Sáng kiến kinh nghiệm Dạy câu kể trong phân môn Luyện từ và câu ở Lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy câu kể trong phân môn Luyện từ và câu ở Lớp 4

Từ sự so sánh đó, giáo viên khắc sâu ghi nhớ về khái niệm câu kể cho học sinh cả về nội dung và dấu hiệu hình thức. Qua đó giúp học sinh sử dụng chính xác câu tùy theo mục đích nói của mình. Và cần đặc biệt chú ý cho học sinh cách dùng dấu ở cuối mỗi câu cho đúng trong khi viết câu, viết đoạn văn.

- Giáo viên cần lựa chọn các phương pháp dạy học cho phù hợp với từng loại bài (bài mới, bài luyện tập thực hành) và cần phù hợp với từng đối tượng học sinh trong lớp.

Một số phương pháp thường xuyên được sử dụng trong dạy học phân môn Luyện từ và câu là:

1. Phương pháp vấn đáp

2. Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề

3. Phương pháp rèn luyện theo mẫu

4. Phương pháp phân tích

5. Phương pháp tích cực hóa hoạt động của học sinh

- Giáo viên cần khơi gợi, nâng cao sự say mê, tìm hiểu và đặc biệt là sự yêu thích học môn Tiếng Việt thông qua các hình thức tổ chức dạy học khác nhau được áp dụng trong 1 tiết học.

 

doc 9 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 08/01/2025 Lượt xem 40Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy câu kể trong phân môn Luyện từ và câu ở Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĩnh hội kiến thức ở các lớp trên.
Trong bộ môn Tiếng Việt thì phân môn Luyện từ và câu có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Mục tiêu của phân môn Luyện từ và câu là rèn luyện và phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học thông qua việc phát triển vốn từ, rèn luyện kỹ năng sử dụng từ chính xác, tinh tế để đặt câu, rèn luyện kỹ năng tạo lập câu và sử dụng câu phù hợp với tình huống giao tiếp. Những hiểu biết của người học về chữ viết, từ vựng - ngữ nghĩa, ngữ pháp và phong cách được thể hiện rất rõ trong cách lựa chọn và sử dụng câu. Vì vậy, việc nghiên cứu câu nói chung và các kiểu câu phân chia theo mục đích phát ngôn nói riêng là rất cần thiết. Việc nghiên cứu này vừa có ý nghĩa khoa học vừa có ý nghĩa thực tiễn.
Trong chương trình phân môn Luyện từ và câu lớp 4, phần câu thì có các kiểu câu chia theo mục đích nói bao gồm:
- Kiểu câu hỏi.
- Kiểu câu kể.
- Kiểu câu cảm.
- Kiểu câu khiến.
Trong đó câu kể có vị trí vô cùng quan trọng trong quá trình dạy nói và viết cho học sinh. Mặc dù học sinh phải học và sử dụng nhiều kiểu câu như trên, nhưng kiểu câu kể vẫn là phổ biến và có tần suất sử dụng cao nhất trong cả hoạt động nói hàng ngày và cả trong khi viết các loại văn bản.
Vì vậy, với học sinh tiểu học, nhất là học sinh lớp 4 để học sinh sử dụng chính xác được các câu cho phù hợp với mục đích giao tiếp của mình thì giáo viên cần hướng dẫn các em nắm chắc được tác dụng của từng kiểu câu chia theo mục đích giao tiếp. 
Để giúp các em học sinh có thể dùng chính xác câu theo mục đích nói nói chung và câu kể nói riêng bản thân tôi đã mạnh dạn thực hiện chuyên đề: Dạy câu kể trong phân môn luyện từ và câu ở lớp 4.
B. THỰC TRẠNG
1. Đối với giáo viên:
- Trong quá trình làm báo cáo, bản thân tôi nhận thấy trong quá trình dạy học các giáo viên còn tồn tại một số vấn đề sau:
- Phân môn “Luyện từ và câu” là phần kiến thức khó trong khi hướng dẫn học sinh nắm được yêu cầu và vận dụng vào việc làm các bài tập nên dẫn đến tâm lý giáo viên ngại bởi việc vận dụng của giáo viên còn lúng túng gặp khó khăn.
- Giáo viên một số ít không chịu đầu tư thời gian cho việc nghiên cứu để khai thác kiến thức và tìm ra phương pháp phù hợp với học sinh, lệ thuộc vào đáp án, gợi ý dẫn đến học sinh ngại học phân môn này.
- Cách dạy của một số giáo viên còn đơn điệu, lệ thuộc máy móc vào sách giáo khoa, hầu như ít sáng tạo, chưa thu hút lôi cuốn học sinh.
- Nhiều giáo viên chưa quan tâm đến việc mở rộng vốn từ, phát triển vốn từ cho học sinh, giúp học sinh làm giàu vốn hiểu biết phong phú về Tiếng Việt.
2. Đối với học sinh.
- Hầu hết học sinh chưa hiểu hết vị trí, tầm quan trọng, tác dụng của phân môn“Luyện từ và câu” nên chưa dành thời gian thích đáng để học môn này. Học sinh không có hứng thú học phân môn này. Các em đều cho đây là phân môn vừa “khô” vừa “khó”.
- Nhiều học sinh chưa nắm rõ, nắm chắc khái niệm và mục đích của các câu chia theo mục đích nói. Vì vậy, các em còn dùng chưa đúng các câu kiểu câu.
- Dùng từ, đặt câu chưa chính xác, đôi khi còn lủng củng vì các em còn nhỏ tuổi, tư duy phát triển chưa cao nên các em thường nói và làm như suy nghĩ của mình mà chưa có sự lựa chọn từ, câu cho thích hợp, chưa có sự trau chuốt trong cách dùng từ, câu trong các câu nói, trong khi viết văn.
- Học sinh còn nhầm lẫn, dùng chưa chính xác các dấu câu trong khi viết văn. Đặc biệt học sinh thường xuyên quên không dùng dấu chấm (.) sau khi kết thúc câu kể.
C. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1. Về phía giáo viên:
- Giáo viên cần nghiên cứu bài học thật kĩ trước khi đến lớp, cần xác định đúng mục tiêu của bài học và các nội dung kiến thức mà mình cần truyền đạt cho học sinh.
* Ví dụ: Trong bài Câu kể, giáo viên cần giúp :
Học sinh hiểu thế nào là câu kể, tác dụng của câu kể và câu kể được dùng khi nào, dùng để làm gì.
Học sinh biết phân biệt và xác định được các câu kể trong đoạn văn.
Học sinh biết đặt một vài câu kể để tả, trình bày ý kiến, nói lên tâm tư và tình cảm.
Bằng cách, ngay từ bài học đầu tiên về câu kể, giáo viên tổ chức cho học sinh phân tích ngữ liệu. Đoạn văn ngữ liệu ( Bài tập 1 – trang 161 ) có 3 câu kể và 1 câu hỏi. Từ sự phân tích của đoạn ngữ liệu này và ngữ liệu ở bài tập 3, giáo viên cho học sinh phát hiện và so sánh đặc điểm của câu hỏi với các câu còn lại, gợi mở để học sinh phát hiện đặc điểm của câu mới. Từ đó rút ra kết luận về câu kể và chốt lại nội dung so sánh giữa câu hỏi và câu kể trong bảng so sánh sau :
Câu hỏi
Câu kể
- Dùng để hỏi những điều chưa biết. Phần lớn câu hỏi để hỏi người khác, nhưng cũng có những câu để tự hỏi mình.
- Câu hỏi thường có các từ nghi vấn.
- Cuối câu hỏi có dấu chấm hỏi.
- Khi đọc cần lên giọng ở cuối câu.
- Dùng để kể, tả hoặc giới thiệu về sự vật, nói lên ý kiến, tâm tư tình cảm của mỗi người.
- Câu kể không có từ nghi vấn.
- Cuối câu kể có dấu chấm.
- Khi đọc giọng bình thường.

