Sáng kiến kinh nghiệm Dạy tốt phân môn Tập làm văn miệng

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy tốt phân môn Tập làm văn miệng

Ví dụ: Lớp 5

Đề bài: Đã lâu tồi chưa có dịp về thăm ông bà (hoặc cô, dì, chú, bác ) Em hãy viết thư thăm hỏi và cho biết tình hình đời sống hàng ngày của gia đình em.

Một học sinh đã nói “Ngoài giờ học ở nhà, hàng ngày gia đình cháu tranh thủ làm thêm việc phụ như dán túi giấy, dán hộp, bố mẹ cháu bảo rằng cứ trông vào đông lương thì không đủ cho bao nhiêu khoản phải chi tiêu trong nhà. Từ ngày có việc làm thêm do bố mẹ cháu nhận về, đời sống có khá hơn chút ít. Ngoài những bữa cơm hàng ngày thêm bữa thịt, bữa cá. Ở thị xã, cái gì cũng phải mua, từ cái hộp tăm tre, các thứ đều đắt đỏ, trong khi đó ở quê rau ngoài vườn bà trồng ăn không hết phải đem đi bán. So với ở quê, rau ngoài thị xã lớn hơn nhiều lắm bà ạ”.

 

doc 8 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 2084Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy tốt phân môn Tập làm văn miệng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Đặt vấn đề:
Chúng ta đều biết rằng, trong thực tiễn đời sống người ta có thể thông báo cho nhau hoặc bày tỏ với nhau những điều gì đó, chẳng hạn như niềm vui, nỗi buồn, sự hứng thú không phải bằng ngôn ngữ mà còn bằng các phương tiện khác nhau, nhưng có việc giao tiếp bằng ngôn ngữ mới giúp cho việc thông tin, trao đổi những ý nghĩ, bộc lộ niềm vui, nỗi buồn  diễn ra một cách thuận lợi và đem lại hiệu quả cao nhất.
Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của con người. Nhờ có ngôn ngữ, con người có khả năng hiểu biết lẫn nhau trao đổi những tâm tư, nguyện vọng  giúp con người tự hoàn thiện mình hơn. Từ đó giúp thêm phần phong phú và đa dạng của cuộc sống. Đặc biệt đối với trẻ, là tương lai của mỗi dân tộc “Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”. Vì vậy, giáo dục trẻ là trách nhiệm quan trọng và cần thiết của nhà trường, gia đình và xã hội. Song để giúp các em vững vàng trong cuộc sống thì bước quan trọng đầu tiên đó chính là phát triển ngôn ngữ. Chỉ dựa vào ngôn ngữ con người mới có thể thực hiện trong suy nghĩ của chúng ta những thao tác, tư duy. Nếu không có ngôn ngữ thì những suy nghĩ của chúng ta vốn thuộc lĩnh vực tinh thần sẽ không thể hiện rõ được một cách tường minh cho người khác nắm bắt được. Có thể nói rằng ngôn ngữ là vỏ vật chất tư duy, là công cụ để cố định tư duy và thể hiện kết quả tư duy, chức năng giao tiếp và tư duy là hai chức năng quan trọng nhất của ngôn ngữ. Trong khi giao tiếp chúng ta luôn tư duy và tương tự như vậy. Ngôn ngữ được thể hiện dưới hai dạng: Nói và viết, cả hai dạng đều cần thiết trong cuộc sống và trong học tập, có thể ghi chép tái hiện lại những kết quả nghiên cứu khoa học, những tìm tòi, phát minh  hoặc chỉ là những lời truyền miệng hay đơn thuần chỉ là những lời nói chuyện giữa người này với người khác.
Cùng với sự lớn lên của cơ thể, ngôn ngữ của trẻ cũng được hình thành và phát triển ở mức độ khác nhau. Đó là khả năng diễn đạt của trẻ phục vụ cho học tập, vui chơi và trong sinh hoạt hàng ngày của các em, ai cũng biết từ bé con người đã biết bập bẹ tập nói những tiếng thật là gần gũi: bố, mẹ, ông, bà  hay chỉ là ăn, đi  Qua thời gian con người phát triển cùng lời nói thành câu, thành đoạn và có từng ý xếp lại thành một chỗi từ, câu, đoạn thành một bài hoàn chỉnh.
Việc giao tiếp của con người rất quan trọng, rất là cần thiết, chủ yếu là dùng lời nói miệng trong sinh hoạt hàng ngày ở gia đình, nhà trường và một số nơi khác.
Vì vậy, dạy phân môn tập làm văn miệng trong chương trình Tiểu học, nhất là lớp 4, lớp 5 là một vấn đề cần được quan tâm và tháo gỡ một số vấn đề trong giờ dạy, trong phương pháp dạy cho học sinh tập nói hay tập diễn đạt bằng lời nói.
Thực tế lớp tôi phụ trách (năm qua) phần đông học sinh có học lực trung bình và chủ yếu các gia đình làm nông nghiệp ít có điều kiện quan tâm đến con cái. Làm thế nào để giúp các em có thể diễn đạt được bằng lời nói một cách mạch lạc, tự tin và có sức thuyết phục người nghe. Câu hỏi này luôn thôi thúc tôi và xuất hiện trong đầu tôi và tôi đã tìm tòi, học hỏi, thử nghiệm bằng việc làm thực tế với những học sinh thân yêu của mình.
II. Giải quyết vấn đề:
1. Điều tra cơ bản học sinh:
Sau khi nhận lớp tôi đã quan tâm và điều tra về mọi mặt của học sinh. Hơn một tháng tôi thấy việc diễn đạt văn miệng của các em ở mức độ và số lượng như sau:
Sĩ số lớp	: 29 em.
Số em trình bày bài tốt	: 2 em.
Số em trình bày bài chưa lưu loát	: 10 em.
Số em chỉ diễn đạt được 1 - 2 phần của bài văn	: 12 em.
Còn một số em khác chưa có ý thức học tập và ít hứng thú khi học môn văn học.
2. Biện pháp thực hiện:
Với thực tế điều kiện học sinh như vậy, muốn các em có hứng thú khi học và làm bài tốt bài văn miệng tôi đã tiến hành một số biện pháp như sau:
+ Muốn nói được bài văn trước lớp, trước hết giáo viên cần cho học sinh nắm được phải có sự chuẩn bị một cách chu đáo nội dung bài nói. Có nghĩa là trước khi tập nói các em phải biết làm bài cụ thể và thật chi tiết. Tiến hành lựa chọn, sắp xếp hệ thống các ý đưa nó vào các phần khác nhau của một dàn bài cụ thể.
Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh biết trước một đề bài mình nói về đề tài gì? Nói cho ai nghe? Nói để làm gì? Khi đã trả lời được 3 câu hỏi này có nghĩa là các em đã xác định được nội dung, yêu cầu và đối tượng tham gia hội thoại.
Ví dụ: Lớp 5
Đề bài: Đã lâu tồi chưa có dịp về thăm ông bà (hoặc cô, dì, chú, bác ) Em hãy viết thư thăm hỏi và cho biết tình hình đời sống hàng ngày của gia đình em.
Một học sinh đã nói  “Ngoài giờ học ở nhà, hàng ngày gia đình cháu tranh thủ làm thêm việc phụ như dán túi giấy, dán hộp, bố mẹ cháu bảo rằng cứ trông vào đông lương thì không đủ cho bao nhiêu khoản phải chi tiêu trong nhà. Từ ngày có việc làm thêm do bố mẹ cháu nhận về, đời sống có khá hơn chút ít. Ngoài những bữa cơm hàng ngày thêm bữa thịt, bữa cá. ở thị xã, cái gì cũng phải mua, từ cái hộp tăm tre, các thứ đều đắt đỏ, trong khi đó ở quê rau ngoài vườn bà trồng ăn không hết phải đem đi bán. So với ở quê, rau ngoài thị xã lớn hơn nhiều lắm bà ạ”.
Đoạn văn trên đây cho tha thấy người viết thư (cháu) đã biết xác định rõ đối tượng nhận thư và mục đích nhằm cho biết tình hình đời sống sinh hoạt của gia đình.
Những hiểu biết về nhiều mặt giúp các em vững vàng trong khi nói, tự tin vào điều mình nói ra và vì thế các em sẽ bình tĩnh, chủ động và liền mạch hơn.
Nhưng tuỳ từng trường hợp cụ thể mà các em sẽ quyết định đưa vào bài nội dung gì, và cách nói nào?
Ví dụ: Như đoạn văn trên đối tượng cần hội thoại là bà (viết thư thăm bà) nhưng nếu đối tượng hội thoại là bạn thì chắc chắn nội dung bài nói cũng như nghi thức giao tiếp cũng sẽ khác hẳn.
Ví dụ: Viết thư thăm hỏi bạn (Lớp 5)
. “Đầu thư Thảo cho Ngọc Lan hỏi thăm sức khoẻ của Bố mẹ cùng em Quyên, Long nhé?
Kể từ ngày Thảo cùng gia đình chuyển về sống ở Đà Lạt Lan chưa nhận được tin tức gì của bạn cả. Thế nào, cuộc sống mới có thích hợp với bạn không? Bạn có còn bị sổ mũi nữa không? ở đó lạnh hơn Sài Gòn vì vậy Lan nghĩ rằng Thảo nên cố gắn giữ gìn sức khoẻ tốt ...”
Rõ ràng với những lời nói giản dị nhưng tình cảm đã làm cho người nghe thấy được đoạn văn viết thư có nội dung là thăm hỏi bạn bè của em rất chân thành và thể hiện được rõ đối tượng hội thoại là “bạn”.
Vậy việc chuẩn bị bài nói của học sinh trước khi các em tiến hành tập nói, tập hội thoại là rất cần thiết các em không chỉ chuẩn bị nội dung, đối tượng nói. Nếu giáo viên không chú trọng đến việc rèn luyện cho học sinh kỹ năng xây dựng bài văn hay là sự chuẩn bị bài văn trước khi nói thì các em sẽ rất lúng túng, mất bình tĩnh, thiếu tự tin khi tập nói.
Khi các em đã có sự chuẩn bị bài nói của mình thì giáo viên phải tạo được nhu cầu hội thoại cho các em. 
Đây là điều hết sức quan trọng để học sinh có hứng thú khi nói. Giáo viên phải tạo ra được những nhu cầu giao tiếp cho các em, giáo viên cần tạo ra những tình huống giao tiếp giả định tình huống đó phải vừa chân thực không gượng ép, khô cứng, vừa có sức hấp dẫn, lôi cuốn, kích thích được nhu cầu nói cho các em. Khi các em đã hoà mình vào hoàn cảnh, đã nhập vai vào giao tiếp thì lúc ấy các em sẽ muốn nói, muốn được thể hiện hết mình và nói một cách thực sự, tình huống giáo viên đưa ra càng chân thực, càng gần gũi với học sinh bao nhiêu thì sự lôi cuốn của tình huống càng mạnh mẽ và nhu cầu được nói ở các em càng thôi thúc bấy nhiêu. Nếu các em không muốn nói hay đứt quãng, nói rời rạc, uể oải, thì giáo viên không được ép buộc. Với trường hợp như vậy nếu giáo viên vẫn bắt các em nói thì chắc chắn hiệu quả giờ nói của các em không cao và gây ra không khí học không thoải mái, bắt buộc, gượng ép. Bởi vậy, việc kích thích nói, sự khơi gợi hứng thú, khơi gợi những nhu cầu thể hiện ý kiến các em là điều cần thiết. Khi các em có nhu cầu diễn đạt rồi thì các em sẽ mạnh dạn hơn trong khi nói và các em cũng sẽ trình bày một cách chân thật hơn những suy nghĩ, những ý kiến riêng của mình về đề tài đang được đưa ra hội thoại. 
Nhu cầu nói của học sinh rất đa dạng và chính những nhu cầu đó là động lực kích thích các em nói trong giờ tập làm văn. Quan trọng là giáo viên phải nắm cho hết được những nhu cầu đó và biến nó thành động lực, thành nhân tố kích thích việc giao tiếp của học sinh. Chính sự quan tâm của giáo viên tới nhu cầu của học sinh khiến cho các em phấn khởi học tập, say sưa hứng thú học tập và kết quả giờ dạy tăng lên. 
Ví dụ: Trong bài văn tả (lớp 4). 
Đề bài: Em hãy tả ngôi nhà em đang ở.
Giáo viên có thể đưa 1 số tình huống sau: 
- Khi đi xa em nhớ lại về ngôi nhà của mình và nó gắn với em qua những kỷ niệm gì của tuổi thơ?
Trong tình huống này mỗi em có thể nêu ý kiến và cảm nhận riêng về ngôi nhà thân yêu của mình tạo cho học sinh nhu cầu hội thoại vì ai cũng có một ngôi nhà riêng của mình và có những kỷ niệm khác nhau. 
Vậy trong một giờ dạy tập làm văn nói, người giáo viên không chỉ biết cung cấp đề bài, cung cấp kiến thức làm văn cho học sinh ... mà còn phải biết xây dựng tình huống giao tiếp, thu hút được sự chú ý, tạo được nhu cầu muốn bộc lộ ý kiến riêng của mình về đề tài đưa ra trong bài văn. 
+ Một nhân tố không kém phần quan trọng để dạy một giờ tập làm văn nói tốt đó là giáo viên phải tạo được hoàn cảnh giao tiếp tốt cho các em. 
Hoàn cảnh ở đây là điều kiện lớp học trong thời gian luyện nói. Khi luyện nói cho học sinh giáo viên cần hết sức chú ý tới hoạt động chung của cả lớp về mọi mặt, thêm vào đó chỉ một lời động viên một cái nhìn trìu mến của cô giáo, sự lắng nghe chăm chú, nghiêm túc của bạn bè trong lớp sẽ là niềm động viên lớn, khích lệ, cổ vũ các em, giúp các em tự tin, mạnh dạn trong khi nói. 
Giáo viên vẫn chú ý là khi các em đang nói thì việc ngắt lời học sinh và việc tiếp lời của các em không đúng lúc, đúng chỗ là không nên. Sự đứt mạch trong suy nghĩ sẽ làm các em lúng túng và nhiều khi không thể tiếp tục được nữa. Do đó, giáo viên chỉ thật cần thiết mới dừng lời nói của học sinh. (không dừng quá 1, 2 lần trong một bài). 
Nếu như cả lớp ồn ào thì chắc rằng các em cũng khó có thể nói năng theo đúng ý mình, nói năng một cách gãy gọn và có thể người nói sẽ không nói được nữa. Khi các em biết mình đang phải nói trước ánh mắt nghiêm khắc của cô hoặc những cái nhìn xét nét của bất kỳ một bạn nào trong lớp thì bài nói của các em cũng không có chất lượng và không được tự nhiên. 
Vậy giáo viên dừng lời nói của các em ở những thời điểm không thuận tiện và việc can thiệp liên tục hoặc quá sâu vào lời nói của các em và tạo nên một không khí áp đặt, bắt học sinh phải nói lời nói của người khác ... một cách không đáng có trong giờ tập làm văn nói và tất nhiên đối với một giờ tập làm văn nói, cũng tức là một giờ tập tổ chức cách thức giao tiếp nếu diễn ra theo kiểu áp đặt như thế thì giờ tập làm văn đó sẽ mất đi cái nét sinh động, tự nhiên của những hoạt động giao tiếp vốn có trong cuộc đời thực.
Tóm lại: Để giúp học sinh nói tốt trong giờ tập làm văn miệng giáo viên cần chú ý những điểm sau:
- Khí nói, các em phải hết sức bình tĩnh, tự tin. Không bình tĩnh không thể nói năng lưu loát.
- Không tự tin thì không thể truyền niềm tin của mình sang người khác. Vì thế chỉ có bình tĩnh tự tin mới đạt kết quả tốt trong giao tiếp.
- Khi nói các em phải chú ý theo dõi diễn biến tâm lý, sự hứng thú của người nghe đối với bài nói của mình để điều chỉnh kịp thời.
- Cần tránh những lời nói không đúng chỗ, những cử chỉ thừa, thói quen xấu có ảnh hưởng tới hiệu lực của lời nói.
- Tuỳ vào điều kiện giao tiếp cụ thể, người nói cần phải chọn giọng nói sao cho phù hợp với từng thời điểm nói.
- Khi nói cần tránh lối nói như đọc thuộc lòng bài văn.
Ví dụ: Một đoạn văn phê phán thái độ thiếu văn minh của một cô gái: 
“Mọi người đang mua bán tíu tít thì có một bà cụ già tay chống gậy, dáng đi vẻ mệt mỏi đến gần chị thanh niên ăn diện hỏi chị:
Cháu ơi! cháu chỉ giúp bà hiệu bán thuốc ở gần đây với. 
- Chị thanh niên đang mua thịt bỗng quay mặt lại, vẻ mặt cau có, nói cộc lốc.
- Không biết!
Bà cụ nheo mắt khó chịu nhưng làm ra vẻ như không có gì và lại hỏi.
- Thế cháu làm ơn chỉ giúp bà đến uỷ ban xã vậy?
Lần này chị ta quay mặt lại gắt lên:
- Đã bảo là người biết mà cứ hỏi mãi! Lẩm cẩm”
Trên đây là một ví dụ về cách chọn giọng sao cho phù hợp với nội dung bài nói là rất cần thiết.
Ngoài những điều nêu trên, giáo viên phải rèn cho học sinh kỹ năng nói theo yêu cầu đề ra ở mông Tiếng Việt, từ mức độ thấp đến mức độ cao. Rèn về mặt tư duy và ngôn ngữ cho học sinh.
III. Kết quả đạt được:
Với sự nỗ lực, nhiệt tình giảng dạy của giáo viên và sự cố gắng, ham học của học sinh. Qua các tiết dạy tập làm văn miệng, với các biện pháp đã nêu tôi thu được kết quả như sau:
- Hầu hết các em đều hứng thú học tập phân môn này và có ý thức tự học.
- Số em trình bày bài tốt: 16 em.
- Còn lại là một số em trình bày bài còn thiếu tự tin và một số thiếu sót nhỏ.
V. Bài học kinh nghiệm:
Bằng thực tế việc làm của mình. Sau nhiều năm dạy lớp 4,5 tôi rút ra được một số bài học sau:
- Giúp các em nắm được các yêu cầu đặc trưng của tập làm văn miệng.
- Rèn cho các em kỹ năng diễn tả đúng, đủ, rõ ràng, rõ ý bằng lời văn tự nhiên, chân thành và giản dị.
- Giáo viên phải quan tâm nhắc nhở cách trình bày mạch lạc các ý, tạo được sức thuyết phục với người nghe.
- Trong khi học giáo viên cần tạo ra không khí hào hứng, kích thích học sinh muốn nói và mạnh dạn nói. Từ đó hướng dẫn các em cách nói sao cho đạt kết quả tốt nhất.
- Giáo viên phải biết khen, chê kịp thời và tạo điều kiện cho các em tập nói trong một môi trường “ngôn ngữ lành mạnh”.
- Biết tổ chức hài hoà giữa học và chơi, tạo cho các em hứng khỏi trong khi học, từ đó nâng cao chất lượng giờ học.
- Một điều nữa là giáo viên phải thật linh hoạt trong khi vận dụng các phương pháp và xử lý tình huống trong giờ dạy.
Lời kết
Việc giảng dạy và giáo dục học sinh là trách nhiệm của tất cả giáo viên chúng ta. Ai cũng có một chút ít đóng góp vào sự nghiệp “trồng người”.
Trên đây chỉ là một vài điều rất nhỏ mà tôi thấy cần lưu ý để dạy tốt phân môn Tập làm văn miệng.
Tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp sẽ có những đóng góp thêm cho bài viết của tôi được hoàn chỉnh hơn, để chúng ta dạy học sinh đạt kết quả khả quan hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hoằng Hoá, ngày 05 tháng 5 năm 2005
Người viết
Nguyễn Thị Nhân

Tài liệu đính kèm:

  • docVan hoc lop 4-5.doc