- Bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
+ Bồi dưỡng kiến thức: Bồi dưỡng cho GV nắm vững các kiến thức khoa học cơ bản. Bồi dưỡng các kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm như: Tâm lí học sư phạm, tâm lí học lứa tuổi, đổi mới PP KT&ĐG, đổi mới PPDH ở THCS. Bồi dưỡng kiến thức phổ thông về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quản lí hành chính nhà nước, các văn bản pháp luật, môi trường, dân số, an ninh, quốc phòng, an toàn giao thông
+ Bồi dưỡng kỹ năng sư phạm cho giáo viên: Kỹ năng lập kế hoạch dạy học, kỹ năng dạy học, kỹ năng sử dụng các PTDH hiện đại, kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học, kỹ năng tổ chức, quản lí, giáo dục HS, kỹ năng giao tiếp với học sinh, với cha mẹ HS, với cộng đồng
C Khá Tốt 1.3- Những thuận lợi. Đội ngũ cán bộ giáo viên trường THCS Cẩm Tân năm 2009-2010 đủ về số lượng, 100% giáo viên có trình độ đạt chuẩn, có năng lực chuyên môn và có tay nghề vững vàng, nhiệt tình với công tác, yêu nghề, mến trẻ. Luôn có xu hướng phấn đấu vươn lên về mọi mặt, gắn bó với nhà trường, đoàn kết thân ái giúp đỡ lẫn nhau, có tinh thần trách nhiệm, khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Phần lớn giáo viên của trường có kinh tế gia đình ổn định, không có gia đình nào quá khó khăn. Đây cũng là một điểm thuận lợi không nhỏ cho vấn đề xây dựng đội ngũ vững mạnh và đặc biệt là cán bộ giáo viên luôn luôn yên tâm công tác, hết lòng nhiệt tình với nhiệm vụ dạy học. Một thuận lợi cơ bản không thể không nhận thấy là trình độ đào tạo của đội ngũ khá cao (97% đạt chuẩn, trong đó 68% trên chuẩn). Đây là một điều kiện tốt để đảm bảo chất lượng chuyên môn nghiệp vụ (100% chuyên môn xếp loại đạt khá trở lên, không có TB, yếu - kém. Trong đó LĐTT chiếm 96%). Số giáo viên giỏi cấp huyện, cấp tỉnh tương đối cao. Đây là một thuận lợi lớn đối với công tác xây dựng đội ngũ Giáo viên của trường. Chính vì vậy 100 % CBGV đạt lao động tiên tiến và hoàn thành nhiệm vụ. Giáo viên giỏi cấp Huyện và Tỉnh: 6 đ/c đạt tỷ lệ 21,4% Bên cạnh đội ngũ hùng hậu đó là sự quan tâm sát sao, chăm lo và có những đầu tư thoả đáng cho công tác xây dựng đội ngũ của ban giám hiệu nhà trường. Ban giám hiệu phối hợp chỉ đạo các tổ chức đoàn thể quan tâm, tạo mọi điều kiện giúp cán bộ giáo viên phát triển kinh tế, tăng thu nhập chính đáng như lập hồ sơ pháp lý, đặt kế hoạch với phòng giáo dục cho phép giáo viên dạy thêm học sinh tại trường theo yêu cầu chính đáng của Hội phụ huynh học sinh. Nhà trường luôn luôn được sự quan tâm thiết thực, hiệu quả của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, hội cha mẹ học sinh cùng các tổ chức khác về chủ trương thực hiện, về cơ sở vật chất, về thi đua khen thưởng... Nhà trường tập trung phát huy mạnh mẽ công tác dân chủ hoá trường học để động viên thúc đấy sự cố gắng phấn đấu của giáo viên để đạt được mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ. 1.4- Những tồn tại. Phải khẳng định rằng, những thuận lợi trên là cơ bản tuy nhiên trong đội ngũ giáo viên trường THCS Cẩm Tân vẫn tốn tại một số vấn đề: Số lượng giáo viên tuy đủ về số lượng nhưng một số giáo viên tuổi cao đã có nhiều hạn chế trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy thường chỉ đi theo đường mòn, thấy khó và ngại thay đổi theo phương pháp đổi mới, tiếp cận với cái mới còn chậm, số giáo viên trẻ mới ra trường còn thiếu kinh nghiệm và phương pháp gỉang dạy cũng còn nhiều hạn chế nên ảnh hưởng đến kết quả dạy học. Những vấn đề nêu trên đòi hỏi Ban giám hiệu nhà trường cần phải có chiến lược xậy dưng đội ngũ lâu dài và kế hoạch