Sáng kiến kinh nghiệm Các giải pháp nâng cao năng lực công tác chủ nhiệm lớp tại trường THPT Diễn Châu 5

Sáng kiến kinh nghiệm Các giải pháp nâng cao năng lực công tác chủ nhiệm lớp tại trường THPT Diễn Châu 5

Kĩ năng tư duy phê phán là khả năng phân tích một cách khách quan và toàn diện các vấn đề, sự vật, hiện tượng xảy ra. Để phân tích một cách có phê phán, con người cần:

- Sắp xếp các thông tin thu thập được theo từng nội dung và một cách hệ thống.

- Thu thập thông tin về vấn đề, sự vật, hiện tượng đó từ nhiều nguồn khác nhau.

- Phân tích, so sánh, đối chiếu, lí giải các thông tin thu thập được, đặc biệt là các thông tin trái chiều.

- Xác định bản chất vấn đề, tình huống, sự vật, hiện tượng là gì?

- Nhận định về những mặt tích cực, hạn chế của vấn đề, tình huống, sự vật, hiện tượng, .đó, xem xét một cách thấu đáo, sâu sắc và có hệ thống.

Kĩ năng tư duy phê phán rất cần thiết để con người có thể đưa ra được

những

quyết định, những tình huống phù hợp. Nhất là trong xã hội hiện đại ngày nay, khi mà con người luôn phải đối mặt với nhiều vấn đề gay cấn của cuộc sống, luôn phải xử lý nhiều nguồn thông tin đa dạng, phức tạp thì kĩ năng tư duy phê phán càng trở lên quan trọng đối với mỗi cá nhân.

Kĩ năng tư duy phê phán phụ thuộc vào hệ thống giá trị cá nhân. Một người có được kĩ năng tư duy phê phán tốt khi biết phối hợp nhịp nhàng với kĩ năng tự nhận thức và kĩ năng xác định giá trị.

 

docx 59 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 31/08/2024 Lượt xem 243Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Các giải pháp nâng cao năng lực công tác chủ nhiệm lớp tại trường THPT Diễn Châu 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh.
Tuy nhiên, chế độ và công tác đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ trong các trường sư phạm từ xưa đến nay để đáp ứng được nhiệm vụ về công tác chủ nhiệm còn nhiều bất cập. Trong khi lỗ hổng giáo dục nhiều thập kỷ nay chưa được lắp đầy, thế hệ giáo viên 8X, 9X vẫn còn nhiều người yếu về chuyên môn, kém về năng lực và thiếu hụt kỹ năng ngay từ thời phổ thông thì học sinh lại có nhiều kênh thông tin, nhiều điều kiện để tiếp cận với cái mới, với công nghệ thông tin. “Không phải giáo viên chủ nhiệm nào cũng có được phương pháp giáo dục tốt để quản lý lớp học, thậm chí tỏ ra lúng túng trong một số tình huống sư phạm. Giáo viên chủ nhiệm khó bắt kịp thời đại @, thời đại 4.0, trong khi sự hợp tác, phối hợp từ gia đình trong giáo dục con cái ngày càng ít đi mà hầu như giao hết cho nhà trường”.
Thực tế hiện nay cho thấy, hầu hết giáo viên chủ nhiệm chủ yếu chỉ chờ đợi Hiệu trưởng, hiệu phó nhắc gì làm nấy. Vai trò “lãnh đạo”, vai trò “thủ lĩnh” ít giáo viên chủ nhiệm nhận thấy. Do đó, giáo viên chủ nhiệm chưa quan tâm rèn luyện để họ có đủ năng lực, tầm nhìn phát hiện và giải quyết sớm các vấn đề nảy sinh ở lớp mình chủ nhiệm. Lúc khó khăn hay cần phải triển khai một hoạt động giáo dục mới họ chưa có kỹ năng “truyền lửa”, kỹ năng “đọc vị” như các nhà huấn luyện viên của các đội tuyển. Làm công tác quản lý học sinh, giáo viên chủ nhiệm không thể áp dụng lề lối quản lý “quyền uy”, theo kế hoạch, theo mệnh lệnh mà phải biết “hội tụ” và “lan tỏa”. Điều này không nhiều giáo viên chủ nhiệm làm được.
Vì vậy, nhiều giáo viên chưa thể thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của một giáo viên chủ nhiệm, chất lượng, hiệu quả công tác chủ nhiệm chưa được như mong muốn.
Kết quả khảo sát sự hài lòng của phụ huynh và học sinh đối với công tác chủ nhiệm lớp trong các năm học 2019 - 2020 và 2020 - 2021 thể hiện như sau:
Năm học
Hài lòng cao
Hài lòng
Chưa hài lòng
Phụ huynh

