TRÒ CHƠI 4: TAY NẮM TAY
• Mục đích:
- Nhằm giúp trẻ phát triển cơ bụng, khéo léo của đôi chân.
- Rèn luyện tinh thần đồng đội đoàn kết với nhau vượt qua các chướng ngại vật.
• Chuẩn bị:
- Vòng, chai nhựa làm chướng ngại vật.
- Dây thun.
• Luật chơi:
- Đội chơi phải nắm chặt tay nhau di chuyển qua các chướng ngại vật.
- Không chạm hoặc làm ngã chướng ngại vật.
năng vận động nhằm rèn luyện các tố chất và phát triển tốt về thể lực cho trẻ. - Thứ ba: Nhằm giúp trẻ phát triển ngôn ngữ của mình một cách mạch lạc rõ ràng thông qua việc giao tiếp trong quá trình chơi. - Thứ tư: Giúp trẻ cảm nhận tinh thần thể thao và hình thành tính đoàn kết qua các trò chơi. Từ đó có những trò chơi sáng tạo kích thích sự hứng thú của trẻ, thu hút sự tập trung chú ý của trẻ trong hoạt động, nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục trẻ thông qua các trò chơi vận động. 3/ Phương pháp nghiên cứu - Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu * Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp quan sát. - Phương pháp đàm thoại. - Phương pháp thực nghiệm. - Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm. * Đối tượng nghiên cứu - Cải biên và sáng tác một số trò chơi phát triển thể chất cho trẻ 5-6 tuổi. * Phạm vị nghiên cứu - Học sinh lớp Lá 6 trường Mẫu Giáo Hoa Mai 5, Thuận An, Bình Dương. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1/ Cơ sở lý luận Trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, phát triển thể lực thông qua phát triển vận động là một nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với trẻ mầm non. Phát triển vận động là một trong những điều cơ bản để trẻ nhận thức thế giới xung quanh, trẻ biết nhiều kỹ năng vận động thì trẻ càng có nhiều cơ hội tiếp xúc, khám phá thế giới xung quanh tạo điều kiện tốt để trẻ tham gia vào nhiều hoạt động và trẻ sẽ tích luỹ được nhiều kinh nghiệm qua các hoạt động đó, nhờ thế mà vốn kiến thức của trẻ được tăng lên, đồng thời khi thực hiện các yêu cầu của vận động cũng giúp thêm cho trẻ rèn một số kỹ năng nhận thức như sự chú ý, tính kiên trìTrong quá trình tham gia vào các trò chơi vận động trẻ còn được phát triển thêm cả về mặt tình cảm xã hội cũng như thẩm mỹ. Khi nói đến thể lực chúng ta có thể nghĩ ngay rằng đó là chất lượng của cơ thể con người có thể sử dụng vào thực tiễn một việc nào đó trong học tập, lao động, thể thao Phạm trù thể chất bao gồm các mặt sau: Tầm vóc cơ thể là trạng thái phát triển và hình thái, cấu trúc cơ thể bao gồm sự sinh trưởng hình thể và tư thế thân người của một cơ thể. Sinh trưởng chủ yếu chỉ qua quá trình biến đổi dần về khối lượng cơ thể từ nhỏ đến lớn, từ thấp đến cao, từ nhẹ đến nặng. Năng lực tham gia vận động thể lực của một cơ thể, đây là một nhân tố hết sức quan trọng nó thúc đẩy và giúp cho các chức năng sinh lý của cơ thể phát triển một cách nhịp nhàng. Khả năng thích ứng của cơ thể đối với môi trường bên