xây dựng đội ngũ hàng năm với những giải pháp, những việc làm thiết thực như quan tâm giúp đỡ, bồi dưỡng giáo viên nhận thức về đổi mới nội dung phương pháp giảng dạy cho cáclớp thay sách theo tinh thần tích cực. CHƯƠNG III: CÁC BIỆN PHÁP XÂY DỰNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG THCS CẨM TÂN - CẨM THỦY – THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 1. Lập quy hoạch nhân sự đội ngũ. 1.1. Mục tiêu - Tăng cường hiệu lực cơ cấu tổ chức đội ngũ nhà trường. - Cơ cấu tổ chức của nhà trường được kiện toàn: Gồm Chi bộ, Ban giám hiệu, BCH công đoàn, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên, Tổ chuyên môn, Tổ hành chính, các khối lớp học sinh và Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh...đi vào nề nếp hoạt động tích cực, có hiệu quả. - Xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên, công nhân viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, vững về chuyên môn. - Từng bước đưa nhà trường đạt trường chuẩn Quốc gia giai đoạn I - Phấn đấu 100% giáo viên đạt trình độ trên chuẩn (23 giáo viên) đến năm 2015 1.2. Biện pháp - Căn cứ vào thực trạng đội ngũ của nhà trường đã nêu trên. - Số lao động đề nghị thuyên chuyển: 02 giáo viên - Căn cứ nhu cầu công việc, nhà trường đề ra biện pháp xây dựng đội ngũ như sau: Vậy nhà trường xin tuyển mới và thuyên chuyển như sau : + Giáo viên: thuyên chuyển 02 giáo viên; Bao gồm 01 giáo viên Sinh, 01 giáo viên Thể dục; Hợp đồng ngắn hạn 02 giáo viên dạy các bộ môn Tin học và Âm nhạc; + Nhân viên: Xin tuyển thêm 01 nhân viên y tế; 01 thiết bị, 01 thư viện 2. Phân công, bố trí giáo viên 2.1. Mục tiêu - Phân công, bố trí giáo viên, là quyền hạn và trách nhiệm của người hiệu trưởng. Đó là việc phân công giáo viên giảng dạy và giáo viên chủ nhiệm các lớp trong trường. - Khi phân công, bố trí hiệu trưởng cần phải đảm bảo đúng các yêu cầu sau: + Phù hợp với trình độ đào tạo và năng lực của từng người. + Đảm bảo tính kế thừa để có sự ổn định trong một thời gian nhất định. - Khi phân công bố trí, hiệu trưởng cần tiến hành theo các bước sau: + Yêu cầu cá nhân đề đạt nguyện vọng +Tổ CM trao đổi bàn bạc trên cơ sở đánh giá năng lực giáo viên ở năm học trước. + Hiệu trưởng dựa trên cơ sở phân công của tổ để ra quyết định. 2.2. Biện pháp - Thực hiện tốt công tác lãnh đạo quản lý nhà trường, phân công trách nhiệm cụ thể trong Ban giám hiệu. - Trong công tác thi cử: phải đánh giá chặt chẽ HS ngay từ đầu năm. Tổ chức kiểm tra, thi cử nghiêm túc. - Đánh giá giờ dạy của giáo viên: Phải khắc phục tính nể nang dẫn tới đánh giá thiếu công bằng . - Giao chỉ tiêu đăng ký thi giáo viên giỏi cấp trường, cấp tỉnh cho từng tổ, gắn danh hiệu GV giỏi vào chỉ tiêu thi đua, đánh giá viên chức hàng năm. - Tiếp tục bổ sung và hoàn chỉnh các văn bản nội bộ (Dựa trên các văn bản hướng dẫn của nhà nước, của ngành) để cụ thể hoá thành các quy định, các tiêu chuẩn cho cán bộ giáo viên thực hiện nhằm xây dựng tốt kỷ cương, đoàn kết trong nhà trường. - Xây dựng tác phong làm việc nghiêm túc, có kế hoạch, khoa học trong đội ngũ CBQL và đội ngũ giáo viên, nhân viên nhà trường. - Phân công giảng dạy một cách hợp lý, khoa học - Phát huy vai trò trách nhiệm của tổ trưởng chuyên môn trong công tác quản lý điều hành hoạt động chuyên môn. - Tổ chức sinh hoạt chuyên môn có hiệu quả, thiết thực. - Thực hiện tốt công tác lãnh đạo quản lý nhà trường, phân công trách nhiệm cụ thể trong Ban giám hiệu. 3. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên 3.1. Mục tiêu Thực hiện tốt Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư (khoá IX) về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Thực hiện việc qui hoạch, bố trí, sắp xếp, luân chuyển đội ngũ giáo viên hợp lý, bảo đảm đáp ứng yêu cầu sự phát triển giáo dục và đào tạo trong thời gian tới. Tổ chức tốt việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng toàn diện đội ngũ giáo viên . Trong đó, bảo đảm 100% giáo viên được bồi dưỡng về nghiệp vụ, bồi dưỡng tư tưởng chính trị . Tăng cường quản lý Nhà nước đối với đội ngũ giáo viên . Nghiên cứu, vận dụng bổ sung một số chính sách, chế độ đối với đội ngũ giáo viên . 3.2. Biện pháp 3.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của chính quyền, sự tham gia của các đoàn thể đối với công tác giáo dục và đào tạo Tập trung sự lãnh đạo của cấp uỷ chi bộ, sự chỉ đạo, điều hành, quản lý của ngành; Ban giám hiệu có trách nhiệm triển khai thành các kế hoạch cụ thể; thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc thực hiện các mục tiêu nêu trong Chương trình theo tiến độ và thời gian cụ thể. Đặc biệt quan tâm lãnh đạo công tác quy hoạch trường lớp, xây dựng cơ sở vật chất nhà trường. Đẩy mạnh công tác xây dựng đảng, chăm lo bồi dưỡng chất lượng đảng viên; hàng năm phải có kế hoạch kết nạp Đảng viên mới phấn đấu đạt danh hiệu chi bộ trong sạch, vững mạnh. 3.2.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục- đào tạo, nhằm nâng cao nhận thức của mọi lực lượng xã hội trong phát triển giáo dục và xây dựng xã hội học tập Chi bộ, Ban giám hiệu, đoàn thể và các tổ chuyên môn, chủ động tuyên truyền các đường lối, chính sách về giáo dục và đào tạo, để nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và giáo viên về vai trò của sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Thường xuyên quan tâm, tuyên truyền vận động để các bậc cha, mẹ có định hướng đúng đắn trong việc đầu tư cho con em học tập. Động viên các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia vào sự nghiệp phát triển giáo dục, thực hiện xã hội hóa giáo dục và đào tạo của xã. 3.2.3. Tăng cường các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp dạy và học, phát triển, nâng cao năng lực sáng tạo, tính chủ động, tự chủ của giáo viên trong giảng dạy. Sử dụng có hiệu quả trang thiết bị, đồ dùng dạy học. Chú trọng trang bị và nâng cao kiến thức tin học, ngoại ngữ cho giáo viên và học sinh; bảo đảm 100% giáo viên sử dụng thành thạo tin học và biết vận dụng để soạn giảng bải giảng điện tử, bài giảng e-learning, có khả năng truy cập và xử lý thông tin trên mạng internet. Tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội để thực hiện tốt hơn việc giáo dục đối với học sinh, nhất là giáo dục về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, thái độ, động cơ và mục đích học tập. Đổi mới công tác thanh tra-kiểm tra giáo dục, tập trung vào thanh tra-kiểm tra công tác: chuyên môn, nghiệp vụ, cụng tác quản lý tài chính. Phát huy vai trò của học sinh, hội phụ huynh học sinh và nhân dân địa phương trong việc nhận xét, đánh giá năng lực chuyên môn của giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. 3.2.4. Tiến hành rà soát, sắp xếp đội ngũ nhà giáo Tiến hành rà soát trình độ đào tạo, chất lượng giảng dạy, phẩm chất đạo đức, năng lực quản lý, sức khỏe của đội ngũ nhà giáo trong nhà trường và đề ra hướng giải quyết. Rà soát, bố trí, sắp xếp lại những giáo viên không đáp ứng yêu cầu bằng các giải pháp thích hợp như: luân chuyển, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ; giải quyết chế độ nghỉ hưu trước tuổi, bố trí lại công việc phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, đồng thời bổ sung kịp thời lực lượng giáo viên trẻ có đủ điều kiện và năng lực để trách sự hụt hẫng. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục trong các cơ sở giáo dục theo hướng chuyên nghiệp hoá; bố trí, sắp xếp cán bộ quản lý giáo dục các cấp phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ và năng lực của cán bộ, có cơ chế thay thế khi không đáp ứng yêu cầu. Sắp xếp lại đội ngũ giáo viên để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, giáo viên, cán bộ cho trường học; nâng cao trỡnh độ chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức cho đội ngũ nhà giáo. Tổ chức điều tra, đánh giá đúng thực trạng đội ngũ giáo viên về tư tưởng, đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp giảng dạy, năng lực quản lý trong nhà trường để xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo lại. Đối với giáo viên đã đạt chuẩn đào tạo: Thực hiện việc rà soát, đánh giá xếp loại giáo viên theo Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV ngày 21/3/2006 của Bộ Nội vụ về việc ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập; Công văn số 3040/BGD&ĐT-TCCB ngày 17/4/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn một số điều trong quy chế đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập. Những giáo viên xếp loại yếu thì không bố trí giảng dạy, có thể bố trí làm nhân viên phục vụ. Những giáo viên xếp loại trung bình phải có kế hoạch phấn đấu đến năm 2012 -2013 xếp loại khá trở lên. Thực hiện công tác đánh giá Hiệu trưởng, đánh giá giáo viên THPT theo chuẩn đã quy định được ban hành kèm theo Thông tư số 29, 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thường xuyên. 3.2.5. Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên a. Các yêu cầu của việc bồi dưỡng + Đảm bảo tính tích cực chủ động, sáng tạo của GV trong việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng; + Đảm bảo sự kết hợp hài hoà giữa yêu cầu trước mắt và yêu cầu lâu dài; + Đảm bảo vai trò quản lí và ý thức trách nhiệm của người quản lí trong công tác bồi dưỡng đội ngũ. Chú trọng việc xây dựng quy hoạch, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho cán bộ giáo viên có năng lực chuyên môn; b. Nội dung bồi dưỡng - Bồi dưỡng tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức: + Bồi dưỡng tưởng chính trị nhằm nâng cao nhận thức về thế giới quan, nhân sinh quan của GV nhằm tạo ra sự nhạy bén, sự mẫn cảm và khả năng thích ứng về mặt xã hội trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay. + Bồi dưỡng lòng nhân ái sư phạm cho đội ngũ GV: Lòng nhân ái, tình thương yêu con người là cái gốc của đạo lý làm người, với người giáo viên thì tình thương yêu ấy là cốt lõi, là cội nguồn sâu xa vì lý tưởng nhân văn là đặc trưng cơ bản của giáo dục. - Bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ: + Bồi dưỡng kiến thức: Bồi dưỡng cho GV nắm vững các kiến thức khoa học cơ bản. Bồi dưỡng các kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm như: Tâm lí học sư phạm, tâm lí học lứa tuổi, đổi mới PP KT&ĐG, đổi mới PPDH ở THCS. Bồi dưỡng kiến thức phổ thông về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quản lí hành chính nhà nước, các văn bản pháp luật, môi trường, dân số, an ninh, quốc phòng, an toàn giao thông + Bồi dưỡng kỹ năng sư phạm cho giáo viên: Kỹ năng lập kế hoạch dạy học, kỹ năng dạy học, kỹ năng sử dụng các PTDH hiện đại, kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học, kỹ năng tổ chức, quản lí, giáo dục HS, kỹ năng giao tiếp với học sinh, với cha mẹ HS, với cộng đồng c. Các biện pháp quản lí công tác bồi dưỡng - Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng: + Khi xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, hiệu trưởng dựa trên những căn cứ sau: Các quan điểm của Đảng về giáo dục, đặc biệt là Chị thị 40 của Ban Bí thư về việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục, nội dung chương trình giáo dục, chương trình BDTX theo chu kỳ, thực trạng về chất lượng đội ngũ giáo viên và CSVC- TBDH, những đề xuất về nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên. + Trong bản kế hoạch, hiệu trưởng cần: Xác định rõ những nội dung bồi dưỡng, lựa chọn những hình thức bồi dưỡng phù hợp, nội dung bản kế hoạch phải đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn để có thể đảm bảo tính khả thi. - Tiến trình xây dựng kế hoạch: + Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên của trường; + Thông báo kế hoạch chung qua văn bản, qua họp Hội đồng giáo dục; + Tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho tổ; + Giáo viên xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cá nhân. d. Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng + Tạo điều kiện cho giáo viên đi học để đạt trên chuẩn ở trường sư phạm. + Động viên khuyến khích giáo viên tham gia các đợt tập huấn do Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT tổ chức . + Tổ chức các hoạt động tại trường: Hiệu trưởng chỉ đạo cho tổ trưởng chuyên môn cải tiến nội dung và hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn , nhóm chuyên môn , tổ chức hội giảng, hội thi giáo viên dạy giỏi, tổ chức học tập theo chuyên đề, tổ chức tập huấn sử dụng TBDH, ứng dụng CNTT, thi thiết kế bài giảng điện tử, tổ chức cho giáo viên đi thăm quan các trường điển hình, đầu tư xây dựng tủ sách, thư viện điện tử, tổ chức cho giáo viên nghiên cứu và ứng dụng khoa học, nhất là ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học... e. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch + Chỉ đạo tổ chuyên môn thực hiện kế hoạch bồi dưỡng của tổ; + Chỉ đạo sinh hoạt nhóm chuyên môn ; + Chỉ đạo các tổ chuyên môn sinh hoạt chuyên đề theo cụm trường; + Tạo điều kiện cho giáo viên thực hiện kế hoạch bồi dưỡng cá nhân. g. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng + Nội dung kiểm tra, đánh giá bao gồm: Tinh thần thái độ, tinh thần hợp tác, những kiến thức, kĩ năng thu nhận được, ý thức và khả năng vận dụng những kiến thức vào thực tiễn và chất lượng, hiệu quả dạy học, hiệu quả giáo dục. + Hiệu trưởng tiến hành kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kiểm tra, đánh giá của các tổ chuyên môn và việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng của giáo viên . + Hiệu trưởng cần thường xuyên theo dõi và khuyến khích các tổ chuyên môn và các cá nhân thực hiện đúng kế hoạch bồi dưỡng, điều chỉnh, động viên hoặc phê bình kịp thời đối với những tổ và cá nhân không thực hiện đúng kế hoạch. 3.2.6. Thực hiện các biện pháp động viên kích thích vật chất, tinh thần cho đội ngũ giáo viên. a. Bảo đảm mọi chế độ chính sách - Thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách đối với giáo viên , nhân viên. - Có chế độ hỗ trợ khó khăn cho những giáo viên có hoàn cảnh đặc biệt. - Được khen thưởng, được tạo điều kiện, được tạo cơ hội. b. Đáp ứng những nhu cầu chính đáng của giáo viên. - Nhu cầu cơ bản: nơi ăn ở và các điều kiện sinh hoạt cho giáo viên. - Nhu cầu được an toàn. - Nhu cầu được thừa nhận. - Nhu cầu được tôn trọng. - Nhu cầu tự thể hiện. 3.2.7. Xây dựng khối đoàn kết trong tập thể sư phạm nhà trường Đoàn kết trong tập thể sư phạm có tác dụng nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, ngược lại một tập thể không có sự đoàn kết thống nhất sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín và hiệu quả giáo dục của nhà trường. - Xây dựng sự đoàn kết nhất trí trong cán bộ lãnh đạo. - Xây dựng các mối quan hệ nhân ái trong tập thể. - Thực hiện tốt “dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm” . - Thực hiện cuộc vận động “Hai không” với 4 nội dung mà Bộ GD&ĐT phát động từ năm học 2007- 2008. Chủ động giải quyết các mâu thuẫn, xung đột trong tập thể sư phạm. Khi trong tập thể sư phạm có biểu hiện của sự mâu thuẫn, hiệu trưởng cần chủ động xử lý kịp thời. Khi giải quyết mâu thuẫn, hiệu trưởng cần tìm hiểu và phân loại mâu thuẫn, tìm ra nguyên nhân gây ra các mâu thuẫn đó. Tìm đúng nguyên nhân, tích cực chủ động giải quyết kịp thời.Tùy mức độ và phạm vi mâu thuẫn, hiệu trưởng phối hợp với các cá nhân và tổ chức để giải quyết. Mục đích của giải quyết mâu thuẫn là giúp cho đương sự nhận ra cái đúng, cái sai và có định hướng sửa chữa. Kết quả của việc giải quyết mâu thuẫn là các bên đương sự có thể bắt tay thiện chí và bình thường hoá quan hệ. 3.2.8. Xây dựng truyền thống tập thể sư phạm. - Truyền thống của tập thể là những giá trị tinh thần của tập thể được kết tinh qua nhiều giai đoạn phát triển của tập thể. Trong tập thể sư phạm trường THCS, ngoài việc giữ gìn và phát huy truyền thống dân tộc, địa phương, hiệu trưởng cần quan tâm xây dựng và phát huy truyền thống: + Truyền thống tôn sư trọng đạo; + Truyền thống dạy tốt, học tốt. - Để xây dựng và phát huy các truyền thống đó, nhà trường cần: + Tổ chức các hoạt động giao lưu, phát động các phong trào thi đua trong trường, hưởng ứng các phong trào thi đua do ngành phát động; + Tổ chức long trọng các ngày lễ lớn: lễ khai giảng, lễ tổng kết năm học, lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11... + Xây dựng phòng truyền thống nhà trường và sử dụng như là một phương tiện nâng cao lòng tự hào với nhà trường cho GV. 3.2.9. Kế hoạch chỉ đạo công tác chuyên môn a. Mục tiêu công tác chuyên môn - Tiếp tục nâng cao chất lượng dạy và học, duy trì kỷ cương nền nếp, đoàn kết trong nhà trường - Giáo dục học sinh toàn diện cả về đạo đức và tri thức b. Chỉ tiêu công tác chuyên môn * Đối với CBQL: gồm Ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn. - Thực hiện tốt công tác lãnh đạo quản lý trong nhà trường; - Xây dựng khối đoàn kết trong cơ quan; - Thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường. * Đối với giáo viên: - 100% các đồng chí cán bộ giáo viên thực hiện nghiêm túc các nền nếp chuyên môn, có đầy đủ các loại hồ sơ theo quy định; - 100% giáo viên thực hiện tốt việc thăm lớp dự giờ theo quy định; - Có ít nhất 2 đ/c đạt Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở; - 100% giáo viên , CBNV đạt lao động tiên tiến; - Nhất thiết 100% giáo viên phải có đề tài sáng kiến kinh nghiệm và phải đạt 30% số đề tài đạt cấp Huyện (04 đề tài ). * Đối với học sinh: - Chất lượng văn hoá: + Giỏi: 15 %; + Khá: 35 %; + TB: 49%; + Yếu, kém: 1,0 %. - Đạo đức: + Tốt 60%; + Khá 30%; + TB trở lên 99%. - Lên lớp thẳng: 99%. - Tốt nghiệp THCS: trên 95 % (trong đó tỉ lệ khá giỏi chiếm 30% trở lên) - Đậu vào THPT: 80 %. - Thi học sinh giỏi lớp 9 cấp Tỉnh: 6-8 giải cá nhân, 1 - 2 giải đồng đội. c. Biện pháp * Thực hiện tốt công tác lãnh đạo quản lý nhà trường - Thực hiện tốt công tác lãnh đạo quản lý nhà trường, phân công trách nhiệm cụ thể trong BGH. - Trong công tác thi cử: phải đánh giá chặt chẽ học sinh ngay từ tuyển sinh vào lớp 10. Tổ chức kiểm tra, thi cử nghiêm túc. - Đánh giá giờ dạy của giáo viên: Phải khắc phục tính nể nang dẫn tới đánh giá
Tài liệu đính kèm: