Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên trong chương trình GDCD 7

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên trong chương trình GDCD 7

2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI:

Như chúng ta đã biết ở lứa tuổi học sinh trung học cơ sở các em có sự phát triển về

tâm lý rất lớn nên sự nhận thức của các em về vấn đề cũng khác đ chứ không giống như

ở Tiểu học, ở lứa tuổi này các em đã đưa ra được vấn đề và biết tự bảo vệ chính kiến

của mình về vấn đề đó. Để giúp học sinh nhận thức được vai trò quan trọng của môi

trường và tài nguyên thiên nhiên cũng như những tác động tiêu cực của con người tới

môi trường chắc chắn các em sẽ quyết định được những hành vi của mình đối với môi

trường xung quanh. Để giúp các em biết giữ gìn vệ sinh chung trong lớp, trong trường,xung quanh nơi ở và những nơi công cộng cũng như giúp các em biết tự hoàn thiện

mình để sống tốt hơn. Bên cạnh đó các em còn biết lên án , phê phán, tố cáo những

hành vi sai trái gây hại đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

3. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI:

Giúp các em học sinh phân biệt được hành vi thực hiện đúng, biết bảo vệ môi

trường và tài nguyên thiên nhiên, biết chăm sóc tôn tạo và phát triển tài nguyên thiên

nhiên với những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên

nhiên và nhắc nhở người thân, bạn bè cùng thực hiện tốt. Có ý thức tự giác tìm hiểu và

chấp hành tốt các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên

nhiên. Bản thân biết thực giữ gìn vệ sinh chung, không xả rác bừa bãi, không hái hoa bẻ

cành đồng thời biết đồng tình, ủng hộ các hành vi thực hiện đúng và phê phán những

hành vi vi phạm pháp nội quy nhà trường, vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và

tài nguyên thiên nhiên.

pdf 24 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 04/03/2022 Lượt xem 860Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên trong chương trình GDCD 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uan tâm chia sẻ 
của cộng đồng đối với các nạn nhân bị thiên tai, lũ lụt như: ủng hộ lương thực, quần 
áo, tiền, sách vở Đó là hậu quả của việc chặt phá rừng đầu nguồn một cách vô tội vạ. 
Hàng nghìn, hàng vạn hécta rừng bị chặt phá vì nguồn lợi trước mắt mà một số người 
đã khai thác gỗ bừa bãi, săn bắn các động vật quí hiếm như hổ báo, sư tử, người dân 
đốt rừng làm nương rẫy. Nhiều quả đồi có diện tích rừng bao phủ nay bị trọc lóc. Đất 
đai cằn cỗi, xói mòn, bạc màu do mưa xuống rửa trôi các chất dinh dưỡng. Nhiều cây 
rừng bị chặt phá nằm ngổn ngang, cây to ngã xuống đè chết cây bé. Ông cha ta có câu 
“rừng vàng, biển bạc” như vậy quả là rất đúng. Rừng cung cấp gỗ để sản xuất giấy, 
chế biến đồ mĩ nghệ, là nơi sinh sống của nhiều loài động thực vật quý hiếm, là cảnh 
đẹp để ta nghỉ ngơi, thư giản, phát triển kinh tế, rừng là lá phổi xanh của nhân loại  
Biển cho ta nguồn lợi về thuỷ sản, du lịch, ngắm cảnh đẹp. Nhưng rừng và biển không 
phải là vô tận. Cây chặt mãi cũng hết. Tôm cá nào kịp sinh sản với kiểu đánh bắt có 
tính chất huỷ diệt: dùng điện, kích, thuốc nổ  Làm cho nhiều sinh vật đưới nước chết! 
Thử hỏi khai thác mà không đi đôi với bảo vệ và phát triển thì các nguồn tài nguyên đó 
cũng cạn kiệt. Các nhà máy, xí nghiệp thải các chất thải công nghiệp như: túi ni lông 
cho dù đem chôn hoặc đốt cũng gây ô nhiễm môi trường. Nước thải trong công nghiệp 
và trong sinh hoạt không qua xử lí đổ thẳng ra sông suối. Con sông Tô Lịch ở Hà Nội 
một thời mộng mơ, nước trong xanh đi vào thơ văn nay chỉ thấy một màu nước đen 
ngòm. Con kênh Ba bò trước đây là nguồn nước sinh hoạt của người dân nay bị ô 
nhiễm trầm trọng. Ô nhiễm môi trường cũng là nguồn bùng phát, lây lan các bệnh dịp 
nguy hiểm như: thổ tả, H5N1, sốt xuất huyết . 
 Ở nông thôn người dân còn quá lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật. Cứ phun nhiều, 
bón nhiều làm cho sản phẩm ngày càng to ra trông đẹp mắt dẫn đến ô nhiễm các môi 
trường: đất, nước, không khí 
 Quả là tình trạng ô nhiễm môi trường đã đến mức báo động đỏ: SOS! Chúng ta 
phải làm gì đây để cứu lấy màu xanh của chúng ta, cứu lấy môi trường, cứu lấy Trái 
Đất - ngôi nhà chung của chúng ta? 
Chúng ta phải có ý thức bảo vệ môi trường bằng những việc làm hết sức nhỏ bé 
như: bỏ rác đúng nơi qui định. Giáo dục mọi người hãy bảo vệ môi trường sống. Đấu 
tranh với các hành vi phá hoại môi trường, tố giác những kẻ phá hoại. Cung cấp tiền 
của, trồng thêm nhiều cây xanh để phủ xanh đất trống, đồi núi trọc theo lời Bác Hồ 
dạy: “Mùa xuân là tết trồng cây 
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân” 
 Các chất thải công nghiệp phải qua xử lí mới được thải vào môi trường, nếu vi phạm 
sẽ bị sử phạt thật nặng. Việt Nam cũng là nước tham gia nghị định thư Tôkyôtô của 
Liên Hợp Quốc về cắt giảm lượng khí thải. Tích cực chủ động, sáng tạo tìm ra nhiều 
nguồn năng lượng mới thay thế các nguồn năng lượng hoá thạch như: năng lượng gió, 
năng lượng Mặt Trời  
Hiện nay vấn đề bảo vệ môi trường không chỉ là vấn đề của riêng một quốc gia nào 
hết mà là của toàn nhân loại. Môi trường sống bị đe doạ đưa ra những cảnh báo dữ dội 
đối với loài người. Hãy bảo vệ môi trưòng như bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta! 
Mỗi chúng ta hãy chung tay góp sức làm cho Trái Đất thực sự trở thành ngôi nhà 
chung bình yên, tươi đẹp của toàn nhân loại ! 
 Tác giả: Lê Văn Hoàng- Phí Ngọc Thành - Lớp 12B1 (năm học 2010-2011) 
Giáo dục pháp luật nói chung và giáo dục Luật bảo vệ Môi trường nói riêng là nhiệm 
vụ thường xuyên và cấp bách của Đảng và Nhà nước ta. 
B. THỰC TRẠNG: 
Chúng ta đều biết hiện nay môi trường đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, tài nguyên 
thiên nhiên bị tàn phá nặng nề; khai thác bừa bãi đã gây ra ngững hậu quả đáng tiếc là 
nỗi đau của mọi người và toàn xã hội, làm cho nhiều gia đình bị mất đi người thân, mất 
đi chỗ nương tựa, mất đi nguồn lao động chính, cuộc sống gia đình trở nên khó khăn. 
Hàng năm lũ lụt, lũ quét, sạt sở đất, sập hầm mỏ vẫn diễn; nhiều căn bệnh quái ác, 
những vụ ngộ độc thực phẩm dẫn đến chết ngườivẫn còn, nhiều người phải sống trong 
cảnh ô nhiễm môi trường trầm trọng. Chính vì vậy tôi rất băn khoăn, lo lắng cho các em 
và toàn xã hội. Tôi đã quyết định giáo dục cho các em ý thức bảo vệ môi trường và tài 
nguyên thiên nhiên. 
1. Thuận lợi: 
Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường, thường xuyên kiểm tra, nhắc nhớ 
các em thực hiện tốt về việc giữ gìn vệ sinh trường lớp. 
Ban giám hiệu tạo mọi điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong giảng dạy cũng như 
thực hiện các tiết ngoại khoá. 
Các tổ chức trong nhà trường như Đoàn, Đội, phòng Giám thị, Y tế học đường 
thường xuyên hỗ trợ và nhắc nhở các em giữ gìn vệ sinh chung. 
Cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, có bảng tương tác ACTIVBOARD để Ứng dụng 
Công nghệ thông tin vào trong bài giảng được tốt hơn. 
Giáo viên phụ trách phòng máy, phòng thiết bị phục vụ nhiệt tình, giúp đỡ giáo viên 
khi cần mượn máy hay khi gặp những khó khăn về sử dụng máy hoặc gặp những sự cố 
xẩy ra trong quá trình giảng dạy. 
Có bài học cụ thể giành riêng cho việc Bảo vệ môi trường và Tài nguyên thiên 
nhiên. 
Các phương tiện tuyên truyền như báo, đài, truyền hình, mạng Internet cũng giúp 
các em nắm bắt kiến thức thực tế dễ dàng hơn. 
Sách giáo khoa có nội dung rõ rang, có hệ thống câu hỏi rõ rang, mạch lạc, dễ hiểu. 
Sách hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng có hướng dẫn về kiến thức, kĩ 
năng, thái độ rõ rang. 
2. Khó khăn: 
Học sinh cũng như phụ huynh còn coi môn GDCD là môn học phụ nên nhiều em 
không đầu tư tốt cho bài học. 
Chất lượng của học sinh không đồng đều nên cũng gặp trở ngại khi tiếp thu bài 
giảng. 
Phân phối chương trình môn GDCD 1 tiết/ 1 tuần nên nhiều khi không đủ thời gian 
để lien hệ thực tế cho các em. 
Nhiều phụ huynh mãi lo kinh tế gia đình nên việc hỗ trợ của phụ huynh trong việc 
giúp con em nghiên cứu bài ở nhà còn nhiều hạn chế. 
Tài liệu phục vụ cho giảng dạy và nghiên cứu bộ môn GDCD còn rất khan hiếm. 
Một số em học sinh chưa có ý thức tự giác trong học tập cũng như chuẩn bị trước 
những yêu cầu của giáo viên. 
C. NỘI DUNG: 
Môn GDCD mà tôi phụ trách là môn học rất ít đồ dùng trực quan. Vậy làm sao để 
tránh được những giờ học khô khan và cứng ngắc khi truyền đạt cho học sinh về pháp 
luật nói chung cũng như tuyên truyền về Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên 
nói riêng để đạt được hiệu quả tốt, thu hút được sự chú ý cũng như say mê học tập của 
các em học sinh tôi đã cố gắng sử dụng nhiều phương pháp trong khi lên lớp nói chung 
cũng như dạy bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên nói riêng . Qua kinh 
nghiệm những năm đứng lớp cũng như quan sát tình hình thực tế của học sinh khi tham 
gia và những kết quả học sinh đạt được, đã láp dụng được những gì khi học xong bài 
Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên mà tôi tâm đắc là: cho học sinh sắm vai; 
ứng dụng Công nghệ thông tin vào trong giảng dạy để trỉnh chiếu cho các em thấy 
những những trận lũ lụt và lũ quét; sạt lở đất; rừng bị tàn phá xẩy ra để lại những mất 
mát, thiệt hại về người và tài sản hậu quả đau lòng cho mọi người cũng như cho xã hội; 
cho các em nghe bài hát về Yêu quý thiên nhiên; xem những hình ảnh tốt và chưa tốt 
trong việc chấp hành Luật Bảo vệ môi trường để các em có sự so sánh và rút ra bài học 
cho bản thân mình, giúp các em chấp hành cho tốtĐể làm được điều đó sự đầu tư của 
giáo viên vào trong một tiết dạy cũng như sự chuẩn bị trước của học sinh là rất cần 
thiết. 
Để học sinh tiếp thu bài có hiệu quả, để những kiến thức trong bài thâm nhập vào 
các em một cách nhẹ nhàng, giúp các em nâng cao ý thức của từ những việc làm nhỏ 
nhất ở lớp, ở trường, ở mọi nơi, mọi lúc Tôi đã “Giáo dục học sinh lớp 7 ý thức Bảo vệ 
môi trường và tài nguyên thiên nhiên” cụ thể như sau: 
Bước 1: Tôi cho học sinh tìm hiểu về thông tin, sự kiện kết hợp trình chiếu 
tranh ảnh. 
Tình trạng phá rừng trên quy mô toàn cầu vẫn tiếp tục ở mức báo động. Hàng năm, 
13 triệu ha rừng bị phá hủy. Rừng che phủ một phần ba diện tích lục địa. Hiện nay, 
sinh kế của 1,6 tỷ người trên trái đất phụ thuộc vào rừng. Rừng đóng vai trò quan trọng 
trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu...Tuy nhiên, bất chấp tất cả lợi ích vô 
giá của rừng về kinh tế - xã hội, sinh thái và sức khỏe, môi trường, con người vẫn đang 
tàn phá rất nhiều các khu rừng. Tình trạng phá rừng trên quy mô toàn cầu vẫn tiếp tục 
ở mức báo động. Hàng năm, 13 triệu ha rừng bị phá hủy. 
Rừng Việt Nam là một kho tài nguyên vô cùng quý giá với 12.000 loài thực vật, 
trong đó có khoảng 10% là loài đặc hữu; 800 loài rêu; 600 loài nấm... Khoảng 2.300 
loài cây có mạch đã được dùng làm lương thực, thực phẩm, làm thức ăn cho gia súc. 
Chúng ta có 41 loài cho gỗ quí (nhóm 1), 20 loài cho gỗ bền chắc (nhóm 2), 24 loài cho 
gỗ đồ mộc và xây dựng (nhóm 3)..., loại rừng cho gỗ này chiếm khoảng 6 triệu ha. Đó 
là chưa kể các loại rừng tre, trúc chiếm khoảng 1,5 triệu ha gồm khoảng 25 loài đã 
được gây trồng có giá trị kinh tế cao. Hàng nghìn loài dược liệu quý để chữa bệnh và 
có giá trị kinh tế. 
Về động vật cũng rất đa dạng, ngoài các loài động vật đặc hữu Việt Nam còn có 
những loài mang tính chất tổng hợp của khu hệ động vật miền nam Trung Hoa, Ấn Ðộ, 
Mã Lai, Miến Ðiện. 
Hiện tại đã thống kê được khoảng 774 loài chim, 273 loài thú, 180 loài bò sát, 80 
loài lưỡng cư, 475 loài cá nước ngọt và 1.650 loài cá ở rừng ngập mặn và cá biển; 
chúng phân bố trên những sinh cảnh khác nhau, trong đó nhiều loài có giá trị kinh tế 
cao và ý nghĩa khoa học. Nhiều loài quý hiếm có tên trong sách đỏ của thế giới. Theo 
số liệu thống kê của Viện điều tra qui hoạch rừng Việt Nam, trước năm 1945 Việt Nam 
có 14 triệu ha rừng chiếm hơn 42% diện tích tự nhiên của cả nước; năm 1975 diện tích 
rừng chỉ còn 9,5 triệu ha (chiếm 29% diện tích tự nhiên); năm 1985 còn 7,8 triệu ha 
(23,6%); đến năm 1989 chỉ còn 6,5 triệu ha (19,7%). 
Trong mấy năm gần đây, diện tích rừng có chiều hướng tăng lên, từ 28,2% năm 
1995 lên 33,2% cuối năm 1999; và gần đây nhất, độ che phủ rừng đã lên tới 36,7% 
(2005). 
Thế nhưng, có một thực tế: diện tích rừng tăng chủ yếu là rừng tái sinh, rừng trồng, 
phủ xanh đất trống đồi trọc. Trong khi đó, rừng già, rừng nguyên sinh, thậm chí ở hàng 
loạt vườn quốc gia, rừng vẫn bị chặt phá ngang nhiên và suy giảm nghiêm trọng. 
Điển hình là hàng loạt vụ chặt phá rừng tại nhiều vườn quốc gia đã bị bắt và khởi tố 
thời gian vừa qua như vụ bắt giữ giám đốc Công ty TNHH Đại Nam (Kontum) trong vụ 
án phá rừng ở vườn quốc gia Kon Ka Kinh; rồi khởi tố vụ phá rừng tại Vườn quốc gia 
Chư Mom Ray tháng 6/2009. 
Cũng trong năm 2009, hàng loạt vụ chặt phá rừng ở Vườn quốc gia Vụ Quang - Hà 
Tĩnh, vụ phá rừng cướp gỗ ở Phong Nha... bị phát hiện. 
Đầu năm 2010 đến nay, các đối tượng lâm tặc đã vào khu vực rừng cấm của Vườn 
quốc gia Bến En, thuộc địa giới hành chính xã Bình Lương, huyện Như Xuân (Thanh 
Hóa) chặt phá, triệt hạ gần 30 cây gỗ quý có độ tuổi hàng trăm năm, như lim, sến, săng 
lẻ... 
Đến đầu năm 2011, cơ quan chức năng phát hiện tình trạng phá rừng diễn ra 
nghiêm trọng tại Vườn quốc gia Cát Tiên; tại khu vực rừng Cát Lộc (Lâm Đồng) cũng 
thường xuyên diễn ra tình trạng đốt rừng làm nương rẫy... Diện tích rừng vùng đệm 
xung quanh rừng lõi Cát Lộc đã bị đốt phá trên 11ha, riêng rừng lõi tại Cát Lộc đã bị 
người dân đốt phá khoảng 5ha. Đứng trước nguy cơ rất lớn về sự biến mất dần đến 
hoàn toàn của nhiều cánh rừng già, rừng nguyên sinh, để hưởng ứng ngày môi trường 
thế giới năm 2011 - năm của rừng, Việt Nam lấy rừng làm trọng tâm của mọi hoạt động 
hướng tới việc quản lý, bảo tồn, phát triển bền vững tất cả các loại rừng, phòng chống 
phá rừng, suy thoái rừng... 
Ngày 5 tháng 6 hàng năm được Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) 
chọn là Ngày Môi trường thế giới. Việt Nam tham gia, hưởng ứng ngày này từ năm 
1982 và đã trở thành hoạt động thiết thực, góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng 
về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. 
 Theo báo www.xanh. Vn/moi 
Lũ dữ nhấn chìm miền Trung do bão Nari 
Ngày 15/10/2013, sau khi cơn bão Nari (bão số 11) quét qua các tỉnh miền 
Trung, hoàn lưu bão kết hợp không khí lạnh gây ra trận lũ lớn, bủa vây các tỉnh 
miền Trung gồm Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – 
Huế, Quảng Nam. Nhiều tuyến đường bị sạt lở, chia cắt; trong khi tại miền núi, 
nước ngập tới mái nhà, cô lập nhiều xã, huyện. 
 Nước lũ dâng cao gần ngập nóc nhà ở Quảng Bình. Ảnh: VNN 
Tính đến thời điểm chiều 16/10, trên địa bàn huyện Hương Sơn đã có ít nhất 6 
người chết do lũ cuốn trôi, trong đó có 2 em học sinh, hàng trăm nhà dân ngập 
chìm trong biển nước. Có 4 người đang bị mắc kẹt trong vùng lũ, phải trèo lên 
ngọn cây. 
Mưa lớn kèm lốc xoáy còn làm 2 người chết ở xã Quảng Sơn, huyện Quảng 
Trạch, tỉnh Quảng Bình. Trong khi đó ở đập Sói Mực, huyện Bố Trạch nước lũ 
dâng cao cuốn trôi 2 cô giáo đang trên đường đi dạy học. 
Trận lụt này mới diễn ra trong ngày đầu đã cướp đi sinh mạng, tài sản của nhiều 
người dân. 
Bão Wutip gây trận “đại hồng thủy” ở miền Trung 
Ngày 30/9/2013, bão Wutip (bão số 10) hoành hành miền Trung, gây ra trận 
“đại hồng thủy” làm 9 người chết, 199 người bị thương, thiệt hại hàng nghìn tỷ 
đồng. 
Cơn bão này đã gây ra một cơn lũ kinh hoàng nhất sau gần nửa thế kỷ. Cơn lũ 
đi qua, nhiều gia đình lâm vào cảnh kiệt quệ. Họ phải gắng gượng đứng dậy 
khắc phục hậu quả cùng sự chung tay của cộng đồng. 
Người dân mệt mỏi, ủ rũ sau mấy đêm trắng chạy lụt trở về nhà từ nơi di tản 
giờ lại vất vả để dọn dẹp lại đống đổ nát. Thi thoảng, từ trong những ngôi nhà 
ngấm bùn đất lại vọng ra tiếng kêu khóc não lòng: “Trôi hết rồi, còn chi nữa 
mô. Lấy chi mà ăn đây”. 
Năm 2011, lụt lội ở miền Trung, 55 người chết 
Từ giữa tháng 10/2011, các trận lụt ở miền trung làm 55 người chết. Nước lụt 
cũng đã nhấn chìm khoảng 170.000 căn nhà và 23.700 hecta hoa màu. 
Tỉnh bị thiệt hại nặng nề nhất là Quảng Bình, nơi hàng ngàn ngôi nhà ngập 
trong nước. Cơ quan chức năng đã sơ tán khoảng 7.200 người ra khỏi khu vực 
nguy hiểm. 
Một phụ nữ rơi nước mắt chờ được cứu ra khỏi ngôi nhà bị ngập ở tỉnh Hà 
Tĩnh 
Lụt lội do mưa lớn gây nên cũng làm hư hại một số đoạn đường trên quốc lộ 1, 
gây nên cảnh tắc nghẽn giao thông trong khi ít nhất 5 chuyến tàu chở khoảng 
2.000 hành khách cũng bị mắc kẹt ở tỉnh Quảng Trị. 
Năm 2010, Hà Tĩnh hứng trọn trận lũ lịch sử 100 năm có một 
Đầu tháng 10/2010, mưa như trút, nước lũ lên “siêu tốc” chưa từng thấy trong 
100 năm qua đã nhấn chìm huyện Hương Khê trong biển nước. Hàng ngàn hộ 
dân rơi vào cảnh “màn trời, chiếu đất” trước sự uy hiếp kinh hoàng của cơn đại 
hồng thủy. 
 Các huyện vùng trũng Quảng Ninh, Lệ Thủy (Quảng Bình) chìm sâu trong nước. 
Trận lụt làm hàng ngàn hộ dân của huyện Hương Khê phải thức trắng để canh 
lũ trên những nóc nhà, cành cây trong đói, rét và nguy cơ bị lũ cướp đi tính 
mạng bất cứ lúc nào. 
Năm 2008, lũ lụt tại Lào Cai, 144 người chết và mất tích 
Ngày 8/8/2008, tại vùng lũ Lào Cai, nước sông Hồng cuồn cuộn đổ về xuôi. 
Hàng chục ngôi làng, hàng ngàn ngôi nhà nằm dọc quốc lộ 70, ven sông Chảy 
và sông Hồng chìm ngập trong nước lũ. 
Ảnh: Báo Giáo dục TP.HCM 
Địa bàn tỉnh Lào Cai đã thống kê được có ít nhất 101 người dân bị chết và mất 
tích. 
Trước đó, tại xã Trịnh Tường, nơi được xác định là có 31 người dân ở bản Nà 
Hán (còn gọi là Tùng Chỉ) bị lũ cuốn trôi ra sông Hồng, mất tích. 
Tháng 8/1996, bão Niki tại miền Bắc, 65 người chết và mất tích 
Từ ngày 13 - 19/8/1996, miền Bắc chịu ảnh hưởng chủ yếu của hoàn lưu áp 
thấp nhiệt đới đổ bộ vào Nam Định - Ninh Bình và nằm trong dải hội tụ nhiệt 
đới. Sáng 23/8, bão số 4 (Niki) vào Thanh Hoá, sau di chuyển theo hướng tây 
sang Lào và suy yếu dần. 
Lũ đặc biệt lớn kéo dài nhiều ngày trên mức báo động 3 đã uy hiếp nghiêm 
trọng toàn bộ hệ thống đê đồng bằng Bắc Bộ. Hầu hết các đê bối, đê địa phương 
thuộc Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Tây (cũ), Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Ninh 
Bình đều bị tràn hoặc vỡ. 
Đặc biệt, vỡ đê sông Gùa làm ngập 6 xã huyện Nam Thanh (nay là huyện Nam 
Sách và Thanh Hà, Hải Dương); phá đê Đức Long sông Hoàng Long lúc 
20h40’ ngày 15/8 làm ngập 2 xã; tràn đập Lạc Khoái sông Hoàng Long từ 6h 
ngày 16/8. 
Lũ đặc biệt lớn, nước dâng và bão số 4 làm chết và mất tích 61 người, bị 
thương 161 người; nhà, trường học, bệnh xá, bệnh viện đổ là 7465 cái; hư hại, 
ngập trên 172.876 cái; lúa và hoa màu bị ngập, hư hại 104.504 ha; thiệt hại lớn 
về công trình thủy lợi, giao thông, năng lượng,... 
Tháng 8/1994, bão Harry 9418, miền Bắc ngập chìm trong lũ 
Đêm 28/3/2013, do tác động trực tiếp của bão số 6 (Harry 9418) đổ bộ vào 
Quảng Ninh, Hải Phòng, sau đó tiếp tục đi theo hướng tây và suy yếu dần, từ 
ngày 28-31/8, ở Bắc Bộ có mưa ở nhiều nơi, khu vực Quảng Ninh và đồng bằng 
trung du Bắc Bộ có mưa to, rất to, từ 100¸300mm, nhiều nơi mưa trên 300mm 
như Phủ Liễn 385 mm, Nam Định 385mm, Thái Nguyên 331mm, Nho Quan 
330mm, Hải Dương 323mm, Hà Nội 320mm. Mưa lớn tập trung vào ngày 29 
và 30/8. 
Do mưa lớn, cường độ lớn trong đồng với lũ trên hệ thống sông Hồng, Thái 
Bình, Đáy (sông Bùi, sông Tích, sông Nhuệ, sông Hoàng Long có lũ lớn) lại 
gặp triều cường nên đã gây úng lụt nghiêm trọng ở các tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Nội, 
Hà Tây, Hà Nam, Ninh Bình, Hải Dương, Hưng Yên,... 
Nội thành Hà Nội nhiều nơi ngập sâu 0,5m-1,0m, thậm chí trên 1,0m trong 
nhiều ngày, hơn cả trận úng lụt tháng 11/1984. 
Ngập úng làm các đường liên xã, liên huyện, liên tỉnh bị hư hại nặng, nhiều 
đoạn đường QL1 cũng bị hư hại. Nhiều kênh mương, đê, kè, cống và các hồ 
chứa nhỏ, mương phai cũng bị hư hỏng nặng. Thiệt hại do đợt mưa úng lụt này 
ở đồng bằng Bắc bộ lên tới hàng trăm tỷ đồng tại thời điểm đó. 
Trận úng lụt tháng 7/1986, 121 người chết 
Từ ngày 13 - 28/7/1986, do tác động tổ hợp của bão, không khí lạnh, dải hội tụ 
nhiệt đới, xoáy thấp và cao áp Thái Bình dương lấn sâu vào lục địa đã gây mưa 
kéo dài, nhiều đợt liên tiếp. 
Mưa lớn tập trung vào ngày 20-23/7, tâm mưa lớn 300¸400mm ở trung, hạ lưu 
sông Lô, Thương và Lục Nam; các nơi khác ở miền núi và trung du Bắc Bộ, 
mưa 100¸300mm; tây nam đồng bằng như Hà Nội, Hà Tây (cũ), Hà Nam, Ninh 
Bình, Nam Định, chỉ mưa 25¸100 mm. 
Lũ đặc biệt lớn đã gây sạt lở, tràn, vỡ nhiều đê, đê địa phương thuộc các tỉnh 
Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Tây (cũ), Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, 
Hưng Yên,... Mưa, lũ gây thiệt hại nhiều cho các tỉnh miền núi và trung du như: 
Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng, Lai Châu, Quảng 
Ninh, Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Hòa Bình, Hà Tây. 
Hàng chục ngàn hecta lúa và hoa màu bị ngập và mất trắng. Nhiều đoạn đường 
quốc lộ bị ngập, sạt lở và trôi đá. Nhiều hồ chứa, đập đất địa phương bị tràn, vỡ 
do lũ cao. Lũ lụt làm chết 121 người; sập, trôi 491 nhà; ngập 12.571 nhà. 
 Theo (VTC News) - Cùng điểm lại một số trận lụt lịch sử gây thiệt 
hại nặng nề về người, tài sản và đời sống của người dân trong nhiều năm qua. 
Bước 2: Tôi đặt cho học sinh một số câu hỏi để học sinh suy nghĩ trả lời khi đã được 
đọc, được xem những thông tin, sự kiện trên. 
Câu 1: Em hãy cho biết nguyên nhân dẫn đến hiện tượng lũ lụt? 
Câu 2: Nêu tác dụng của rừng đối với đời sống con người? 
Câu 3: Em hiểu thế nào là môi trường? Môi trường có ảnh hưởng như thế nào đến 
cuộc sống con người? 
Tôi đưa ra câu hỏi các em suy nghĩ trả lời từ đó giúp các em biết được tầm quan 
trọng của môi trường và tài nguyên thiên nhiên đối với cá nhân và toàn xã hội. nếu môi 
trường và tài nguyên thiên nhiên bị tàn phá sẽ để lại những hậu quả nặng nề cho cá 
nhân, gia đình và xã hội. Từ đó hướng dẫn các em tự rút ra bài học cho bản thân mỗi 
học sinh biết phải làm gì để đảm bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên 
Bước 3: Cho học sinh quan sát những hình ảnh bảo vệ môi trường và những hình 
ảnh phá hoại môi trường. Nhằm giúp học sinh nhận biết được tác hại của việc phá hoại 
môi trường và

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_bai_14_bao_ve_moi_truong_va_ta.pdf