ngoài, trong đó có khả năng chống lại bệnh tật. Trạng thái tâm lý là chỉ tình cảm, ý chí, cá tính của con người, nếu một con người có trạng thái tâm lý tốt thì cơ thể sẽ phát triển khỏe mạnh Theo Jean Piaget (1896 - 1980) một nhà tâm lí học Thụy Sĩ viết: Trẻ nhỏ có vai trò tích cực trong sự phát triển nhận thức của mình thông qua sự tương tác qua lại tích cực với cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Chơi là hình thức cơ bản giúp trẻ phát triển khả năng suy nghĩ và sự giao tiếp tích cực của trẻ, vai trò của giáo viên là khai thác các tình huống và các vật liệu trong môi trường để khuyến khích trẻ chơi. Hoạt động cùng nhau, hoạt động hợp tác giữa cô và trẻ, hoạt động cá nhân kết hợp với hoạt động nhóm có tác dụng to lớn trong phát triển trí thông minh và trong phát triển nhân cách. Có thể nói, trò chơi vận động là hình thức hoạt động phát triển thể lực phù hợp và có hiệu quả nhất ở lứa tuổi mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo lớn nói riêng. Trò chơi vận động không những giúp trẻ phát triển về thể lực mà còn phát huy tính tích cực, ham muốn vận động. Vì vậy mỗi giáo viên cần quan tâm đến trò chơi vận động và sử dụng một cách tối đa để giúp trẻ phát triển toàn diện. 2/ Thực trạng Kết quả khảo sát thực tế: Năm học 2015 - 2016 tôi được phân công dạy lớp Lá 6 độ tuổi từ 5-6 tuổi, với tổng số cháu là 43 trong đó có 21 nữ và 22 nam. Tôi đã gặp những khó khăn và thuận lợi như sau: a. Thuận lợi: Được sự quan tâm giúp đỡ, khuyến khích và hỗ trợ nhiệt tình của Ban giám hiệu nhà trường. Tổ chức các trò chơi trẻ rất hứng thú và tích cực tham gia. Cơ sở vật chất, lớp học, sân trường thoáng mát, đồ dùng đồ chơi, phương tiện (vòng ném, gậy, bóng,.) được trang bị đầy đủ thuận lợi trong việc vận dụng và tổ chức các trò chơi. Chương trình giáo dục mầm non mới không áp đặt, lấy trẻ làm trung tâm nên khuyến khích giáo viên phát huy tính sáng tạo tìm tòi cái mới giúp trẻ hứng thú tham gia các hoạt động. Giáo viên ở lớp có trình độc chuyên môn trên chuẩn, 01 giáo viên trình độ cao đẳng, 01 giáo viên trình độ đại học. b. Khó khăn: Một số trò chơi có yêu cầu cao trẻ mất nhiều thời gian mới chơi được trò chơi. Đa số trẻ chưa qua các lớp mầm, chồi nên trẻ chưa có nhiều kỷ năng vận động cơ bản. Một vài trẻ có sức khỏe yếu thường hay bệnh nên chưa hứng thú tham gia trò chơi cùng bạn. Trong lớp có 01 trẻ bị mắc bệnh ngoài da, dễ trầy xước khi tham gia vận động. Một số trò chơi hấp dẫn trẻ nhưng lại không phù hợp với chủ đề, chủ điểm mà giáo viên đang thực hiện. Việc tổ chức các trò chơi vận động cho trẻ đòi hỏi phải có sự linh hoạt và tính sáng tạo cao. Thời gian tổ chức chơi còn hạn hẹp vì trò chơi không thể diễn ra trong suốt cả một hoạt động của trẻ mà còn chủ yếu được lồng ghép tích hợp vào các hoạt động mà thôi. Với những khó khăn trên, tôi cần nhanh chóng khắc phục và phát huy những thuận lợi và ưu điểm của mình. * Số liệu trước khi thực hiện: Khảo sát thực tế trên lớp Lá 6, với tổng số cháu là 43 . Tổng số cháu Trẻ hứng thú hoạt động Trẻ béo phì Trẻ thừa cân Trẻ suy dinh dưỡng 43 cháu 25 cháu (58,14%) 02 cháu (4,6%) 06 cháu (13.9%) 02 cháu (4.6%) Qua quá trình quan sát những giờ trẻ chơi vận động, tôi nhận thấy: Trẻ mau nhàm chán với các trò chơi lập đi lập lại. Trẻ còn thụ động trong các trò chơi, đặt biệt là trẻ béo phì, thừa cân. Trò chơi của cô còn chưa phong phú, thu hút trẻ. Để khắc phục những hạn chế trên tôi bắt đầu cải thiện tiết dạy, thay đổi các trò chơi và dần dần áp dụng những biện pháp mới, linh hoạt để giúp trẻ lớp mình hứng thú với các trò chơi vận động để trẻ hoạt động hết hình trong mỗi lần chơi. 3 / Biện pháp thực hiện a. Biện pháp 1: Cải biên một số trò chơi cũ thành trò chơi mới. Tôi lựa chọn trò chơi đã sưu tầm và cải biên một số nội dung chơi thành trò chơi mới sao cho phù hợp với nhiều chủ điểm, phù hợp với đặc điểm nhận thức và khả năng vận động của trẻ. Quan trọng hơn cả những trò chơi tôi cải biên được tổ chức với hình thức mới lạ khuyến khích trẻ tham gia vào các trò chơi, các hoạt động một cách thích thú. TRÒ CHƠI 1: CON ONG CHĂM CHỈ ( Cải biên từ trò chơi Đàn gà trong sân) Trò chơi đàn gà trong sân: Luật chơi: Những chú gà sẽ vào trong sân nhà tìm thóc lúa, nếu bị chủ nhà bắt sẽ thua. Cách chơi: Một trẻ làm bác chủ nhà và tất cả trẻ sẽ làm những chú gà. Khi không có chủ nhà thì những chú gà sẽ vào trong sân tìm thóc lúa, khi chỉ nhà xuất hiện những chú gà phải nhanh chóng chạy ra khỏi sân, nếu chú gà nào không chạy kịp sẽ bị chủ nhà bắt. Đối với trò chơi “ Đàn gà trong sân”, chỉ ứng dụng được trong chủ điểm thế giới động vật và chỉ phát triển được cơ chân cho trẻ. Do đó tôi đã suy nghĩ cải biên thành trò chơi “ Con Ong chăm chỉ” và trẻ thích thú tham gia vào trò chơi. Mục đích: Phát triển cơ chân, bụng lườn. Rèn luyện phản ứng nhanh nhạy cho trẻ. Chuẩn bị: Mũ con ong. Luật chơi: Trẻ làm Ong sẽ chạy quanh vườn hoa tìm các loài Hoa để hút mật. Nếu Hoa nào bị Ong tìm được sẽ phải đổi vai chơi cho nhau. Cách chơi: Vẽ một hình tùy ý ( hình vuông, hình tròn,) làm khu vực vườn hoa. Những trẻ làm hoa sẽ đứng vào vị trí, đung đưa người, không được di chuyển và đọc: “ Này chú Ong ơi! Vội bay đâu thế? Vườn hoa vẫy gọi Mời chú Ong vào Tìm hoa làm mật Đón mùa xuân sang” Khi các bạn làm hoa đọc xong các chú ong ( mỗi lần 3 chú ong) bay vào vườn tìm hoa hút mật. Khi con Ong bay tới hoa nào hoa đó phải nói “ Hoa tàn” và ngồi thụp xuống thì sẽ không bị bắt, khi chú ong vừa bay đi hoa phải lập tức đứng dậy nói “ Hoa nở” . Nếu hoa nào bị Ong bắt hút mật sẽ thay đổi vai chơi cho Ong. Ứng dụng: Tổ chức trò chơi trong hoạt động ngoài trời, phù hợp tổ chức trong chủ điểm mùa xuân, thế giới động vật, thế giới thực vật. Thông qua trò chơi góp phần phát triển phản ứng nhanh nhạy, phát triển cơ chân cho trẻ. Trẻ thích chơi trò chơi Con Ong