Từ sự so sánh đó, giáo viên khắc sâu ghi nhớ về khái niệm câu kể cho học sinh cả về nội dung và dấu hiệu hình thức. Qua đó giúp học sinh sử dụng chính xác câu tùy theo mục đích nói của mình. Và cần đặc biệt chú ý cho học sinh cách dùng dấu ở cuối mỗi câu cho đúng trong khi viết câu, viết đoạn văn.
- Giáo viên cần lựa chọn các phương pháp dạy học cho phù hợp với từng loại bài (bài mới, bài luyện tập thực hành) và cần phù hợp với từng đối tượng học sinh trong lớp.
Một số phương pháp thường xuyên được sử dụng trong dạy học phân môn Luyện từ và câu là:
Phương pháp vấn đáp
Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề
Phương pháp rèn luyện theo mẫu
Phương pháp phân tích
Phương pháp tích cực hóa hoạt động của học sinh
- Giáo viên cần khơi gợi, nâng cao sự say mê, tìm hiểu và đặc biệt là sự yêu thích học môn Tiếng Việt thông qua các hình thức tổ chức dạy học khác nhau được áp dụng trong 1 tiết học.
2. Về phía học sinh:
- Học sinh cũng cần phải ôn lại bài cũ, đọc và nghiên cứu bài mới trước khi đến lớp để có thể phát hiện ra những kiến thức mới.
* Ví dụ: Qua bài tập 2 của phần Nhận xét, học sinh có thể tự nhận ra được sự khác nhau của dấu câu được dùng ở cuối câu và tác dụng của các câu trong đoạn là khác nhau so với câu in đậm.
- Trên lớp, học sinh cần chăm chú nghe giảng và hiểu bài ngay tại lớp để học sinh có thể dùng đúng câu theo mục đích nói sau khi học hết bài.
- Học sinh cần thường xuyên trau dồi vốn từ của bản thân để khi viết các câu, các đoạn văn thêm mượt mà, giàu hình ảnh.
* Ví dụ: Qua bài tập 2 của phần Luyện tập, trong khi đặt câu học sinh có thể dùng các biện pháp nghệ thuật nhân hóa hoặc so sánh để câu văn thêm sinh động.
D. KẾT LUẬN 
1. Kết quả:
Qua quá trình nghiên cứu chuyên đề để áp dụng vào thực tế giảng dạy, tôi nhận ra rằng những phương pháp dạy học mà tổ nhóm chúng tôi áp dụng đã có những kết quả đáng mừng. Sau khi học xong bài Câu kể, học sinh hiểu được thế nào là câu kể, phân biệt được câu kể với câu hỏi, biết tìm câu kể trong đoạn văn, biết sử dụng câu kể để đặt câu, để viết đoạn văn.
2. Bài học kinh nghiệm:
Để dạy tốt phân môn Luyện từ và câu ở lớp 4, giáo viên yêu cầu:
Nắm vững nội dung kiến thức cần truyền đạt, nằm vững đối tượng học sinh.
Chuẩn bị kĩ lưỡng bài dạy trước khi lên lớp.
Phối hợp nhịp nhàng các phương pháp và hình thức dạy học.
Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa và các tài liệu hướng dẫn giảng dạy.
Không ngừng học hỏi, trao đổi với đồng nghiệp và tích lũy kinh nghiệm cho bản thân.
Trên đây là báo cáo chuyên đề : “dạy học câu kể trong phân môn luyện từ và câu lớp ở 4 ”. Kính mong được sự góp ý, bổ sung của các đồng chí trong Cụm để báo cáo chuyên đề để hoàn thiện hơn.
Bài soạn minh họa:
Luyện từ và câu
CÂU KỂ
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh:
- Hiểu thế nào là câu kể. Nêu được tác dụng của câu kể.
- Tìm được câu kể trong đoạn văn.
- Biết đặt câu kể để tả, trình bày ý kiến. Nội dung câu đúng, từ ngữ trong sáng, câu văn giàu hình ảnh, sáng tạo.
II. Đồ dùng dạy học:
Máy tính, máy chiếu, bút dạ, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt dộng của học sinh
1.Kiểm tra bài cũ:
- Kể câu đã học chia theo mục đích nói?
- GV nhận xét, chốt kiến thức và giới thiệu vào bài.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Phần Nhận xét:
Bài 1:
- Gọi HS đọc nội dung bài 1.
- Gọi HS đọc nội dung đoạn văn.
- Đoạn văn có mấy câu?
- Câu in đậm có phải câu hỏi không và được dùng để làm gì?
- Cuối câu có dấu gì?
- GV nhận xét, chốt kiến thức.
- Yêu cầu HS nhắc lại tác dụng của câu hỏi.
- GV nhận xét và giới thiệu vào bài.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Bài tập yêu cầu gì?
- Yêu cầu HS đọc các câu còn lại.
- GV hỏi: Các câu còn lại nói về ai?
- Cho HS thảo luận nhóm đôi.
- Gọi các nhóm trình bày.
GV hỏi: Qua bài 2, em thấy câu kể dùng để làm gì?
- GV nhận xét, chốt kiến thức.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Bài tập yêu cầu gì?
- Ba câu kể nói về ai?
- Cho HS suy nghĩ và trả lời nối tiếp tác dụng của từng câu.
- GV nhận xét, chốt kiến thức.
- GV hỏi: Qua bài 3, em thấy câu kể được dùng để làm gì?
 -GV hỏi: Qua bài 2 và 3, các em thấy câu kể được dùng để làm gì ?
GV nhận xét, chốt kiến thức và đưa ra nội dung ghi nhớ.
c. Phần Ghi nhớ:
- Cho HS đọc phần ghi nhớ.
- Gọi HS đặt câu kể.
- GV nhận xét.
d. Phần Luyện tập:
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Gọi HS đọc đoạn văn.
- Bài tập yêu cầu gì ?
- Cho HS làm bài cá nhân vào phiếu học tập.
- GV cho cả lớp chữa bài.
- Bài 1 củng cố cho các em kiến thức gì?
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Bài tập yêu cầu gì?
- GV hướng dẫn, cho học sinh làm phần a.
- Cho HS làm bài vào vở.
- Gọi HS đọc câu, chữa bài.
- GV nhận xét, chốt kiến thức.
3. Củng cố, dặn dò:
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi củng cố.
- GV nhận xét giờ học.

1 HS trả lời.
HS lắng nghe.
- HS đọc yêu cầu.
- 1 HS đọc đoạn văn.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời.
- HS đọc yêu cầu.
- HS nêu yêu cầu.
- HS đọc các câu.
- HS trả lời.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Các nhóm trình bày, nhận xét.
- HS đọc yêu cầu.
- HS nêu yêu cầu.
- HS trả lời
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS đọc nội dung ghi nhớ.
- HS đặt câu kể.
- HS đọc yêu cầu

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_day_cau_ke_trong_phan_mon_luyen_tu_va.doc