Học sinh
Phụ huynh

Học sinh
Phụ huynh

Học sinh
2019 - 2020
11,34%
15,01%
71,18%
66,76%
17,48%
18,23%
2020 - 2021
27,58%
31,72%
62,39%
56,80%
10,03%
11,48%

CHƯƠNG III
CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP TẠI TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 5
Giải pháp 1: Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, ban giám hiệu đối với việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm.
Đây là một giải pháp có tính nguyên tắc. Cấp uỷ Đảng lãnh đạo việc xây dựng bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm thông qua đường lối, chủ trương, chính sách, thông qua tổ chức Đảng và đội ngũ đảng viên. Cấp uỷ Đảng kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng về những nội dung đã triển khai. Vì vậy, tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch là một yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định trong việc nâng cao năng lực cho đội ngũ ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ, phù hợp với xu thế giáo dục tiên tiến, góp phần đắc lực vào nhiệm vụ đổi mới giáo dục và đào tạo, sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hóa đất nước.
Để thực hiện tốt giải pháp này, Cấp ủy Chi bộ đã chỉ đạo nhà trường xây dựng chi tiết kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nói chung, lực lượng giáo viên chủ nhiệm nói riêng phù hợp tình hình nhà trường và chỉ đạo tổ chức thực hiện.
Giải pháp 2: Nâng cao nhận thức chính trị, đạo đức và lý tưởng nghề nghiệp cho giáo viên.
Để công tác chủ nhiệm đạt hiệu quả tốt nhất theo định hướng nhà trường phải là trường học hạnh phúc, mỗi lớp học đều là lớp học hạnh phúc, trước hết, cần nâng cao nhận thức cho giáo viên, học sinh về hạnh phúc và mục tiêu hạnh phúc của giáo dục. Đây là mục tiêu lâu dài, mục tiêu tối thượng của giáo dục. Vì vậy, tất cả hoạt động của nhà trường như giảng dạy và học tập, các hoạt động giáo dục, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, giáo dục ngoài giờ lên lớp... đều hướng đến niềm vui, hạnh phúc cho cả học sinh và giáo viên. Điều đầu tiên là phải làm cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh thay đổi cách nhìn nhận, cách tiếp cận vấn đề. Phải xác định hạnh phúc của mỗi người là cái gốc để tạo ra trường học hạnh phúc. Muốn có trường học hạnh phúc thì bản thân mỗi người đều phải thấy hạnh phúc và duy trì được cảm xúc hạnh phúc đó. Cụ thể:
Mỗi cá nhân đều phải có tư duy tích cực: Tức là khi nhìn nhận sự việc, vấn đề luôn thấy cái hay, cái đẹp, cái tốt và sẵn sàng đón nhận những thử thách trong cuộc sống với thái độ hướng thiện. Trong thực tế cuộc sống và công việc, học tập chắc chắn không thể thiếu những bức xúc, lo âu, chỉ trích, than phiền hay đổ lỗi. Trước những tình huống đó, mỗi người hãy bình tĩnh, phân tích, tổng hợp, tìm căn nguyên để rồi với thái độ sống của mình có tư duy tích cực.
Cần duy trì cảm xúc tích cực đối với các thành viên trong nhà trường: Cảm xúc là phản ứng, là rung động của con người trước tác động của yếu tố hay sự kiện quan trọng bên trong và bên ngoài. Cảm xúc tích cực là cảm xúc vui, ngược lại buồn là cảm xúc tiêu cực. Trong nhà trường, cảm xúc này có được khi giáo viên đạt được mục tiêu dạy học, hoặc nhận được lời khen, động viên từ Hiệu trưởng, còn học sinh có cảm xúc tích cực khi giáo viên có ứng xử văn hóa với các em.
Để thực hiện được điều đó:
Đối với Ban Giám hiệu nhà trường
Ban giám hiệu nhà trường xác định việc nâng cao nhận thức chính trị, đạo đức và lý tưởng nghề nghiệp cho giáo viên là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. Bởi vì, chỉ khi nhận thức đúng đắn mới có hành động đúng đắn. Khi có hành động đúng thì mới có kết quả tốt đẹp. Muốn làm được điều đó, Ban giám hiệu phải luôn thấu hiểu tất cả bộ phận tạo nên trường học, phải phát huy được năng lực và thế mạnh của từng cán bộ, giáo viên, phải khiến thầy cô cảm thấy có giá trị với học trò, với nhà trường. Quan trọng nhất là luôn hướng tất cả các hoạt động của nhà trường vào mục tiêu vì học sinh, làm cho học sinh vui, có tri thức và dần trưởng thành.
Ban giám hiệu phải xây dựng được niềm tin đối với giáo viên, đồng nghiệp, niềm tin đối với phụ huynh và học sinh. Cần xác định rõ trách nhiệm của nhà trường, trách nhiệm của thầy cô, trách nhiệm của học sinh với nhà trường và công tác xây dựng môi trường sư phạm dân chủ, văn minh một cách cụ thể, rõ ràng, không tạo ra áp lực nhưng cũng không quá tập trung vào phong trào, làm đẹp báo cáo thành tích mà không mang lại hiệu quả thiết thực.
Đối với đội ngũ giáo viên
Điều trước hết cần phải có đối với một giáo viên là phải có đạo đức nghề nghiệp. Giáo viên phải giữ thái độ trung hoà, mẫu mực và là tấm gương sáng để học sinh noi theo. Không thiên vị, đối xử công bằng với tất cả các học sinh, chuẩn mực trong nhận xét và đánh giá, đặt mục tiêu và hiệu quả giáo dục làm nhiệm vụ hàng đầu.
Giáo dục tạo môi trường để đào tạo ra những con người có ích cho xã hội, mỗi giáo viên cần có cái tâm với nghề, không được đặt lợi ích cá nhân lên trên mà bỏ qua mục đích cốt lõi của giáo dục.
Giáo viên phải có lòng yêu mến, tôn trọng và có khả năng tương tác với học sinh. Giáo viên phải hiểu được sự khác nhau giữa các học sinh trong cách học sinh tiếp cận với học hành, đồng thời tạo ra được những cơ hội giảng dạy khác nhau cho phù hợp với các đối tượng học sinh khác nhau. Phải là người yêu mến nghề nghiệp, có tinh thần nhiệt huyết và yêu quý học sinh, coi học sinh là con em ruột thịt. Khi các em gặp bất cứ vấn đề gì, dù là việc học tập hay việc riêng thì giáo viên đều phải là chỗ dựa tinh thần tốt nhất cho các em mỗi khi các em cần; tôn trọng học sinh, tương tác để hiểu hơn về tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của các em, cùng trao đổi và giúp học sinh có hướng đi đúng đắn trên con đường tương lai.
Trong công việc, luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, hoàn thành tốt các nhiệm vụ chuyên môn và các công việc khác được giao. Gương mẫu, có ý thức và trách nhiệm với học sinh, nhà trường và xã hội, làm việc hăng hái, tạo tinh thần sáng tạo. Giáo viên không chỉ là người truyền đạt tri thức mà còn là người hướng dẫn, cố vấn, hỗ trợ các em học sinh tìm hiểu và nâng cao khả năng tự học, tự tìm tòi, khám phá tri thức nhân loại.
Giáo viên phải là những người hiểu biết pháp luật để bản thân thực hiện đúng, đồng thời là những người tư vấn cho học sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình.
Giáo viên chính là chủ thể tích cực góp phần xây dựng một môi trường sư phạm lành mạnh, văn minh, thân thiện. Vì vậy, bản thân mỗi thầy cô giáo cần xác định : Ai cũng phải làm việc hôm nay tốt hơn hôm qua và ngày mai tốt hơn ngày hôm nay. Trước hết, mọi người đều phải cố gắng để có những giờ học hạnh phúc. Thầy cô phải dũng cảm để đối mặt với sự trì trệ đang đè nặng trong tư duy, dũng cảm đối mặt với việc yếu kiến thức, thiếu cập nhật. Đối mặt với việc chính chúng ta đang dần giết chết sự sáng tạo của học trò khi dạy học thiếu sáng tạo. Đối mặt để tự nhận ra chúng ta đang là những những người thầy bình thường chưa nói là tầm thường khi không truyền được cảm hứng cho các em học sinh.
Giải pháp 3. Nâng cao nhận thức về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của GVCN lớp ở trường THPT.
Mục tiêu: Nhằm giúp cho mỗi cá nhân hiểu rõ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của từng người trong nhà trường về công tác chủ nhiệm lớp; khắc phục những hiểu biết lệch lạc, phiến diện, nhận thức sai lệch về công tác chủ nhiệm lớp.
Nội dung biện pháp: Xác định rõ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp trong công tác giáo dục học sinh; xác định rõ mục tiêu giáo dục, nhiệm vụ năm học, nội dung công việc của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp; chấn chỉnh những nhận thức sai lệch trong công tác chủ nhiệm lớp.
Cách thực hiện:
Một là, cần nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của giáo viên khi tham gia công tác chủ nhiệm lớp. Khi được phân công chủ nhiệm lớp, giáo viên cần có tinh thần sẵn sàng đón nhận công việc và xem đây là một hoạt động quan trọng cùng với hoạt động chuyên môn và các hoạt động khác trong nhà trường. Để giáo dục học sinh - nguồn nhân lực tương lai của đất nước - một cách toàn diện thì vai trò, trách nhiệm của nhà trường nói chung, của giáo viên chủ nhiệm nói riêng r

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_cac_giai_phap_nang_cao_nang_luc_cong_t.docx
  • pdfPhan Thị Thu Hương - THPT Diễn Châu 5 - Chủ nhiệm.pdf