chăm chỉ. TRÒ CHƠI 2: GIỐNG NHAU LÀ THUA ( Cải biên từ trò chơi Bắt chước tạo dáng) Trò chơi bắt chước tạo dáng: Luật chơi: Trẻ sẽ đứng lại khi nghe hiệu lệnh của cô và trẻ phải suy nghĩ ra các con vật để tạo dáng kịp thời. Cách chơi: Trẻ đứng thành vòng tròn cùng đi và hát khi có hiệu lệnh tạo dáng của cô trẻ sẽ đứng lại tạo dáng các con vật. Ai tạo dáng con vật kịp sẽ bị nhảy lò cò. Đối với trò chơi “ Bắt chước tạo dáng”, trẻ sẽ chơi khi cần có cô, người quản trò, trẻ sẽ tạo dáng trùng lặp với nhau ngoài ra có những trường hợp trẻ tạo dáng chưa rõ các con vật và chưa phát triển được tư duy, Vì thế từ đó tôi đã cải biên thành trò chơi “ Giống nhau là thua” để có những cách chơi, luật chơi mới, đòi hỏi sự nhanh nhạy, tư duy, thích thú tham gia trò chơi. Chuẩn bị: Sân/ lớp rộng. Mục đích: Phát triển các cơ tay, chân, rèn luyện phản ứng nhanh nhạy phối hợp đồng thời giữa tay, chân và mắt. Luật chơi: Chơi theo đội ( mỗi đội 7, hoặc 10 bạn). Hai bạn ở hai đội chơi không được tạo dáng con vật giống nhau, nếu làm giống sẽ thua. Đội nào có số bạn chơi bị loại hết trước đội đó sẽ thua và đội còn lại sẽ chiến thắng. Cách chơi: Mỗi lần chơi chia thành 2 đội, mỗi đội có số lượng bạn chơi bằng nhau. Hai đội xếp thành hàng dọc đứng đối diện với nhau. Bạn đứng đầu hàng ở mỗi đội sẽ phải oẳn tù xì xem ai sẽ tạo dáng trước, sau đó bạn thắng sẽ tạo dáng một con vật và đồng thời bạn chơi ở đội còn lại sẽ phải tạo dáng con vật khác với đội kia. VD: + Bạn số1 ở đội A oẳn tù xì thắng bạn số 1 của đội B. + Bạn số 1 đội A sẽ tạo dáng con chim bay và cùng lúc bạn số 1 đội B sẽ phải tạo dáng con vật khác với bạn số 1 đội A như là con voi, con ếch, con khỉ, con cò, Tạo dáng khác nhau hai bạn ở cả hai đội sẽ chơi tiếp tục chơi, đội nào tạo dáng giống bạn ở đội đó bị loại ra ngoài và bạn tiếp theo sẽ tiến lên oẳn tù xì để chơi tiếp. VD: + Bạn số 1 đội B thua bạn số 1 đội A nên bạn số 1 đội B sẽ phải bị loại ra ngoài. Bạn số 2 của đội A sẽ tiến lên oẳn tù xì với bạn số 2 của đội B xem ai thắng được tạo dáng trước sau đó tiếp tục chơi. Trò chơi vẫn tiếp tục đến khi hết các thành viên trong đội, đội nào hết bạn chơi trước đội đó sẽ thua. Ứng dụng: Tổ chức trong các buổi sinh hoạt tập thể, hoạt động vui chơi, hoạt động ngoài trời. Thông qua trò chơi trẻ sẽ phối hợp nhịp nhàng giữa tay, chân, mắt và sử dụng hình thể của mình để tạo dáng nhiều con vật khác nhau. Trẻ cùng thi đua tạo dáng các con vật khác nhau. TRÒ CHƠI 3: NHẢY DÂY ĐA HÌNH. ( Cải biên từ trò chơi dân gian “Nhảy dây”) Trò chơi nhảy dây: Đối với trò chơi “ Nhảy dây”, trẻ đã chơi với những cách chơi quen thuộc và có phần nhàm chán. Bởi thế tôi đã cải biên thành trò chơi “ Nhảy dây đa hình”, trò chơi này sẽ tạo cho trẻ cảm giác mới lạ khi tham gia chơi. Mục đích: Phát triển cơ chân, rèn phản ứng nhanh nhạy. Chuẩn bị: Sân/lớp rộng. Dây thun. Luật chơi: Người chơi không được để chân chạm vào dây, nếu chạm vào dây sẽ bị thua cuộc. Nhày dây theo hình dạng đội khác yêu cầu. Các hình dạng dây được quy định: Hình vuông, chữ nhật, ngôi sao, tam giác. Cách chơi: Chơi theo 2 đội mỗi đội 5 hặc 6 bạn. Hai đội oẳn tù xì xem đội nào dành quyền nhảy trước. Đội thắng sẽ nhảy dây và đội thua sẽ làm người chăn, và đội thua sẽ tạo hình dáng dây theo ý mình để đội kia nhảy. Khi nhảy phải lần lượt từng bạn chơi trong đội nhảy theo từng cạnh dây, trong đội nếu ai nhảy chạm vào dây đội đó sẽ thua và làm đội chăn. Ứng dụng: Tổ chức trò chơi trong các dịp lễ hội, sinh hoạt tập thể, hoạt động chiều, hoạt động ngoài trời. Thông qua trò chơi rèn luyện được cho trẻ sự khéo léo của đôi chân. Nâng cao tinh thần đồng đội, thi đua với nhau. Ứng dụng được trong tất cả mọi chủ điểm. Trẻ nhảy dây theo dạng hình vuông. b. Biện pháp 2: Sáng tác trò chơi. Ngoài cải biên một số trò chơi tôi còn nghiên cứu thêm tài liệu về việc phát triển vận động cho trẻ để dựa trên cơ sở đó tôi sáng tác thêm một số trò chơi mang tính tập thể, nêu cao tinh thần đồng đội và rèn luyện được các kỹ năng vận động cho trẻ. TRÒ CHƠI 4: TAY NẮM TAY Mục đích: Nhằm giúp trẻ phát triển cơ bụng, khéo léo của đôi chân. Rèn luyện tinh thần đồng đội đoàn kết với nhau vượt qua các chướng ngại vật. Chuẩn bị: Vòng, chai nhựa làm chướng ngại vật. Dây thun. Luật chơi: Đội chơi phải nắm chặt tay nhau di chuyển qua các chướng ngại vật. Không chạm hoặc làm ngã chướng ngại vật. Trong quá trình chơi nếu một bạn trong đội thả tay ra hoặc chạm vào vạch mức làm ngã chướng ngại vật đội đó sẽ phải quay lại chơi từ đầu. Cách chơi: Chia làm 2 đội chơi, mỗi đội 5 hoặc 8 bạn. Lượt đi: Các bạn trong đội chơi phải nắm chặt tay nhau xếp thành hàng ngang và khi có hiệu lệnh xuất phát cả hai đội nhanh chóng di chuyển nhịp nhàng qua các chướng ngại vật (chai nước được bố trí sẵn), hai đội đi theo đường dích dắt. Trẻ cùng nắm tay đi qua các chướng ngại vật. Đội chơi phải chú ý khéo léo vượt qua chướng ngại vật và đi đến vạch mức (dây thun trẻ thắt trong giờ hoạt động ngoài trời dăng ngang cao 80cm). Sau đó cả đội cùng nhau ngã người về phía sau để phần ngực và bụng không chạm vào vạch mức. Trẻ cùng nhau nắm chặt tay ngã người về sau để không chạm trúng dây. Lượt về: Tương tự như lượt đi, ở lượt về mỗi đội sẽ phải vượt qua vạch mức trước, (tư thế thay đổi cả đội sẽ cúi gập người không để lưng chạm vào vạch mứt). Sau đó tiếp tục vượt qua các chướng ngại vật và về đích. Đội nào về đích trước đội đó chiến thắng. Ứng dụng: Tổ chức trong các buổi sinh hoạt tập thể, hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều. Thông qua trò chơi trẻ sẽ phối hợp nhịp nhàng giữa tay, chân, mắt bụng, lưng để vượt qua các chướng ngại vật. Phát triển các kỹ năng vận động cho trẻ. Giúp trẻ nâng cao tinh thần đoàn kết trong tập thể. TRÒ CHƠI 5: RỪNG VÀ BIỂN Mục đích: Phát triển cơ chân, rèn phản ứng nhanh nhạy. Chuẩn bị: - Sân bãi rộng. - Phấn/ dây thun. Luật chơi: Người chơi chạy nhanh không để cho Hổ ở rừng và cá Mập ở biển bắt được. Nếu bạn nào bị bắt sẽ đổi vai chơi cho Hổ và cá Mập. Cách chơi: Dùng phấn hoặc sợi dây làm dãy phân cách giữa rừng, bờ và biển. Chọn 3 bạn làm cá Mập và 3 bạn làm Hổ, cá Mập ở dưới biển, Hổ ở trong rừng. Những trẻ còn lại làm người dân đi tắm biển. Khi cá bơi đi xa thì người dân đi tắm biển, khi thấy ca bơi lại người dân phải nhanh chân chạy lên bờ. Người dân phải chú ý khi đang ở bờ nếu như Hổ thức dậy và chạy ra khỏi rừng để bắt người ăn thịt, người dân nhanh chóng chạy xuống biển trốn Hổ. Nếu ai bị cá Mập hoặc Hổ bắt được thì sẽ phải đổi vai chơi. Lưu ý: Hổ và cá Mập không chạy ra khỏi nơi ở của mình cùng một lúc. Ứng dụng: Tổ chức chơi trong các hoạt động ngoài trời, vui chơi, các buổi sinh hoạt tập thể. Thông qua trò chơi rèn luyện cơ chân chắc khỏe, khả năng phản ứng nhanh nhạy. TRÒ CHƠI 6: CỨU CÁ “Cá là động vật sống dưới nước, nếu không có nước cá sẽ không sống được, có những con cá đang mắc kẹt trong những chiếc bình không có nước vì thế chúng ta cần phải mang nước đến cho những con cá” Mục đích: Phát triển cơ chân, khả năng giữ thăng bằng và rèn luyện sức dẻo dai. Chuẩn bị: Ghế băng. Nước. Xô có vạch mức nước quy định. 2 bình đựng nước có đánh số đội. Luật chơi: Người chơi không được làm rớt xô nước, nếu rớt xô nước trong quá trình chơi sẽ phải quay lại từ đầu. Không múc nước đầy qua vạch mức quy định trong xô. Đội nào có mực nước trong bình cao hơn đội đó sẽ chiến thắng. Cách chơi: Tổ chức chơi với 2 đội chơi. Mỗi đội 5 hoặc 7 bạn, đứng xếp thành hàng dọc. Khi có lệnh bắt đầu bạn đứng đầu của đội sẽ múc nước vào 2 xô ( mỗi tay cầm 1 xô nước), sau đó đi qua các chướng ngại vật và đến nơi để bình nước và nhanh chóng đổ nước vào bình. Trẻ mang nước đến hồ cá và giữ thăng bằng. Sau khi đổ nước xong sẽ phải vượt qua các chướng ngại vật quay về điểm xuất phát, bạn tiếp theo sẽ thực hiện chơi tương tự như thế cho đến hết số bạn chơi ở cả hai đội. Đội nào nhanh hơn và có mực nước cao hơn đội đó sẽ chiến thắng. So sánh đội nào có mực nước cao hơn đội đó chiến thắng Ứng dụng: Tổ chức trò chơi trong các dịp lễ hội, sinh hoạt tập thể, hoạt động chiều. Thông qua trò chơi rèn luyện được cho trẻ cách giữ thăng bằng, khéo léo của đôi chân. Nâng cao tinh thần đồng đội, thi đua với nhau. TRÒ CHƠI 7: ĐI TRÊN GIẤY Mục đích: Phát triển cơ chân, rèn khả năng giữ thăng bằng và sự khéo léo. Chuẩn bị: - Sân bãi rộng. - Giấy cắt hình bàn chân có kích thước to vừa chân trẻ. Luật chơi: - Khi bước đi, một chân các phải đạp lên giấy và chân kia không được chạm đất. Nếu chạm đất sẽ bị trừ một điểm. - Đội nào về đích trước với nhiều điểm nhất đội đó sẽ chiến thắng. Cách chơi: Tổ chức chơi với 2 đội chơi, mỗi đội 5 hoặc 7 bạn. - Mỗi đội chuẩn bị hai tờ giấy vừa bằng bàn chân, các đội xếp hàng dọc ngay vạch xuất phát, vạch đích cách vạch xuất phát từ 5 đến 10 mét. - Khi có lệnh, bạn đứng đầu của mỗi đội sẽ đi đến đích bằng cách : đặt miếng giấy xuống đất, chân bước đạp lên, sau đó đặt tiếp miếng giấy thứ hai xuống và bước chân còn lại lên đồng thời rút miếng giấy phía sau đặt lên trên. Cứ như thế, các bạn tiếp tục đi đến đích. - Khi bạn thứ nhất đã đi đến nơi sẽ chạy nhanh về đưa lại tờ giấy cho bạn tiếp theo của mỗi đội lại bắt đầu đi như trên, cho đến người cuối cùng. - Đội nào đến đích trước sẽ thắng. Ứng dụng: Tổ chức trò chơi trong các dịp lễ hội, sinh hoạt tập thể, hoạt động chiều. Thông qua trò chơi rèn luyện được cho trẻ cách giữ thăng bằng, khéo léo của đôi chân. Nâng cao tinh thần đồng đội, thi đua với nhau. Trẻ lần lượt đặt từng bàn chân lên trên tờ giấy 4/ Hiệu quả của việc thực hiện Cải biên và sáng tác một số trò chơi phát triển vận động cho trẻ a. Trong công tác giáo dục tại lớp: Các trò chơi cải biên và sáng tác được áp dụng giáo dục trẻ tại lớp như sau: Tổ chức cho trẻ chơi trong các hoạt động: trong giờ hoạt động ngoài trời, giờ hoạt động vui chơi, các hoạt động chuyển tiếp, giờ sinh hoạt chiều. Tùy theo từng chủ điểm, tùy theo nội dung giáo dục mà giáo viên có thể lựa chọn những trò chơi, nội dung yêu cầu của trò chơi khác nhau cho phù hợp. b. Đối với trẻ: Những trò chơi được cải biên và sáng tác mang lại sự thích thú cho trẻ khi được tham gia các trò chơi mới lạ góp phần giáo dục đạo đức, thẩm mỹ,....hoàn thiện về thể chất cho trẻ chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp một. c. Kết quả: Qua quá trình cải biên, sáng tác những trò chơi mới, cách chơi mới dựa trên các trò chơi cũ tôi đã cải biên và sáng tác được 7 trò chơi góp phần làm phong phú thêm vốn trò chơi cho trẻ 5 – 6 tuổi. Sau quá trình tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi tôi đã cải biên và sáng tác kết quả thu được như sau: Tổng số cháu Trẻ hứng thú hoạt động Trẻ béo phì Trẻ thừa cân Trẻ suy dinh dưỡng 43 cháu 43 cháu (100%) 01 cháu (2,3%) 03 cháu (6,9%) 01 cháu (2,3%) 100% trẻ phát triển tốt. 100% trẻ mạnh dạn tự tin tham gia vào tất cả các hoạt động góp phần giảm tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì. Trẻ có kỹ năng vận động kém giảm còn 8,1% so với đầu năm. Trẻ có sức khỏe yếu giảm còn 5,4 % so với đầu năm. Trò chơi giúp mở rộng vốn hiểu biết của trẻ, giúp trẻ nâng cao tinh thần đoàn kết và gắn bó với nhau hơn, giúp trẻ có ý thức tập thể. Thông qua trò chơi nhiều trẻ thụ động ở lớp đã hòa đồng chơi chung cùng bạn so với đầu năm. Các trò chơi được sáng tác, cải biên từ những trò chơi dân gian, trò chơi vận động vì vậy trẻ hứng thú và tham gia các hoạt động tích cực hơn. Qua đó các giờ học sẽ vui nhộn hơn giúp trẻ thoải mái tham gia vào các hoạt động. Kết quả trên cho thấy có một sự tiến bộ rõ rệt so với khảo sát ban đầu, các kỷ năng của trẻ cũng được nâng cao. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đã làm được
Tài liệu đính kèm: