinh và thực tế tình hình địa phương để giúp các em tiếp thu bài giảng được tốt hơn.
2. Tìm hiểu đặc điểm tình hình
a. Thuận lợi:
Trong quá trình giáo dục luôn được các cấp, ngành, chi bộ và các lực lượng xã hội quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ.
Được sự chỉ đạo sâu sắc, kịp thời của lãnh đạo cấp trên, của BGH nhà trường.
Được sự hỗ trợ của hội phụ huynh, của các đoàn thể trong và ngoài nhà trường.
Nhà trường luôn quan tâm tạo điều kiện cho các lớp có đầy đủ phòng học, bàn ghế khang trang, phòng học thoáng mát, phòng máy chiếu, phòng thư viện 
b. Khó khăn:
Xã Cẩm Tân là một Xã có dân cư gồm nhiều thành phần ở khắp mọi miền đến đây lập nghiệp, người dân chủ yếu làm nghề nông, chỉ có một số ít là cán bộ công nhân viên và tiểu thương nên điều kiện kinh tế của nhân dân còn nhiều hạn chế. Do điều kiện gia đình nên đa số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình.
Có nhiều gia đình phải đi làm ăn xa gửi con em cho ông bà nên việc quan tâm sát sao tới việc học của các em chưa thực sự được tốt.
Có nhiều em học sinh nhà cách xa trường, ở xã khác tới học ( Phúc Do, Phúc Bình, Eo Lê) nên việc đi lại cũng khó khăn. 
3. Một vài phương pháp nâng cao hiệu quả của việc đổi mới phương pháp dạy học tích cực trong dạy học môn GDCD:
 Phương pháp dạy học là cách thức họat động của giáo viên trong việc tổ chức chỉ đạo các hoạt động nhằm giúp học sinh chủ động đạt các mục tiêu dạy dọc. Mối quan hệ giữa dạy và học rất chặt chẽ , dạy học tức là dạy việc học và dạy cách học. Giáo viên giữ vai trò chủ đạo tổ chức cho hoạt động của học sinh nhưng đối tượng là người học phải là chủ thể thể của quá trình tiếp thu tri thức. Vì vậy đòi hỏi chủ thể đó phải chủ động, tích cực, sáng tạo trong việc tiếp thu tri thức.
a. Phương pháp thảo luận nhóm:
 Phương pháp thảo luận nhóm là giáo viên tổ chức chia học sinh thành các nhóm nhỏ ( 5 đến 10 học sinh) để thảo luận vấn đề của nội dung bài học dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhằm giúp học sinh tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập. Học sinh có thể chia sẻ kinh nghiệm, ý kiến giải quyết một vấn đề, một tình huống.
Cách thức thực hiện: 
- Giáo viên giới thiệu chủ đề cuộc thảo luận
- Nêu các câu hỏi có liên quan tới chủ đề
- Chia học sinh thành các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm và ghi kết quả thảo luận ra giấy , quy định thời gian thảo luận.
- Cần khích lệ mọi học sinh cùng tham gia đóng góp ý kiến
- Nhóm trưởng quán xuyến điều hành, thư kí có nhiệm vụ ghi kết quả thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp
Ví dụ : Khi dạy bài 6: Biết ơn (lớp 6)
 Sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu truyện đọc tôi chia lớp thành 3 nhóm với 3 câu hỏi
 N 1: Chúng ta phải biết ơn những ai?
 N 2: Vì sao phải biết ơn họ?
 N 3: Biết ơn bằng cách nào ?
 Với 3 câu hỏi này từng nhóm sẽ tập trung thảo luận và đưa ra ý kiến đại diện cho nhóm trình bày trước lớp, các nhóm khác đánh giá nhận xét ý kiến của các nhóm còn lại, giáo viên nhận xét kết luận thông qua ý kiến của các em.
Cách tổ chức lớp học áp dụng theo phương pháp này Tôi nhận thấy học sinh sôi nổi thảo luận, tranh luận để tìm ra đáp án. Tuy nhiên khi sử dụng phương pháp này người giáo viên cần lưu ý:
 - Chủ đề thảo luận phải sát với nội dung bài học, với trình độ học sinh
 - Cách chia nhóm phải hết sức linh hoạt, luôn thay đổi để tạo điều kiện cho mỗi học sinh được giao lưu với tất cả học sinh trong lớp 
 - Kết quả thảo luận phải được trình bày trên bảng hoặc xung quanh lớp học
 - Cử nhóm trưởng, thư kí cũng nên luân phiên để học sinh được rèn luyện kĩ năng cần thiết.
b. Phương pháp tổ chức trò chơi:
 Tổ chức trò chơi là một phương pháp rất hiệu quả để thu hút sự tham gia của học sinh. Trong cuộc chơi mọi người đều bình đẳng và đề cố gắng thể hiện hết mình. Vì vậy tổ chức trò chơi không những là biện pháp để tăng cường hứng thú học tập, nâng cao sự chú ý, thay đổi tâm lí mệt mỏi trong quá trình nhận thức mà còn là biện pháp rèn luyện kĩ năng ứng xử, giao tiếp, củng cố và phát triển khả năng tự tin, sự đoàn kết giữa các em trong học tập và trong hoạt động xã hội.
Giáo viên có thể sử dụng trò chơi dân gian có nội dung phù hợp với yêu cầu của nội dung bài học, cũng có thể dựa trên nội dung bài học để sáng tạo ra trò chơi mới. Thông qua trò chơi giáo viên gợi ý cho học sinh thảo luận, khai thác yêu cầu bài học.
 Ví dụ khi dạy bài 15 lớp 7: “Bảo vệ di sản văn hóa” thì ở phần bài học, sau khi giáo viên hướng dẫn học sinh rút ra khái niệm về các loại di sản văn hóa thì giáo viên có thể tổ chức trò chơi tiếp sức cho học sinh.
Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm, nêu quy tắc chơi, thời gian trò chơi: Mỗi bạn trong nhóm phải lên tìm được những di sản văn hóa ( phi vật thể , DTLS- văn hóa, danh lam thắng cảnh). Một nhóm chỉ được một người trên bảng viết xong người khác mới được lên, 1 người chỉ được lên 1 lần, nhóm nào nhiều hơn đúng chính xác thì thắng. Nếu nhóm nào có 1 người lên 2 lần thì phạm luật chơi và bị trừ điểm. Sau khi kết thúc trò chơi giáo viên phải tổng kết, đánh giá và cho điểm từng nhóm.
 Hoặc tôi cũng có thể tổ chức cho học sinh chơi trò chơi đoán ô chữ để tìm ra chủ đề của bài học.
Ví dụ : Khi Tôi muốn giới thiệu bài 10: Tự lập (lớp 8) Tôi có thể đưa ra ô chữ 5 chữ cái với câu hỏi.
 Đây là một trong những yếu tố giúp con người thành công trong công việc và cuộc sống? Tôi cho học sinh doán chữ cái trong ô chữ và lần lượt mở từng chữ cái và tuyên dương ai đoán dược ô chữ khi chưa mở hết các chữ cái.
 Nói tóm lại qua việc tổ chức các trò chơi Tôi nhận thấy học sinh tập chung chú ý bài học, học tập hứng thú và giảm bớt mệt mỏi, căng thẳng trong quá trình tiếp thu tri thức và tăng cường được khả năng giao tiếp giữa giáo viên với học sinh.
Qua việc tổ chức các trò chơi Tôi nhận thấy người giáo viên cần lưu ý :
 - Phải nắm rõ mục đích của cuộc chơi : Trò chơi để giới thiệu bài, để khởi động (hâm nóng), để thư giãn hay để chuyển tải một kiến thức nào đó.
 - Phải hướng dẫn học sinh nắm được quy tắc trò chơi, tôn trọng luật chơi và khống chế thời gian
 - Trò chơi phải rễ tổ chức và thực hiện
 - Sau khi chơi giáo viên cần tổng kết lại cho học sinh hiểu rõ là đã học được gì qua trò chơi này
 - Giáo viên cần khái quát lớp học tránh tình trạng 1 số học sinh không dược chơi hay một số học sinh cá biệt lợi dụng trò chơi để nghịch ngợm.
 *. Một số phương pháp dạy học tích cự khác:
 Phương pháp trực quan:
 Để lôi cuốn học sinh vào bài giáo viên có thể sử dụng đồ dùng trực qua: Mô hình, tranh ảnh có tính chất thời sự nóng bỏng. Từ đó có thể kích thích tư duy trừu tượng, tích cực để tìm ra vấn đề mà bài học muốn đề cập đến. Đặc thù của bộ môn GDCD là các tri thức, chuẩn mực, kĩ năng đều gắn liền với các sự kiện trong thực tế cuộc sống hàng ngày. Nó gần gũi với học sinh vì thế rất rễ ràng khiến các em nhớ và khắc sâu kiến thức. Khi học sinh đã ý thức được vấn đề của nội dung bài học giáo viên bắt đầu đi vào tổ chức hoạt động nhận thức lĩnh hội tri thức để điều chỉnh hành vi bản thân trong thực tiễn cuộc sống.
 Ví dụ khi giảng dạy bài: Thực hiện trật tự an toàn giao thông ( CD lớp 6)
 Phần giới thiệu bài ta có thể đưa ra một bức tranh về một vụ tai nạn giao thông để học sinh quan sát và học sinh thấy được thiệt hại về người và tài sản do tai nạn giao thông gây ra. Từ đó các em có thể nhận ra rằng tai nạn giao thông rất nguy hiểm và đang là vấn đề lớn của xã hội. Giáo viên lại đưa ra tiếp những bức tranh đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, đèo 3, đi xe đạp dàn hành ngang...Lúc này đòi hỏi các em phải tự tái hiện những kiến thức trong cuộ sống để từ đó đưa ra được những nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông: Lạng lách đánh võng, phóng nhanh vượt ẩu, uống rượu bia khi điều khiển phương tiện, đường xấu...Giáo viên có thể khắc sâu thêm kiến thức nguyên nhân chủ yếu gây ra tai nạn giao thông ? học sinh thể trả lời đó là do con người ( ý thức ) tham gia giao thông. 
 Vấn đáp tái hiện kiến thức : Cũng trong bài “ thực hiện trật tự an toàn giao thông” giáo viên đặt câu hỏi yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức các em đã có hoặc kiến thức mà trong cuộc sống các em đã tiếp thu được. Ví dụ những phần nói về biển báo trong bài : Đèn tín hiệu, vạch kẻ đường , tham gia giao thông phải luôn đi bên phải...Từ đó các em có thể chủ động lĩnh hội tri thức một cách hiệu quả hơn, giáo viên đưa ra một lầm nữa những biển báo thông thường, cơ bản mà khi tham gia giao thông các em cần phải biết và phải thực hiện.
 Vấn đáp tìm tòi: Giáo viên dùng câu hỏi theo mục đích khác nhau ở những khâu khác nhau của quá trình dạy học. Khó nhất ở phần vấn đáp là giảng dạy kiến thức mới. Trong phần dạy bài mới quan trọng nhất là phần đàm thoại giáo viên đặt câu hỏi ( đi từ trình tự) câu hỏi trướclà tiền đề cho câu hỏi sau tạo ra nấc thang kiến thức. Giáo viên thường tổ chức để trao đổi ý kiến kể cả việc tranh luận giữa thầy và trò, thông qua tranh luận học sinh nắm được tri thức.
 Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề: Cần chú ý tập được cho học sinh phát hiện ra và giải quyết vấn đề. Điều đó chính là mục tiêu của quá trình dạy học. 
Cấu trúc của phương pháp đặt vấn đề:
 - Đặt vấn đề: tạo tình huống có vấn đề 
 - Phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh
 - Phát biểu vấn đề nảy sinh
Cấu trúc giải quyết vấn đề:
 - Đề xuất cách giải quyết
 - Lập kế hoạch
 - Thực hiện giải quyết vấn đề.
Ví dụ: Trong bài “ Công dân nước cộng hòa xà hội chủ nghĩa Việt Nam”. Qua câu truyện Alia là một vấn đề đặt ra: Alia có là công dân VN không? Từ vấn đề đó học sinh cần giải quyết. Đưa ra căn cứ để xác định là công dân VN và từ đó kết luận Alia có quyền có quốc tịch VN. Giáo viên có thể đưa ra tình huống mới: Người phạm tù có được quyền công dân nữa không? Là công dân VN bị tù có thể bị mất một số quyền công dân nhưng vẫn được coi là công dân VN.
Hoặc trong bài “ Biết ơn” Ta cho học sinh tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về lòng biết ơn và sự vô nơn. Học sinh tìm xong cho các em nêu ý kiến của mình? Theo em biểu hiện nào nên học tập, biểu hiện nào nên phê phán? Học sinh dễ dàng nhận thấy cái đúng để hành động theo cái đúng và cái sai thì bác bỏ. Từ đó hình thành được cho các em thói quen hành vi, ứng xử trong cược sống.
 Dạy học môn GDCD không chỉ giúp học sinh nắm kiến thức mà quan trọng là giúp học sinh hình thành niềm tin tình cảm, thói quen hành vi về đạo đức , pháp luật. Khi áp dụng một số phương pháp tích cực như đã nêu trên không kề giảm nhẹ hạ thấp vai trò là người gợi mở, là cố vấn là trọng tài trong hoạt động tìm tòi, hào hứng sôi nổi của học sinh. 
 Trong quá trình dạy nội dung kiến thức phải phù hợp với đối tượng học sinh không được dạy với nội dung quá khó hay quá dễ. Trong một tiết học giáo viên phải khéo léo sử dụng linh hoạt các phương pháp, nếu chỉ sử dụng một phương pháp sẽ tạo nên sự nhàm chán ở học sinh. Có thể sử dụng rất nhiều phương pháp dạy học tích cực để phát huy tính tích cực sáng tạo của học snh. Dưới sự chỉ đạo của giáo viên học sinh dần dần có những năng lực, những phẩm chất và những thói quen thích ứng với những phương pháp học tập mới. Học sinh tự giác ngộ, tự ý thức tham gia các hoạt động tập thể. Có ý thức trách nhiệm trước hoạt động, hành vi của chính bản thân mình.
 So với phương pháp dạy học trước đã khắc phục được lối truyền thụ một chiều, phương pháp dạy học tích cực đòi hỏi phải giảm các kiến thức nhồi nhét mà tăng hoạt động tích cực lên, giảm bớt những thông tin buộc học sinh phải thừa nhận. Yêu cầu có thiết bị dạy học để hoạt động dạy học có hiệu quả, hình thức tổ chức lớp học được dễ dàng, nhà trường mở rộng hình thức học đi đôi với hành . Ví dụ bài: Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên (lớp 7) và bài sống chan hòa với thiên nhiên ( lớp 6) có thể cho các em tiếp xúc trực tiếp với thiên nhiên bằng tổ chức hoạt động học tập ngoài trời.
4. Một vài kết quả sau khi áp dụng các phương pháp dạy học tích cực vào bộ môn GDCD:
 Sau khi áp dụng những phương pháp này ở các khối lớp, Tôi nhận thấy việc thay đổi đã có kết quả nhất định
 Trong các giờ học thầy và trò cùng làm việc, sự tác động qua lại sôi nỗi và nhịp nhàng hơn
 Giáo viên không phải thuyết giảng nhiều như trước, học sinh cũng không phải ngồi nghe và ghi chép một cách thụ động. Các em chủ động trong quá trình lĩnh hội tri thức được làm chủ quả trình học, được nói, được suy nghĩ và làm việc.
 Bên cạnh đó còn phát huy được sự sáng tạo, chủ động tìm tòi tri thức bộ môn từ đó dễ dàng khắc sâu kiến thức và biết điều chỉnh hành vi bản thân trong hoạt động thực tiễnKết quả chất lượng bộ môn của 2 khối 7 – 8 năm 2011- 2012:
Khối / lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
T.Bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
K7
55
11
20%
18
32,8%
24
43,6%
2
3,6%
K8
64
10
15,6%
22
34,4%
30
46,9%
2
3,1%
Kết quả chất lượng bộ môn của 2 khối 7 – 8 học kì 1 năm 2012- 2013:
Khối / lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
T.Bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
K7
48
13
27,1%
17
35,4
18
37,5%
0
K8
55
14
25,4%
11
20%
30
54,6%
0
5. Những bài học kinh nghiệm:
 Đổi mới phương pháp dạy học môn GDCD có thể thực hện được. Cụ thể là thay đổi hình thức học tập, tránh sự nhàm chán mà ngược lại phải phát huy tính tích cực, chủ động, sang tạo để gây được hứng thú say mê học tập. Song còn phải tùy thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể mới có thể áp dụng được một cách có hiệu quả
 Phải có điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất phục vụ việc dạy học. Nhận thức và đời sống của người dân phải từng bước được nâng cao thì học sinh mới có điều kiện tự học, tự tìm tòi để phát huy hết năng lực cá nhân.
 Giáo viên phải làm chủ được kiến thức, biết tổ chức lớp học, phải có thời gian tìm tòi nghiên cứu đặc biệt là khâu chuẩn bị thiết kế bài dạy. Để áp dụng hình thức dạy học tích cực vào hoạt động dạy – học cần chuẩn bị tiết học thật tốt từ khâu soạn giáo án đến việc chuẩn bị các phương tiện dạy học. Muốn làm được điều đó giáo viên phải có chuyên môn nghiệp vụ, phải tuân thủ thời gian cho khâu chuẩn bị bài.
 Đối với học sinh cần phải căn cứ cụ thể đối tượng như ở trường THCS Cẩm Tân việc thực hiện phương pháp mới chắc chắn sẽ có nhiều khó khăn hơn ở một số trường học khác. Tôi đã cố gắng phát huy những mặt mạnh của các em và hạn chế những mặt yếu kém về thời gian, năng lực tự học tự tìm tòi tri thức ở nhà để đến lớp có thể học bài tốt hơn.
 Việc thay đổi phương pháp học tập mới làm cho học sinh còn nhiều bỡ ngỡ. Vì vậy giáo viên càng phải có nhiều biện pháp tối ưu, linh hoạt mới có thể khai thác hết hiệu
PHẦN III. KẾT LUẬN
1. Những kết luận quan trọng nhất của toàn bộ SKKN
 Qua quá trình đổi mới phương pháp dạy học môn GDCD Tôi nhận thấy đa số học sinh học tập hứng thú hơn, kết quả cao hơn. Từ đó phát huy được tính độc lập, sáng tạo của học sinh. Song để áp dụng được các phương pháp nói trên giáo viên cần mất nhiều thời gian để nghiên cứu, chuẩn bị bài trong khi đó điều kiện giáo viên còn khó khăn, tài liệu, thiết bị phục vụ dạy học còn hạn chế. Mặt khác giáo viên là học sinh còn bị ảnh hưởng của phương pháp dạy học cũ chưa thể khắc phục ngay được.
 Tóm lại việc thay đổi phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm và phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác lĩnh hội tri thức của học sinh là một yêu cầu quan trọng. Các phương pháp dạy học mới đã tạo điều kiện cho học sinh suy nghĩ nhiều hơn, hoạt động nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn so với phương pháp mà chúng ta đã thực hiện trước đây.
 Dù áp dụng hình thức nào, phương pháp nào chúng ta vẫn phải cố gắng đảm bảo dạy học theo tinh thần “ Lấy học sinh là trung tâm”. Học sinh chủ động trong tiếp thu tri thức dưới sự hướng dẫn của thầy cô. Thực hiện được như vậy chúng ta có thể tạo ra được những con người năng động, sáng tạo đưa đất nước bước vào thiên niên kỷ mới.
 Qua quá trình nghiên cứu và áp dụng trong thực tế bản thân tôi đã có nhiều cố gắng song do năng lực còn hạn chế do đó nội dung đề tài có thể còn nhiều thiếu sót. Rất mong Hội đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm các cấp đóng góp bổ sung cho sáng kiến kinh nghiệm của tôi, để góp phần tổ chức tốt hơn các hoạt động học tập bộ môn trong nhà trường hướng tới xây dựng “Trường học thân thiện - học sinh tích cực” và nâng cao được chất lượng giáo dục hạnh kiểm, đạo đức cũng như học tập của học sinh .
2. Ý nghĩa quan trọng nhất:
 Đổi mới PPDH môn GDCD lấy học sinh làm trung tâm và phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh: Đây là quan điểm cơ bản nhất của đổi mới PPDH tạo nên sự khác biệt với lối dạy học thụ động truyền thống. Học sinh không chỉ là đối tượng của dạy học mà còn là chủ thể của quá trình dạy học, các em cần được tạo cơ hội để tham gia tích cực, chủ động, sáng tạo vào quá trình khám phá và lĩnh hội nội dung bài học.
 Trong dạy học cần khắc phục tình trạng truyền thụ kiến thức một chiều, dạy học thiên về lý thuyết theo lối đọc chép. Việc dạy lồng ghép, tích hợp với các môn học, hoạt động giáo dục liên quan phải phù hợp với mạch kiến thức của bộ môn GDCD, tránh tình trạng gò ép, ôm đòm kiến thức. Trong dạy học môn GDCD, giáo viên cần tạo cơ hội cho học sinh được hợp tác với giáo viên và bạn bè trong lớp, trong nhóm nhỏ. Cụ thể cho học sinh được bày tỏ quan điểm, ý kiến cá nhân về vấn đề đang học; được nêu những băn khoăn, vướng mắc, đặt câu hỏi cho thầy, cho bạn; được trao đổi, tranh luận, chia sẻ ý kiến, kinh nghiệm; được phản hồi và thu nhận thông tin phản hồi từ giáo viên và bạn bè Để việc dạy học hợp tác có kết quả, giáo viên cần xây dựng môi trường học tập thân thiện, xây dựng mối quan hệ gần gũi, cởi mở, tin cậy và tôn trọng lẫn nhau giữa giáo viên với học sinh và giữa các học sinh với nhau trong lớp học.
	Kiến thức bộ môn gắn với thực tiễn cuộc sống học sinh chính vì vậy cần gắn nội dung bài học với thực tiễn cuộc sống. Cụ thể là, giáo viên cần tăng cường sử dụng các tư liệu từ các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài, 

Tài liệu đính kèm:

  • docGDCD_THCS_ Lường Thị Lý_THCS Cam Tan_ Cam Thuy.doc