Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp xây dựng ban cán sự góp phần nâng cao chất lượng lớp chủ nhiệm

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp xây dựng ban cán sự góp phần nâng cao chất lượng lớp chủ nhiệm

Cụ thể trong một tiết sinh hoạt của lớp 12C được các em tiến hành thực hiện như sau:

Phần thứ nhất: Báo cáo tổng kết các hoạt động trong tuần vừa qua.

Ở phần này dưới sự điều hành của lớp trưởng, lần lượt từng thành viên sẽ báo cáo về lĩnh vực mình được phân công theo dõi. Nếu lĩnh vực nào còn nhiều tồn tại và yếu kém, lớp trưởng sẽ tổ chức cho tập thể lớp trao đổi, thảo luận tìm ra nguyên nhân và đề xuất giải pháp khắc phục.

Phần thứ hai: Xây dựng kế hoạch cho tuần tiếp theo.

Phần này trên cơ sở đã thống nhất, ban cán sự đưa ra nội dung, hoạt động và chỉ tiêu phấn đấu để thực hiện cho tuần tiếp về các mặt học tập, nề nếp, phong trào. Sau đó lấy ý kiến bổ sung sửa chữa từ các thành viên lớp và giáo viên chủ nhiệm để hoàn thành kế hoạch.

Phần thứ nhất và phần thứ 2 chỉ thực hiện trong vòng 15 phút, thời gian còn lại các em thực hiện sinh hoạt theo chủ đề.

Phần thứ ba: Sinh hoạt theo chủ đề “hợp tác trong tập thể”.

Bước đầu tiên lớp trưởng giới thiệu chủ đề và mời bạn lớp phó văn nghệ làm

MC.

 

docx 55 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 31/08/2024 Lượt xem 578Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp xây dựng ban cán sự góp phần nâng cao chất lượng lớp chủ nhiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GVCN mới có cơ sở đánh chính xác mọi thành viên trong lớp đồng thời GVCN mới đánh giá được khả năng hoàn thành nhiệm vụ của từng thành viên ban cán sự lớp.
Quá trình tổ chức thực hiện GVCN phải giám sát chặt chẽ để kịp thời uốn nắn điều chỉnh.
Xây dựng quy chế làm việc.
Quy chế làm việc áp dụng đối với tập thể và các thành viên ban cán sự lớp. Quy chế này quy định nguyên tắc làm việc, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc của Ban cán sự lớp.
Nguyên tắc làm việc của ban cán sự lớp
Ban cán sự lớp làm việc theo nguyên tắc dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, mỗi lần đưa ra quyết định về một vấn đề liên quan tập thể phải theo số đông trong lớp. Ban cán sự lớp đồng thời phải chịu trách nhiệm trước giáo viên và nhà trường về toàn bộ hoạt động học tập, rèn luyện, đời sống của lớp trong thời gian học tập. Công việc của ban cán sự thường do giáo viên chủ nhiệm phân công.
Nhiệm vụ và quyền hạn của ban cán sự
* Về nhiệm vụ
Nhiệm vụ chung:
+	Đề ra mục tiêu, phương hướng hoạt động, biện pháp để thực hiện trong năm học.
+ Xây dựng kế họach, cụ thể hóa những vấn đề về công việc của lớp trong phạm vi trách nhiệm được phân công.
+ Tham mưu cho GVCN xây dựng kế hoạch năm học.
Nhiệm vụ của từng cá nhân
+ Lớp trưởng: Quản lý chung các mặt của lớp cùng với giáo viên chủ nhiệm.
Hỗ trợ GVCN trong việc đôn đốc các hoạt động của lớp.
+ Lớp phó học tập:Chịu trách nhiệm chung về mảng học tập và theo dõi tình hình học tập, thi đua giữa các tổ, nhóm trong lớp. Phân công cán sự bộ môn chữa bài tập trong các tiết sinh hoạt 15 phút đầu giờ, truy bài đầu buổi và kiểm tra việc chuẩn bị bài tập của lớp đối với từng môn. Trực tiếp liên hệ, nhận nhiệm vụ từ giáo viên bộ môn khi cần thiết và thông báo cho cả lớp.
+ Bí thư chi đoàn và các Ủy viên Ban Chấp hành: Trực tiếp liên hệ với Đoàn trường trong công tác đoàn hàng tuần, tháng theo quy định. Đồng thời cũng là người tham mưu với giáo viên chủ nhiệm trong phân công các thành viên tham gia các hoạt động phong trào, đoàn thể nhà trường phát động.
+ Lớp phó phụ trách văn nghệ thể thao
Trực tiếp phụ trách theo dõi và tham mưu tổ chức thực hiện các họat động phong trào. Giúp lớp trưởng quản lý, điều hành các mặt họat động văn nghệ thể thao của lớp.
+ Lớp phó lao động: Theo dõi tình hình vệ sinh lớp học, phân công nhiệm vụ cụ thể, đôn đốc, nhắc nhở các bạn hoàn thành tốt nhiệm vụ.
+ Vai trò trách nhiệm của các thành viên trong lớp
Tham gia đầy đủ và có trách nhiệm trong mọi hoạt động của lớp. Tích cực học tập, rèn luyện vì bản thân và đóng góp vào thành tích chung của lớp, chấp hành theo sự phân công của ban cán sự lớp đồng thời giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của ban cán sự.
Sau khi được bàn giao nhiệm vụ, giáo viên yêu cầu ban cán sự lớp phải lập một kế hoạch thường xuyên, phù hợp cho lớp, phải có ý thức trách nhiệm đối với công việc được giao phó, có kế hoạch làm việc khoa học, sắp xếp thời gian biểu hợp lý trong kiểm tra các hoạt động của lớp theo chức năng của mình. Nếu bất cứ thành viên ban cán sự nào vi phạm đều phải chịu trách nhiệm trước giáo viên chủ nhiệm và tập thể lớp.
* Quyền lợi của ban cán sự lớp.
Đi đôi với trách nhiệm là quyền lợi của ban cán sự lớp.
Những thành viên thuộc đội ngũ ban cán sự lớp được miễn các buổi vệ sinh trực nhật tại lớp học.
Vào cuối năm học giáo viên chủ nhiệm tổ chức biểu dương và khen thưởng cho các thành viên ban cán sự lớp. Với thành viên ban cán sự hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giáo viên chủ nhiệm đề xuất danh sách đề nghị nhà trường khen thưởng danh hiệu cán bộ lớp tích cực gương mẫu đồng thời giới thiệu với tổ chức Đoàn trường xem xét đi học lớp nhận thức về Đảng, tạo cơ hội để các em được tu dưỡng rèn luyện và phấn đấu đứng vào hàng ngũ của Đảng.
Chế độ hội họp
Ban cán sự lớp họp giao ban mỗi tuần một lần vào chiều thứ sáu hàng tuần. Lớp trưởng và các thành viên ban cán sự lớp được phân công phụ trách lĩnh vực nào thì chuẩn bị chu đáo về mặt nội dung của lĩnh vực đó để báo cáo, kiểm điểm việc thực hiện nhiệm vụ được phân công. đồng thời ban cán sự trao đổi, thống nhất đề ra phương hướng thực hiện cho tuần tiếp theo.
Quy chế này được giáo viên chủ nhiệm thông qua tập thể lớp vào đầu năm hoc, áp dụng cho công tác thi đua của lớp. Yêu cầu đội ngũ ban cán sự lớp cũng như các thành viên lớp chấp hành thực hiện nhằm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của năm học.
Rèn luyện và phát triển kỹ năng mềm cho ban cán sự lớp
Kỹ năng mềm hay Soft Skills, còn gọi là kỹ năng thực hành xã hội là khái niệm dùng để chỉ các kỹ năng như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng tổ chức, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng điều tiết cảm xúc, vượt qua khủng hoảng, kỹ năng sáng tạo Tất cả những điều đó được gọi chung là kỹ năng mềm. (Wikipedia).
Trong xã hội hiện đại luôn vận động và biến đổi như hiện nay. Kỹ năng mềm trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Thực tế đã chứng minh tỷ lệ thành công trong công việc sẽ cao hơn khi người thực hiện được đào tạo và sử dụng tốt các kỹ năng mềm. Bởi vậy, để phát huy hiệu quả trong công việc của ban cán sự lớp, giáo viên chủ nhiệm cần chú trọng rèn luyện và phát triển kỹ năng mềm cho các em, phát huy tối đa vai trò của lực lượng này nhằm góp phần nâng cao chất lượng lớp chủ nhiệm.
5.1 Rèn luyện và phát triển kỹ năng mềm qua công tác huấn luyện và bồi dưỡng của giáo viên chủ nhiệm
Để rèn luyện và phát triển kỹ năng mềm cho ban cán sự lớp giáo viên chủ nhiệm trước hết phải làm tốt công tác huấn luyện và bồi dưỡng. Một đội ngũ ban cán sự tốt không phải ngay từ đầu mà có được, để phát huy vai trò của lực lượng nòng cốt này giáo viên phải có kế hoạch huấn luyện và bồi dưỡng
Giáo viên chủ nhiệm trong công tác hướng dẫn, bồi dưỡng ban cán sự lớp
Ngay sau khi bàn giao công việc, giáo viên chủ nhiệm thiết kế cho mỗi thành viên một quyển sổ ghi chép riêng phù hợp chức năng nhiệm vụ được phân công. Sau đó hướng dẫn các em ghi đầy đủ thông tin vào đúng các ô, các cột được thiết kế và thường xuyên kiểm tra công việc của các em thông qua sổ theo dõi này. Vì kinh nghiệm còn hạn chế nên ban cán sự cần phải có quá trình giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo từ thấp lên cao, từ những công việc đơn giản đến phức tạp.
Ban đầu, giáo viên chủ nhiệm tham gia trực tiếp vào việc hướng dẫn ban cán sự lớp. Biện pháp ban đầu là phải cầm tay chỉ việc sau đó để các em từng bước xây dựng kế hoạch hoạt động, hướng dẫn học sinh chuẩn bị hoạt động, điều khiển quá trình tham gia hoạt động và đánh giá kết quả cuối cùng. Sau khi ban cán sự đã quen dần với công việc, giáo viên chủ nhiệm giao dần cho đội ngũ cán sự lớp tự tổ chức và điều khiển các hoạt động của lớp. Giáo viên chủ nhiệm theo dõi, quan sát và tạo điều kiện để các em phát huy năng lực lãnh đạo của mình. Để rèn luyện năng lực và tính độc lập cho ban cán sự lớp, giáo viên thường xuyên trao đổi hướng dẫn, trợ giúp theo từng nhiệm vụ được phân công nhưng không tham gia quá sâu mà chỉ giúp đỡ học sinh với tư cách là người cố vấn, điều chỉnh khi các em gặp khó khăn và vướng mắc.
Ngoài ra, giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn ban cán sự lớp cách phân công giao việc cho các thành viên lớp thực hiện. Tổ chức để học sinh tự đánh giá kết quả hoạt động của tập thể lớp, qua đánh giá, các em rút ra được bài học kinh nghiệm để cho những hoạt động tiếp theo đạt hiệu quả cao hơn. Đồng thời, rèn luyện kỹ năng trình bày và giao tiếp trước đám đông cho đội ngũ ban cán sự lớp.
Rèn luyện và phát triển kỹ năng mềm thông qua tiết sinh hoạt lớp
Trong tiết sinh hoạt lớp cuối tuần, nhằm phát huy tính sáng tạo, tự tin của các em đồng thời tạo hứng thú học tập, gắn bó các em trong lớp, giáo viên chủ nhiệm nên tổ chức đa dạng các hình thức tổ chức hoạt động, giao nhiệm vụ cho ban cán sự lớp điều hành thực hiện, bản thân chỉ quan sát theo dõi và hỗ trợ khi cần thiết.
Chẳng hạn một tiết sinh hoạt thực hiện hoạt động tổ chức chúc mừng sinh nhật cho các bạn trong tháng. Đây là một hoạt động nhằm tạo ra không khí vui vẻ, tạo nên một tập thể hòa đồng, gắn bó, yêu thương. Ngoài ra, là những người đóng vai trò tổ chức - ban cán sự lớp có cơ hội để học cách tổ chức các sự kiện nhỏ, dẫn chương trình, và rèn luyện kỹ năng giao tiếp trước đám đông.
Một tiết sinh hoạt tổ chức trò chơi cũng là cách để rèn luyện và phát triển kỹ năng mềm cho các em học sinh, đặc biệt là các em trong đội ngũ ban cán sự. Chính các em được giáo viên chủ nhiệm giao cho việc nghiên cứu, lựa chọn và tự tổ chức trò chơi phù hợp với từng chủ đề của tiết sinh hoạt lớp. Để tìm được trò chơi nhằm tạo hứng thú và không khí sôi nổi cho tiết sinh hoạt các em sẽ phải suy nghĩ, tìm tòi, phải biết cùng nhau trao đổi, thống nhất và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên để điều hành tốt các hoạt động. Điều này giúp các em hình thành, rèn luyện
nhiều kỹ năng mềm như kỹ năng tư duy, tìm kiếm thông tin, kỹ năng quản lý thời gian và kỹ năng làm việc nhóm.
Cụ thể trong một tiết sinh hoạt của lớp 12C được các em tiến hành thực hiện như sau:
Phần thứ nhất: Báo cáo tổng kết các hoạt động trong tuần vừa qua.
Ở phần này dưới sự điều hành của lớp trưởng, lần lượt từng thành viên sẽ báo cáo về lĩnh vực mình được phân công theo dõi. Nếu lĩnh vực nào còn nhiều tồn tại và yếu kém, lớp trưởng sẽ tổ chức cho tập thể lớp trao đổi, thảo luận tìm ra nguyên nhân và đề xuất giải pháp khắc phục.
Phần thứ hai: Xây dựng kế hoạch cho tuần tiếp theo.
Phần này trên cơ sở đã thống nhất, ban cán sự đưa ra nội dung, hoạt động và chỉ tiêu phấn đấu để thực hiện cho tuần tiếp về các mặt học tập, nề nếp, phong trào. Sau đó lấy ý kiến bổ sung sửa chữa từ các thành viên lớp và giáo viên chủ nhiệm để hoàn thành kế hoạch.
Phần thứ nhất và phần thứ 2 chỉ thực hiện trong vòng 15 phút, thời gian còn lại các em thực hiện sinh hoạt theo chủ đề.
Phần thứ ba: Sinh hoạt theo chủ đề “hợp tác trong tập thể”.
Bước đầu tiên lớp trưởng giới thiệu chủ đề và mời bạn lớp phó văn nghệ làm
MC.
Bước thứ 2 MC lên điều hành sinh hoạt chủ đề: Để thực hiện chủ đề MC chia
lớp thành 4 đội chơi tương ứng với 4 tổ và thành lập ban giám khảo gồm bí thư, lớp trưởng và lớ

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_xay_dung_ban_can_su_gop_phan.docx
  • pdfĐặng Thị Thanh Vân - THPT Thanh Chương 3 - lĩnh vực chủ nhiệm lớp..pdf